Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch tại Flamingo Đại Lải Resort
Tóm tắt: Xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chất lượng dịch vụ du lịch là một công
cụ hữu ích đối với nhà quản lý trong việc hoạch định chiến lược, lập kế hoạch phát triển du lịch.
Nghiên cứu này sử dụng bảng hỏi được thiết kế từ việc phát triển các kết quả nghiên cứu trước
đây, khảo sát 117 khách hàng nghỉ dưỡng tại khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort nhằm xác định
các yếu tố và mức độ ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với chất lượng dịch vụ du lịch
của khu du lịch này. Kết quả phân tích hồi quy chỉ ra có 5 yếu tố sắp xếp theo mức độ quan trọng
từ cao đến thấp gồm Thời tiết, khí hậu, môi trường (môi trường sinh thái), Thái độ ứng xử của
nhân viên, Chất lượng cơ sở hạ tầng, Tính an toàn của khu vực lưu trú và Chất lượng thực phẩm có
ảnh hưởng đến sự hài lòng của các khách hàng sử dụng dịch vụ với độ tin cậy 95%. Từ kết quả
trên, nghiên cứu đề xuất một số ý kiến về quản lý khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort nhằm tăng
cường khả năng thu hút khách du lịch hơn nữa.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch tại Flamingo Đại Lải Resort
sẽ bị loại. Một thang đo có độ tin cậy tốt khi nó biến thiên trong khoảng 0,70-0,80. Nếu Cronbach’s Alpha lớn hơn hoặc bằng 0,60 thì thang đo có thể chấp nhận được về độ tin cậy [20]. Sau khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, các biến này được đưa vào kiểm định phân tích EFA để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. - Phân tích EFA: Được sử dụng để xác định các nhóm tiêu chí đánh giá mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch tại Flamingo Đại Lải Resort. Phương pháp phân tích EFA thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, nghĩa là không có biến phụ thuộc và biến độc lập mà nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau. EFA dùng để rút gọn một tập k biến quan sát thành một tập F (F < k) các nhân tố ý nghĩa hơn. Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát. Số lượng các nhân tố cơ sở tùy thuộc vào mô hình nghiên cứu, trong đó chúng ràng buộc nhau bằng cách xoay các vector trực giao nhau để không xảy ra hiện tượng tương quan. - Phân tích hồi quy đa biến: Nghiên cứu thực hiện phân tích hồi quy đa biến theo phương pháp bình phương nhỏ nhất để xem xét mức độ tác động giữa các biến độc lập đến biến phụ thuộc. 5. Kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch Nhóm nghiên cứu sử dụng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha để đánh giá độ tin cậy của từng thang đo và thực hiện phân tích EFA để đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo. Kết quả phân tích cho thấy tất cả 6 thang đo đạt yêu cầu về độ tin cậy và giá trị (Bảng 2). Phân tích EFA được thực hiện riêng cho các biến phụ thuộc (Mức độ hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch) và thực hiện đồng thời với 22 biến quan sát đo lường 5 biến độc lập. Kết quả EFA cho thấy các thang đo đều đạt yêu cầu về số nhân tố trích, tổng phương sai trích và hệ số tải (Bảng 3). Phân tích EFA (với phép trích nhân tố được sử dụng là phân tích thành phần chính và phép quay Equamax) cho thấy có 5 nhóm nhân tố được rút trích với tổng phương sai trích là 72,85% (> 50%) đạt yêu cầu. Như vậy, thang đo sau khi đánh giá bằng phân tích EFA gồm: Chất lượng cơ sở hạ tầng; Chất lượng thực phẩm; Thái độ ứng xử của nhân viên; Tính an toàn của cơ sở lưu trú; Khí hậu, cảnh quan, môi trường (Bảng 4). Bảng 2. Kết quả đánh giá thang đo Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến Phương sai thang đo nếu loại biến Tương quan biến tổng Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến Chất lượng cơ sở hạ tầng: α = 0,904 CSHT1 7,487 4,545 0,918 0,825 CSHT2 8,239 5,666 0,822 0,870 CSHT3 7,376 4,944 0,702 0,919 CSHT4 8,179 5,873 0,767 0,888 Chất lượng thực phẩm: α = 0,812 CLTP1 11,838 4,689 0,624 0,623 CLTP2 11,735 4,731 0,582 0,646 CLTP3 11,940 4,936 0,569 0,656 CLTP4 12,385 5,221 0,367 0,775 Thái độ ứng xử của nhân viên: α = 0,835 TDUX1 10,393 2,137 0,870 0,718 TDUX2 10,436 2,058 0,725 0,763 N.T.M. Huong, B.T. Quyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 37, No. 1 (2021) 90-100 97 TDUX3 10,000 2,052 0,566 0,849 TDUX4 10,325 2,342 0,568 0,832 Tính an toàn của cơ sở lưu trú: α = 0,874 LTAT1 5,274 1,804 0,842 0,752 LTAT2 5,641 2,801 0,715 0,873 LTAT3 5,034 2,275 0,766 0,814 Khí hậu, cảnh quan, môi trường (môi trường sinh thái): α = 0,854 MTST1 10,248 4,498 0,712 0,811 MTST2 10,453 3,457 0,864 0,734 MTST3 10,145 4,418 0,556 0,875 MTST4 10,256 4,399 0,685 0,819 Mức độ hài lòng chung về chất lượng dịch vụ du lịch: α = 0,747 HL1 7,179 1,407 0,583 0,652 HL2 7,043 1,403 0,549 0,694 HL3 7,145 1,453 0,591 0,645 Nguồn: Kết quả chạy SPSS. Bảng 3. Kết quả EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng Biến quan sát Nhóm nhân tố 1 2 3 4 5 CSHT1 0,932 CSHT2 0,883 CSHT4 0,852 CSHT3 0,822 MTST2 0,935 MTST1 0,859 MTST4 0,824 MTST3 0,679 TDUX1 0,919 TDUX2 0,859 TDUX4 0,755 TDUX3 0,735 LTAT1 0,886 LTAT2 0,845 LTAT3 0,823 CLTP2 0,813 CLTP1 0,804 CLTP3 0,792 CLTP4 0,574 Nguồn: Kết quả chạy SPSS. Kiểm định mô hình và giả thuyết nghiên cứu Phương pháp phân tích hồi quy đa biến được sử dụng để kiểm định giả thuyết đề ra trong mô hình nghiên cứu. Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định ANOVA cho thấy các thành phần của biến độc lập CSHT, CLTP, TDUX, LTAT, MTST và biến phụ thuộc HL có mối quan hệ với nhau (R hiệu chỉnh = 0,613 (> 0,5) tại mức ý nghĩa sig = 0,000. Điều này cho thấy các biến độc lập đưa vào mô hình giải thích được 61,3 % sự thay đổi của biến phụ thuộc ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ du lịch tại Famingo Đại Lải Resort, còn lại 38,7% là N.T.M. Huong, B.T. Quyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 37, No. 1 (2021) 90-100 98 ảnh hưởng của các yếu tố khác ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên. Do đó mô hình phù hợp với bộ dữ liệu và có thể suy rộng cho tổng thể. Kết quả cho thấy có 5 yếu tố ảnh hưởng thuận chiều đến sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ tại Famingo Đại Lải Resort: Cơ sở hạ tầng, Môi trường sinh thái, Thái độ ứng xử của nhân viên, Tính an toàn của cơ sở lưu trú và Chất lượng thực phẩm. Bảng 4. Kết quả phân tích hồi quy đa biến Mô hình Trọng số hồi quy Giá trị t Giá trị p Chưa chuẩn hóa Sai lệch chuẩn Đã chuẩn hóa Hằng số 2,343 0,075 1,000 0,013 Chất lượng cơ sở hạ tầng 0,199 0,075 0,199 2,648 0,009 Khí hậu, cảnh quan, môi trường (Môi trường sinh thái) 0,481 0,075 0,481 6,413 0,000 Thái độ ứng xử của nhân viên 0,303 0,075 0,303 4,038 0,000 Tính an toàn của cơ sở lưu trú 0,103 0,075 0,103 1,375 0,017 Chất lượng thực phẩm 0,051 0,075 0,051 0,676 0,005 Biến phụ thuộc: Mức độ hài lòng chung, R2 hiệu chỉnh = 0,613; p < 0,000 Nguồn: Kết quả chạy SPSS. 6. Thảo luận kết quả nghiên cứu Nghiên cứu đã xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ hài lòng về chất lượng dich vụ du lịch tại Flamingo Đại Lải Resort. Cụ thể, nghiên cứu đề xuất mô hình với 5 giả thuyết nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các yếu tố Cơ sở hạ tầng, Chất lượng thực phẩm, Thái độ ứng xử của nhân viên, Tính an toàn của cơ sở lưu trú và Khí hậu, cảnh quan, môi trường (môi trường sinh thái). Kết quả hồi quy chỉ ra các yếu tố trên đều tác động thuận chiều tới mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ du lịch. Nghiên cứu góp phần củng cố nhận định rằng nếu các nhà quản lý khu du lịch đánh giá cao việc cải thiện môi trường sinh thái, thái độ phục vụ của nhân viên, cơ sở hạ tầng, tính an toàn của khu vực lưu trú cũng như chất lượng thực phẩm cung cấp cho khách hàng thì sẽ nâng cao được mức độ hài lòng của khách du lịch và thu hút được nhiều khách du lịch hơn. Như vậy, sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ du lịch tại Flamingo Đại Lải Resort phụ thuộc vào 5 yếu tố, theo mức độ quan trọng từ cao đến thấp dựa vào hệ số Beta: Môi trường sinh thái, Thái độ ứng xử của nhân viên, Cơ sở hạ tầng, Tính an toàn của cơ sở lưu trú và Chất lượng thực phẩm. Các biến trong mô hình đảm bảo ý nghĩa thống kê với độ tin cậy lớn hơn 95% (Significance < 0,05). Phương trình hồi quy như sau: HL = 2,343 + 0,199CSHT + 0,481MTST + 0,303TDUX + 0,103LTAT + 0,051CLTP Biến MTST có hệ số hồi quy +0,481, quan hệ cùng chiều với mức độ hài lòng (HL), tức là nếu tăng mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng môi trường sinh thái thêm 1 giá trị thì sự hài lòng chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ du lịch sẽ tăng thêm 0,481 giá trị. Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Yoon và Uysal (2005) [19], Jarvis và cộng sự (2016) [20]. Biến TDUX có hệ số hồi quy +0,303, quan hệ cùng chiều với mức độ hài lòng (HL), tức là nếu tăng mức độ hài lòng của khách hàng về thái độ ứng xử của nhân viên thêm 1 mức và thì sự hài lòng chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ du lịch sẽ tăng thêm 0,303 giá trị. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Nunkoo và cộng sự (2019) [10], Ahelalat và cộng sự (2017) [15]. Biến CSHT có hệ số hồi quy +0,199, quan hệ cùng chiều với mức độ hài lòng (HL), tức là nếu tăng mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng cơ sở hạ tầng thêm 1 mức thì sự hài lòng chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ du lịch tăng thêm 0,199 giá trị. Kết quả N.T.M. Huong, B.T. Quyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 37, No. 1 (2021) 90-100 99 nghiên cứu của Nunkoo và cộng sự (2019) [10], Wu và Ko (2013) [11], Ryan và Huimin (2007) [12] cũng cho thấy có sự tương quan thuận chiều giữa cơ sở hạ tầng với mức độ hài lòng của khách hàng. Biến LTAT có hệ số hồi quy +0,103, ảnh hưởng cùng chiều với mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ du lịch, tức là nếu tăng mức độ hài lòng của khách hàng về tính an toàn của khu vực lưu trú thêm 1 mức thì mức độ hài lòng chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ du lịch sẽ tăng 0,103 giá trị. Kết quả này phản ánh khá phù hợp với thực tế về dịch vụ du lịch tại Flamingo Đại Lải Resort rằng các khách du lịch đến đây thường nghỉ trong thời gian ngắn nên họ ít quan tâm đến yếu tố an toàn của khu vực lưu trú hơn so với các yếu tố khác. Một số nghiên cứu trước đây của Nunkoo và cộng sự (2019) [10], Wu và Ko (2013) [11], Jarvis và cộng sự (2016) [20] cũng chỉ ra kết quả thuận chiều của yếu tố tính an toàn của khu vực lưu trú đối với mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ. Biến CLTP có hệ số hồi quy +0,051, ảnh hưởng cùng chiều với mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ du lịch, tức là nếu tăng mức độ hài lòng của khách hàng về chất lượng thực phẩm thêm 1 mức thì mức độ hài lòng chung của khách hàng về chất lượng dịch vụ du lịch tăng 0,051 giá trị. Kết quả này cũng tương đồng với các nghiên cứu trước đây của Wu và Ko (2013) [11], Akbaba (2006) [14]. Từ kết quả trên, nghiên cứu đề xuất một số ý kiến về quản lý khu du lịch Flamingo Đại Lải Resort nhằm tăng cường khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến này như sau: Cần nâng cao các giá trị thiên nhiên, môi trường và khí hậu của khu du lịch thông qua phát triển không gian nghệ thuật đan xen cây xanh tạo môi trường sinh thái tự nhiên, phát triển các điểm thu hút khách du lịch theo quần thể như du lịch ngắm cảnh hồ Đại Lải, du lịch rừng xanh, các hang, đèo, đồi núi, du lịch văn hóa và du lịch cộng đồng,... Ngoài các lợi thế về thiên nhiên và khí hậu đang được du khách đánh giá khá cao thì yếu tố Thái độ ứng xử của nhân viên cũng cần được quan tâm. Cần đào tạo đội ngũ nhân viên, hướng dẫn viên du lịch không chỉ giao tiếp tốt mà còn phải có kiến thức về lịch sử, văn hóa cũng như thái độ phục vụ chuyên nghiệp, nhiệt tình, chu đáo, tạo được ấn tượng tốt đẹp cho du khách tới tham quan. Đồng thời cần đầu tư, nâng cấp cở sở hạ tầng, trang thiết bị tiện nghi nhằm tạo không gian xanh, sạch, đẹp, thông thoáng. Có như vậy, khu du lịch mới có thể nâng cao cả về chất và lượng, góp phần tích cực vào quá trình phát triển du lịch của địa phương. Tài liệu tham khảo [1] C.H. Wu, “The impact of customer-to-customer interaction and customer homogeneity on customer satisfaction in tourism service - The service encounter prospective”, Tourism Management 28 (2007) 1518-1528. [2] National Assemly, the Ordinace of the Standing Committee of the National Assembly No. 11/1999/PL-UBTVQH10 dated 8/2/1999 on Tourism, 1999. [3] C. Groncroos, “An Applied Service Marketing Theory”, European Journal of Marketing 16(7) (1984) 30. [4] R.L. Oliver, Satisfaction: A Behavioral Perspective on the Consumer, The McGraw-Hill Companies, Inc, New York, 1997. [5] V.A. Zeithaml, M.J. Bitner, Services Marketing: Integrating Customer Focus, Across the Firm, Irwin McGraw-Hill, 2000. [6] Z. Yang, R.T. Peterson, “Customer perceived value, satisfaction, and loyalty: The role of switching costs”, Psychology and Marketing 21(10) (2004) 799-822. [7] P. Kotler, Marketing Management (Vu Trong Hung translated), Statistical Publishing House, Ho Chi Minh City, 2001. [8] T. Levesque. G.H.G. McDougall, “Determinants of customer satisfaction in retail banking”, International Journal of Bank Marketing 14(7) (1996) 12-20. [9] A. Yuksel, F. Yuksel, “Measurement and management issues in customer satisfaction research: Review, critique and research agenda: Part one”, Journal of Travel and Tourism Marketing 10(4) (2001) 47-80. [10] R. Nunkoo, V. Teeroovengadum, C.M. Ringle, V. Sunnassee, “Service quality and customer satisfaction: The moderating effects of hotel star rating”, International Journal of Hospitality Management 21(102414) (2019) 15. N.T.M. Huong, B.T. Quyen / VNU Journal of Science: Economics and Business, Vol. 37, No. 1 (2021) 90-100 100 [11] H.C. Wu, Y.J. Ko, “Assessment of service quality in the hotel industry”, J. Qual. Assur. Hosp. Tour. 14(3) (2013) 218-244. [12] Ryan, Huimin, “Perceptions of Chinese Hotels”, Cornell Hospitality Quarterly 48(4) (2007) 913-934. [13] R.K.S. Chu, T. Choi, “An importance- performance analysis of hotel selection factors in the Hong Kong hotel industry: A comparison of business and leisure travellers”, Tourism Management 21(4) (2000) 363-377. [14] A. Akbaba, “Measuring service quality in the hotel industry: A study in a business hotel in Turkey”, International Journal of Hospitality Management 25(2) (2006) 170-192. [15] J.A. Alhelalata, Ma’moun A.Habiballaha, Naseem M.Twaissib, “The impact of personal and functional aspects of restaurant employee service behaviour on customer satisfaction”, International Journal of Hospitality Management 66 (2017) 46. [16] R. Nunkoo, V. Teeroovengadum, P. Thomas, L. Leonard, “Integrating service quality as a second-order factor in a customer satisfaction and loyalty model”, International Journal of Contemporary Hospitality Management 29(12) (2017) 2978-3005. [17] C.A. Enz, M.K. Taylor, “The safety and security of U.S. hotels: A post-September-11 report” [Electronic version], Cornell Hotel and Restaurant Administration Quarterly 43(5) (2002) 119-136. [18] M. Kozak, “Comparative analysis of tourist motivations by nationality and destinations”, Tourism Management 23 (2002) 221-232. [19] Y. Yoona; M. Uysalb, “An examination of the effects of motivation and satisfaction on destination loyalty: A structural model”, Tourism Management 26 (2005) 45-56. [20] D. Jarvis, Natalie Stoeckl, Hong-Bo Liu, “The impact of economic, social and environmental factors on trip satisfaction and the likelihood of visitors returning”, Tourism Management 52 (2016) 1-18. [21] J.D. Nunnally, I.H. Bernstein, “The Assessment of Reliability”, Psychometric Theory 3 (1994) 248-292. K o
File đính kèm:
- cac_yeu_to_anh_huong_den_su_hai_long_ve_chat_luong_dich_vu_d.pdf