Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang được đánh giá là điểm đến hội tụ đầy đủ

những điều kiện cần và đủ để phát triển loại hình du lịch cộng đồng. Theo đó,

việc xác định các yếu tố tác động tới quyết định tham gia du lịch cộng đồng của

người dân địa phương tại Lâm Bình, Tuyên Quang đóng vai trò rất quan trọng.

Trên cơ sở dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp thu thập được, bài nghiên cứu chỉ

ra những yếu tố tác động đến quyết định tham gia du lịch cộng đồng của người

dân địa phương: (1) Yếu tố cá nhân, (2) Tính hấp dẫn và hình ảnh điểm đến du

lịch; (3) Sự hỗ trợ, đầu tư từ phía Nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ

chức, doanh nghiệp; (4) Ảnh hưởng của những người xung quanh; qua đó đề

xuất các giải pháp nhằm thu hút người dân địa phương tham gia du lịch cộng

đồng và phát triển mạnh mẽ du lịch cộng đồng tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên

Quang trong thời gian tới.

Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang trang 1

Trang 1

Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang trang 2

Trang 2

Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang trang 3

Trang 3

Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang trang 4

Trang 4

Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang trang 5

Trang 5

Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang trang 6

Trang 6

Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang trang 7

Trang 7

Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 3700
Bạn đang xem tài liệu "Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang

Các yếu tố tác động đến quyết định tham gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang
với quyết định tham 
gia DLCĐ của NDĐP tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên 
Quang. 
H4: Sự ảnh hưởng của những người xung quanh có mối 
quan hệ tương quan thuận với quyết định tham gia DLCĐ 
của NDĐP tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. 
Quyết định tham gia 
DLCĐ của NDĐP 
(QĐTG) 
Sự hỗ trợ, đầu tư từ phía Nhà nước, chính 
quyền địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp 
tại Lâm Bình, Tuyên Quang (HT) 
Yếu tố cá nhân (CN) 
Tính hấp dẫn và hình ảnh ĐĐDL Lâm Bình, 
Tuyên Quang (HA) 
Ảnh hưởng của những 
người xung quanh (NXQ) 
N.T.Q.Huong et al/ No.16_June 2020|p.102-109 
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 
4.1. Thực trạng phát triển du lịch cộng đồng và 
sự tham gia của người dân địa phương tại huyện 
Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang 
Thời gian trước đây, du lịch vẫn còn khá mới mẻ với 
người dân địa phương Lâm Bình thì đến năm 2019 đã có 
sự chuyển biến rõ rệt, thể hiện qua tổng lượt khách và 
doanh thu từ du lịch của huyện. Theo dữ liệu được cung 
cấp của huyện Lâm Bình, năm 2017, huyện Lâm Bình 
còn là một trong những huyện mới triển khai đầu tư vào 
lĩnh vực du lịch; đồng thời có những hoạt động tích cực 
hơn trong công tác quảng bá và xúc tiến hình ảnh du lịch 
địa phương như: đón các đoàn báo chí, truyền thông của 
tỉnh; thực hiện các chuyến công tác học tập kinh nghiệm 
từ tỉnh bạn,... Những nỗ lực trong năm 2017 đã gây được 
sự quan tâm chú ý từ phía chính quyền và các doanh 
nghiệp đầu tư. Nhận thấy tiềm năng phát triển du lịch của 
địa phương rất phong phú, bắt đầu từ cuối năm 2018 Hợp 
tác xã thanh niên Thượng Lâm đã quyết định đầu tư vào 
làm du lịch. HTX đầu tư phát triển du lịch, xây dựng cơ 
sở homestay gắn với không gian văn hoá dân tộc Tày. 
Đến năm 2019, du lịch tại Lâm Bình có sự phát triển 
đáng kể, chủ yếu tập trung nhân rộng mô hình DLCĐ 
homestay, phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ du lịch 
đa dạng. Kết quả là tổng lượng khách đến trong năm 
2019 đạt 120.000 lượt, tăng 300% so với năm 2018 và 
doanh thu từ du lịch đạt 72 tỷ đồng. Qua đó, có thể thấy 
ngành du lịch đặc biệt là DLCĐ tại Lâm Bình, Tuyên 
Quang đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc và vẫn còn nhiều 
tiềm năng để phát triển trong thời gian tới. 
Thêm vào đó, được sự vận động, hỗ trợ của chính 
quyền địa phương, nhiều hộ gia đình đã sửa lại ngôi nhà 
sàn hoặc đầu tư xây mới để làm du lịch. Ngoài ra, các hộ 
gia đình còn nấu các món ăn truyền thống của dân tộc để 
phục vụ du khách có nhu cầu. 
Bảng 2. Số lượng homestay tại huyện Lâm Bình năm 2017 - 2019 
 (Nguồn: UBND huyện Lâm Bình) 
Bên cạnh các dịch vụ homestay, còn có các dịch vụ 
cho thuê thuyền và kayak khám phá lòng hồ sinh thái Na 
Hang - Lâm Bình. Song song với du lịch sinh thái việc 
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc trên địa 
bàn cũng được người dân quan tâm. Các làn điệu dân ca, 
dân vũ được gìn giữ và khôi phục thông qua việc thành 
lập các đội văn nghệ, các câu lạc bộ hát then, hát cọi, hát 
Páo dung, múa khèn... Các sản phẩm du lịch từng bước 
được đầu tư đa dạng, phong phú, các dịch vụ phục vụ 
cũng được chuyên nghiệp hóa, tạo được ấn tượng tốt 
trong lòng du khách. Mặc dù người dân địa phương Lâm 
Bình đã dần ý thức được những lợi ích mà DLCĐ mang 
lại tuy nhiên, số hộ tham gia làm du lịch vẫn còn rất ít, 
phạm vi còn nhỏ lẻ, chính vì vậy thiếu đi sự liên kết cộng 
đồng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. 
Câu hỏi đặt ra là những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến 
quyết định tham gia DLCĐ của người dân và làm cách 
nào để thu hút họ tham gia phát triển DLCĐ tại địa 
phương. 
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham 
gia du lịch cộng đồng của người dân địa phương 
Lâm Bình, Tuyên Quang 
Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để hỗ trợ 
phân tích hồi quy đa biến với khung nghiên cứu và các 
dữ liệu thu thập được, nhóm nghiên cứu tiến hành đánh 
giá độ tin cậy của các thang đo bằng hệ số tin cậy 
Cronbach’s Alpha. 
Các thang đo sẽ được tiến hành kiểm định bằng công 
cụ Cronbach’s Alpha. Với Cronbach’s Alpha sẽ giúp loại 
đi các biến quan sát không đạt yêu cầu hay các thang đo 
chưa đạt yêu cầu trong quá trình nghiên cứu. 
Kết quả đánh giá hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 
với các biến quan quan sát trong các thang đo đều lớn 
hơn 0.6, các hệ số tương quan tổng biến quan sát phù 
hợp lớn hơn 0.3. Như vậy, tất cả các thang đo đều đạt 
độ tin cậy, phù hợp để đưa vào phân tích nhân tố khám 
phá EFA. 
Phân tích nhân tố EFA 
Kết quả phân tích nhân tố EFA (sử dụng phép quay 
varimax) cho thấy hệ số KMO = 0.903 > 0.5 đạt yêu cầu, 
có ba yếu tố được trích ra tại Eigenvalue là 1.066 > 1 và 
tổng phương sai trích là 87.533% > 50%. Đối với bảng 
ma trận xoay nhân tố, các biến đều có hệ số tải nhân tố 
Các xã 2017 2018 2019 
Thượng Lâm 6 6 10 
Lăng Can 5 5 6 
Khuôn Hà 4 4 4 
Phúc Yên 0 0 4 
Tổng 15 15 24 
N.T.Q.Huong et al/ No.16_June 2020|p.102-109 
(Factor loading) từ 0.5 trở lên. Kết luận thang đo các biến 
quan sát đưa vào phân tích đạt yêu cầu và có ý nghĩa. 
Kiểm định tương quan 
Phân tích tương quan Pearson được sử dụng trong 
phần này để xem xét sự phù hợp khi đưa các thành 
phần vào mô hình hồi qui. Hệ số tương quan Pearson 
(r) dùng để lượng hóa mức độ chặt chẽ của mối liên 
hệ tuyến tính giữa hai biến định lượng. Trị tuyệt đối 
của r cho biết mức độ chặt chẽ của mối liên hệ tuyến 
tính. 
r <= 0.3: mối tương quan không chặt; 0.3 < r < 0.5: 
mối tương quan tương đối chặt; r >= 0.5: mối tương 
quan chặt chẽ. 
Giá trị sig cho biết mối quan hệ giữa các biến quan 
sát có ý nghĩa thông kê hay không. Ở đây, hệ số tương 
quan r đều lớn hơn 0.3 và giá trị sig đều <0.01 cho 
thấy các biến độc lập đều có mối quan hệ với biến phụ 
thuộc ở mức ý nghĩa 99% và đều là các mối quan hệ 
thuận chiều. 
Mô hình hồi qui 
Khi kiểm định độ phù hợp của mô hình cho thấy ý 
nghĩa <0.01 (giá trị Sig.=0.000<0.01) chứng tỏ rằng 
với mức ý nghĩa 99% có thể bác bỏ giả thuyết cho rằng 
tất cả các hệ số hồi qui bằng 0 nghĩa là có mối quan 
hệ giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Giá trị R^2= 
0.948 và R^2 hiệu chỉnh = 0.947 có ý nghĩa là 94.7% 
sự biến thiên về quyết định tham gia DLCĐ được giải 
thích bởi các biến độc lập trong khung nghiên cứu.Vậy 
mô hình hồi qui được xây dựng là phù hợp với bộ dữ 
liệu thu thập được. Kết quả phân tích hồi qui đa biến 
như sau: 
Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy đa biến 
Thang đo 
Hệ số chưa chuẩn hoá 
Hệ số 
chuẩn hoá 
Giá trị t 
Mức ý 
nghĩa Sig. 
Thống kê 
đa cộng tuyến 
Trọng số 
hồi quy 
Độ lệch chuẩn Beta 
Hệ số 
chấp nhận 
VIF 
Hằng số .285 .088 3.254 .001 
1. CN .335 .018 .391 19.009 .000 .567 1.764 
2. HA .159 .023 .116 6.764 .000 .816 1.225 
3. HT .130 .017 .157 7.440 .000 .543 1.843 
4. NXQ .388 .013 .550 29.184 .000 .677 1.477 
 (Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu từ SPSS 20.0 của nhóm nghiên cứu) 
Như vậy, mô hình hồi quy đánh giá mức độ ảnh 
hưởng của các yếu tố tới Quyết định tham gia DLCĐ 
của NDĐP Lâm Bình, Tuyên Quang được viết lại như 
sau: 
QĐTG = 0,391*CN + 0,116*HA + 0,157*HT + 
0,550*NXQ 
5. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH 
CỘNG ĐỒNG TẠI LÂM BÌNH, TUYÊN QUANG 
Xuất phát từ kết quả phân tích thực trạng và kết quả 
kiểm định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham 
gia DLCĐ của NDĐP tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên 
Quang, nhóm tác giả đề xuất một số các giải pháp nhằm 
phát triển DLCĐ tại Lâm Bình, Tuyên Quang trong thời 
gian tới, cụ thể: 
Thứ nhất, cần đầu tư vào cơ sở hạ tầng và cơ sở vật 
chất kĩ thuật du lịch tại huyện Lâm Bình. Ưu tiên vào 
sửa chữa, cứng hóa đường đất, xây dựng những tuyến 
đường chính dẫn đến các điểm đến du lịch, các tuyến 
đường liên kết giữa các vùng (giữa Lâm Bình với Na 
Hang, giữa tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang) tạo thuận 
lợi cho du khách tiếp cận điểm đến huyện Lâm Bình, 
đồng thời thuận lợi để liên kết các tour du lịch xuyên 
suốt, đa dạng hóa sản phẩm du lịch. 
Thứ hai, cần phải đầu tư tu bổ, tôn tạo và nâng cấp 
một cách tổng thể các tài nguyên du lịch tại huyện Lâm 
Bình, để tạo được ấn tượng về hình ảnh và thương hiệu 
điểm đến với khách du lịch. Việc quản lý, bảo vệ, tôn 
tạo các di sản văn hóa và thiên nhiên phải phù hợp cho 
việc phát triển du lịch, tạo tiền đề cho người dân tham 
gia vào công cuộc phát triển DLCĐ thu hút khách du 
lịch tới tham quan từ đó DLCĐ tại huyện Lâm Bình sẽ 
được chú ý hơn, phát triển hơn. 
Thứ ba, cần địa phương hóa các sản phẩm du lịch, 
phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch trở nên đa dạng, 
độc đáo và nâng cao chất lượng hơn nữa để NDĐP thấy 
được sức cạnh tranh và khả năng thu hút khách du lịch 
của Lâm Bình. Trong đó, việc đầu tư nghiên cứu, phát 
triển vật phẩm, quà lưu niệm mang bản sắc văn hóa các 
dân tộc tại huyện Lâm Bình hay xây dựng tour tham 
quan ngắm cảnh bằng xe đạp là những biện pháp cần 
làm hiện tại để không những thu hút du khách mà còn 
để lại dấu ấn và giữ chân du khách. Đặc biệt, cần đề 
xuất công nhận tộc người Thuỷ - tộc người chỉ có duy 
nhất ở Tuyên Quang là một dân tộc anh em sẽ bảo tồn 
và phát triển được văn hoá của họ, theo đó có thể thúc 
đẩy người dân tộc Thuỷ tham gia vào DLCĐ tại địa 
phương cũng như giúp cho hình ảnh du lịch Lâm Bình 
được hấp dẫn và đa dạng màu sắc hơn nữa trong mắt du 
khách. 
N.T.Q.Huong et al/ No.16_June 2020|p.102-109 
Thứ tư, cần nâng cao nhận thức về DLCĐ cho 
NDĐP. Để làm được điều này cần có sự nỗ lực hết mình 
của chính quyền xã, huyện trong các công tác tuyên 
truyền vận động đến NDĐP; tập huấn, đào tạo mô hình, 
kỹ năng làm DLCĐ; khắc phục khó khăn trong giao tiếp, 
đặc biệt là giao tiếp với người nước ngoài. Cần phải phổ 
biến cho người dân những dự án, những chương trình 
được đầu tư xây dựng tại Lâm Bình, và những thuận lợi 
để phát triển du lịch và lợi ích nhận được của NDĐP để 
họ nhận biết được tiềm năng du lịch tại địa phương và 
tích cực tham gia vào việc phát triển DLCĐ. 
Thứ năm, chính quyền địa phương cần thiết kế 
chương trình và tiến hành đào tạo bồi dưỡng về quản lý 
du lịch và DLCĐ cho cán bộ của địa phương, để từ đó 
triển khai xuống các hộ dân. Điều mà các hộ dân đang 
mong muốn là đường lối, định hướng đúng đắn cho 
DLCĐ của địa phương, nếu đáp ứng được mong muốn 
này có khả năng thúc đẩy người dân tự nguyện tham gia 
DLCĐ nhiều hơn, góp phần phát triển DLCĐ tại Lâm 
Bình. 
Thứ sáu, cần phân chia rõ ràng lợi ích nhận được 
của mỗi bên (những chủ thể tham gia vào phát triển các 
dự án DLCĐ: chính quyền địa phương, doanh nghiệp 
và NDĐP) để đảm bảo không có sự nghi ngờ, tranh cãi, 
xung đột khi cùng nhau tham gia phát triển DLCĐ. 
NDĐP tại Lâm Bình trình độ văn hóa chưa cao, họ 
không am hiểu về luật pháp cũng như các vấn đề kinh 
tế, bởi vậy cần tạo sự tin tưởng để họ sẵn sàng tham gia 
vào phát triển DLCĐ. 
Thứ bảy, khuyến khích NDĐP giúp đỡ và hỗ trợ 
nhau trong quá trình làm du lịch. Bản thân mỗi hộ gia 
đình, mỗi cá nhân NDĐP cần hướng đến lợi ích chung 
của cộng đồng mà sẵn sàng hỗ trợ, giúp đỡ những người 
xung quanh mình, những người chưa có kinh nghiệm 
làm DLCĐ để họ có bước khởi đầu tốt hơn từ đó củng 
cố niềm tin và động lực tiếp tục phát triển DLCĐ tại địa 
phương. 
6. KẾT LUẬN 
Trên cơ sở sử dụng các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp thu 
thập được, nghiên cứu đã đề xuất được khung nghiên 
cứu và thông qua ứng dụng mô hình hồi quy đa biến, 
kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 4 yếu tố ảnh hưởng tới 
quyết định tham gia DLCĐ của NDĐP tại Lâm Bình, 
Tuyên Quang bao gồm: Yếu tố cá nhân; Tính hấp dẫn 
và hình ảnh điểm đến du lịch; Sự hỗ trợ, đầu tư từ phía 
Nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức, doanh 
nghiệp; Ảnh hưởng của những người xung quanh. Qua 
đó, bài viết đề xuất bảy giải pháp nhằm khuyến khích 
người dân địa phương Lâm Bình, Tuyên Quang tham 
gia tích cực vào DLCĐ và phát triển bền vững du lịch 
Lâm Bình nói riêng và du lịch Tuyên Quang nói chung 
trong thời gian tới. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ VHTTDL Việt Nam, Tổng Cục Du lịch, “Số 
liệu thống kê” các năm 2017, 2018, 2019 
2. Nguyễn Đức Khoa (2010), “Nghiên cứu điều 
kiện phát triển du lịch cộng đồng ở huyện Na Hang, 
Tuyên Quang”, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 372 
3. Nguyễn Anh Lợi (2020), “Giải pháp phát triển 
du lịch cộng đồng tại huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên 
Quang”, Tạp chí Công Thương 
4. Hoàng Thị Lan (2019), “Du lịch cộng đồng tại Lâm 
Bình, Tuyên Quang - Thực trạng và giải pháp phát triển”, 
Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Du lịch Lâm Bình - Tuyên 
Quang: Tiềm năng, thực trạng và giải pháp 
5. Phạm Hồng Long (2012), “Local Residents’ 
Perceptions of Tourism Impacts and Their Support for 
Tourim Development: the Case of Ha Long Bay, Quang 
Ninh, Viet Nam” (Luận án tiến sỹ, Trường Đại học 
Rikkyo, Nhật Bản). 
6. Phạm Trung Lương (2010), “Tài liệu giảng dạy 
về du lịch cộng đồng”, Viện Nghiên cứu phát triển du 
lịch, Tổng cục Du lịch. 
7. Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc (2008), “Phân 
tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS”, NXB Thống kê. 
8. Ủy ban Nhân dân tỉnh Tuyên Quang (2016), “Kế 
hoạch phát triển du lịch tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 
2016 - 2020”. 
9. Aref, F. and Redzuan, M. B. (2008), “Barriers to 
community participation toward tourism development 
in Shiraz, Iran, Pakistan”, Journal of Social Sciences, 
5(9). 
10. Brodman, J. (1996), “New direction in tourism 
for third world development”, Annal of Tourism 
Research, 23 (1). 
11. Jamal, T.B & Getz, D. (1995), “Collaboration 
Theory and Community Tourism Planning”, Annals of 
Tourism Research. 
12. Reed, M. (1997), “Power relations and 
community-based tourism planning”, Annals of 
Tourism Research. 24(3). 
13. Sue Beeton (2006), “Community Development 
through Tourism”, Landlinks. 
14. Simmons, D. G. (1994), “Community 
participation in tourism planning”, Tourism 
Management, 15(2). 
 Factors affects decisions to participate in community tourism 
of the local people in Lam Binh, Tuyen Quang 
Nguyen Thi Quynh Hương, Do Thi Trang, Do Thi Nguyet Vang, Nguyen Hoang Yen. 
Article info Abstract 
Recieved: 
2/5/2020 
Accepted: 
10/6/2020 
 Lam Binh, Tuyen Quang is considered as a destination that has full conditions to 
develop community tourism.. Then, determining the factors affecting decisions to join 
in community tourism of local people in Lam Binh, Tuyen Quang plays an extremely 
important role. By using secondary data and collected primary data, the research points 
out the factors affecting decisions to take part in community tourism of the local 
people: (1) Personal factors, (2) Attractiveness and image of destinations, (3) Support 
and investment of the State, local authorities, organizations, and businesses,(4) 
Influence of peole around them. Thereby, a number of implications are proposed to 
attract the local people to participate in community tourism and develop community 
tourism in Lam Binh, Tuyen Quang in the future. 
Keywords: 
Tourism, Community 
tourism, the local people, 
Lam Binh district, Tuyen 
Quang province 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_tac_dong_den_quyet_dinh_tham_gia_du_lich_cong_don.pdf