Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn bằng các bài nhạc pop tiếng Anh

Phương pháp dạy phát âm về âm nối (liaisons) và âm rút gọn (elisions) qua nhạc pop tiếng Anh (English

pop songs) sau 9 tuần thực nghiệm có khả năng cải thiện kỹ năng phát âm của sinh viên. Chủ thể nghiên

cứu là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Mỗi nhóm là 30 sinh viên được chọn từ 423 sinh viên

năm 2 hệ cao đẳng ngành Giáo dục Tiểu học Trường Đại học Sài Gòn. Tư liệu để dạy thực nghiệm là 9

bài nhạc pop tiếng Anh được thiết kế theo 3 dạng bài tập C-Test, Cloze-Test và Gap fill ngay trên lời

bài hát. Sinh viên vừa nghe nhạc vừa tìm ra các đáp án đúng chứa các âm nối và âm rút gọn. Phương

pháp nghiên cứu định lượng được vận dụng để thu thập số liệu từ pre-test và post-test

Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn bằng các bài nhạc pop tiếng Anh trang 1

Trang 1

Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn bằng các bài nhạc pop tiếng Anh trang 2

Trang 2

Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn bằng các bài nhạc pop tiếng Anh trang 3

Trang 3

Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn bằng các bài nhạc pop tiếng Anh trang 4

Trang 4

Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn bằng các bài nhạc pop tiếng Anh trang 5

Trang 5

Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn bằng các bài nhạc pop tiếng Anh trang 6

Trang 6

Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn bằng các bài nhạc pop tiếng Anh trang 7

Trang 7

Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn bằng các bài nhạc pop tiếng Anh trang 8

Trang 8

Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn bằng các bài nhạc pop tiếng Anh trang 9

Trang 9

Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn bằng các bài nhạc pop tiếng Anh trang 10

Trang 10

pdf 10 trang xuanhieu 3980
Bạn đang xem tài liệu "Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn bằng các bài nhạc pop tiếng Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn bằng các bài nhạc pop tiếng Anh

Cải thiện phát âm về âm nối và âm rút gọn của sinh viên không chuyên tại Trường Đại học Sài Gòn bằng các bài nhạc pop tiếng Anh
i bài hát. Sau 
đó, giáo viên yêu cầu sinh viên tìm thêm 
các ví dụ khác để thực hành tại lớp các từ, 
cụm từ chứa âm nối và âm rút gọn trên lời 
bài hát. Lý do giáo viên muốn lấy các ví dụ 
ngay trên lời bài hát là để sinh viên nhận 
biết các từ, cụm từ chứa âm nối và âm rút 
gọn tương tự có sẵn và đảm bảo việc thực 
nghiệm phát âm của giáo viên và sinh viên 
được nghiêm túc thực hiện trên một tài liệu 
duy nhất là nhạc pop. 
Đối với nhóm đối chứng, giáo án dạy 
phát âm trong 9 tuần đươc giáo viên soạn 
theo chương trình sách giáo khoa 
International Express (new edition) of 
Keith Harding & Liz Taylor, Oxford 
University Press. Các bài 5, 6, 7 và 8 là 4 
trong 12 bài được giáo viên dạy thực 
nghiệm. Kiến thức về phát âm âm nối và 
âm rút gọn trong 4 bài học được giáo viên 
chia đều để dạy trong 9 buổi học. Tuy 
nhiên, việc phân bổ kiến thức về các thành 
tố phát âm trong sách cũng như trong 4 bài 
học này là không đồng đều và đầy đủ. Điều 
này đòi hỏi người dạy thực nghiệm phải tư 
duy để nhóm đối chứng sắp xếp 1 chương 
trình dạy phát âm hợp lý cân bằng về thời 
lượng đối với nhóm thực nghiệm. Về 
phương pháp dạy được giáo viên áp dụng 
kỹ thuật dạy thông thường, sinh viên thực 
hiện theo những gì giáo viên hướng dẫn và 
ghi chép. 
3.2.2. Tiến trình thực hiện 
Tiến trình thực hiện chương trình thực 
nghiệm trong 11 tuần. Tuần 1: Sinh viên 
làm pre-test. Tuần 2 đến tuần 10: giáo viên 
dạy thực nghiệm cả 2 nhóm. Tuần 11: sinh 
viên làm bài kiểm tra cuối. 
Tiến trình thực hiện đối với nhóm 
thực nghiệm: 
Bước 1: Giáo viên phát lời bài hát có 
chứa bài tập đến từng sinh viên. 
Bước 2: Giáo viên hướng dẫn cách 
làm bài tập đối với từng dạng bài tập C-
Test, Cloze test hoặc Gap fill. 
Bước 3: Giáo viên bật máy nghe trình 
phát 2 lần bài nhạc pop tiếng Anh cần dạy 
của từng buổi. 
Bước 4: Sinh viên vừa nghe nhạc vừa 
làm bài tập. 
Bước 5: Giáo viên gọi 1 sinh viên bất 
kì lên bảng ghi đáp án. 
Bước 6: Giáo viên sửa các đáp án và 
yêu cầu sinh viên phát âm theo giáo viên. 
Bước 7: Giáo viên tiến hành dạy âm nối 
và âm rút gọn trên các từ, cụm từ đáp án. 
Bước 8: Giáo viên yêu cầu sinh viên 
phát âm lại tất cả các đáp án và tìm ví dụ 
khác tương tự có chứa âm nối và âm rút 
gọn ngay trên lời bài hát. 
Bước 9: Giáo viên yêu cầu sinh viên tự 
phát âm các ví dụ vừa tìm và sửa lỗi phát 
âm cho sinh viên. 
Bước 10: Giáo viên cho sinh viên thời 
gian ghi chép và ôn tập phát âm lại tất cả 
các từ cum từ chứa âm nối và âm rút gọn 
trong buổi thực nghiệm. 
Tiến trình thực hiện đối với nhóm 
đối chứng: 
Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài học 
phát âm của buổi học 
Bước 2: Giáo viên viết các từ chứa các 
âm nối, âm rút gọn lên bảng và đọc to 3 lần. 
Bước 3: Giáo viên yêu cầu sinh viên 
đọc theo giáo viên. 
Bước 4: Giáo viên ghi thêm từ 2-3 ví 
dụ các từ tương tự và đọc to. 
Bước 5: Giáo viên yêu cầu sinh viên tự 
đọc và giáo viên sửa lỗi. 
 62 
Bước 6: Giáo viên yêu cầu sinh viên 
làm việc theo cặp và tập luyện phát âm các 
từ và các cụm từ đã dạy. 
Bước 7: Giáo viên yêu cầu sinh viên tự 
luyện tập phát âm các từ đã học tại nhà. 
Các số liệu từ kết quả thực nghiệm sẽ 
được phân tích và so sánh bằng thuật toán 
ANOVA của phần mềm xử lý số liệu SPSS 
để biết được sự khác biệt về phát âm của 
sinh viên 2 nhóm giữa trước và sau chương 
trình thực nghiệm. Chỉ số Sig (2 tailed) nếu 
lớn hơn 0.05 thì kết quả sau thực nghiệm 
không có gì khác biệt so với ban đầu. Ngược 
lại, nếu chỉ số Sig (2 tailted) nếu nhỏ hơn 
0.05 thì kết quả phát âm trước và sau thực 
nghiệm là có sự khác biệt về trình độ phát 
âm về âm nối và âm rút gọn giữa 2 nhóm. 
4. Kết quả và thảo luận 
Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu 
“Việc sử dụng nhạc pop tiếng Anh để dạy 
phát âm âm nối và âm rút gọn làm cải thiện 
kỹ năng phát âm của người học ở mức độ 
nào?", kết quả pre-test và post-test được 
phân tích và so sánh tìm ra sự khác biệt 
giữa hai nhóm trước và sau khi thực 
nghiệm. Qua đó, mức độ sinh viên cải thiện 
được trong kỹ năng phát âm cũng được xác 
định. Kết quả của pre-test được thể hiện 
qua biểu đồ sau: 
Bảng 1. Tỉ lệ đáp án đúng âm nối và âm rút gọn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối 
chứng từ kết quả của bài kiểm tra đầu (pre-test). 
Loại âm Âm nối Âm rút gọn 
 Nhóm 
Hình thức 
Nhóm thực 
nghiệm 
Nhóm đối 
chứng 
Nhóm thực 
nghiệm 
Nhóm đối 
chứng 
Nhận thức 
(recognition) 
15% 18% 16% 16% 
Thực hành 
(production) 
12% 10% 12% 12% 
Bảng 2. So sánh kết quả bài kiểm tra đầu khoá (pre-test) về âm nối và âm rút gọn của 
nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 
Independent Samples Test 
 Levene's 
Test for 
Equality of 
Variances 
t-test for Equality of Means 
F Sig. T Df Sig. 
(2-tailed) 
Mean 
Difference 
Std. Error 
Difference 
95% Confidence 
Interval of the 
Difference 
Lower Upper 
So_sanh_nhan
_thuc_am_noi
_va_am_rut_g
on_hai_nhom
_trong_pretest 
Equal 
variances 
assumed 
1.448 .234 .317 58 .753 .10000 .31568 -.53191 .73191 
Equal 
variances 
not assumed 
.317 55.153 .753 .10000 .31568 -.53260 .73260 
63 
Từ bảng 1, tỉ lệ câu trả lời đúng về 
nhận thức âm nối của nhóm thực nghiệm 
của nhóm đối chứng là 18%, âm rút gọn 
của 2 nhóm đều đạt 16%. Số phần trăm 
đáp án đúng của phần thực hành phát âm 
âm nối và âm rút gọn của nhóm thực 
nghiệm đều là 12%, của nhóm đối chứng 
là 10% và 12%. Các tỉ lệ thấp này cho 
thấy trình độ phát âm về âm nối và âm rút 
gọn của sinh viên 2 nhóm rất hạn chế. Hầu 
hết sinh viên gặp khó khăn khi nghe và 
nói tiếng Anh vì họ không thể nhận ra và 
phát âm các âm rút gọn và âm nối. Hầu 
như tỉ lệ phần trăm của các nhóm hầu như 
không chênh lệch nhau và đều rơi vào tình 
trạng chưa đạt 20%. Điều này cho thấy 
trình độ phát âm về âm nối và âm rút gọn 
của sinh viên 2 nhóm là hạn chế như nhau. 
Chỉ số Sig (2 tailed) ở bảng số 2 là 0.753 
lớn hơn 0.05, điều này nói lên rằng kỹ 
năng và trình độ phát âm của 2 nhóm thể 
hiện qua pre-test là không có sự khác biệt. 
Kết quả này thoã điều kiện nghiên cứu 
ban đầu vì trình độ sinh viên ngang nhau, 
tính khách quan trong nghiên cứu được 
đảm bảo. 
Kết quả bài kiểm tra cuối (post-test) 
được trình bày như sau: 
Bảng 3. Tỉ lệ đáp án đúng âm nối và âm rút gọn của nhóm thực nghiệm và nhóm đối 
chứng từ kết quả của bài kiểm tra cuối (post-test). 
Loại âm Âm nối Âm rút gọn 
 Nhóm 
Hình thức 
Nhóm thực 
nghiệm 
Nhóm đối 
chứng 
Nhóm thực 
nghiệm 
Nhóm đối 
chứng 
Nhận thức 
(recognition) 
50% 21% 44% 18% 
Thực hành 
(production) 
23% 8% 40% 18% 
Bảng 4. So sánh kết quả bài kiểm tra cuối khoá (post-test) về âm nối và âm rút gọn 
của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm 
Independent Samples Test 
 Levene's 
Test for 
Equality 
of 
Variances 
t-test for Equality of Means 
F Sig. T Df 
Sig. 
(2-tailed) 
Mean 
Difference 
Std. Error 
Difference 
95% Confidence 
Interval of the 
Difference 
Lower Upper 
So_sanh_n
han_thuc_a
m_noi_hai_
nhom_tron
g_posttest 
Equal 
variances 
assumed 
1.150 .288 -4.969 58 .000 -.86667 .17442 -1.21580 -.51753 
Equal 
variances not 
assumed 
-4.969 56.347 .000 -.86667 .17442 -1.21602 -.51731 
 64 
Sự chênh lệch về số phần trăm câu trả 
lời đúng cả về nhận thức và thực hành phát 
âm âm nối và âm rút gọn rất rõ ràng qua 
các số. Cụ thể là nhóm thực nghiệm đạt số 
đáp án đúng phần nhận biết âm nối là 50% 
và âm rút gọn là 44%. Phần thực hành phát 
âm của âm nối là 23% và âm rút gọn là 
40%, trong khi nhóm đối chứng chỉ đạt 
21% âm nối và 18% âm rút gọn ở phần 
nhận thức. Về phần thực hành, âm nối đạt 
chỉ 8%, thấp hơn con số ở pre-test 2% và 
đạt 18% đáp án đúng phần thực hành âm 
rút gọn. Khi so sánh với kết quả của 2 
nhóm ở pre-test, ta thấy kết quả của nhóm 
thực nghiệm tiến bộ khá nhiều với số phần 
trăm câu trả lời đúng về nhận thức là 35% 
âm nối và tăng 28% âm rút gọn. 
Về phần thực hành phát âm âm nối 
tăng 11% và âm rút gọn tăng lên 28%. Đặc 
biệt ở bài kiểm tra cuối, nhóm thực hành 
tăng cao hơn nhóm đối chứng về nhận biết 
âm nối (29%), âm rút gọn (26%). Phần 
thực hành, nhóm thực nghiệm tăng 15% 
đáp án đúng về âm nối và tăng 27% của âm 
rút gọn. Các con số tăng vọt từ mức thấp 
dưới 20% lên đến gần 50%, từ 8% lên đến 
23%. Những con số này chưa cao nhưng 
với sự tăng vượt hầu hết là 50% số phần 
trăm ban đầu. Kết quả tăng vọt như thế thể 
hiện rằng kỹ năng và trình độ phát âm của 
sinh viên nhóm thực nghiệm sau khi được 
học phát âm bằng các bài nhạc pop đã được 
cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, việc phát âm 
về âm nối và âm rút gọn vẫn còn là thách 
thức đối với sinh viên nhóm đối chứng. 
Hầu như số đáp án đúng ở cả phần nhận 
thức và thực hành đều không tăng, thậm 
chí còn giảm 2% so với kết quả thực hành 
phát âm nối ở pre-test. 
Kết quả cho thấy chương trình dạy 
phát âm theo sách giáo khoa không làm 
thay đổi kỹ năng phát âm về âm nối và âm 
rút gọn trong tiếng Anh một cách tích cực 
hơn. Chỉ số Sig (2 tailed) ở bảng 4 là 0,00 
bé hơn 0,05 cùng với các số liệu kết quả từ 
bài kiểm tra cuối đã khẳng định sau 
chương trình thực nghiệm. Nhóm thực 
nghiệm có nhiều khác biệt tiến bộ về kỹ 
năng và trình độ phát âm âm nối và âm rút 
gọn. Việc dạy phát âm qua nhạc pop rất 
hữu ích và hiệu quả. 
Kết quả bài viết một lần nữa kế thừa 
các nhà khoa học như Lại Thanh Tình 
(2010), Engh (2013), Saledo (2010) Tavil 
& Isisag (2009) để minh chứng rằng việc 
dạy phát âm tiếng Anh qua bài hát là một 
giải pháp hữu hiệu. Đặc biệt, bài nghiên 
cứu này đưa ra một kết quả tích cực về 
phương pháp dạy âm nối và âm rút gọn 
trong tiếng Anh qua các bài nhạc pop tiếng 
Anh mà các nhà khoa học nói trên và các 
nhà khoa học khác trên thế giới ít nghiên 
cứu đến. Tác giả bài viết đã tổng hợp cơ sở 
lý thuyết rõ ràng và thiết kế chương trình 
thực nghiệm phù hợp để đảm bảo giá trị 
khoa học và hữu ích phục vụ tham khảo 
cho khác nghiên cứu liên quan khác. 
Phương pháp dạy âm nối và âm rút gọn 
qua các bài nhạc pop rất hữu dụng mà giáo 
viên tiếng Anh có thể vận dụng trong việc 
giảng dạy các kỹ năng tiếng Anh nói chung 
và kỹ năng nghe và kỹ năng nói nói riêng. 
5. Kết luận 
Nhìn chung, bài viết này cho thấy rằng 
dưới sự tác động của chương trình thực 
nghiệm dạy phát âm qua bài nhạc pop tiếng 
Anh, sinh viên của nhóm thực nghiệm 
được cải thiện đáng kể phát âm âm nối và 
âm rút gọn cả về nhận thức và thực hành 
phát âm ở mức độ cao. Các âm nối và âm 
rút gọn sinh viên bị hạn chế đã được khắc 
phục nhiều. Câu trả lời của câu hỏi nghiên 
cứu đã được tìm ra. Kết quả bài nghiên cứu 
khẳng định được chất lượng khoa học mà 
65 
phương pháp thực nghiệm qua nhạc pop 
tiếng Anh đem lại. Việc cải thiện phát âm 
trong âm nối và âm rút gọn rất cần thiết để 
giúp sinh viên khắc phục nhiều hơn về kỹ 
năng nghe và nói. Tuy nhiên, việc quan 
tâm cung cấp và kết hợp đầy đủ các kiến 
thức phát âm từ các yếu tố khác như 
nguyên âm, phụ âm, trọng âm, âm điệu, 
ngữ điệu... cũng rất quan trọng. Bài nghiên 
cứu cung cấp một phương pháp mới để 
giáo viên tiếng Anh vận dụng vào việc dạy 
phát âm, kỹ năng nghe và kỹ năng nói dành 
cho người học ở các độ tuổi khác nhau. 
Qua quá trình thực nghiệm và kết quả 
thu được, tác giả thấy rằng phương pháp 
dạy học truyền thống giáo viên luôn là 
người hướng dẫn để người học làm theo và 
ghi chép là chưa thật sự phù hợp vì dễ làm 
người học chán nãn. Sự phân bổ kiến thức 
về phát âm từ sách giáo khoa chưa hợp lý và 
không đồng đều làm cho số lượng kiến thức 
cho người học chưa đợc đảm bảo. Vì vậy, 
việc dạy các kỹ năng ngôn ngữ nói chung 
và phát âm nói riêng rất cần được sáng tạo 
và linh hoạt về phương pháp để tạo động 
lực, sự yêu thích cho người học, giúp người 
học hăng hái tiếp thu. Hơn nữa, phương 
pháp dạy phát âm của giáo viên nên được 
hướng đến việc vận dụng các phương tiện 
về âm thanh nhiều hơn ví dụ như dùng nhạc 
pop, nhạc roc, nhạc jaz để cung cấp cho 
người học lựợng kiến thức phát âm được 
phong phú hơn và để phát huy tinh thần học 
tập của người học tốt hơn. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Brinton. D. M. (2009). Introduction to 
connected speech. Soka University of 
America. Retrieved from 
train/125507132015214.pdf. 
2. Cheung, C. K. (2001). The use of popular 
culture as a stimulus to motivate 
secondary students’ English learning in 
Hong Kong. ELT Journal, 55(1), 55-61. 
3. Cook A. (2013). Liason. Retrieved from 
10.htm. 
4. Dubin, F. (1975). An overlooked resource 
for English language teaching: pop, rock, 
and folk music. CATESOL (California 
Association of Teachers of English to 
Speakers of Other Languages) Occasional 
Papers, No. 2, ED126673. 
5. Engh D. (2013). Effective use of music in 
Language-Learning: A needs analysis. 
Humanising Language Teaching Journal. 
Year 15; Issue 5; October 2013, ISSN 
1755-9715. 
6. Gaston, E.T. (1968). Music in therapy. 
New York: Macmillan. 
7. Griffee, D. (2010). Personal 
communication with the author. 
8. Lại Thanh Tình (2010). Using songs to 
teach English sounds to 11th form 
students at Nguyen Gia Thieu high school. 
Retrieved April 29
th
 2014 from 
9. Lamb B. (n.d.) What is pop music? 
Retrieved on February, 2014 from 
popmusic.htm. 
10. Murcia C., Marianne, Brinton & Goodwin 
(1996). Teaching Pronunciation: A 
reference for teachers of English to 
speakers of other Languages. Cambridge: 
Cambridge University Press. 
11. Nambiar, S. A. (1993). Pop songs in 
language teaching. In Oller, J. W. Jr. 
(Ed.), 2nd edition. Methods that work: 
Ideas for literacy and language teaching, 
(pp. 335-338). Boston: Heinle & Heinle 
Publishers. 
12. Parkinson, G., & Drislane, R. (2011). 
Qualitative research. In online dictionary 
of the social sciences. Retrieved from 
13. Roach, P. (2009). English phonetics and 
 66 
phonology: A practical course (4th Ed.). 
Great Britain: Cambridge University 
Press. 
14. Salcedo, C. (2010). The Effects of Songs 
in the Foreign Language Classroom on 
Text Recall, Delayed Text Recall and 
Involuntary Mental Rehearsal. Paper 
presented at 2010 IABR (International 
Applied Business Research) & ITLC 
(International College Teaching and 
Learning) Conference Proceedings, 1-12. 
15. Seliger, H. W. & Shohamy, E. (1989). 
Second language research methods. 
Oxford: OUP. 
16. Stevick, E. W. (1978). Toward a practical 
philosophy of pronunciation: Another 
view. TESOL Quarterly, 12(2). 
17. Tavil, Z. M. & Isigag, K. U. (2009). 
Teaching vocabulary to very young 
learners through games and songs. EKEV 
AKADEMİ DERGİSİ, 13(38), 299-308. 
18. Võ Thúy Linh (2015). Enhancing 
Learners’ pronunciation through English 
Pop Songs for intermediate non English 
majored students at Sai Gon University. 
Master thesis. HCMC Open University, 
Vietnam. 
19. www.macmillandictionary.com/dictionary
/british/pop-music. 
Ngày nhận bài: 29/02/2016 Biên tập xong: 15/03/2016 Duyệt đăng: 20/03/2016 

File đính kèm:

  • pdfcai_thien_phat_am_ve_am_noi_va_am_rut_gon_cua_sinh_vien_khon.pdf