Các loại hình hợp danh theo pháp luật thương mại của Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam
Bài nghiên cứu này sẽ giới thiệu và
phân tích các quy định hiện hành của pháp
luật thương mại tại Cộng hòa Pháp về các
loại hình hợp danh. Đồng thời, trên cơ sở
đánh giá và so sánh các đặc trưng pháp l của
công ty hợp danh theo Luật Doanh nghiệp
2020, bài viết sẽ giải thích vai trò mờ nhạt
của công ty hợp danh trong tiến trình phát
triển kinh tế của Việt Nam và đề xuất một số
giải pháp theo hướng đa dạng hoá các loại
hình hợp danh nhằm tăng cường tính hấp dẫn
của công ty hợp danh không chỉ đối với các
nhà đầu tư trong nước mà còn đối với các nhà
đầu tư nước ngoài.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Bạn đang xem tài liệu "Các loại hình hợp danh theo pháp luật thương mại của Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các loại hình hợp danh theo pháp luật thương mại của Cộng hòa Pháp và kinh nghiệm cho Việt Nam
hành viên hợp danh, công ty có thể có thêm thành viên góp vốn”. Như vậy, CTHD là loại hình doanh nghiệp có hai loại thành viên, bao gồm TVHD và TVGV. Trong đó, TVHD là loại thành viên bắt buộc của công ty và luôn phải đảm bảo số lượng tối thiểu là 02 thành viên. TVGV là loại thành viên “tùy TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 42 chọn” trong CTHD. Điều đó có nghĩa là TVGV là loại thành viên không bắt buộc phải có trong tất cả các CTHD mà tùy thuộc vào sự lựa chọn của chính các chủ thể khi thành lập công ty. Chính vì tính tùy chọn này mà LDN 2020 cũng đồng thời không quy định số lượng TVGV tối thiểu trong CTHD. Bên cạnh đó, TVHD chỉ có thể là cá nhân và các cá nhân này được luật xác định là chủ sở hữu chung của công ty. Ngoài ra, TVHD phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty trong khi đó, TVGV chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Trong CTHD, chỉ có TVHD mới có quyền tham gia điều hành, quản lý công ty. Nếu các TVHD không có thỏa thuận gì khác thì mỗi TVHD đều có thẩm quyền quản l như nhau và đều là người đại diện theo pháp luật của công ty. Các TVHD tự phân công nhiệm vụ trong việc tổ chức, điều hành công ty. Tuy nhiên, LDN 2020 cũng quy định bắt buộc CTHD phải tổ chức cơ quan quản lý Hội đồng thành viên và chức danh Chủ tịch Hội đồng thành viên. Hội đồng thành viên là tập hợp của tất cả các thành viên công ty và có thẩm quyền quyết định các vấn đề quan trọng nhất của công ty với tỷ lệ chấp thuận tương ứng. Tuy là tập hợp của tất cả các thành viên nhưng TVGV chỉ được thảo luận và biểu quyết những vấn đề rất hạn hữu. 2.2.2. Một số bất cập trong quy chế pháp lý của công ty hợp danh gây ra bởi tính đơn nhất của loại hình hợp danh theo Luật Doanh nghiệp 2020 Hầu hết pháp luật các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận ít nhất hai hình thức hợp danh cơ bản đó là HDTT và HDHH với sự khác biệt về đặc điểm pháp l tương đối rõ ràng. HDTT chỉ có một loại thành viên và HDHH là loại hợp danh có hai loại thành viên với tư cách pháp lý, chế độ trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ khác nhau và do đó sẽ có các ưu thế, nhược điểm tương ứng cho các nhà đầu tư được cân nhắc và lựa chọn. Nếu so sánh với lịch sử phát triển của pháp luật về CTHD của Pháp, có thể nhận thấy rằng CTHD theo pháp luật Việt Nam dường như là sự “nhất thể hóa” của ba loại hình CTHD tại Pháp hiện nay. Việc học hỏi từ pháp luật các nước trong công cuộc xây dựng chế định hợp danh là cần thiết và là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, việc “trộn lẫn” các đặc điểm như cách thức của LDN 2020 hiện nay cần hết sức cẩn trọng mặc dù ở một khía cạnh nhất định, việc phối hợp đặc điểm pháp lý của ba loại hình hợp danh của Pháp vào trong CTHD mang đến một sự tiện lợi cơ học nhất định cho các nhà lập pháp và các nhà đầu tư (NĐT). Tuy nhiên, cũng cần lưu rằng để có thể có cơ chế pháp lý hoàn thiện về hợp danh như ở Pháp mà bài viết đã vừa giới thiệu đòi hỏi quá trình phát triển lâu dài, tương hợp với thực tiễn và đòi hỏi của các quan hệ xã hội của các quốc gia qua từng thời kỳ. Do đó, việc quy định “ận dụng” khiên cưỡng theo cách thức của LDN 2020 có thể dẫn đến nhiều hệ lụy khó tránh khỏi. Thứ nhất, cách thức quy định như hiện nay có thể dẫn đến tình trạng cùng một loại hình CTHD nhưng các CTHD khác nhau lại có cơ cấu thành viên hoàn toàn khác nhau. TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 43 Thứ hai, đó là cơ cấu tổ chức quản lý của CTHD theo LDN 2020 hiện nay là quá cồng kềnh đối với thực tế của một số CTHD, ví dụ như những CTHD chỉ có một vài TVHD và không có TVGV nhưng buộc phải tổ chức Hội đồng thành viên. Thứ ba, mặc dù TVGV hiện nay có quyền tự do chuyển nhượng vốn góp của mình, tuy nhiên, vì được xác định là CTHD nên phần vốn góp này không được xem là chứng khoán và không được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Thứ tư, do gắn liền với tên gọi CTHD nên dường như trong cách thức quy định các quyền và nghĩa vụ của TVGV trong LDN 2020 hiện nay có xu hướng xem nhẹ vai trò của TVGV và do đó còn nhiều hạn chế đối với TVGV. Thứ năm, cách thức quy định “gộp chung” của LDN 2020 hiện nay khiến cho chế định CTHD của Việt Nam trở lên xa lạ và khó hiểu đối với các NĐT nước ngoài. 2.3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật doanh nghiệp Việt Nam đối với loại hình công ty hợp danh trong tƣơng lai 2.3.1. Quy định đa dạng các loại hình hợp danh trong Luật Doanh nghiệp Luật Doanh nghiệp 2020 cần sớm đa dạng hóa các hình thức hợp danh tại Việt Nam. Việc phân loại các hình thức hợp danh đã xuất hiện ngay từ trong pháp luật La Mã cổ đại. Pháp luật La Mã ghi nhận bốn hình thức hợp danh bao gồm: hợp danh toàn thể (universial partnership), hợp danh thương mại (commercial partnership), hợp danh điều hành kinh doanh (partnership for conducting a business) và hợp danh cho các giao dịch đơn lẻ (partnership for single transaction) 10 . Xuyên suốt chiều dài lịch sử phát triển của chế định hợp danh ở các nước, chúng ta cũng nhận thấy có sự phát triển theo hướng đa dạng hóa các hình thức hợp danh 11 và rất ít quốc gia lựa chọn đơn nhất một hình thức hợp danh như Việt Nam chúng ta hiện nay. Khi phân định rõ các loại hình hợp danh sẽ tạo ra sự gần gũi nhất định giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật thế giới và do đó giúp cho các NĐT nước ngoài sớm quan tâm đến loại hình kinh doanh này. Việc phân loại và có hệ hống các quy định riêng biệt sẽ mang lại những điều chỉnh chính xác, chặt chẽ, phù hợp, “tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc nhận thức và áp dụng pháp luật để tổ chức vận hành các loại hình doanh nghiệp này”12 và qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động cho từng loại hợp danh. 10 P.W. Barker and E. G. Holder (1938), “Rubber statistics 1900-1937, Production, absorption, stocks and prices”, Trade Promotion Series: Issues 180-186, U.S. Government Printing Office, p.75. 11 Ngoài Anh và Pháp như đã được phân tích cụ thể trong bài viết, có thể liệt kê ra rất nhiều quốc gia có sự phân định rạch ròi về các loại hình hợp danh như Hoa Kỳ với Luật Hợp danh thống nhất 1914 (sửa đổi năm 1992 và hoàn thiện năm 1997), Luật về Hợp danh hữu hạn ban hành 1916 và đã sửa đổi vào các năm 1976, 1985, 2001. Pháp luật của các quốc gia như Đức, Ý, Canada, Úc, Thái Lan, cũng tiến hành phân loại tương tự. 12 Nguyễn Như Phát (2011), “Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam”, Viện Đại học Mở Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, tr.104. TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 44 2.3.2. Quy định phù hợp về cơ cấu tổ chức, quản lý cho từng loại hình hợp danh Luật Doanh nghiệp 2020 hiện nay đang can thiệp quá sâu vào cơ cấu tổ chức, quản lý và điều hành của CTHD. Đặc trưng pháp l và cũng là ưu thế của hợp danh so với các loại hình công ty đó là tính linh hoạt trong cơ cấu tổ chức, quản l và điều hành của các TVHD. Pháp luật hầu hết các quốc gia đều rất hạn chế can thiệp vào quy chế quản trị nội bộ của hợp danh. LDN 2020 do bởi chỉ ghi nhận một loại hình hợp danh duy nhất do đó LDN 2020 phải quy định theo hướng cố gắng bao quát các trường hợp CTHD có cấu thành phức tạp nhưng điều này cũng gián tiếp khiến cho cơ cấu của CTHD đơn giản bị trở nên quá cồng kềnh. Một lần nữa, LDN 2020 cần tách bạch các loại hình hợp danh và tùy thuộc vào mức độ tham gia của các loại thành viên để xây dựng các quy định về quản trị thực sự phù hợp. Ở vấn đề này chúng ta hoàn toàn có thể học hỏi thêm kinh nghiệm từ cách thức tiếp cận của pháp luật Anh, theo đó, cần trao quyền tối đa trong quản l điều hành cho các TVHD đối với loại hình HDTT và từng bước quy định chặt chẽ hơn đối với các loại hình hợp danh có sự tham gia của TVGV. Ngoài ra, hiện nay LDN 2020 quy định chỉ có TVHD mới được tham gia điều hành, quản lý CTHD nhằm mục tiêu đặt ra giới hạn và đối trọng đối với TVGV. Tuy nhiên, quy định này cũng ảnh hưởng đến «quyền tự do ý chí» của chính các TVHD. Thiết nghĩ, LDN 2020 nên theo hướng quy định cho phép chủ thể không phải là TVHD được tham gia điều hành, quản lý CTHD nếu quyết định này phù hợp với ý chí của tất cả các TVHD. Quy định này sẽ nâng cao tính linh hoạt của CTHD và giúp CTHD dễ dàng thích ứng trong các trường hợp khẩn cấp liên quan đến nhân sự quản lý hoàn toàn có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của công ty. Quy định này, tất nhiên, cần được loại trừ đối với TVGV và phải tách biệt ra khỏi quy định về tư cách người đại diện theo pháp luật của TVHD trong CTHD. 2.3.3. Điều chỉnh tư cách pháp lý cho thành viên góp vốn phù hợp với từng loại hình hợp danh Có thể thấy rằng xuyên suốt các quy định về quyền và nghĩa vụ của TVGV, TVGV chỉ đơn thuần là những NĐT hoàn toàn thụ động với vai trò hết sức mờ nhạt. Đầu tiên, TVGV không thể tham gia điều hành, quản lý CTHD. TVGV là thành viên của Hội đồng thành viên trong CTHD nhưng không có quyền được biểu quyết về hầu hết các vấn đề của công ty, trừ quyền “Tham gia họp, thảo luận và biểu quyết tại Hội đồng thành viên về việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung các quyền và nghĩa vụ của TVGV, về tổ chức lại và giải thể công ty và các nội dung khác của Điều lệ công ty có liên quan trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của họ” (điểm a khoản 1 Điều 187 LDN 2020). Tiếp theo đó, TVGV mặc dù “được cung cấp báo cáo tài chính hằng năm của công ty; có quyền yêu cầu Chủ tịch Hội đồng thành viên, TVHD cung cấp đầy đủ và trung thực các thông tin về tình hình và kết quả kinh doanh của công ty; xem xét sổ kế toán, biên bản, hợp đồng, giao dịch, hồ sơ và tài liệu khác của công ty” (điểm c khoản 1 Điều 187 LDN 2020) nhưng trên thực tế rất khó để bảo đảm được quyền này cho TVGV. LDN 2020 chưa quy định cụ thể cách thức để TVGV thực hiện các quyền này, ví dụ luật không chỉ rõ hình thức đưa ra yêu cầu của TVGV hay thời hạn mà các chủ thể phải đáp ứng khi có yêu cầu của TVGV. Bên cạnh đó, LDN 2020 cũng không quy TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT, ĐẠI HỌC HUẾ 45 định cơ chế giúp bảo vệ quyền lợi của TVGV trong trường hợp họ phát hiện các vấn đề bất thường của CTHD có liên quan đến các TVHD và các chức danh quản lý khác của công ty khi họ được cung cấp những tài liệu đó hoặc khi họ bị xâm phạm quyền được thông tin của mình. Nguyên nhân dẫn đến những bất cập nói trên chính bởi LDN 2020 hiện nay chỉ quy định một loại hình hợp danh duy nhất. Theo logic thông thường, trong CTHD thì những vị trí và vai trò tối quan trọng cần thuộc về TVHD. Tuy nhiên, với quy định rằng TVGV là loại thành viên không bắt buộc của CTHD đã gián tiếp khẳng định rằng, sự tồn tại của các nhà đầu tư là TVGV không có nhiều nghĩa với CTHD và do đó cũng không quá cần thiết đối với nền kinh tế. Cuối cùng lại, sự tồn tại của những quy định của LDN 2020 về TVGV hoàn toàn không nhằm một nghĩa rõ ràng nào ngoài việc bổ sung một loại hình thành viên “cho giống” với pháp luật các nước. Do vậy, việc quy định đa dạng các loại hình hợp danh là tối cần thiết đối với nhiệm vụ thu hút các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư mới, nhà đầu tư thụ động tham gia vào hoạt động kinh tế với tư cách là TVGV và từ đó trả TGVG về đúng vị trí vốn có của họ. Tương tự như pháp luật thương mại của Pháp, có loại hình hợp danh hoàn toàn chỉ dành cho các chủ thể hợp danh nhưng cũng có loại hình hợp danh cho phép sự tham gia của TVGV hạn chế và cũng có loại hình hợp danh cho phép TVGV tham gia tích cực và rộng rãi. Đồng thời, khi cho phép TVGV tham gia đầu tư, pháp luật trao cho họ đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của một nhà đầu tư cũng như có cơ chế để cân bằng quyền và nghĩa vụ của TVHD và TVGV. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật doanh nghiệp Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của pháp luật Pháp trong việc xây dựng cơ chế giám sát của TVGV đối với những hoạt động nhất định của các TVHD. 3. Kết luận Hợp danh là một trong những loại hình kinh doanh xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người và đồng thời cũng là một trong những hạt nhân tạo nên cuộc Cách mạng Thương mại tại châu Âu vào thế kỷ thứ XIII, từ đó khiến nền kinh tế các nước châu Âu trở nên vượt trội so với phần còn lại của thế giới. Với đặc trưng kinh tế nông nghiệp, hợp danh tại Việt Nam ra đời muộn và do đó, pháp luật về hợp danh tại Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ pháp luật của các quốc gia, đặc biệt là Cộng hoà Pháp. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khách quan, pháp luật về hợp danh của Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. Một trong số đó chính là sự quy định duy nhất một loại hình hợp danh - công ty hợp danh - trong suốt chiều dài phát triển của pháp luật doanh nghiệp. Bất cập này đã trở thành những trở lực ngăn cản sự phát triển của hợp danh, khiến hợp danh trở nên kém hấp dẫn đối với NĐT và do đó không phát huy được vai trò của mình. Thông qua bài nghiên cứu, tác giả hi vọng cung cấp được cho người đọc bức tranh toàn cảnh và khách quan pháp luật về hợp danh của Cộng hoà Pháp - “nơi gần như đã tập hợp tất cả những đặc điểm của cách tổ chức công ty của nền kinh tế hàng hóa ở nhiều TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN - SỐ 46/2021 46 nước trên thế giới”13. Từ bài học kinh nghiệm của Pháp, bài nghiên cứu xây dựng hệ thống các đề xuất cấp thiết trong việc tái cấu trúc chế định CTHD trong pháp luật doanh nghiệp hiện nay theo hướng đa dạng hoá các loại hình hợp danh và thiết kế cấu trúc pháp l tương ứng nhằm thúc đẩy CTHD sớm phát huy tiềm năng, trở thành chủ thể kinh doanh chủ lực, tạo sức bật cho nền kinh tế Việt Nam tương tự như cách thức mà CTHD đã thay đổi lịch sử nền kinh tế của cả châu Âu. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đoàn Thị Ngọc Hải (2015), “Một số vấn đề về công ty hợp danh ở Việt Nam theo Luật Doanh nghiệp và hướng đề xuất hoàn thiện”, tại https://moj.gov.vn/qt/tintuc/Pages/ nghien-cuu-trao-doi.aspx?ItemID=1872, truy cập ngày 10/3/2020. 2. Minh Ngọc, Ngọc Hà (2011), Giáo trình Luật Kinh tế, Nxb Lao động. 3. Nguyễn Như Phát (2011), Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, Viện Đại học Mở Hà Nội, Nxb Công an nhân dân. 4. Nguyễn Như Phát, Phạm Duy Nghĩa (2001), Giáo trình Luật Kinh tế Việt Nam, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 5. P. W. Barker and E. G. Holder (1938), “Rubber statistics 1900-1937, Production, absorption, stocks and prices”, Trade Promotion Series: Issues 180-186, U.S. Government Printing Office. 6. Frank Wooldridge, “The general partnership under French law”, Amicus Curiae Issue 77 Spring 2009. 7. Maurice Cozian, Alian Viandier (1988), “Droit des societes”, Litec. 8. François Malepeyre (2018), “Traité des sociétes commerciales suivi de modèles des divers genres d'actes de sociétés commerciales: accompagné d'un précis de l'arbitrage forcé et suivi... de sociétés commerciales”, HardPress (May 26, 2018). 9. https://baodautu.vn/nam-2019-tphcm-co-44004-doanh-nghiep-thanh-lap-moi-d112511. html, truy cập ngày 22/12/2020. 13 Maurice Cozian, Alian Viandier (1988), “Droit des societes”, Litec, p.165.
File đính kèm:
- cac_loai_hinh_hop_danh_theo_phap_luat_thuong_mai_cua_cong_ho.pdf