Các biện pháp nâng cao công tác giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn trong giai đoạn hiện nay
Tóm tắt
Hiện nay, trong bối cảnh bùng nổ thông tin và hội nhập quốc tế, sinh viên có điều kiện
thuận lợi để tiếp cận với thế giới, với các tri thức mới và văn hóa nhân loại. Nhưng bên cạnh đó,
cũng có nhiều vấn đề từ mạng internet, ngoài xã hội tác động đến sinh viên. Để đảm bảo công tác
giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên tại Trường phát huy các mặt mạnh, khắc phục các hạn
chế, hơn lúc nào hết việc đẩy mạnh giáo dục đạo đức, giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho
sinh viên, lý tưởng sống, giáo dục lòng yêu nước sinh viên là rất quan trọng và cấp thiết góp phần
đào tạo lớp sinh viên khi ra trường có trách nhiệm với xã hội, có đạo đức tốt, có kiến thức chuyên
môn vững vàng và đủ sức đáp ứng yêu cầu của xã hội, đồng thời tìm ra những biện pháp tích cực
hơn, hiệu quả hơn trong công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên của Trường hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các biện pháp nâng cao công tác giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên trường Cao đẳng Công nghệ Thông tin Hữu nghị Việt - Hàn trong giai đoạn hiện nay
ến khó giáo dục, hoặc có thể dẫn đến học sinh, sinh viên bỏ học, gây khó khăn, bức xúc cho gia đình và tạo gánh nặng cho xã hội. Thuận tiện cho việc tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hội thi kiến thức, hỗ trợ tốt cho học tập và rèn luyện của học sinh, sinh viên. Trên cơ sở trang thiết bị và những điều kiện vật CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC - 10 (12-2018) 76 chất hiện có của nhà trường, dẫn đến việc tổ chức các hoạt động hỗ trợ rất thuận lợi, giúp đơn vị tổ chức không tốn nhiều kinh phí, tăng giá trị giải thưởng, kích thích học sinh, sinh viên tích cực tham gia, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục, rèn luyện. - Thách thức: Cần phải có tổ chức tốt mới có thể phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận trong giáo dục sinh viên. Đây được coi là khó khăn lớn nhất, bởi mỗi một hành vi, lời nói, thái độ và biểu hiện dù nhỏ nhất của mỗi cán bộ, giảng viên nhà trường đều có ảnh hướng đến thái độ, hành vi hay cao hơn là đạo đức, lối sống của sinh viên. Khi tạo được chuẩn mực hành vi, thái độ và lối sống trong nhà trường sẽ tạo hiệu ứng lan tỏa rất lớn trong người học, giúp người học tự điều chỉnh hoặc buộc phải điều chính lại hành vi, thái độ của mình phù hợp với chuẩn mực mà nhà trường đặt ra. Cần phải tổ chức bài bản, sâu rộng các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động khác cho học sinh, sinh viên tham gia, góp phần giáo dục, rèn luyện học sinh, sinh viên. Các hoạt động này cần phải được tổ chức thường xuyên, liên tục và cần duy trì tốt để lôi kéo học sinh, sinh viên tham gia, tránh xa các tệ nạn xã hội. 2.2. Một số biện pháp nâng cao công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên Trường hiện nay Đa số học sinh, sinh viên trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn đến từ vùng sâu, vùng xa thuộc các tỉnh duyên hải Bắc trung bộ, Trung Trung bộ và Tây Nguyên gồm nhiều dân tộc, ngoài người Kinh còn có Ê-đê, Cơ-tu, Tày, Nùng, Ba-na, Hrê, Mường. Đây cũng đồng thời là khu vực có nhiều khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội. Bởi vậy, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho sinh viên của Trường là nhiệm vụ chính trị - xã hội trọng điểm và lâu dài. Đồng thời, để đạt được mục tiêu giáo duc, cần có những giả pháp cụ thể và mang tính đặc thù. Thứ nhất, cần giáo dục văn hóa, lối sống tốt đẹp của dân tộc, đất nước và truyền thống cách mạng của địa phương, vùng miền mỗi dân tộc cư trú trên tỉnh Duyên hải Bắc Trung bộ, Trung Trung bộ và Tây Nguyên có những phong tục tập quán, những nét văn hóa đặc thù. Giáo dục cho sinh viên gìn giữ, phát huy những nét đẹp của dân tộc mình là bồi đắp cho họ tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Bên cạnh đó, kết hợp giáo dục tinh thần đoàn kết toàn dân và những giá trị văn hóa tốt đẹp của đất nước cho sinh viên là hướng họ đến những giá trị văn hóa chung của đất nước. Có thể sử dụng phối hợp nhiều hình thức: - Tổ chức sinh hoạt chào cờ, hát quốc ca 2 tháng một lần. - Tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị trong sinh viên gắn với các dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện quan trọng của đất nước với nhiều hình thức: Diễn đàn, tọa đàm, triển lãm hình TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN 77 ảnh, hội thi, hội diễn ca khúc cách mạng, thi sáng tác, thi tìm hiểu kiến thức, vận động sử dụng hình ảnh cờ Tổ quốc trên mạng xã hội... - Tổ chức các hoạt động về nguồn: thăm hỏi gia đình chính sách, phụng dưỡng bà mẹ Việt Nam anh hùng, thăm các di tích lịch sử; vận động thực hiện các công trình sinh viên tình nguyện, hỗ trợ cuộc sống các gia đình có công với cách mạng vào dịp 27-7 hằng năm; tổ chức cho sinh viên tham quan các bảo tàng trên địa bàn. - Tổ chức các hoạt động giúp sinh viên hiểu biết thêm về lịch sử, văn hóa vùng miền, dân tộc: Tổ chức các hình thức thi trực tuyến, các sản phẩm sáng tạo; lồng ghép nội dung lịch sử, văn hóa trong các sân chơi của sinh viên; phối hợp tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, giới thiệu các tác phẩm văn học, sân khấu có đề tài lịch sử. - Tổ chức các hoạt động sinh hoạt chính trị, tuyên truyền về thông tin biên giới, chủ quyền Tổ chức hội thi Olympic các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các diễn đàn giới thiệu phương pháp học tốt các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Tuyên truyền, vận động sinh viên tích cực tham gia hội thi Olympic toàn quốc các môn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh - Tổ chức học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thông qua sinh hoạt chuyên đề; triển khai đăng ký các nội dung học tập thiết thực gắn với nhiệm vụ của sinh viên trong học tập, rèn luyện. Đổi mới và nâng cao hiệu quả trong bình chọn, giới thiệu, tuyên dương, đóng góp của tập thể sinh viên làm theo lời Bác, sinh viên làm theo lời Bác. - Tổ chức các hoạt động giới thiệu, quán triệt nghị quyết của Đảng đến sinh viên. Thực hiện tốt các hoạt động của Hội, tạo môi trường để sinh viên rèn luyện, phấn đấu trở thành Đoàn viên, Đảng viên. Thứ hai, mỗi cá nhân phải nỗ lực tự rèn luyện, tự đào tạo, tự phấn đấu về giáo dục đạo đức, lối sống văn minh, tiếp cận với văn minh nhân loại, để không lạc hậu với xu hướng tiến bộ của thế giới. Thực tế đó đòi hỏi để nâng cao hiệu quả giáo dục, có thể thực hiện các giải pháp: - Tổ chức giáo dục pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật cho sinh viên thông qua các cuộc thi, diễn đàn, ngày hội. Tổ chức tuyên truyền, vận động sinh viên chấp hành nghiêm luật giao thông đường bộ; Luật môi trường, ý thức bảo vệ rừng và tài nguyên thiên nhiên - Tổ chức các hoạt động giáo dục tinh thần tương thân tương ái, sẻ chia, trách nhiệm với cộng đồng trong sinh viên, như: chiến dịch tình nguyện Mùa hè xanh, chương trình Tiếp sức mùa thi, chiến dịch Xuân tình nguyện, hiến máu tình nguyện; giúp đỡ các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội như người già neo đơn, trẻ em mồ côi, những người bệnh hiểm nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC - 10 (12-2018) 78 - Tăng cường giáo dục thông qua tấm gương sinh viên tiêu biểu, xây dựng những điển hình trong sinh viên về học tập, nghiên cứu khoa học, đạo đức, tình nguyện, hội nhập. Phát hiện, giới thiệu các hành động đẹp, các gương người tốt, việc tốt trong sinh viên, như: Kịp thời tuyên dương các sinh viên có hành động đẹp; có hình thức giới thiệu trên bảng tin, website, giao lưu trong các đợt sinh hoạt tập trung đông sinh viên; lựa chọn các thói quen tốt cần có trong sinh viên đơn vị để tuyên truyền, vận động sinh viên thực hiện. - Tập trung triển khai đồng bộ, bài bản, khoa học, thực chất phong trào “Sinh viên 5 tốt”. Nâng cao về chất lượng và số lượng “Sinh viên 5 tốt” các cấp. Chú trọng giới thiệu, phát huy “Sinh viên 5 tốt” sau tuyên dương để xây dựng hình mẫu sinh viên đơn vị, địa phương. - Tổ chức các sân chơi văn hóa, thể dục thể thao lành mạnh, trang bị kỹ năng thực hành xã hội cho sinh viên. Thường xuyên đổi mới trong tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao trong sinh viên. Coi trọng việc nắm bắt và định hướng xu thế hoạt động mới của giới trẻ, đảm bảo các giải pháp đáp ứng của tổ chức Hội phù hợp với nhu cầu chính đáng của sinh viên. - Tăng cường vận dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống văn hóa cho sinh viên qua các phương tiện thông tin đại chúng, internet, mạng xã hội: xây dựng website, lập fangage. Thứ ba, kết hợp tuyên truyền tại địa phương, nơi học sinh, sinh viên cư trú truyền thống văn hóa của người Việt Nam nói chung, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, vùng miền là coi trọng gia đình, làng xóm. Ở đây cụ thể là hoạt động tuyên truyền cho sinh viên cần được quán triệt đồng bộ ở tất cả các môi trường hoạt động của sinh viên: nhà trường, gia đình, nơi cư trú. Có như vậy, hoạt động tuyên truyền mới đạt hiệu quả. Hoạt động này có thể tiến hành thông qua các giải pháp: - Kết nối và cập nhật thông tin tuyên truyền về đạo đức lối sống cho sinh viên tới các cán bộ địa phương. Có thể thông qua các hình thức như xây dựng những đơn vị kết nghĩa, lập nhóm cán bộ Đoàn - Hội giữa Nhà trường và các địa phương để chia sẻ thông tin: + Tại Nhà trường: Triển khai sâu, rộng cuộc vận động “Sinh viên xây dựng môi trường sư phạm thân thiện, lành mạnh”, các hoạt động về xây dựng “Văn hóa học đường”; đổi mới phương pháp giảng dạy các môn lý luận chính trị, tư tưởng Hồ Chí Minh + Tại kí túc xá: Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền “Phòng ở Văn minh, lịch sự”, xây dựng văn hóa kí túc xá, tổ chức liên hoan văn nghệ theo chủ đề, tăng cường hoạt động tuyên truyền trên loa phát thanh của kí túc xá (vào thời gian hợp lý) + Tại các khu vực ở trọ của sinh viên cần có hoạt động phù hợp để giúp sinh viên xây dựng lối sống lành mạnh, văn hóa: Thi đua xóm/nhà trọ văn hóa; cán bộ Đoàn - Hội thường xuyên sâu sát trao đổi, tìm hiểu đời sống của học sinh, sinh viên TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN 79 + Tại địa phương, duy trì sự phối hợp giữa Phòng Chính trị và Công tác sinh viên với các cấp chính quyền, đoàn thể và có sự liên lạc với gia đình sinh viên - Tăng cường phối hợp với các đơn vị thông tin và truyền thông tại Thành phố Đà Nẵng, quận Ngũ Hành Sơn, Phường Hòa Quý trong việc tuyên truyền về các chương trình, hoạt động của Hội Sinh viên Việt Nam, về phong trào, danh hiệu “Sinh viên 5 tốt”, giải thưởng về các tấm gương sinh viên tiêu biểu trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Giao cho các khoa đào tào tại trường khuyến khích, động viên sinh viên tích cực, đam mê trong nghiên cứu khoa học và quan tâm đề xuất sáng kiến, ý tưởng ứng dụng khoa học công nghệ vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. - Tích cực triển khai thực hiện Đề án “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thanh thiếu niên, giai đoạn 2013-2020” của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Chương trình hành động số 33-CTr/TWĐTN-BTG của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 24 tháng 3 năm 2015 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ giai đoạn 2015-2030” cũng như thực hiện Quyết định số 1501/QĐ- TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015-2020” có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với học sinh, sinh viên của Trường./. 3. Kết luận Đạo đức và lối sống là hai mặt cốt lõi của nhân cách, nó chi phối quan hệ con người với con người; con người với xã hội và thiên nhiên, để hình thành và phát triển nhân cách thì phải hình thành và rèn luyện các phẩm chất đạo đức, lối sống. Nhân cách là cấu tạo mới do từng người tự hình thành nên và phát triển trong quá trình sống và giao tiếp, học tập, lao động, vui chơi. Giáo dục đạo đức, lối sống là một quá trình lâu dài và phức tạp, đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội, mà nhà trường giữ vai trò quan trọng nhất. Để đạt mục tiêu này, giáo dục đào tạo phải thường xuyên sáng tạo, đổi mới phương pháp và nội dung giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Đối với sinh viên, giảng đường là nơi họ dành nhiều thời gian trong quỹ thời gian của mình. Bên cạnh môi trường xã hội, môi trường giáo dục là một lĩnh vực liên quan mật thiết đến sinh viên, có tác động trực tiếp đến ý thức đạo đức, lối sống của sinh viên. Đây là nơi diễn ra các hoạt động giáo dục và rèn luyện trực tiếp, cụ thể nhất. Vì thế, việc xây dựng môi trường nhân văn phải đảm bảo tính kỷ cương, kỷ luật học đường, dạy và học đạt chất lượng cao, quan hệ thầy trò trong sáng, nêu cao tinh thần tôn sư trọng đạo, hiếu học. Ngoài việc dạy kiến thức, Nhà trường cần phát động các phong trào thi đua người tốt, việc tốt, tổ chức các đợt thi đua trong trường, trong lớp theo các chủ đề có ý nghĩa giáo dục tích cực thu hút mọi thành viên tự giác tham gia; tổ chức các CHUYÊN ĐỀ CÔNG NGHỆ VÀ GIÁO DỤC - 10 (12-2018) 80 cuộc thi tìm hiểu các truyền thống cách mạng, truyền thống dân tộc... nhằm giáo dục, xây dựng và phát huy các truyền thống tốt đẹp, phong trào thi đua của thầy và trò trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị xã hội của từng năm học. Nhà trường cần có quy định về môi trường trong sạch, lành mạnh như nền nếp kỷ luật, nền nếp ăn nghỉ, sinh hoạt tại ký túc xá; quy định về phong cách ứng xử tạo nên nét đẹp truyền thống của trường. Có thể nói, giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên trong Trường hiện nay là một việc làm vừa cấp bách vừa mang tính chiến lược lâu dài, với mục đích là giáo dục và đào tạo sinh viên trở thành những công dân vừa có đức, vừa có tài, để có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ hội nhập. Để nâng cao công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho sinh viên ở nhà trường đạt hiệu quả cao hơn, chúng tôi đề xuất áp dụng 6 biện pháp như đã phân tích ở trên. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chính phủ (2005), Nghị quyết đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020, Hà Nội. [2]. Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1501/QĐ-TTg, ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” ở Trường Cao đẳng CNTT Hữu nghị Việt - Hàn (2016). [3]. Nguyễn Thị Thanh Huyền (2008), Giáo dục đạo đức mới cho sinh viên trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Trung tâm đào tạo bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị Đại học Quốc gia Hà Nội. [4]. Nguyễn Thị Tùng (2013), Một số giải pháp cơ bản để nâng cao văn hóa lối sống cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay, đăng tại hoc/nang-cao-cong-tac-giao-duc-dao-duc-loi-song-cho-hoc-sinh-sinh-vien-trong-giai-doan- hien-nay-1489.aspx. [5]. Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020”. [6]. Quyết định số 410/QĐ-BGDĐT ngày 04/02/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1501/QĐ-TTg ngày 28/8/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức lối sống cho thanh thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 - 2020” của ngành Giáo dục. [7]. Võ Hồng Sơn (2010), Các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên trường Cao đẳng Thương mại Đà Nẵng trong giai đoạn hiện nay, Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng. TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN HỮU NGHỊ VIỆT - HÀN 81 [8]. Bài báo “Tăng cường giáo dục lý tưởng, đạo đức, lối sống văn hóa cho thế hệ trẻ” đăng ngày 25/3/2015 trên trang song-van-hoa-cho-the-he-tre-544942.html [9]. Bài báo “Tăng cường công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho HSSV” đăng ngày 05/5/2016 trên trang loi-song-cho-hssv-675535/
File đính kèm:
- cac_bien_phap_nang_cao_cong_tac_giao_duc_dao_duc_loi_song_ch.pdf