Các hình thức dân chủ trực tiếp ở một số nước trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam

Dân chủ trực tiếp (DCTT) là mối quan tâm của nhiều quốc gia, nhiều

nền chính trị trên thế giới. Xu hướng chung của các quốc gia hiện nay

là mở rộng DCTT bên cạnh việc tiếp tục duy trì và củng cố dân chủ đại

diện nhằm bảo đảm quyền của công dân trong việc tổ chức thực thi

quyền lực nhà nước. Qua nghiên cứu cho thấy, các hình thức DCTT

thường được ghi nhận trong Hiến pháp và luật. Về cơ bản, pháp luật ở

các quốc gia đều ghi nhận những phương thức DCTT khá giống nhau

gồm trưng cầu dân ý, sáng kiến chương trình nghị sự, bãi miễn,. Tuy

nhiên, ở mỗi quốc gia, mức độ và cách thức ghi nhận có khác nhau.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung trình bày phân tích các

hình thức DCTT được áp dụng ở một số nước trên thế giới và rút ra một

số gợi mở cho Việt Nam.

Các hình thức dân chủ trực tiếp ở một số nước trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam trang 1

Trang 1

Các hình thức dân chủ trực tiếp ở một số nước trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam trang 2

Trang 2

Các hình thức dân chủ trực tiếp ở một số nước trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam trang 3

Trang 3

Các hình thức dân chủ trực tiếp ở một số nước trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam trang 4

Trang 4

Các hình thức dân chủ trực tiếp ở một số nước trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 5360
Bạn đang xem tài liệu "Các hình thức dân chủ trực tiếp ở một số nước trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các hình thức dân chủ trực tiếp ở một số nước trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam

Các hình thức dân chủ trực tiếp ở một số nước trên thế giới và gợi mở cho Việt Nam
nhau.
Trong phạm vi bài viết này, tác giả tập trung trình bày phân tích các
hình thức DCTT được áp dụng ở một số nước trên thế giới và rút ra một
số gợi mở cho Việt Nam.
Abstract: 
Direct democracy is the concern of many countries, many politics in the
world. The common trend of countries today is to expand direct
democracy in addition to continuing to maintain and strengthen
representative democracy in order to ensure citizens' rights in organizing
the exercise of state power. The study has shown that direct democracy
forms are often recognized in the Constitution and the specialized laws
of the countries. Basically, the laws in all countries recognize the same
methods of direct democracy, including referendums, elections,
dismissals, and agenda initiatives ... However, in each country, the level
and recognition method are somewhat different. In the scope of this
article, the author focuses on analyzing the forms of direct democracy
being applied in some countries in the world and provides some
suggestions for Vietnam.
59Số 18 (418) - T9/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
bộ máy quan lại chuyên nghiệp nhưng đã
bước đầu quy định những biểu hiện đầu tiên
của DCTT như: biểu quyết thông qua các
luật, bỏ phiếu bất tín nhiệm lãnh đạo... Trong
xã hội hiện đại, DCTT ngày càng được nhiều
quốc gia quan tâm thực hiện. 
Dân chủ trực tiếp ở Thụy Sỹ 
Trong tất cả các nền dân chủ trên thế
giới, Thụy Sỹ được đánh giá là một quốc gia
áp dụng hình thức DCTT phổ biến nhất. Cho
đến nay, chưa có một nhà nước nào tổ chức
một số lượng lớn các cuộc trưng cầu ý dân ở
cấp quốc gia như ở Thụy Sỹ2. Ở Thụy Sỹ,
DCTT cùng tồn tại song hành với nền dân
chủ nghị viện (dân chủ đại diện), thông qua
đó người dân có thể gây ảnh hưởng trực tiếp
đến hoạt động quản lý đất nước. Các cuộc
trưng cầu ý dân (referendum) được tổ chức
từ năm 1291, và từ năm 1848 đã được chính
thức quy định trong Hiến pháp Thụy Sỹ3.
Ngày nay, Thụy Sỹ thực thi các hình thức
DCTT ở tất cả các cấp chính trị (cấp địa
phương, cấp bang, cấp nhà nước liên bang).
Ở Thụy Sỹ, có ba loại loại hình quan trọng
nhất của DCTT là: trưng cầu ý dân bắt buộc,
trưng cầu ý dân không bắt buộc và sáng
quyền nhân dân.
Trưng cầu ý dân bắt buộc: Theo quy
định của Điều 140 Hiến pháp liên bang, tất
cả các dự thảo sửa đổi Hiến pháp đã được
Nghị viện thông qua - không phụ thuộc vào
việc đó là sửa đổi từng điều khoản hoặc sửa
đổi toàn bộ - đều phải được người dân chấp
thuận thông qua một cuộc trưng cầu ý dân
(toàn dân phúc quyết). Cụ thể, trưng cầu ý dân
bắt buộc về sửa đổi Hiến pháp liên bang phải
được tiến hành trong các trường hợp sau: a)
Yêu cầu sửa đổi toàn bộ Hiến pháp liên bang
theo sáng kiến (đề xuất) của người dân; b)
Yêu cầu sửa đổi toàn bộ Hiến pháp liên bang
theo sáng kiến (đề xuất) của Thượng viện
(Hội đồng quốc gia) hoặc Hạ viện (Hội đồng
bang) nhưng không được viện kia ủng hộ; c)
Yêu cầu sửa đổi một phần (một số điều) của
Hiến pháp liên bang theo sáng kiến (đề xuất)
của người dân dưới hình thức đề xuất chung
nhưng đã bị Nghị viện liên bang chung (Hội
đồng quốc gia và Hội đồng bang tiến hành
phiên họp chung) bác bỏ4.
Trưng cầu ý dân không bắt buộc: Ở
Thụy Sỹ, trưng cầu ý dân không bắt buộc đã
được áp dụng từ năm 1874. Theo quy định
của Điều 141 Hiến pháp liên bang, 4 loại văn
bản sau đây thuộc đối tượng có thể được đưa
ra trưng cầu ý dân: Một là, các luật liên bang
(các luật mới hoặc các luật sửa đổi); Hai là,
các luật liên bang được tuyên bố khẩn cấp
có thời hạn áp dụng trên một năm; Ba là, các
nghị quyết liên bang nếu được Hiến pháp
hoặc luật trù liệu; Bốn là, các điều ước quốc
tế thuộc loại sau: có thời hạn không xác định
và không được hủy bỏ; quy định về gia nhập
vào một tổ chức quốc tế; chứa đựng các quy
định quan trọng hoặc việc thực hiện đòi hỏi
phải ban hành luật liên bang. 
Điều kiện đặt ra đối với yêu cầu trưng
cầu ý dân không bắt buộc là phải có sự ủng
hộ (yêu cầu) của 50.000 người dân có quyền
biểu quyết (cử tri) hoặc của 8 bang trở lên.
Danh sách chữ ký của cử tri được đưa ra làm
bằng chứng phải được lập trong thời hạn 100
ngày sau khi công bố luật hoặc nghị quyết
được thông qua. 
Sáng quyền nhân dân: Hình thức sáng
quyền nhân dân (Nhân dân đưa ra sáng kiến)
được áp dụng từ năm 1891. Người dân Thụy
2 Wilfried Marxer (2004), “Wir sind das Volk: Direkte Demokratie - Verfahren, Verbreitung, Wirkung”, in
Beiträge Liechtenstein-Institut Nr. 24/2004, S. 29.
3 Switzerland’s Direct Democracy, at 
4 Hội Luật gia Việt Nam, Hồ sơ Dự án Luật Trưng cầu ý dân, cung cấp tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII
(2015), Hiến pháp Thuỵ Sĩ, các điều 138, 139, 141.
Số 18 (418) - T9/202060
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
5 Hội Luật gia Việt Nam, Hồ sơ Dự án Luật Trưng cầu ý dân, cung cấp tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khoá XIII
(2015), Hiến pháp Thuỵ Sĩ, các điều 138, 139, 141.
6 Ralf-Uwe Beck und Daniel Schily, Die direkte Demokratie in den USA, 2011.
7 Direkte Demokratie in den USA, 
wort-1.18159238.
Sỹ có thể yêu cầu tiến hành một cuộc trưng
cầu ý dân về việc sửa đổi toàn bộ hay một
phần của Hiến pháp liên bang5. Hình thức
sáng quyền nhân dân được coi là yếu tố động
lực của nền DCTT.
Trưng cầu ý dân ở cấp bang và địa
phương: Trưng cầu ý dân không chỉ được áp
dụng ở cấp liên bang mà còn được áp dụng
đối với các nghị quyết của nghị viện bang và
hội đồng xã. Ở các đô thị nhỏ, người dân có
quyền biểu quyết tại hội nghị đô thị về các
vấn đề quan trọng. Người dân Thụy Sỹ ở cấp
bang và cấp địa phương có thể thực hiện
sáng quyền lập pháp và trưng cầu ý dân về
các quyết định hành chính. Trưng cầu ý dân
về luật và các quyết định hành chính cho
phép người dân thể hiện ý kiến về các văn
bản luật và các quyết định hành chính của
chính quyền bang hoặc chính quyền đô thị.
Hầu hết các bang đều áp dụng hình thức
trưng cầu ý dân bắt buộc hoặc trưng cầu ý
dân không bắt buộc về luật hoặc kết hợp cả
hai hình thức này. Ví dụ, các nghị quyết về
chi tiêu trên một mức tiền nhất định hoặc về
những loại thuế mới ở nhiều bang được quy
định phải tiến hành trưng cầu ý dân bắt buộc;
ở các bang còn lại thì trưng cầu ý dân có thể
thưc hiện nhưng không bắt buộc. Bằng cách
đó, người dân Thụy Sỹ có thể tham gia quyết
định về các công trình hạ tầng công cộng
được xây dựng hoặc tài trợ từ ngân sách
công hoặc việc chi tài chính cho các trường
học, bệnh viện.
Dân chủ trực tiếp ở Hoa Kỳ
Hoa Kỳ cũng được coi là quốc gia tiêu
biểu trong việc thực hiện DCTT. DCTT
cũng được thực hiện ở Hoa Kỳ từ rất lâu và
hiện vẫn đang được thực hiện một cách phổ
biến hơn nhiều quốc gia khác trên thế giới6. 
Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, DCTT chỉ được
thực hiện ở cấp bang. Nước này chưa từng
tổ chức các cuộc trưng cầu ý dân (kể cả bắt
buộc hoặc chỉ có tính chất tham vấn) ở cấp
liên bang. Những nỗ lực áp dụng các thiết
chế DCTT ở cấp liên bang cho đến nay vẫn
chưa thành công7. 
Về mặt pháp lý, mặc dù DCTT với tư
cách là một nguyên tắc lập pháp chưa được
ghi nhận trong Hiến pháp Hoa Kỳ, nhưng lý
thuyết về DCTT đã được hiện thực hóa ở
nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ. Cuộc đấu tranh
cho các quyền dân sự và công bằng xã hội đã
diễn ra trong nhiều thế kỷ ở Hoa Kỳ và trong
quá trình đó, DCTT đã được vận dụng như là
một công cụ pháp lý quan trọng thực hiện
quyền lực nhân dân. Ví dụ, thông qua hình
thức trưng cầu ý dân, toàn bộ các bang phía
Tây của Hoa Kỳ trao quyền bầu cử cho phụ
nữ; ở bang Oregon, việc trưng cầu ý dân đã
dẫn tới việc xoá bỏ hình phạt tử hình và áp
dụng chế độ làm việc 8 tiếng tuần và quy định
mức lương tối thiểu của người lao động... 
Xét về mặt lịch sử, các yếu tố DCTT
cũng đã có truyền thống lâu đời ở Hoa Kỳ.
Một hình thức được gọi là “town hall
meetings” (các cuộc họp ở tòa thị chính) -
một loại hình hội nghị công dân, đã được
thực hiện từ khi nước này còn là một thuộc
địa của Anh. Năm 1778, cuộc trưng cầu ý
dân đầu tiên đã được tiến hành ở cấp bang -
đó là một cuộc trưng cầu ý dân về Hiến pháp
ở bang Massachusetts. Năm 1898, bang
South Dakota đã ghi nhận trưng cầu ý dân
không bắt buộc và sáng quyền nhân dân
61Số 18 (418) - T9/2020
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
trong Hiến pháp của mình. Năm 1902, Nghị
viện bang Oregon cũng thông qua quy định
tổ chức trưng cầu ý dân bắt buộc về sửa đổi
Hiến pháp. Năm 1911, bang California cũng
ghi nhận các hình thức DCTT. 
Từ 1898 đến 1918, 24 bang của Hoa Kỳ
đã ghi nhận trưng cầu ý dân và sáng quyền
nhân dân trong Hiến pháp của mình. Dù vậy,
sau năm 1918, việc thiết lập các hình thức
DCTT trở lên chậm hơn. Năm 1959, bang
Alaska đưa vào áp dụng sáng quyền nhân
dân, các bang tiếp theo là Florida vào năm
1972 và Mississippi vào năm 19928 
Hiện nay, hầu hết các bang của Hoa Kỳ
đều ghi nhận một số hình thức DCTT, thông
thường là sáng quyền nhân dân và trưng cầu
ý dân. Đối với sáng quyền nhân dân về Hiến
pháp và luật, điều kiện cần thiết trong việc
thu thập chữ ký có sự khác nhau ở từng tiểu
bang, dao động trong khoảng từ 2% đến
15%. Thời gian thu thập chữ ký trung bình
là 15 tháng9.
Việc bầu cử trực tiếp thống đốc được ghi
nhận ở tất cả các tiểu bang. Ở cấp cơ sở thì
thị trưởng, cảnh sát trưởng, v.v. cũng được
bầu trực tiếp. Tất cả những người do dân
trực tiếp bầu ra có thể bị bãi nhiệm theo sáng
kiến của Nhân dân.
Dân chủ trực tiếp ở một số nước phát
triển khác
Ở các nước phát triển khác (Anh, Úc,
New Zealand, Áo, Thụy Điển, CHLB Đức,
Nhật Bản...) hiện đều đã áp dụng những hình
thức DCTT phổ biến mà IDEA đã xác định
là: trưng cầu ý dân, sáng kiến của công dân,
sáng kiến chương trình nghị sự, bãi miễn đại
biểu dân cử10, mặc dù mức độ, cách thức và
cả tên gọi của các hình thức DCTT nêu trên
ít nhiều khác nhau ở các quốc gia.
- Trưng cầu ý dân: Pháp luật ở nhiều
nước phát triển trao cho người dân quyền,
thông qua cuộc trưng cầu ý dân, trực tiếp
quyết định các vấn đề chính trị, xã hội, pháp
lý quan trọng của đất nước hay của địa
phương. Ở một số nước như New Zealand,
vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân là không bị
hạn chế, kể cả trong lĩnh vực ngân sách nhà
nước. Thông thường, kết quả trưng cầu ý dân
có hiệu lực ràng buộc đối với các cơ quan
nhà nước.
- Sáng kiến công dân: Pháp luật ở nhiều
nước phát triển khác còn trao cho công dân
quyền đề nghị đưa một vấn đề quan trọng
quốc gia ra quyết định thông qua cuộc trưng
cầu ý dân. Điều kiện để thực hiện sáng kiến
công dân là người đề xuất phải thu thập đủ
một số lượng chữ ký ủng hộ theo luật định.
Nội dung bỏ phiếu khá đa dạng như: đề xuất
ban hành mới hoặc sửa đổi văn bản pháp
luật, hay vấn đề quan trọng của quốc gia,
cộng đồng. Thông thường kết quả của sáng
quyền công dân có hiệu lực bắt buộc đối với
các cơ quan nhà nước.
- Sáng kiến chương trình nghị sự: Pháp
luật của nhiều nước phát triển cũng trao cho
người dân quyền đề xuất đưa một vấn đề cụ
thể vào chương trình làm việc của cơ quan
lập pháp. Tương tự như sáng kiến công dân,
sáng kiến chương trình nghị sự cần nhận
được một số lượng tối thiểu chữ ký ủng hộ
để có thể được chấp nhận bởi cơ quan lập
pháp. 
- Bãi nhiệm đại biểu dân cử: 
Pháp luật ở nhiều nước phát triển trao
cho người dân quyền bãi miễn đại biểu dân
cử. Theo nghiên cứu của tổ chức IDEA, hiện
8 Michael Efler, 100 Jahre direkte Demokratie in den USA, 
Themenfokus/ Demokratie/21/cmd.14/audience.d.
9 Ralf-Uwe Beck und Daniel Schily, Die direkte Demokratie in den USA, 2011.
10 Viginia Beramandi, Andru Elis (2014), DCTT: Sổ tay IDEA Quốc tế, (Đào Trí Úc, Vũ Công Giao, Chủ trì
bản tiếng Việt), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 
Số 18 (418) - T9/202062
NGHIÊN CỨU
LẬP PHÁP
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
nay, các nước phát triển trên thế giới ghi
nhận hai hình thức bãi miễn chính theo mức
độ tham gia của người dân trong quá trình
này: (1) bãi miễn đầy đủ - là bãi miễn đòi hỏi
phải có sự tham gia của người dân cả ở giai
đoạn đề xuất và cả giai đoạn bỏ phiếu thông
qua; (2) bãi miễn hỗn hợp - là bãi miễn đòi
hỏi sự tham gia của người dân ở giai đoạn
đề xuất, hoặc giai đoạn bỏ phiếu thông qua.
Cả hai hình thức này đều có thể sử dụng ở
cấp quốc gia, khu vực và địa phương, cũng
có thể được sử dụng cho cả các quan chức
của cơ quan hành pháp hoặc các thành viên
được bầu của cơ quan lập pháp11. 
Dân chủ trực tiếp ở một số nước Đông
Nam Á
DCTT cũng được đề cập trong Hiến
pháp của nhiều quốc gia thuộc Hiệp hội các
nước Đông Nam Á (ASEAN). Ví dụ, Hiến
pháp Indonesia (1945), Malaysia (1957),
Brunei (1959); Hiến pháp Myanmar (2008),
Hiến pháp Camphuchia năm 1993; Hiến
pháp Lào năm 2015; Hiến pháp Singapore
năm 1965; Hiến pháp Thái Lan (2017).
Trong số các bản Hiến pháp này, ngoại trừ
Brunei, Hiến pháp của các nước còn lại đều
thể hiện và bảo đảm cho người dân được
hưởng quyền trưng cầu ý dân.
- Hiến pháp Campuchia và Thái Lan quy
định các quyền công dân trong lĩnh vực
chính trị như quyền không phân biệt giới
tính khi tham gia vào các hoạt động của
chính quyền; quyền đề xuất ý kiến để trưng
cầu ý dân về hoạt động chính trị, văn hoá,
kinh tế, các vấn đề xã hội.
- Hiến pháp năm 2017 của Thái Lan nhấn
mạnh đến vấn đề tham nhũng, cơ chế kiểm
soát tham nhũng, trong đó khẳng định vai trò
của người dân tham gia chống tham nhũng. 
- Hiến pháp Indonesia xác định nguyên
tắc công dân có quyền bình đẳng trong việc
tham gia chính quyền12...
2. Một số gợi mở cho Việt Nam
Qua nghiên cứu các hình thức DCTT
được vận dụng ở một số quốc gia trên thế
giới, có thể rút ra một số gợi mở cho Việt
Nam như sau:
Thứ nhất, trên thế giới ngày nay, nền
dân chủ hiện đại là nền dân chủ kết hợp giữa
dân chủ đại diện và DCTT. Không một quốc
gia nào có thể áp dụng thuần tuý các hình
thức DCTT vì những trở ngại về tài chính và
tổ chức trong một xã hội hiện đại mà các vấn
đề của đất nước và cộng đồng ngày càng
nhiều, đa dạng và phức tạp hơn.
Nhìn chung, hầu hết các vấn đề thông
thường ở các quốc gia được người dân ủy
thác cho cơ quan đại diện (nghị viện) giải
quyết, chỉ có những vấn đề quan trọng quốc
gia và những vấn đề ở cấp cơ sở mới được
quyết định bằng các hình thức DCTT. Bên
cạnh đó, bãi miễn đại biểu dân cử cũng được
thực hiện một cách trực tiếp bởi cử tri - cũng
được xem là một hình thức DCTT, dưới góc
độ người dân trực tiếp bỏ phiếu quyết định
một vấn đề quan trọng quốc gia, trong
trường hợp này là quyết định bầu hay bãi
miễn đại biểu dân cử.
Thứ hai, về cơ bản, nhân dân thực hiện
quyền lực nhà nước thông qua dân chủ đại
diện. Tuy nhiên, không phải tất cả mọi vấn
đề đều cần được quyết định bởi cơ quan đại
diện nhân dân. Có những vấn đề quan trọng
quốc gia như Hiến pháp, những vấn đề ở cơ
sở trực tiếp tác động đến người dân, cần phải
phản ánh được chính xác và đầy đủ ý chí,
nguyện vọng của nhân dân, chỉ có thể đạt
được thông qua DCTT. Bởi lẽ, thông qua
11 Viginia Beramandi, Andru Elis (2014), DCTT: Sổ tay IDEA Quốc tế, (Đào Trí Úc, Vũ Công Giao, Chủ trì
bản tiếng Việt), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
12 Hiến pháp Indonesia tại trang  
(Xem tiếp trang 64)

File đính kèm:

  • pdfcac_hinh_thuc_dan_chu_truc_tiep_o_mot_so_nuoc_tren_the_gioi.pdf