Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

Do đối tượng của hoạt động kinh doanh là rủi ro, là sự không chắc chắn,

nên thực chất hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm là bán các

lời hứa trong tương lai. Các lời hứa này chính là các cam kết chi trả về tài

chính từ phía doanh nghiệp bảo hiểm cho các tổn thất khi người được bảo

hiểm gặp rủi ro trên thực tế. Năng lực tài chính là một yếu tố quan trọng

giúp doanh nghiệp bảo hiểm đảm bảo được khả năng chi trả cho những

người đã tham gia bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm xảy ra. Vì vậy, nhằm

đảm bảo cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiệu quả, bảo vệ quyền lợi

của người tiêu dùng thì pháp luật cần có các quy định cụ thể về quản lý,

giám sát để đảm bảo năng lực tài chính của doanh nghiệp, đặc biệt là đối

với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ khi rủi ro gắn liền với sức khỏe,

tính mạng và tuổi thọ của người được bảo hiểm.

Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trang 1

Trang 1

Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trang 2

Trang 2

Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trang 3

Trang 3

Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trang 4

Trang 4

Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trang 5

Trang 5

Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trang 6

Trang 6

Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trang 7

Trang 7

Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trang 8

Trang 8

Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 4760
Bạn đang xem tài liệu "Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam

Chế độ tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam
ết: 
Được sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam 
kết của doanh nghiệp đối với khách hàng 
theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
e) Dự phòng bảo đảm cân đối: Được 
sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự 
kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ 
rủi ro, lãi suất kỹ thuật4.
Cách thức trích lập các quỹ được thực 
hiện theo các hướng dẫn được quy định 
trong Thông tư số 50/2017/TT-BTC và 
Thông tư số 01/2019/TT-BTC của Bộ Tài 
chính. Theo đó, việc trích lập các quỹ dự 
phòng cũng được thực hiện dựa trên cơ sở 
mức phí thu được từ các hợp đồng bảo hiểm.
Tuy nhiên, trong mối tương quan với 
bản chất và mục đích của việc trích lập quỹ 
dự phòng thì các quy định về trích lập dự 
phòng nghiệp vụ còn một số bất cập sau: 
- Khoản 1 Điều 96 Luật Kinh doanh 
bảo hiểm xác định việc trích lập dự phòng 
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
Số 02(426) - T1/2021 27
nghiệp vụ cho mục đích thanh toán là chưa 
hoàn toàn chính xác. Bởi lẽ, ngoài trách 
nhiệm bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm còn 
mang lại quyền lợi tích lũy về số tiền đầu 
tư. Vì vậy, khoản 1 Điều 96 cần được sửa 
đổi theo hướng “Dự phòng nghiệp vụ là 
khoản tiền mà DNBH phải trích lập nhằm 
đảm bảo cho những trách nhiệm đã cam kết 
theo hợp đồng bảo hiểm”.
 - Quy định của khoản 3 Điều 96 Luật 
Kinh doanh bảo hiểm: “Bộ Tài chính quy 
định mức trích lập, phương pháp trích lập” 
là chưa đầy đủ, chưa bao quát hết những nội 
dung liên quan đến quỹ dự phòng nghiệp vụ 
bảo hiểm. Vì vậy, cần sửa đổi khoản 3 Điều 
96 như sau: “Bộ Tài chính quy định về cơ 
sở, phương pháp trích lập dự phòng nghiệp 
vụ bảo hiểm”. 
4. Khả năng thanh toán của doanh nghiệp 
bảo hiểm nhân thọ
Khả năng thanh toán không chỉ là yếu 
tố quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát 
triển của các doanh nghiệp bảo hiểm mà nó 
còn là căn cứ quan trọng giúp doanh nghiệp 
bảo hiểm thực hiện các cam kết tài chính, 
đảm bảo quyền lợi cho những người tham 
gia bảo hiểm. Hiện nay, việc giám sát khả 
năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo 
hiểm hoạt động tại Việt Nam dựa vào biên 
khả năng thanh toán.
Biên khả năng thanh toán của doanh 
nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài là 
phần chênh lệch giữa giá trị tài sản và các 
khoản nợ phải trả tại thời điểm tính biên khả 
năng thanh toán5.
Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh 
nước ngoài được coi là có đủ khả năng 
thanh toán khi đã trích lập đầy đủ dự phòng 
nghiệp vụ bảo hiểm và có biên khả năng 
thanh toán không thấp hơn biên khả năng 
thanh toán tối thiểu. Biên khả năng thanh 
5. Điều 20 thông tư số 50/2017/TT-BTC.
6. Điều 64 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.
toán tối thiểu của doanh nghiệp bảo hiểm 
nhân thọ được xác định như sau:
“a) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết 
đơn vị, bằng 1,5% dự phòng nghiệp vụ bảo 
hiểm cộng với 0,3% số tiền bảo hiểm chịu 
rủi ro;
b) Đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết 
chung và hợp đồng bảo hiểm hưu trí, bằng 
4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 
0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
c) Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ 
khác và hợp đồng bảo hiểm sức khỏe:
- Có thời hạn 05 năm trở xuống: Bằng 
4% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 
0,1% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro;
- Có thời hạn trên 05 năm: Bằng 4% 
dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm cộng với 
0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro”6.
Như vậy có thể thấy, Biên khả năng 
thanh toán tối thiểu theo quy định của 
pháp luật Việt Nam được tính toán dựa trên 
doanh thu phí bảo hiểm (dự phòng nghiệp 
vụ của doanh nghiệp bảo hiểm được trích 
lập từ phí bảo hiểm). Doanh nghiệp bảo 
hiểm hoạt động theo nguyên tắc thu phí 
trước và chi trả (bồi thường) sau. Vì vậy, về 
nguyên tắc, doanh nghiệp sẽ rất an toàn nếu 
quy mô của quỹ dự phòng nghiệp vụ càng 
lớn. Tuy nhiên, hoạt động của doanh nghiệp 
bảo hiểm hàm chứa rất nhiều loại rủi ro 
khi mà các nhà bảo hiểm còn là những nhà 
đầu tư tài chính trên thị trường. Do đó, việc 
giám sát theo biên khả năng thanh toán nêu 
trên không phản ánh được hết các yếu tố 
rủi ro trong hoạt động của các doanh nghiệp 
(rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro kinh 
doanh,). Điều đó khiến cho việc giám sát 
theo cách thức trên sẽ không hiệu quả.
Trong khi đó, hầu hết các nước trên thế 
giới đã dần chuyển sang mô hình quản lý 
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
28 Số 02(426) - T1/2021
vốn và khả năng thanh toán theo hướng cá 
thể hóa yêu cầu về vốn tương ứng với rủi ro 
hoạt động của từng doanh nghiệp (các nước 
châu Âu sử dụng mô hình Solvency II; các 
nước Bắc Mỹ và châu Á sử dụng mô hình 
vốn trên cơ sở rủi ro- RBC (Risk Based 
Capital)7.
Song song với đó, các doanh nghiệp 
bảo hiểm nước ngoài đã và đang thâm nhập 
đáng kể vào thị trường bảo hiểm Việt Nam, 
đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ với nhiều 
hình thức: công ty 100% vốn nước ngoài, 
liên doanh, tham gia góp vốn với tư cách 
cổ đông chiến lược tại các công ty cổ phần 
Việt Nam. Điều này cho thấy, trong giai 
đoạn sắp tới, hệ thống giám sát theo biên 
khả năng thanh sẽ khó đáp ứng được những 
yêu cầu giám sát tài chính thị trường bảo 
hiểm có nhiều rủi ro mang tính quốc tế. Vì 
vậy, đã có những khuyến nghị hoạt động 
quản lý nhà nước về khả năng thanh toán 
của doanh nghiệp bảo hiểm trong thời gian 
tới cần được xây dựng và thực hiện theo các 
nguyên tắc sau:
“- Hướng đến sự giám sát theo nguyên 
tắc (principles) chứ không theo quy định cụ 
thể (rules);
- Yêu cầu về vốn phải được tính toán 
dựa trên đặc trưng rủi ro của từng doanh 
nghiệp; 
- Các nhân tố rủi ro đưa vào tính toán 
phải có ít nhất: rủi ro tài sản, rủi ro nghiệp 
vụ, rủi ro thị trường (lãi suất, tín dụng...) và 
rủi ro kinh doanh; 
- Khuyến khích các doanh nghiệp bảo 
hiểm phòng ngừa rủi ro, thực hiện ALM 
(Asset Liability Management); 
7. Để hiểu rõ thêm về các công cụ này xin xem thêm ThS. Nguyễn Tiến Hùng & ThS. Võ Đình Trí, Giám 
sát an toàn tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm: mô hình của các thị trường phát triển và vận dụng cho 
Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập số tháng 12/2010.
8. ThS. Nguyễn Tiến Hùng & ThS. Võ Đình Trí, Giám sát an toàn tài chính đối với doanh nghiệp bảo 
hiểm: mô hình của các thị trường phát triển và vận dụng cho Việt Nam, Tạp chí Phát triển và Hội nhập 
số tháng 12/2010.
- Kiểm soát được bất kỳ dấu hiệu 
bất thường nào về tình hình tài chính của 
doanh nghiệp, có các công cụ giám sát và 
các hành động can thiệp hợp lý; 
- Đối với lĩnh vực liên quan đến đầu 
tư dài hạn như bảo hiểm nhân thọ, cần có 
chuẩn bị tốt về nhân sự (định phí viên, kế 
toán viên) và hạ tầng (IT, cơ sở dữ liệu,..)”8.
5. Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bảo 
hiểm nhân thọ
Trong cuộc sống cũng như trong kinh 
doanh, người ta luôn phải tính đến những 
rủi ro có thể gặp phải, và luôn muốn chủ 
động trong các tình huống xấu nhất. Việc 
tự khắc phục rủi ro đòi hỏi các cá nhân, tổ 
chức phải bỏ ra một khoản tiền lớn lập quỹ 
dự phòng. Xét trên toàn xã hội, tổng các quỹ 
dự phòng sẽ là một khoản tiền không nhỏ, 
có khả năng sinh lợi lớn nếu đem đầu tư. 
Do vậy, người ta có thể đóng cho các công 
ty bảo hiểm một khoản nhỏ hơn thay vì bỏ 
một khoản tiền lớn lập quỹ, và dùng tiền đó 
nâng cao đời sống hoặc đầu tư kinh doanh. 
Bảo hiểm đã trở thành lựa chọn tối ưu trong 
môi trường đầy rủi ro hiện nay, đảm bảo 
mức độ an toàn tương đối về khả năng tài 
chính khi xảy ra rủi ro mà vẫn không gây 
đọng vốn.
Thông qua các hợp đồng bảo hiểm, các 
công ty bảo hiểm đã tập trung lượng tiền 
phân tán thành những quỹ tiền tệ khá lớn. 
Quỹ bảo hiểm đã trở thành một định chế tài 
chính trung gian quan trọng trên thị trường 
vốn. Đặc biệt, với loại hình bảo hiểm nhân 
thọ, bảo hiểm đã khuyến khích các tầng lớp 
nhân dân tăng cường tiết kiệm và qua đó đã 
thu hút được một khối lượng lớn vốn nhàn 
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
Số 02(426) - T1/2021 29
rỗi để đầu tư. Đó chính là lý do mà hiện nay, 
các công ty bảo hiểm là một kênh huy động 
vốn không thể thiếu của nền kinh tế và đang 
ngày càng được khai thác một cách hiệu 
quả, do phạm vi hoạt động rộng, các loại 
hình bảo hiểm phong phú. Do đó, pháp luật 
kinh doanh bảo hiểm cho phép các DNBH 
được sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi để đầu tư 
theo nguyên tắc đảm bảo an toàn. Theo đó, 
doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được đầu 
tư theo danh mục, tỷ lệ như sau:
“Đối với doanh nghiệp bảo hiểm nhân 
thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe:
a) Mua trái phiếu Chính phủ, tín phiếu 
kho bạc, trái phiếu kho bạc, công trái xây 
9. Khoản 2 Điều 52 Nghị định số 73/2016/NĐ-CP.
dựng tổ quốc, trái phiếu chính quyền địa 
phương và trái phiếu được Chính phủ bảo 
lãnh không hạn chế;
b) Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng 
không hạn chế;
c) Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh 
nghiệp, chứng chỉ quỹ tối đa 50% vốn nhàn 
rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;
d) Kinh doanh bất động sản theo quy 
định tại Luật kinh doanh bất động sản tối 
đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp 
vụ bảo hiểm;
đ) Góp vốn vào các doanh nghiệp khác 
tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp 
vụ bảo hiểm”9 .
Tình hình đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm năm 2019 (Đơn vị: Tỷ đồng)
Nội dung
Nhân 
thọ
Phi 
nhân thọ
Tổng 
cộng
Cơ 
cấu
Gửi tiền tại các tổ chức tín dụng 114.938 35.820 150.758 39,84%
Trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được 
Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền 
địa phương
166.248 1.890 168.138 44,43%
Trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh 16.814 554 17.367 4,59%
Cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, trái phiếu doanh 
nghiệp không có bảo lãnh
24.171 4.944 29.115 7.69%
Góp vốn vào các doanh nghiệp khác, thành 
lập hoặc góp vốn thành lập doanh nghiệp, 
chi nhánh ở nước ngoài
302 2.483 2.785 0,74%
Kinh doanh bất động sản - 614 614 0,16%
Cho vay/Tạm ứng từ giá trị tài khoản của 
khách hàng 
8.330 156 8.485 2,24%
Ủy thác đầu tư - 530 530 0,14%
Khác 616 0,27 616 0,16%
Tổng cộng 331.417 46.991 378.408 100%
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
30 Số 02(426) - T1/2021
Thực tế cho thấy, lợi nhuận của hoạt 
động đầu tư chiếm tỷ trọng chủ yếu trong 
tổng lợi nhuận của DNBH phi nhân thọ 
ở Việt Nam, thậm chí hoạt động đầu tư 
còn phải bù lỗ cho hoạt động kinh doanh 
bảo hiểm. 
Mặc dù chính sách quản ký hoạt động 
đầu tư đã hướng dẫn cụ thể và đầy đủ. Trên 
cơ sở đó, các DNBH nhân thọ cũng đã chấp 
hành quy định này. Tuy nhiên, quy mô đầu 
tư của các DNBH lại chỉ mới tập trung vào 
tiền gửi tại các tổ chức tín dụng, trái phiếu 
chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo 
lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương, ủy 
thác đầu tư. Do đó, chúng tôi cho rằng, việc 
thực hiện chính sách mở rộng hoạt động 
đầu tư cho DNBH nhân thọ là hết sức quan 
trọng. Để thực hiện chính sách này, cần lưu 
ý một số vấn đề sau:
- Bỏ giới hạn các tài sản mà DNBH 
nhân thọ có thể đầu tư, bổ sung quy định về 
danh mục các khoản đầu tư bị cấm và hạn 
10. Bộ Tài chính (2020), Thị trường bảo hiểm Việt Nam năm 2019, Nxb. Tài chính, Hà Nội, tr.16.
11. Viết tắt của từ International Association of Insurance Supervisors, xem thêm tại link: https://chat.baoviet-
nhantho.com.vn/print.asp?newsid=1097&lang=VN, truy cập ngày 23/9/2020.
mức từng khoản mục đầu tư: Theo IAIS11 
(Hiệp hội Quốc tế các cơ quan quản lý nhà 
nước về kinh doanh bảo hiểm) nhằm đảm 
bảo an toàn trong hoạt động đầu tư của 
DNBH nói chung và DNBH nhân thọ nói 
riêng, pháp luật các quốc gia thường yêu 
cầu DNBH tập trung danh mục đầu tư vào 
những tài sản có độ an toàn và tính thanh 
khoản cao, được quản lý tốt như các sản 
phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu)...
- Bổ sung quy định tính toán số vốn tối 
thiểu cần thiết tương ứng với từng loại hình 
tài sản đầu tư của từng DNBH: Mặc dù, 
Nhà nước đã có những chính sách đảm bảo 
an toàn tài chính cho thị trường bảo hiểm 
bằng cách ban hành những quy định hướng 
dẫn về việc trích lập dự phòng rủi ro đối với 
hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, việc trích lập 
dự phòng rủi ro của các DNBH ở Việt Nam 
hiện nay chủ yếu là ứng phó, do vậy, cần rà 
soát lại các quy định để có các biện pháp dự 
phòng rủi ro hữu hiệu nhằm tạo điều kiện 
Trong đó, cơ cấu danh mục đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong năm 2019 
được thể hiện qua biểu đồ sau10 :
BÀN VỀ DỰ ÁN LUẬT
Số 02(426) - T1/2021 31
khuyến khích các DNBH tham gia đầu tư. 
Bên cạnh đó, cần quy định DNBH thực hiện 
trích lập dự phòng rủi ro một cách khoa học, 
sử dụng các công cụ chứng khoán phái sinh 
để phòng hộ rủi ro của danh mục đầu tư hay 
các phần mềm phân tích dự báo để quyết 
định các chiến lược đầu tư.
Nhà nước cũng cần thực hiện chính 
sách hướng dẫn việc tính toán số vốn tối 
thiểu tương ứng với từng loại hình tài sản 
đầu tư của DNBH cho phù hợp với định 
hướng quản lý vốn trên cơ sở rủi ro. Theo 
đó, cần xây dựng các hệ số rủi ro phân biệt 
cho từng tài sản. Những DNBH đầu tư vào 
các loại hình tài sản đầu tư có độ rủi ro cao, 
tính thanh khoản thấp sẽ có yêu cầu về vốn 
tối thiểu cao hơn so với các DNBH đầu tư 
vào các tài sản có tính thanh khoản cao. 
Ngoài ra, cần bổ sung yêu cầu về chế độ 
báo cáo, công khai thông tin về tình hình 
hoạt động đầu tư để cơ quan quản lý có thể 
kiểm soát và cảnh báo sớm các rủi ro.
Trong điều kiện Việt Nam, thị trường 
tài chính đang trong giai đoạn phát triển, 
cơ sở dữ liệu báo cáo cho cơ quan quản lý 
chưa thống nhất, chi phí và nguồn nhân lực 
còn hạn chế, Chính phủ nên nghiên cứu lộ 
trình xây dựng mô hình vốn trên cơ sở rủi 
ro bằng cách tham khảo một mô hình sẵn có 
tương tự như Singapore và điều chỉnh cho 
phù hợp với Việt Nam, cụ thể như:
- Xây dựng mô hình vốn trên cơ sở 4 
loại rủi ro: Rủi ro bảo hiểm (C1), rủi ro tài 
sản (C2), rủi ro tập trung (C3) và rủi ro hoạt 
12. Xem thêm 
voi-doanh-nghiep-bao-hiem-phi-nhan-tho-310316.html, truy cập ngày 20/9/2020.
động (C4). Trong đó: C1 là rủi ro bảo hiểm 
được tính toán đối với mỗi loại rủi ro theo 
dự phòng phí và dự phòng bồi thường; C2 là 
rủi ro tài sản được tính toán dựa trên rủi ro 
của thị trường khác nhau, bao gồm: nợ, vốn 
chủ sở hữu, bất động sản và tỷ giá hối đoái. 
C2 phản ánh cả sự không phù hợp giữa tài 
sản và trách nhiệm; C3 là rủi ro tập trung 
của tài sản nhất định, đối tác hoặc nhóm đối 
tác (C3 được tính toán dựa trên rủi ro của 
DN vượt quá giới hạn tập trung nhất định); 
C4 là rủi ro hoạt động là rủi ro xuất phát từ 
hạn chế về năng lực quản lý, quy trình và hệ 
thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa đầy 
đủ, đồng bộ.
Bên cạnh đó, bổ sung quy định yêu 
cầu các DNBH nhân thọ phải tính toán 
mức vốn cần thiết tối thiểu tương ứng với 
các rủi ro của doanh nghiệp. Tổng thể rủi 
ro TRR (Total Risk Requirement) của 
DNBH là tổng các yêu cầu rủi ro của từng 
quỹ bảo hiểm trong doanh nghiệp: TRR = 
C1+C2+C3+C412.
6. Kết luận
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế 
ngày càng sâu rộng, việc mở cửa thị trường 
bảo hiểm theo cam kết là bắt buộc. Điều 
đó đòi hỏi các quy định của pháp luật điều 
chỉnh đối với chế độ tài chính của DNBH 
nói chung và DNBH nhân thọ nói riêng 
cần có những sửa đổi, bổ sung cho phù hợp 
nhằm nâng cao hiệu quả thực thi trong thời 
gian sắp tới 

File đính kèm:

  • pdfche_do_tai_chinh_cua_doanh_nghiep_bao_hiem_nhan_tho_tai_viet.pdf