Cam kết về dịch vụ phân phối của Việt Nam tại các hiệp định CPTPP và EVFTA trong so sánh với pháp luật Việt Nam
Dịch vụ phân phối là một trong những nội dung quan trọng trong các cam
kết mở cửa thị trường thương mại của các quốc gia, vùng lãnh thổ. Những cam kết trong lĩnh
vực dịch vụ phân phối có tác động quan trọng đến sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài
vào hoạt động phân phối hàng hóa trên lãnh thổ quốc gia. Với việc Việt Nam vừa ký kết hai
Hiệp định thương mại tự do quan trọng là CPTPP (đã phát sinh hiệu lực đối với Việt Nam) và
EVFTA (chưa phát sinh hiệu lực đối với Việt Nam), bài viết đi sâu vào phân tích một cách hệ
thống các cam kết về dịch vụ phân phối của Việt Nam trong hai hiệp định này và so sánh với
qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành để đánh giá sự phù hợp của pháp luật Việt Nam
với các cam kết đó. Sau khi nhận diện được những điểm phù hợp và chưa phù hợp của pháp
luật Việt Nam, bài viết sẽ nêu ra một số đề xuất hoàn thiện pháp luật theo hướng bảo đảm sự
phù hợp và tận dụng một cách hiệu quả các bảo lưu của Việt Nam về dịch vụ phân phối trong
các hiệp định này
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cam kết về dịch vụ phân phối của Việt Nam tại các hiệp định CPTPP và EVFTA trong so sánh với pháp luật Việt Nam
chưa có tiêu chuẩn xác định. Nghị định 09/2018/NĐ-CP mới chỉ dừng lại ở việc mô tả cửa hàng tiện lợi, chứ chưa đưa ra các tiêu chuẩn để đánh giá. b. Đánh giá về sự phù hợp của pháp luật Việt Nam với các cam kết trong CPTPP và EVFTA Phần này sẽ tập trung đánh giá sự phù hợp (bao gồm cả không phù hợp) của pháp luật Việt Nam với các cam kết trong CPTPP và EVFTA. Việc đánh giá sẽ được chia thành 2 mảng nội dung: (1) Dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ; và (2) Dịch vụ nhượng quyền thương mại. (1) Dịch vụ bán buôn, dịch vụ bán lẻ Đối với các mặt hàng được mở cửa thị trường Có thể thấy trong CPTPP, đường và gạo không có trong danh mục mà Việt Nam bảo lưu, không cam kết mở cửa. Đây là điểm khác biệt so với cam kết trong WTO cũng như trong EVFTA. Nếu EVFTA phát sinh hiệu lực trước CPTPP, thì hoạt động dịch vụ phân phối của nhà đầu tư nước ngoài sẽ được mở sang đường và gạo, căn cứ theo nguyên tắc MFN trong EVFTA. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, CPTPP đã phát sinh hiệu lực trước EVFTA. Do vậy, các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) sẽ không được hưởng ưu đãi tối huệ quốc về mở cửa thị trường đối với gạo và đường trong trường hợp này. Nghị định 09/2018/NĐ-CP chỉ qui định trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động bán lẻ gạo, đường, mà không có qui định về cấp Giấy phép kinh doanh đối với hoạt động bán buôn. Do vậy, trường hợp tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký kinh doanh bán buôn hàng hóa thì sẽ được thực hiện theo đăng ký kinh doanh. Còn đối với hoạt động bán lẻ, ngoài việc đăng ký kinh doanh bán lẻ các sản phẩm này, tổ chức kinh tế có phải được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động bán buôn. Như vậy, pháp luật Việt Nam đã phù hợp với cam kết của CPTPP vì cho phép hoạt động phân phối bán buôn, bán lẻ gạo, đường của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, với các điều kiện quản lý nhà nước nhất định, chứ không đóng cửa thị trường đối với 02 mặt 20 Đó là các tiêu chí: (1) Diện tích kinh doanh; (2) Danh mục hàng hóa kinh doanh với số lượng mặt hàng tùy theo hạng siêu thị: Đối với siêu thị hạng I là từ 20000 tên hàng trở lên; Đối với siêu thị hạng II là từ 10000 tên hàng trở lên; Đối với siêu thị hạng III là từ 4000 tên hàng trở lên; (3) Công trình siêu thị, trang thiết bị kỹ thuật bảo đảm yêu cầu; (4) Kho và thiết bị kỹ thuật bảo quản, đóng góp, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh; (5) Cách thức tổ chức, bố trí hàng hóa, nơi bảo quản hành lý cho khách hàng, các dịch vụ. 1001 hàng này. Cụ thể nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong trường hợp này là tại CPTPP. So với EVFTA, liên quan đến mặt hàng gạo và đường, pháp luật Việt Nam được đánh giá là phù hợp. Tuy nhiên, vì gạo và đường không được cam kết trong EVFTA, nên sẽ được áp dụng chung đối với trường hợp là mặt hàng chưa mở cửa trong nhiều điều ước quốc tế. Trong cả CPTPP và EVFTA, Việt Nam bảo lưu việc duy trì các biện pháp liên quan đến dịch vụ xuyên biên giới đối với thuốc lá và xì gà, ấn phẩm (bao gồm sách, báo và tạp chí), kim loại quí và đá quí, thuốc và dược phẩm (không bao gồm các sản phẩm bổ dưỡng phi dược phẩm dưới dạng viên nén, viên con nhộng hoặc bột), thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến. Trong khi đó, Nghị định 09/2018 đã dỡ bỏ thuốc nổ, thuốc lá, xì gà, kim loại quí và đá quí, thuốc nổ và dược phẩm ra khỏi danh mục các hàng hóa bị cấm phân phối. Như vậy, so với 02 Hiệp định trên, pháp luật Việt Nam đã phù hợp, thậm chí còn mở cửa rộng hơn so với qui định của CPTPP và EVFTA, cho phép các tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được phân phối bán buôn, bán lẻ các mặt hàng này trên lãnh thổ Việt Nam với khi đáp ứng các điều kiện nhất định. Đối với điều kiện ENT Xét ở mức độ cam kết, nếu so với cam kết trong WTO, có thể thấy, cam kết trong EVFTA và CPTPP đã nới lỏng khi cho phép ENT được miễn trong một số trường hợp nhất định và sẽ bị bỏ sau 05 năm kể từ khi 2 Hiệp định có hiệu lực. Pháp luật Việt Nam hiện nay về cơ bản đã tương thích so với cam kết trong EVFTA và CPTPP. Tuy nhiên, qui định về việc áp dụng ENT đối với siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi trong Nghị định 09/2018 dường như đặt thêm trường hợp kiểm tra ENT so với cam kết của Việt Nam trong EVFTA và trong CPTPP. Việc đặt thêm trường hợp kiểm tra ENT có thể vi phạm cam kết của Việt Nam trong EVFTA và CPTPP. Về các tiêu chí để kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT)21, pháp luật Việt Nam về cơ bản là phù hợp với EVFTA và CPTPP. Tuy nhiên, cần phải xem xét lại các tiêu chí: Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể: Tạo việc làm cho lao động trong nước; Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý; Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý; Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước. Các tiêu chí này có thể được xem là tiêu chí gây khó khăn cho việc đặt cơ sở bán lẻ của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Để tránh 21 Đó là các tiêu chí sau: Quy mô của khu vực thị trường địa lý chịu ảnh hưởng khi cơ sở bán lẻ hoạt động; Số lượng các cơ sở bán lẻ đang hoạt động trong khu vực thị trường địa lý; Tác động của cơ sở bán lẻ tới sự ổn định của thị trường và hoạt động kinh doanh của các cơ sở bán lẻ, chợ truyền thống trong khu vực thị trường địa lý; Ảnh hưởng của cơ sở bán lẻ tới mật độ giao thông, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy trong khu vực thị trường địa lý; Khả năng đóng góp của cơ sở bán lẻ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể: Tạo việc làm cho lao động trong nước; Đóng góp cho sự phát triển và hiện đại hóa ngành bán lẻ trong khu vực thị trường địa lý; Cải thiện môi trường và điều kiện sống của dân cư trong khu vực thị trường địa lý; Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước. 1002 trường hợp vi phạm cam kết trong hai Hiệp định này, có thể viện dẫn Điều 4 của Nghị định 09/2018/NĐ-CP. Cụ thể, Điều 4 nêu rõ ―trường hợp Điều ước quốc tế qui định tại Nghị định này thì áp dụng qui định của Điều ước quốc tế đó.‖ Tuy nhiên, việc viện dẫn này chỉ đúng về mặt lý thuyết. Còn về mặt thực thi, việc áp dụng Điều ước quốc tế còn phụ thuộc vào cơ chế áp dụng Điều ước quốc tế trên lãnh thổ Việt Nam là áp dụng trực tiếp hay áp dụng gián tiếp22. Đối với Hiệp định CPTPP, ngày 12/11/2018, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Nghị quyết phê chuẩn Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan. Ban hành kèm theo Nghị quyết Phụ lục 2 về Các cam kết/nhóm cam kết trong Hiệp định CPTPP được áp dụng trực tiếp khi Hiệp định có hiệu lực đối với Việt Nam. Trong Danh mục các cam kết được áp dụng trực tiếp, có cam kết về các phân ngành dịch vụ trong bảng Các biện pháp không tương thích (NCM) I, II và III. Như vậy, pháp luật Việt Nam được coi là phù hợp với cam kết. Tuy nhiên, cam kết CPTPP vẫn để độ mở cho pháp luật Việt Nam được qui định chi tiết hơn về điều kiện ENT. Do vậy, để có thể áp dụng được tốt qui định của CPTPP cần phải có sự qui định rõ trong pháp luật Việt Nam về vấn đề này. Đối với EVFTA, để tránh tình trạng không tương thích, Nghị quyết phê chuẩn EVFTA có thể đặt cơ chế áp dụng trực tiếp cho cam kết này của Việt Nam khi các hiệp định này phát sinh hiệu lực. Về các thủ tục quản lý nhà nước Các thủ tục thực hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động bán buôn, bán lẻ và đối với việc thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài về cơ bản phù hợp với cam kết trong CPTPP và EVFTA. (2) Dịch vụ nhượng quyền thương mại Về cơ bản, pháp luật Việt Nam phù hợp với cam kết trong CPTPP và EVFTA. Như đã nêu ở trên pháp luật Việt Nam không có qui định riêng áp dụng đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện nhượng quyền thương mại. Trong CPTPP, Việt Nam không có bảo lưu về các trường hợp không tương thích dành riêng cho nhượng quyền thương mại. Yêu cầu đặt ra trong EVFTA chỉ liên quan đến việc hiện diện chi nhánh của nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện dịch vụ nhượng quyền trên lãnh thổ Việt Nam. Yêu cầu này cũng không có trong qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Như vậy, qui định của Việt Nam đã phù hợp với cam kết trong cả CPTPP và EVFTA. Nếu phân tích kỹ hơn thì hiện trạng qui định của Việt Nam hiện nay là chưa làm điều được phép làm. Cụ thể, đối với cam kết trong EVFTA, Việt Nam đã đặt ra bảo lưu về nghĩa vụ đãi ngộ quốc gia, yêu cầu Trưởng chi nhánh của doanh nghiệp mỗi Bên phải thường trú tại Việt Nam. Tuy nhiên, yêu cầu này lại không có trong qui định hiện hành của Việt Nam. 22 Cụ thể, căn cứ Điều 6 Luật Điều ước quốc tế 2016, cơ chế áp dụng Điều ước quốc tế có thể được thực hiện theo 02 phương thức: (1) Áp dụng trực tiếp: căn cứ vào yêu cầu, nội dung, tính chất của điều ước quốc tế, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, khi quyết định chấp nhận sự ràng buộc của điều ước quốc tế đồng thời quyết định áp dụng trực tiếp toàn bộ hoặc một phần điều ước đó đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong trường hợp qui định của điều ước quốc tế đã đủ rõ, đủ chi tiết để thực hiện; (2) Áp dụng gián tiếp: thông qua việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ hoặc ban hành văn bản qui phạm pháp luật để thực hiện điều ước quốc tế đó. 1003 4. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện qui định của Việt Nam về dịch vụ phân phối Trên cơ sở các phân tích nêu trên, tác giả đưa ra một số đề xuất nhằm hoàn thiện qui định của Việt Nam về dịch vụ phân phối của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài như sau: Thứ nhất, cụ thể hóa các bảo lưu cho phép Việt Nam được qui định cụ thể các điều kiện áp dụng đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong CPTPP và EVFTA. Đối với những cam kết trong CPTPP, những trường hợp không tương thích đã được khắc phục bởi cơ chế áp dụng trực tiếp các phân ngành dịch vụ trong Danh mục các biện pháp không tương thích tại Phụ lục I và Phụ lục II của Hiệp định CPTPP. Do vậy, không cần đề xuất chỉnh sửa pháp luật Việt Nam để tương thích với Hiệp định CPTPP trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là có một số cam kết lại cho phép pháp luật Việt Nam được quyền qui định thêm, thì nên tận dụng các cam kết này bằng việc qui định cụ thể hóa các bảo lưu này. Nói cách khác, đối với những trường hợp pháp luật Việt Nam đã tương thích, nhưng lại có mức độ mở hơn so với cam kết thì cần có sự chỉnh sửa pháp luật Việt Nam cho phù hợp. Cụ thể: (1) Liên quan đến trường hợp kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT), để bảo đảm sự phù hợp với cam kết trong CPTPP và EVFTA thì cần áp dụng trực tiếp các cam kết này. Bởi trong qui định của pháp luật Việt Nam hiện hành, việc thực hiện ENT đối với việc lập cửa hàng tiện lợi và siêu thị mini của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sẽ là không phù hợp với CPTPP và EVFTA. Đối với CPTPP, Việt Nam đã áp dụng trực tiếp cam kết này, trong Phu lục 2 của Nghị Quyết 72/2018/NQ-QH. Còn đối với EVFTA, Việt Nam cũng cần qui định về việc áp dụng trực tiếp cam kết này trong nghị quyết phê chuẩn EVFTA của Quốc hội. (2) Đối với tiêu chí đánh giá ENT, pháp luật Việt Nam cần đặt trọng số các tiêu chí đánh giá cho phù hợp với cam kết trong CPTPP và EVFTA. Ở cả hai hiệp định này, yêu cầu về các tiêu chí đánh giá chỉ dừng ở mức độ khung, tức là cho phép pháp luật Việt Nam được quyền qui định chi tiết, với điều kiện bảo đảm mức độ khung đó. Do vậy, để bảo đảm phù hợp với cam kết của CPTPP và EVFTA, có thể vẫn giữ các tiêu chí đánh giá theo qui định của Nghị định 09/2018 nhưng có thể cân đối trọng số của các tiêu chí, để bảo đảm rằng tiêu chí đánh giá chính phù hợp với cam kết trong CPTPP và EVFTA. Cụ thể, đặt trọng số lớn đối với các tiêu chí chính: Số lượng nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và qui mô địa lý. Các tiêu chí khác nên để trọng số ít hơn khi đánh giá ENT trong trường hợp của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc CPTPP và EVFTA. (3) Đề xuất áp dụng trực tiếp những cam kết cụ thể của Việt Nam trong các ngành dịch vụ được nêu trong các Biểu Cam kết 8A-1 và 8A-2 của Việt Nam trong EVFTA. (4) Bổ sung điều kiện về Trưởng chi nhánh của nhà đầu tư nước ngoài trong trường hợp nhượng quyền thương mại phải là người thường trú tại Việt Nam. Đây là điều kiện mà Việt Nam đưa ra trong cam kết với EVFTA. Tuy trong CPTPP Việt Nam không có bảo lưu điều kiện về nơi thường trú của Trưởng chi nhánh trong Danh mục biện pháp không tương thích, nhưng việc đặt ra điều kiện này không làm ảnh hưởng đến cam kết của Việt Nam trong CPTPP vì cam kết này được áp dụng trực tiếp. 1004 (5) Bổ sung các điều kiện về dịch vụ phân phối đối với các mặt hàng thuốc nổ, thuốc lá, xì gà, kim loại quí và đá quí, thuốc nổ và dược phẩm trong pháp luật chuyên ngành để tận dụng được một cách tối đa hiệu quả của các bảo lưu của Việt Nam trong các FTA. Thứ hai, Bộ Công Thương với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực này cần thực hiện một số hoạt động nhằm tạo thuận lợi việc thực hiện hoạt động phân phối trên lãnh thổ Việt Nam, cụ thể như sau: (1) Ban hành danh mục hàng hóa không được quyền phân phối đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo các cam kết quốc tế chung và một số ngoại lệ trong các hiệp định CPTPP và EVFTA. (2) Ban hành danh mục các biện pháp áp dụng đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động dịch vụ phân phối trên lãnh thổ Việt Nam, hoặc có thể ban hành dưới hình thức Hướng dẫn đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi tham gia vào lĩnh vực dịch vụ phân phối tại Việt Nam. (3) Đề xuất lên Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định 09/2018 với các kiến nghị đã nêu ở phần trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Thanh Tâm, “Tổng quan về các FTA thế hệ mới”, trên trang điện tử: truy cập ngày 15/8/2018; 2. Lê Thị Thúy, ―Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới: cơ hội và thách thức đối với Việt Nam‖, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, số 5 (114) 2017, trang 19-29. 3. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) 4. Hiệp định thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA) 5. Luật Đầu tư năm 2014 6. Luật Điều ước quốc tế 2016 7. Luật Thương mại 2005 8. Luật Quản lý ngoại thương 2017 9. Nghị định 09/2018/NĐ-CP qui định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 10. Nghị quyết 72/2018/NQ-QH phê chuẩn Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương cùng các văn kiện liên quan. 11. Thông tư 34/2013/TT-BCT công bố lộ trình thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 12. Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại về việc ban hành Quy chế siêu thị, Trung tâm thương mại
File đính kèm:
- cam_ket_ve_dich_vu_phan_phoi_cua_viet_nam_tai_cac_hiep_dinh.pdf