Các căn cứ của phong trào Cần Vương Quảng Nam

Sau cuộc tấn công quân Pháp tại tòa Khâm sứ và đồn Mang Cá ngày 5/7/1885

thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi xuất bôn, sau đó, ban dụ Cần Vương, dấy lên

phong trào yêu nước rộng khắp. Quảng Nam là một trong những địa phương hưởng ứng

phong trào Cần Vương mạnh mẽ dưới ngọn cờ Nghĩa hội. Quá trình hoạt động, phát triển

của phong trào Cần Vương Quảng Nam gắn liền các căn cứ và tên tuổi của các chính nhân.

Bài viết này nghiên cứu các căn cứ của phong trào Cần Vương Quảng Nam. Qua đó, góp

phần làm rõ thêm đóng góp của phong trào Cần Vương Quảng Nam đối với phong trào Cần

Vương của nước ta vào cuối thế kỉ XIX.

Các căn cứ của phong trào Cần Vương Quảng Nam trang 1

Trang 1

Các căn cứ của phong trào Cần Vương Quảng Nam trang 2

Trang 2

Các căn cứ của phong trào Cần Vương Quảng Nam trang 3

Trang 3

Các căn cứ của phong trào Cần Vương Quảng Nam trang 4

Trang 4

Các căn cứ của phong trào Cần Vương Quảng Nam trang 5

Trang 5

Các căn cứ của phong trào Cần Vương Quảng Nam trang 6

Trang 6

Các căn cứ của phong trào Cần Vương Quảng Nam trang 7

Trang 7

Các căn cứ của phong trào Cần Vương Quảng Nam trang 8

Trang 8

Các căn cứ của phong trào Cần Vương Quảng Nam trang 9

Trang 9

Các căn cứ của phong trào Cần Vương Quảng Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 7320
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Các căn cứ của phong trào Cần Vương Quảng Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các căn cứ của phong trào Cần Vương Quảng Nam

Các căn cứ của phong trào Cần Vương Quảng Nam
 và miền ngược, phía Đông và phía Tây 
 Nơi đặt căn cứ có địa thế hết sức thuận lợi do đóng nơi khô ráo, có khe nước phía trước và 
phía sau đủ cho một số lượng lớn nghĩa quân sử dụng quanh năm. Hơn nữa, vùng này lại giàu 
có về lâm khoáng sản, có thể khai thác mỏ để rèn đúc vũ khí. Thêm vào đó, nơi đây lại có đủ 
nguồn lương thực để duy trì việc nuôi quân chiến đấu lâu dài vì lúc đó vùng này là nơi buôn bán 
thịnh vượng, vùng lân cận có đồng ruộng và khu dân cư. Trong trường hợp bị bao vây có thể tự 
sản xuất lương thực tại chỗ để phục vụ cho nghĩa quân Trong trường hợp bị tấn công hai mặt 
(từ đèo Le lên, từ Trung Phước xuống), nghĩa quân có thể băng cửa eo Ông Phó Tòng, qua vùng 
Thạch Bích rồi vượt sông qua chiến khu Phước Sơn. 
 93 
 Nguyễn Minh Phương 
 Đại bản doanh tại Trung Lộc gồm có kho lương ở lưng chừng sườn núi để tránh lụt, văn 
miếu, bãi tập võ và quá về phía Bắc là nhà lao và pháp trường. Chúng tôi đã tiếp cận được 
dấu vết những nền nhà cũ sau gần một thế kỉ. Nền móng, toàn bộ khu trung tâm có chiều dài 43 
m, chiều rộng 23 m, quay mặt về hướng Đông. Phía trái công đường (từ ngoài nhìn vào) là một 
nền đất cao hơn, chiều dài 20 m, rộng 10 m, có thể phỏng đoán là nền của ngôi văn miếu lợp 
tranh. “Toàn bộ khu căn cứ được bao bọc một rào tre vót nhọn, đan chéo kiên cố, có vọng gác 
bốn góc” [7; 107]. 
 Theo GS. Trần Quốc Vượng, trước tình hình bị Pháp tấn công, sơn phòng Dương Yên sớm 
muộn cũng bị đánh chiếm, Trần Văn Dư đã cùng các tướng lĩnh khác bàn bạc kế sách đối địch. 
Ông giao quyền chỉ huy lại cho Nguyễn Duy Hiệu, tập hợp các nghĩa binh còn lại sơn phòng, bí 
mật rút về căn cứ Trung Lộc để bảo toàn lực lượng. Sau đó, Trần Văn Dư lên đường về Huế 
[10; 206]. Như vậy, căn cứ Trung Lộc đã được nhắm đến từ thời Trần Văn Dư. Nguyễn Duy 
Hiệu cùng Nghĩa hội về căn cứ Trung Lộc khoảng tháng 12/1885, bắt đầu xây dựng vào năm 
1886 và có lẽ đến khoảng tháng 5/1886 thì cơ bản hoàn thành. 
 Từ một thung lũng xa xôi, với đèo Le hiểm trở, nơi đây trở thành “thành tỉnh mới” của 
Quảng Nam (Tân Tỉnh). Nguyễn Duy Hiệu cho xây dựng Tân tỉnh với đủ sáu bộ, nha, thự trại 
[1; 285]. Để củng cố thêm tính chính thống, ông cho nghĩa quân áp sát thành tỉnh (của Nam 
triều) ở thành La Qua, vào Văn Thánh rước 150 bài vị tiên thánh, tiền hiền và các loại đồ thờ 
đem về Trung Lộc dựng văn miếu bằng tranh để thờ, quy tụ các nho sĩ đi theo Nghĩa hội [1; 
253]. Trong ý thức của nhân dân đương thời sự có mặt của Tân Tỉnh rất quan trọng. “Nó tượng 
trưng cho chính quyền chính thống, tố cáo chính quyền hư ngụy của chính quyền La Qua, và 
qua đó, tính chất bù nhìn tay sai của ngụy quyền Đồng Khánh ở Huế” [11; 170]. Để trực tiếp 
chỉ đạo cuộc kháng chiến ở các tỉnh Nam Trung Kỳ nói chung, Nam – Ngãi nói riêng, Hàm 
Nghi đã phong Nguyễn Duy Hiệu là Binh bộ Tả Tham tri, Tham tán quân vụ đại thần, kiêm 
Tổng đốc Nam – Ngãi [12; 149]. Như vậy, Trung Lộc tiếp tục đảm nhận sứ mạng lịch sử làm 
đại bản doanh của Cần Vương Nam – Ngãi – Định cũng như Nam Trung Kỳ. 
 Nguyễn Duy Hiệu động viên thanh niên lập Đoàn kết quân, Hương dũng quân ở xã thôn, 
nghiêm cấm không được đi lính cho giặc, không được làm việc cho giặc. Ở những vùng giặc 
chiếm, ông tổ chức cho dân dời nhà vào vùng giải phóng. Để có tiền lương nuôi quân, ông cho 
nghĩa quân canh tác, tổ chức khai thác mỏ ở A Bá, Bồng Miêu, thu thuế, khen thưởng những 
người ủng hộ tiền cho Nghĩa hội [8; 59]. 
 Sự phát triển mạnh mẽ của Nghĩa hội Quảng Nam nhất là năm 1886 làm cho quân Nam 
triều hầu như tan rã. Nghĩa hội đã tấn công nhiều lần La Qua và Đà Nẵng, hầu hết các phủ, 
huyện, nhiều chiến thắng vang dội như Nam Chơn, Bãi Chài, Gò Muồng  khiến triều đình 
Đồng Khánh phải phái khâm sai, hai lần thay tuần phủ, cũng không làm cho tình hình khá hơn. 
Quyền Tuần phủ Quảng Nam là Chu Đình Kế liên tục tâu về triều đình Huế: 
 “Bọn giặc (nghĩa quân) quấy nhiễu bừa bãi, hai phủ huyện Quế Sơn, Thăng Bình đều bị 
đốt phá” [1; 205]. 
 “Các phủ Điện Bàn, Thăng Bình, Quế Sơn”, Hà Đông, Duy Xuyên hàng tuần đều bị giặc 
đốt phá. Toàn hạt Quảng Nam bị nhiễu hạn lớn”. “Bọn giặc ở Quảng Nam đến thẳng tỉnh thành 
đốt phá”. 
 “Bọn giặc ở Quảng Nam lại nhân ban đêm đến thẳng tỉnh thành đốt phá” [1; 244]. 
 Để đối phó với việc triều đình bắt phu, bắt lính, Nguyễn Duy Hiệu ra lệnh không được đi 
lính, làm lại, lệ ở phủ huyện cho địch. Trái lệnh sẽ bị Nghĩa hội nghiêm trị [8; 69]. 
 Tuần phủ mất tinh thần, triều đình phải thay tuần phủ Nam – Ngãi, tiếp tục vét lính. Đồng 
Khánh ra lệnh: các lính đang ở phiên về nhà làm ruộng (hạ ban), lính ở kinh về nghỉ phép đều 
được gọi ra, tất cả chừng được bốn, năm trăm, họp cùng ba trăm lính tỉnh để chống cự với 
nghĩa quân. Dù vậy, tháng 2/1886, Châu Đình Kế lại báo cáo về Huế rằng “thế giặc ở tỉnh ấy 
94 
 Các căn cứ của phong trào Cần vương Quảng Nam 
lớn dần; quân tỉnh ấy trốn dần, giờ không còn mấy, chống giữ không đủ” [1; 219]. Đồng Khánh 
lại ra lệnh bắt lính: “các phủ huyện chiêu mộ, mỗi hạt cần được 200, 300 tên, chế cấp cho khí 
giới” nhưng không phải để đánh dẹp mà chỉ với mục đích “phòng giữ” [1; 219]. 
 Baille – viên công sứ Pháp ở Huế đã viết “Theo lệnh của ông Nguyễn Duy Hiệu, những 
làng mạc bỏ hoang, dân quê tự đốt nhà mình để làm thành vùng trắng trước khi quân ta tới. 
Một hôm, ông ta ra lệnh cho một vùng khá rộng phá hết các nhà ngói vì sợ lực lượng quân đội 
hoặc dân sự của ta dùng làm trụ sở. Lệnh đó, dưới uy lực, tiếng nói của ông đã được ngoan 
ngoãn chấp hành. Những kẻ giàu có nhất đã tự tay đập bỏ nhà cửa của mình” [8; 69]. 
 Chính sách bất hợp tác với địch và chiến thuật vườn không nhà trống có hiệu quả rất tốt, 
chẳng những địch không bắt được phu, không bắt được lính, thiếu lính, mà còn thường xuyên 
đào ngũ, người sai phái đi cũng thường bị nghĩa quân bắt hoặc giết. Chính quyền Nam triều vô 
cùng lúng túng, chúng không dám ráo riết bắt phu, bắt lính vì sợ dân sẽ trốn vào vùng của Nghĩa 
hội hoặc tham gia Nghĩa hội. Tuần phủ Nguyễn Văn Thi phải xin triều đình Huế dừng các công 
tác thu thuế, làm nhà trạm, sửa cầu, sửa đường, trồng cây. Chúng co cụm lại trong trong các tỉnh 
thành, huyện lỵ. Mặt khác, để đối phó với việc lính đào ngũ, chúng hoán đổi lính các tỉnh với 
nhau. Có thể nói, Nghĩa hội làm chủ được toàn tỉnh, trừ tỉnh thành La Qua, Đà Nẵng và các 
hyện lỵ, đồn bốt mà lính Pháp hay ngụy quân đang tự giam chân ở đó. Baille nhận xét “người 
này còn trẻ và có nghị lực phi thường, đã dần dần nổi tiếng nên vị anh hùng kỳ dị, dựng tỉnh 
Quảng Nam gần thành một nước. Sinh với tâm hồn lãnh tụ, ông có tính rắn rỏi, nghiêm nghị, 
tức là những đức tính đáng đưa đến cho ông một vai trò quan trọng trong chính phủ, nếu thời 
cơ ngẫu nhiên xui khiến. Ông đã biến phong trào phiến loạn ở Quảng Nam thành một cuộc khởi 
nghĩa rộng lớn. Hình như ông đã gieo ý chí ái quốc, thức tỉnh những khối óc từ trước đến giờ 
chưa được huấn luyện hẳn hoi để thu nhận ý chí ấy” [15]. 
 Nguyễn Duy Hiệu tiến hành thống nhất Cần Vương Nam – Nghĩa – Bình. Tổ chức Trung 
Lộc như một chính quyền trung ương. Ông liên lạc với Cần Vương Nghệ Tĩnh. Quân Pháp và 
Nam triều gặp vô vàng khó khăn. Chúng đã thâm độc dùng kế ly gián, mua chuộc trong hàng 
ngũ nghĩa quân, một số kẻ trở giáo làm nội phản cho giặc: 
 “Nhược sử gian phong vô áo viện 
 Hà nan trung đỉnh thác cường đi” 
 (Giá không đứa nối cho quân giặc 
 Gậy đủ ta vung quật kẻ thù) 
 Ngày 21/9/1887, Nguyễn Duy Hiệu chịu để cho giặc bắt, ông nhận hết trách nhiệm về mình 
nhằm che giấu lực lượng yêu nước. Ông khẳng khái: 
 “Hảo bả đơn tâm triều liệt thánh 
 Trung thu minh nguyệt bạn quy ngô” 
 (Về chầu liệt thánh lòng son đấy 
 Tháng tám trăng rằm sầu nhịp đưa” (Huỳnh Thúc Kháng dịch) 
 Ông tạ thế vào rằm tháng 8 năm Bính Tuất (15/10/1887). Cái chết của lãnh tụ Nghĩa hội 
Quảng Nam đã khép lại thời kỳ Quảng Nam – Đà Nẵng vũ trang kháng chiến chống Pháp dưới 
ngọn cờ lãnh đạo của sĩ phu yêu nước. Ông mãi mãi là một tấm gương “Hiệu và Phiến nhà tan 
không đoái, thân chết chẳng màng, chỉ khư khư lo bảo tồn đảng để mưu đồ về sau. Trong con 
mắt, trong cõi lòng hai ông, chỉ có tổ quốc, đồng bào mà thôi. Can trường bực ấy, thật đúng là 
trời đất phải khâm phục, quỷ thần phải kính nghi” [4; 118], và “với nụ cười trên môi và vầng 
trăng tròn tháng tám (trung thu minh nguyệt) cái chết ấy lại như một niềm hy vọng, một hứa hẹn 
gợi mở một lần quật khởi mạnh mẽ hơn trên quê hương Quảng Nam và trên toàn đất nước “có 
ngày chí ta phải thành tựu” (đất nước sẽ độc lập)” [8; 94]. 
 95 
 Nguyễn Minh Phương 
3. Kết luận 
 Quảng Nam là vùng đất phên dậu của kinh đô Huế, sớm được phe chủ chiến có bước chuẩn 
bị cho quá trình kháng chiến lâu dài. Nơi đây cũng sớm nhận được dụ Cần Vương của phe Hàm 
Nghi và nhanh chóng thổi bùng lên ngọn lửa Cần Vương cứu nước dưới ngọn cờ Nghĩa hội. 
Quá trình ra đời, phát triển của phong trào Cần Vương Quảng Nam dưới ngọn cờ Nghĩa hội gắn 
liền với tên tuổi hai vị Hội chủ Trần Văn Dư và Nguyễn Duy Hiệu, hai căn cứ địa sơn phòng 
Dương Yên và Tân tỉnh Trung Lộc “là nơi tập hợp, huấn luyện lực lượng, nơi cung cấp nguồn 
nhân lực là nơi phòng thủ, bảo vệ lực lượng, đồng thời cũng là nơi khởi nguồn các cuộc tiến 
công địch” [16]. 
 Thực Dân Pháp và Nam triều không muốn mất vùng đất chiến lược tả trực kỳ và không để 
Nghĩa hội Quảng Nam trở thành “vết dầu loan” nên đã tập trung, sử dụng mọi phương kế để dập 
tắt phong trào Cần Vương bùng phát dữ dội nơi đây. 
 Phong trào Cần Vương Quảng Nam “dậy mau, tan sớm” (1885-1887), song đã thu hút 
đông đảo các tầng lớp nhân dân và văn thân tham gia, đã làm chủ các huyện, lỵ trong toàn tỉnh, 
có tổ chức quy củ, thể hiện tinh thần quật khởi, giữ vai trò hạt nhân trong phong trào Cần 
Vương các tỉnh Nam Trung Kỳ mà trực tiếp là Nam – Ngãi – Định. Không những vậy, Nghĩa 
hội đã liên hệ với Cần Vương Hà Tĩnh của Phan Đình Phùng. Điều đó cho thấy tầm nhìn chiến 
lược và mưu cầu nghiệp lớn của những người lãnh đạo Nghĩa hội Quảng Nam. 
 Xuất phát từ tầm nhìn chiến lược, để chuẩn bị cho cuộc trường chinh của dân tộc, Nghĩa 
hội Quảng Nam đã xây dựng các căn cứ kháng chiến với đại bản doanh đặt tại sơn phòng 
Dương Yên và Tân tỉnh Trung Lộc. 
 Dưới thời Hội chủ Trần Văn Dư, Khâm sứ Baille xem Quảng Nam lúc ấy (1885) “gần 
thành một nước” đối lập với triều đình Huế để chống Pháp [15]. GS. Trần Quốc Vượng nhận 
định: “mặc dù căn cứ Dương Yên tồn tại không lâu, nhưng ý nghĩa lịch sử của nó hết sức to lớn, 
đây là căn cứ địa đầu tiên của phong trào Nghĩa hội Quảng Nam, là một biểu tượng cho sự 
đoàn kết giữa đồng bào Kinh – Thượng, thể hiện ý chí bất khuất và lòng yêu nước của người 
dân Quảng Nam trong quá trình chống giặc ngoại xâm” [10; 207]. 
 Nguyễn Duy Hiệu thay Trần Văn Dư giữ vai trò Hội chủ, tiếp tục sứ mạng giương cao 
ngọn cờ Nghĩa hội, đưa phong trào Cần Vương Quảng Nam sang thời kỳ phát triển mạnh mẽ. 
Đại bản doanh Tân tỉnh Trung Lộc không những có vai trò quan trọng trong hoạt động, nơi khởi 
phát những chiến trận lừng lẫy của Nghĩa hội mà có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân đất Quảng, 
nơi quy tụ khát vọng độc lập tự chủ, chống lại triều đình phong kiến đã mất vai trò lịch sử, 
chống lại thế lực ngoại bang xâm lược. Do đó “Tân tỉnh tồn tại chưa đầy hai năm nhưng mãi 
mãi đọng lại trong ký ức nhân dân, trở thành niềm tự hào của nhân dân Quảng Nam và riêng 
nhân dân Quế Sơn (bây giờ là Nông Sơn), chứng tỏ tác động chính trị của nó vào thời đó. Mặc 
khác, chính nhờ sự hiện diện của nó mà đoàn khâm sai mang cờ biển của Đồng Khánh, ban 
phát, dưới mắt nhân dân trở thành một đám đào kép của một gánh hát bộ vừa mới rã đám, hoặc 
bọn lục lâm mạt hạng” [8; 68]. 
 Các đại bản doanh, các căn cứ của Nghĩa hội tiếp tục là cơ sở kháng chiến của nhân dân ta. 
Sang thời hiện đại, trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, 
nơi đây đã làm nên những chiến thắng vang dội, cùng với nhân dân cả nước hoàn thành cuộc 
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, kết thúc bằng bài ca đại thắng mùa xuân năm 1975. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Quốc sử quán triều Nguyễn, 2007. Đại Nam thực lục, tập 9. Nxb Giáo dục. 
[2] Quốc sử quán triều Nguyễn, 1997. Đại Nam nhất thống chí, quyển 2. Nxb Thuận Hóa. 
[3] Quốc sử quán triều Nguyễn, 1998. Quốc triều chính biên toát yếu. Nxb Thuận Hóa. 
96 
 Các căn cứ của phong trào Cần vương Quảng Nam 
[4] Phan Bội Châu, 1990. Phan Bội Châu toàn tập, tập 2, Nxb Thuận Hóa. 
[5] Huỳnh Thúc Kháng, 1937. Ba năm Hội Cần Vương ở Quảng Nam (1885-1887). Báo Tiến 
 Dân, các số 1026-1031. 
[6] Huỳnh Thúc Kháng, 1947. Thư của Ủy ban kháng chiến quân dân chính Chính phủ Việt 
 Nam gửi đồng bào quốc dân, ngày 1/1/1947. 
[7] Nguyễn Sinh Duy, 1998. Phong trào Nghĩa hội Quảng Nam. Nxb Đà Nẵng. 
[8] Trần Viết Ngạc, 1985. Nguyễn Duy Hiệu và Nghĩa hội Quảng Nam. Nxb Đà Nẵng. 
[9] Nguyễn Q. Thắng, 2001. Trần Văn Dư với phong trào Nghĩa hội. Nxb Văn hóa Thông tin. 
[10] Trần Quốc Vượng, Nguyễn Văn Xuân và nhóm biên soạn, 2002. Di tích và danh thắng 
 Quảng Nam. Sở Văn hóa Thông tin Quảng Nam. 
[11] Ngô Văn Minh, 2017. Phong trào Nghĩa hội Quảng Nam (1885-1887). In trong Biến cố 
 kinh đô Huế và phong trào Cần Vương (1885-1896). Nxb Tri thức. 
[12] Trương Công Huỳnh Kỳ, 2017. Phong trào Cần Vương Nam Trung Kỳ. In trong Biến cố 
 kinh đô Huế và phong trào Cần Vương (1885-1896). Nxb Tri thức. 
[13] An Thiện, 1984. Vài nét về Trần Văn Dư với phong trào Nghĩa hội ở Quảng Nam. Tạp chí 
 Nghiên cứu lịch sử địa phương và chuyên ngành ở Quảng Nam – Đà Nẵng, Sở Văn hóa – 
 Thông tin Quảng Nam – Đà Nẵng, số 3/1984, tr. 16-19. 
[14] Phan Khoang, 1968. Việt sử xứ Đàng Trong. Nxb Khai Trí. 
[15] Hoàng Xuân Hãn, 1962. Liệt sĩ Nguyễn Duy Hiệu. Tạp chí Bách Khoa, số 121, tr. 66-73. 
[16] Chu Đình Lộc, 2007. Căn cứ địa cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở 
 Nam Trung bộ (1954-1975). Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 2, tr. 
 80-85. 
 ABSTRACT 
 The Revolutionary Base Areas of Can Vuong Movement in Quang Nam 
 Nguyen Minh Phuong 
 Faculty of History, University of Science and Education-The University of Danang 
 After failing to attack on French military at Kham Su and Mang Ca on July 5, 1885, Ton 
That Thuyet took the Emperor Ham Nghi into hiding, and then later led the Can Vuong 
movement which was a large-scale Vietnamese patriotic movement. Quang Nam is one of the 
regions that strongly responded to the Can Vuong movement under the leadership of Nghia Hoi. 
The process of operation and development of the Can Vuong movement in Quang Nam 
pertained to the revolutionary base areas and names of many politicians. This research 
investigates the revolutionary base areas of the Can Vuong movement in Quang Nam, and also 
clarifies the contribution of the Can Vuong movement in Quang Nam to the Can Vuong 
movement of our country in the late nineteenth century. 
 Keywords: Revolutionary base, Nghia Hoi, Quang Nam, Can Vuong, in the late nineteenth 
century. 
 97 

File đính kèm:

  • pdfcac_can_cu_cua_phong_trao_can_vuong_quang_nam.pdf