Cảm thức của Nguyễn Du về Trung Quốc Thanh triều trong “Bắc hành tạp lục”

Nguyễn Du (1765-1820), tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên, biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ, người

làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Họ Nguyễn ở Tiên Điền là danh gia vọng tộc,

riêng gia đình Nguyễn Du có nhiều người làm quan dưới triều Lê-Trịnh. Tập ấm từ cha

mình, Nguyễn Du được phong Hoằng Tín đại phu, Vệ uý xuất thân, tước Thu Nhạc bá. Do

đó trong thâm cảm của Nguyễn Du việc chịu ơn đức của Lê triều là điều xác tín. Nhưng

trong bối cảnh xã hội phức tạp, sự thay đổi chóng vánh từ chính quyền Lê-Trịnh sang Tây

Sơn, rồi lại sang Nguyễn, khiến cho Nguyễn Du phải suy tư đến trầm tư, thậm chí khép

mình sợ tiếp xúc với người lạ khi miễn cưỡng ra làm quan với triều Nguyễn. Năm Gia Long

thứ 12 (1813), Nguyễn Du được triều đình cử làm chánh sứ sang Thanh tuế cống theo lệ.

Trong chuyến đi này Nguyễn Du có tập thơ “Bắc hành tạp lục”. Gọi là tạp lục (ghi chép

tạp nhạp), nhưng ở đó người ta thấy nổi lên tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Du qua

những trang ghi chép sinh động, điển hình về cảnh sắc, con người, văn hoá Trung Quốc

dưới triều Thanh vua Gia Khánh. Bài viết tiến hành khảo luận về những suy nghĩ, những

cảm nhận của Nguyễn Du đối với cảnh sắc con người đặc biệt là văn hoá Trung Quốc từ

ghi chép của ông, cho thấy tính phản tư, đối thoại của một Việt nho trên đất Trung Hoa.

Cảm thức của Nguyễn Du về Trung Quốc Thanh triều trong “Bắc hành tạp lục” trang 1

Trang 1

Cảm thức của Nguyễn Du về Trung Quốc Thanh triều trong “Bắc hành tạp lục” trang 2

Trang 2

Cảm thức của Nguyễn Du về Trung Quốc Thanh triều trong “Bắc hành tạp lục” trang 3

Trang 3

Cảm thức của Nguyễn Du về Trung Quốc Thanh triều trong “Bắc hành tạp lục” trang 4

Trang 4

Cảm thức của Nguyễn Du về Trung Quốc Thanh triều trong “Bắc hành tạp lục” trang 5

Trang 5

Cảm thức của Nguyễn Du về Trung Quốc Thanh triều trong “Bắc hành tạp lục” trang 6

Trang 6

Cảm thức của Nguyễn Du về Trung Quốc Thanh triều trong “Bắc hành tạp lục” trang 7

Trang 7

Cảm thức của Nguyễn Du về Trung Quốc Thanh triều trong “Bắc hành tạp lục” trang 8

Trang 8

Cảm thức của Nguyễn Du về Trung Quốc Thanh triều trong “Bắc hành tạp lục” trang 9

Trang 9

Cảm thức của Nguyễn Du về Trung Quốc Thanh triều trong “Bắc hành tạp lục” trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 22 trang xuanhieu 7380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Cảm thức của Nguyễn Du về Trung Quốc Thanh triều trong “Bắc hành tạp lục”", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cảm thức của Nguyễn Du về Trung Quốc Thanh triều trong “Bắc hành tạp lục”

Cảm thức của Nguyễn Du về Trung Quốc Thanh triều trong “Bắc hành tạp lục”
 trong hoàn cảnh nào vẫn có thể giữ đạo người quân tử. Khổng Tử từng 
than phiền về một tình trạng Trung Hoa không có vương đạo dưới thời nhà Chu đang 
dần mất ngôi thiên tử, được ghi lại trong sách Luận ngữ: “夷狄之有君不如諸夏之亡
也” 《論語》Di địch chi hữu quân bất như chư Hạ chi vô dã = Người di địch mà còn 
có vua, chẳng giống như ở đất Hoa Hạ lại không có vua. Vì thế chiến tranh loạn lạc trên 
bất kỳ một vùng đất nào cũng là một sự rối loạn về thể chế kỷ cương, một sự rối loạn 
văn hoá. Cảm thức ấy được tìm thấy trong thơ Nguyễn Du khi ông bàn về Triệu Đà – 
một lão già Man Di trong thế đối lập với Hoa Hạ Tần Hán: 
 暴楚強秦相繼誅,雍容揖遜霸南陬。 
 自娛儘可稱皇帝,樂善還能屈豎儒。 
 百尺高臺傾嶺表,千年古墓沒番禺。 
 可憐世代相更迭,不及蠻夷一老夫。 
 《趙武帝故境》(Nguyễn, 1813, tr. 12b) 
 56 
 Lê Quang Trường 
 Phiên âm: 
 Bạo Sở cường Tần tương kế tru, Ung dung ấp tốn bá Nam tưu. 
 Tự ngu tẫn khả xưng hoàng đế, Lạc thiện hoàn năng khuất thụ nho. 
 Bách xích cao đài khuynh Lĩnh Biểu, Thiên niên cổ mộ một 
 Phiên Ngu. 
 Khả liên thế đại tương canh điệt, Bất cập Man Di nhất lão phu. 
 (Triệu Võ Đế cố cảnh) 
 Dịch: Sở, Tần dù mạnh bạo vẫn nối nhau bị diệt, riêng ông ung dung nhún 
nhường xưng bá ở phía nam. Tự vui vì thoả sức xưng hoàng đế, vui điều lành nên vẫn 
có thể chịu khuất một kẻ nhà nho hèn. Đài cao trăm thước khuynh loát cả vùng Lĩnh 
Biểu, ngàn năm ngôi mộ xưa cùng mất ở chốn trời Phiên. Thương thay các đời (vua 
phía bắc) nối nhau thay đổi, chẳng bằng một lão già Man Di. 
 Đối sánh giữa Man Di với Hoa Hạ, giữa người Hán với người Mãn, trong cảm 
thức của Nguyễn Du cho thấy một sự diệt vong suy tàn của nền văn hoá nho gia truyền 
thống với nền văn hoá ngoại xâm: 
 中原大勢已頹唐,竭力孤城控一方。 
 終日死中心不動,千秋地下髮猶長。 
 殘明廟社多秋草,全越山河盡夕陽。 
 共道中華尚節義,如何香火太凄涼。 
 《桂林瞿閣部》(Nguyễn, 1813, tr. 13b) 
 Phiên âm: 
 Trung Nguyên đại thế dĩ đồi đường, Kiệt lực cô thành khống 
 nhất phương. 
 Chung nhật tử trung tâm bất động, Thiên thu địa hạ phát do trường. 
 Tàn Minh miếu xã đa thu thảo, Toàn Việt sơn hà tận tịch dương. 
 Cộng đạo Trung Hoa thượng tiết nghĩa, Như hà hương hoả thái 
 thê lương? 
 (Quế Câm Cù các bộ) 
 Dịch: Thế lớn Trung Nguyên đã lụi tàn, một mình dốc sức chống chọi một 
phương trong toà thành trơ trọi. Suốt ngày ở trong cái chết lòng vẫn không nao núng, 
ngàn thu dưới đất tóc vẫn để dài. Tông miếu nhà Minh tàn tạ trong cỏ thu, cả cõi đất 
Quảng Tây Quảng Đông chìm trong bóng xế. Ai cũng nói Trung Hoa chuộng điều tiết 
nghĩa, mà sao hương khói (cho người nghĩa dũng) hiu quạnh thế này? 
 57 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
 Tuy nói chuyện Cù Thức Trĩ, nhưng thực ra là để đánh tiếng với văn hoá thời ấy. 
Văn hoá đạo đức nho gia dường như không còn thấy ở mảnh đất đã sinh ra nó. Phía trên 
Nguyễn Du cũng từng nói: “Cộng đạo Trung Hoa lộ thản bình”, thì ở đây lại nói: 
“Cộng đạo Trung Hoa thượng tiết nghĩa” (Ai cũng nói Trung Hoa chuộng điều tiết 
nghĩa), thế mà sao ngày nay không thấy hương khói cho những bậc nghĩa dũng? Câu 
hỏi đau đớn nảy ra từ một tấm lòng băn khoăn về văn hoá truyền thống (văn hoá Hán) 
của thượng quốc khiến người đời sau phải suy nghĩ giật mình. Điều đó cho thấy sự im 
lặng của Nguyễn Du với nhân sĩ Thanh triều, và cũng có thể lý giải cho việc thiếu vắng 
những bài thơ xướng thù cùng nhau. Thâm ý Nguyễn Du ít ai hiểu được, chỉ có những 
người nằm dưới mộ sâu, những đỉnh cao văn hoá mới có thể hiểu, mới có thể cảm 
thông. Vì thế trong thơ, Nguyễn Du chỉ bày tỏ tâm tình của mình với người xưa. 
 Với Giả Nghị ông thấy mình chẳng trái: 
 湘潭咫尺相鄰近,千古相逢兩不違。 
 《長沙賈太傅》(Nguyễn, 1813, tr. 16a) 
 Phiên âm: 
 Tương Đàm chỉ xích tương lân cận, Thiên cổ tương phùng lưỡng 
 bất vi. 
 (Trường Sa Giả Thái phó) 
 Dịch: Tương Đàm gần gũi trong tấc gang, dẫu cách ngàn năm mà gặp nhau cũng 
thấy hợp. 
 Với Đỗ Phủ, ông thấy mình đồng cảm, chỉ có ông mới hiểu tiếng thơ của Đỗ 
Phủ: 
 異代相憐空灑淚 《耒陽杜少陵墓·其一》 
 Phiên âm: 
 Dị đại tương liên không sái lệ (Lỗi Dương Đỗ Thiếu Lăng mộ, 
 kỳ nhất) 
 Dịch: Tôi và ông tuy khác thời đại mà thương nhau đành rỏ lệ suông. 
 Với Văn Thiên Tường ông tiếc cho một sự xâm thực của văn hoá ngoại tộc: 
 山河風景尚依然,丞相孤忠萬古傳。 
 一渡淮河非故宇,重來江左更何年? 
 哀衷觸處鳴金石,怨血歸時化杜鵑。 
 南北只今無異俗,夕陽無限往來船。 
 58 
 Lê Quang Trường 
 《渡淮河有感文丞將》(Nguyễn, 1813, tr. 19a) 
 Phiên âm: 
 Sơn hà phong cảnh thượng y nhiên, Thừa tướng cô trung vạn cổ 
 truyền. 
 Nhất độ Hoài Hà phi cố vũ, Trùng lai Giang Tả cánh hà niên? 
 Ai trung xúc xứ minh kim thạch, Oán huyết quy thì hoá đỗ quyên. 
 Nam bắc chỉ kim vô dị tục, Tịch dương vô hạn vãng lai thuyền. 
 (Độ Hoài Hà hữu cảm Văn Thừa tướng) 
 Dịch: Phong cảnh núi sông vẫn như cũ, tấm lòng cô trung của Thừa tướng còn 
truyền mãi muôn đời. Vượt qua sông Hoài không còn là cõi đất xưa [Hán] nữa, biết năm 
nào mới lấy được lại miền Giang Tả? Lòng chân thành ai oán chạm vào đâu cũng vang 
tiếng đá vàng, máu oán hờn khi mất đi hoá thành tiếng đỗ quyên. Đến nay phong tục 
nam bắc không còn khác nhau, dưới bóng chiều vô hạn thuyền lại qua. 
 Phong tục bắc nam (Tống-Kim) dưới thời Văn Thiên Tường không còn khác 
nhau nữa, và bây giờ cũng thế. Một sự cảm nhận về văn hoá bị pha trộn trong đời sống 
và tâm thức nhân dân trong một nước lớn dưới sự cai trị của ngoại xâm. 
 Những bài thơ khác viết về Quản Trọng, Kê Khang cũng đều một ý như trên. 
Với Quản Trọng: 
 喜值聖朝公覆燾,往來臺下雜華夷。 
 《管仲三歸臺》 (Nguyễn, 1813, tr. 30a) 
 Phiên âm: 
 Hỷ trị thánh triều công phúc đảo, Vãng lai đài hạ tạp Hoa Di. 
 (Quản Trọng tam quy đài) 
 Dịch: Mừng gặp thánh triều, công ông chở che cả thiên hạ, nên dưới đài [tam 
quy] người Hoa xen người Di lại qua. 
 Hai câu thơ mỉa mai sâu sắc chua cay. Câu trên như khen, câu dưới ngầm chê. Ý 
tứ thâm thuý này chỉ có ở thơ Nguyễn Du. Quản Trọng từng được Khổng Tử chê, cũng 
từng được Khổng Tử khen trong tác phẩm Luận ngữ, rằng: “nếu không nhờ Quản Trọng 
thì ta với người dân phải gióc tóc, mặc áo chéo vạt trái như kiểu mọi rợ rồi.” Nhưng 
những cố gắng đó của Quản Trọng, Trung nguyên vẫn không thể tránh được một cuộc 
hỗn nhập văn hoá từ những cuộc ngoại xâm của Nguyên Mông và Mãn Thanh về sau. 
 59 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
 Viết về Kê Khang, Nguyễn Du nhận thấy trong tiếng đàn văn hoá đã lẫn điệu 
ngoại vực. Sự thay đổi về lễ nhạc chính là sự thay đổi thể chế văn hoá rất ghê gớm trong 
truyền thống nho gia phương Đông: 
 琴臺古跡記嵇康,人死琴亡臺亦荒。 
 文武七絃終寂寂,東西兩晉亦茫茫。„ 
 嘆息廣陵絃絕後,琵琶新譜半胡姜。 
 《嵇康琴臺》(Nguyễn, 1813, tr. 30a) 
 Phiên âm: 
 Cầm đài cổ tích ký Kê Khang, Nhân tử cầm vong đài diệc hoang. 
 Văn võ thất huyền chung tịch tịch, Đông tây lưỡng Tấn diệc 
 mang mang. 
 Thán tức Quảng lăng huyền tuyệt hậu, Tỳ bà tân phổ bán Hồ Khương. 
 (Kê Khang cầm đài) 
 Dịch: Đến thăm dấu xưa nơi Kê Khang ngồi gảy đàn, người đã mất rồi đài cũng 
hoang vu. Bảy dây văn võ rốt cuộc vắng lặng, Đông Tấn, Tây Tấn cũng trở thành mịt 
mù Than thở cho tiếng đàn Quảng lăng từ sau khi dứt khúc, khúc điệu tỳ bà một nửa 
pha điệu người Hồ Khương. 
 Bên cạnh đó, Nguyễn Du lên tiếng phê phán những kẻ gian xảo, phê phán những 
kẻ đạo đức giả (Tần Cối, Vương thị – vợ Tần Cối, Tào Tháo) một cách gay gắt, mỉa 
mai. Điều đó cho thấy một xã hội loạn lạc, bất an: 
 一生心跡同夫婿,千古形骸辱女兒。 
 《王氏像·其一》(Nguyễn, 1813, tr. 23b) 
 Phiên âm: 
 Nhất sinh tâm tích đồng phu tế, Thiên cổ hình hài nhục nữ nhi. 
 (Vương thị tượng, kỳ nhất) 
 Dịch: Tâm tích một đời cũng giống chồng ả, hình hài kia ngàn thuở chỉ để nhục 
phận nữ nhi. 
 莫道女兒無力量,也曾撼破岳家軍。 
 《王氏像·其二》(Nguyễn, 1813, tr. 23b) 
 Phiên âm: 
 60 
 Lê Quang Trường 
 Mạc đạo nữ nhi vô lực lượng, Dã tằng hám phá Nhạc gia quân. 
 (Vương thị tượng, kỳ nhị) 
 Dịch: Chớ bảo nữ nhi không có sức lực, ả đã từng phá tan cả quân của Nhạc Phi. 
 Đối lập với những kẻ không giữ phụ đạo như Vương thị, Nguyễn Du lên tiếng ca 
ngợi những phụ nữ trinh liệt tiết hạnh như ba người nhà họ Lưu, Trương, Quách (Tam 
liệt), hay bênh vực Dương Quý Phi, đả kích những nam tử hán nhu nhược giả dối, đớn 
hèn trong xã hội: 
 蔡女生雛卓女奔,落花飛絮不勝言。 
 千秋碑碣顯三烈,萬古綱常屬一門。 
 地下相看無愧色,江邊何處吊貞魂。 
 清時多少鬚如戟,說孝談忠各自尊。 
 《三烈廟》(Nguyễn, 1813, tr. 13a) 
 Phiên âm: 
 Sái nữ sinh sồ Trác nữ bôn, Lạc hoa phi nhứ bất thăng ngôn. 
 Thiên thu bi kiệt hiển tam liệt, Vạn cổ cương thường thuộc nhất môn. 
 Địa hạ tương khan vô quý sắc, Giang biên hà xứ điếu trinh hồn. 
 Thanh thì đa thiểu tu như kích, Thuyết hiếu đàm trung các tự tôn. 
 (Tam liệt miếu) 
 Dịch: Ả Sái (Sái/ Thái Văn Cơ) sinh con, họ Trác (Trác Văn Quân) bỏ theo trai, 
như hoa rơi tơ bay chẳng biết nói thế nào. Ngàn năm bia đá còn ghi chuyện ba người 
liệt nữ, vạn thuở mối cương thường thuộc về một nhà. Dưới suối vàng nhìn nhau chẳng 
thẹn lòng, bên sông chừ có nơi nào để điếu hồn người trinh tiết? Lúc thanh bình biết bao 
nhiêu kẻ vênh râu như giáo nhọn, nói hiếu nói trung ai cũng tự tôn mình. 
 Những nghĩa sĩ liệt nữ dường như ít còn trên đời, họ đã tập hợp ở một nơi vắng 
lặng – u giới. Vì thế Nguyễn Du im lặng đến kỳ dị khi không thù xướng thi ca cùng các 
nhân sĩ Thanh triều trên đường đi sứ mà chỉ đối thoại cùng người xưa, bày tỏ lòng mình 
với những u hồn trung trinh nghĩa liệt. 
 Trong bài Liêm Pha bi, Nguyễn Du nhắc lại tình hình rối loạn khi những kẻ vô sỉ 
xu thời, không xem các bậc hiền năng đời trước ra gì như một kiểu đổ vỡ văn hoá: 
 清平時節無戰爭,一口雄談不數廉頗與李牧 
 《廉頗碑》(Nguyễn, 1813, tr. 25b) 
 Phiên âm: 
 61 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
 Thanh bình thời tiết vô chiến tranh, Nhất khẩu hùng đàm bất tri 
 Liêm Pha dữ Lý Mục. 
 (Liêm Pha bi) 
 Dịch: Lúc thanh bình không có chiến tranh, ai cũng nói rất hùng dũng, chẳng 
còn biết có Liêm Pha với Lý Mục. 
 Nhiều bài thơ miêu tả cảnh đời sống nhân dân Trung Hoa dưới Thanh triều đói 
khổ, cơ cực (Thái Bình mại ca giả, Sở kiến hành), hay cảnh loạn lạc (Trở binh hành), 
hay cảnh quan lại đi tuần tra nhưng chỉ ghé thăm các thuyền hoa của kỹ nữ để thấy một 
xã hội nhiễu loạn điên đảo: 
 船尾燈籠四尺竿,船頭畫虎黑斑斑。 
 布旗上冩巡河字,只詰花船不詰姦。 
 《蒼梧竹枝歌·其十五》 
 (Nguyễn, 1813, tr. 12a) 
 Phiên âm: 
 Thuyền vĩ đăng lung tứ xích can, Thuyền đầu hoạ hổ hắc ban ban. 
 Bố kỳ thượng tả “tuần hà” tự, Chỉ cật hoa thuyền bất cật gian. 
 (Thương Ngô trúc chi ca, kỳ thập ngũ) 
 Dịch: Đuôi thuyền treo đèn lồng, sào dài bốn thước, đầu thuyền vẽ cọp lấm tấm 
đen. Trên cờ đề chữ “tuần sông”, sao chỉ thấy hỏi thuyền hoa mà chẳng xét kẻ gian? 
 Bên cạnh những phê phán, Nguyễn Du cũng mạnh dạn đứng về phía những 
người dân cơ cực, những nhân vật văn hoá lỗi lạc, những nhà tư tưởng đạo đức trứ danh 
trên đất Trung Hoa như những đại diện cho một nền văn hoá huy hoàng trong quá khứ. 
Trong cảm thức của Nguyễn Du về một xã hội thượng quốc trước, trong và trên đường 
đi sứ có những chuyển biến rõ rệt. Viễn tượng tốt đẹp về một đất nước văn hoá văn 
minh của một nước lớn đã theo đường đi sứ nhoà hẳn trong tâm thức của một Việt nho, 
ngược lại tô đậm cảm thức mới về sự suy tàn văn hoá ngay trên mảnh đất đã sinh ra nó. 
Vượt sông Hoàng Hà trong mùa lũ, Nguyễn Du không quên người xưa trị thuỷ có công, 
nhưng cũng từ đó, ông băn khoăn về truyền thuyết năm trăm năm nước sông Hoàng Hà 
trong xanh và thánh chúa xuất hiện: 
 一氣茫茫混沌前,其來無際去無邊。 
 天河巨派九千里,聖主休期五百年。„ 
 《黃河》(Nguyễn, 1813, tr. 20b) 
 Phiên âm: 
 62 
 Lê Quang Trường 
 Nhất khí mang mang hỗn độn tiền, Kỳ lai vô tế khứ vô biên. 
 Thiên hà cự phái cửu thiên lý, Thánh chủ hưu kỳ ngũ bách niên. 
 (Hoàng Hà) 
 Dịch: Một bầu khí nước mênh mông hỗn độn phía trước, chẳng biết từ đâu chảy 
đến và trôi về đâu. Nhánh sông lớn từ sông trời (Ngân) chảy dài chín ngàn dặm, Thánh 
chủ chờ dịp tốt đến năm trăm năm mới ra đời. 
 Cũng cần nói thêm, “hưu kỳ 休期” vừa có nghĩa là “thời cơ tốt, giờ lành” (như 
庥期) nhưng cũng có thể hiểu là “chớ mong gì, đừng mong gì”. Một sự chơi chữ “vô 
tình” hay “hữu ý” của Nguyễn Du để bình luận về nhà cầm quyền đương thời. Thánh 
chúa xuất hiện hẳn không phải là thời ấy. Cái cảm thức đó còn hé lộ trong bài thơ viết 
về mộ con Kỳ lân bị giết chết: 
 „ 吁嗟仁獸兮騏麟。 
 於世不見以為祥, 見之不過同犬羊。 
 若道能為聖人出, 當世何不南遊翔。 
 《騏麟墓》(Nguyễn, 1813, tr. 28b) 
 Phiên âm: 
  Hu ta nhân thú hề kỳ lân. 
 Ư thế bất kiến dĩ vi tường, Kiến chi bất quá đồng khuyển dương. 
 Nhược đạo năng vi thánh nhân xuất, Đương thế hà bất Nam du tường. 
 (Kỳ lân mộ) 
 Dịch: Than ôi kỳ lân là loài thú có đức nhân, ở đời khó thấy nên cho là điềm 
lành, khi thấy nó rồi thì chẳng khác gì con chó con dê. Nếu bảo rằng kỳ lân hiện là điềm 
thánh nhân ra đời, sao buổi ấy ngươi chẳng bay sang cõi Nam? 
 Lân xuất hiện cũng là điềm thánh nhân ra đời. Thế mà con kỳ lân lại bị giết ngay 
trên mảnh đất ấy. Nếu tính thời gian con kỳ lân này xuất hiện ứng vào khoảng đầu thế 
kỷ 15, tức khi đó Lê Lợi khởi nghĩa. Vì thế, Nguyễn Du cho rằng ở nước Nam ta có 
thánh nhân xuất hiện, sao kỳ lân không đi về phương Nam, mà hiện ra ở xứ này để rồi 
bị giết hại? Tiếc cho kỳ lân xuất hiện không đúng thời không đúng chỗ: ở đó, những con 
người xa lạ với văn hoá truyền thống, dữ độc và hiểm ác đang tồn tại trên nhân gian. 
4. KẾT LUẬN 
 Đọc lại thơ chữ Hán Nguyễn Du, chợt thấy còn nhiều vấn đề cần tiếp tục làm 
sáng tỏ. Thơ chữ Hán Nguyễn Du cũng độc đáo kỳ tuyệt như Truyện Kiều. Tập thơ Bắc 
 63 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT [CHUYÊN SAN KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN] 
hành tạp lục, dù có thể chưa hoàn chỉnh về văn bản, có thể khuyết thiếu những sáng tác 
mà đến nay ta chưa tìm thấy. Nhưng từ tư liệu hiện nay, rằng đây là một tác phẩm thơ đi 
sứ hiếm có trong văn học Hán Nôm Việt Nam là điều xác thực. Nói rằng hiếm có, bởi 
khi tiến hành khảo sát toàn bộ tập thơ Bắc hành tạp lục của Nguyễn Du, người viết thấy 
có ba điều kỳ: 1) góc nhìn kỳ dị (cảnh vật con người); 2) suy nghĩ kỳ dị (đối với văn hoá 
thượng quốc); 3) im lặng kỳ dị (không thấy có bài nào mang tính giao lưu xướng hoạ 
cùng các văn nhân Thanh triều?). Nhưng ở đó sự phản tư và đối thoại về các giá trị văn 
hoá lại nổi bật lên hơn bao giờ hết giữa hai thế giới người sống và người chết, giữa hai 
đất nước, giữa hai thực tại văn hoá bắc và nam trong cảm thức của một Việt nho trên đất 
khách. Phải chăng đó là một trong những yếu tính làm nên một Tố Như tử Nguyễn Du – 
đỉnh núi cao nhất trong hàng trăm ngọn núi ở Hồng Sơn của nước Nam? 
LỜI CẢM ƠN 
 Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-
HCM) trong khuôn khổ Đề tài mã số B2020-18b-02 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
Khoa Văn học và Ngôn ngữ. (2015). Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hoá Nguyễn 
 Du. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
Huỳnh, N. P., & Đoàn, L. G. (2015). Đại thi hào dân tộc, Danh nhân văn hoá Nguyễn 
 Du. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
Mai, Q. L., & Vũ, T. S. (Dịch chú). (2015). Nguyễn Du - Toàn tập (Tập 2). NXB Văn học. 
Nguyễn, T. G., & Trương, C. (Chủ biên). (2001). Nguyễn Du, niên phổ và tác phẩm. 
 NXB Văn hoá thông tin. 
Nguyễn, D. (阮攸). (1813). Bắc hành tạp lục (北行襍錄) (A.1494). Thư viện Viện 
 Nghiên cứu Hán Nôm lưu trữ. 
 64 

File đính kèm:

  • pdfcam_thuc_cua_nguyen_du_ve_trung_quoc_thanh_trieu_trong_bac_h.pdf