Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc bản thân sinh viên đến kết quả học tập của sinh viên Khóa 58 khoa Kinh tế

Tóm tắt

Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xem xét các nhân tố thuộc bản thân sinh viên có ảnh

hưởng như thế nào đến kết quả học tập của sinh viên khóa 58 thuộc Khoa Kinh tế Trường

Đại học Hàng hải Việt Nam. Số liệu được thu thập từ 406 sinh viên với sự hỗ trợ của phần

mềm SPSS, kết quả chỉ ra có 9 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Đó là

các nhân tố: giới tính, điểm thi tuyển đầu vào, nguyện vọng đầu vào, ngành học, tham gia

ngoại khóa, chuẩn bị bài, nghỉ học, học ở thư viện và thời gian lướt web. Trong đó, nhân tố

điểm thi tuyển đầu vào và giới tính có ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả học tập

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc bản thân sinh viên đến kết quả học tập của sinh viên Khóa 58 khoa Kinh tế trang 1

Trang 1

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc bản thân sinh viên đến kết quả học tập của sinh viên Khóa 58 khoa Kinh tế trang 2

Trang 2

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc bản thân sinh viên đến kết quả học tập của sinh viên Khóa 58 khoa Kinh tế trang 3

Trang 3

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc bản thân sinh viên đến kết quả học tập của sinh viên Khóa 58 khoa Kinh tế trang 4

Trang 4

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc bản thân sinh viên đến kết quả học tập của sinh viên Khóa 58 khoa Kinh tế trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 1760
Bạn đang xem tài liệu "Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc bản thân sinh viên đến kết quả học tập của sinh viên Khóa 58 khoa Kinh tế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc bản thân sinh viên đến kết quả học tập của sinh viên Khóa 58 khoa Kinh tế

Nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc bản thân sinh viên đến kết quả học tập của sinh viên Khóa 58 khoa Kinh tế
 31,3 51 31,7 42 37,5 40 23,1 1 25,0 
IV 59 657 43 16,8 134 32,4 306 41,1 106 32,7 68 20,4 0 0,0 
 TỔNG 2097 256 100 413 100 744 100 324 100 333 100 27 100 
(Nguồn: Khoa Kinh tế - Trường Đại Học Hàng hải Việt Nam) 
Trong đó: KTB: Kinh tế biển, KTN: Kinh tế ngoại, KTT: Kinh tế thủy, LQC: Logistics. 
Nhìn vào Bảng 1 ta nhận thấy nhìn chung sinh viên Khoa Kinh tế có kết quả học tập cao, tỉ lệ 
sinh viên xuất sắc và giỏi trong các khóa đều đạt trên 50%. Nhận thấy trong 4 khóa học khóa 56 là 
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/2019 
116 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 58 - 04/2019 
khóa có kết quả học tập cao nhất, trong khi đó khóa 58 có tỉ lệ sinh viên đạt kết quả học tập trung 
bình và yếu là lớn nhất, tỉ lệ sinh viên đạt xuất sắc và giỏi tỉ lệ thấp nhất. Chính vì vậy, cần có nghiên 
cứu chỉ ra nguyên nhân gây ảnh hưởng đến kết quả học tập này. Có rất nhiều nhân tố tác động đến 
kết quả học tập của sinh viên, nhưng có thể chia làm hai nhóm nhân tố chính: nhân tố thuộc bản 
thân sinh viên và nhân tố bên ngoài (bao gồm môi trường học tập, cơ sở vật chất, năng lực giảng 
viên,). Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố thuộc 
bản thân sinh viên đến kết quả học tập của sinh viên khóa 58 Khoa Kinh tế. 
2. Nội dung nghiên cứu 
2.1. Thu thập số liệu về các thông tin cá nhân, đầu tư cho học tập và kết quả học tập của sinh 
viên khóa 58 Khoa Kinh tế 
Để nghiên cứu sự ảnh hưởng này, tác giả áp dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên, 
cụ thể phát ra 450 phiếu điều tra thông tin sinh viên khóa 58 trong tháng 02/2018, số phiếu thu về là 
450 phiếu trong đó có 406 phiếu có đầy đủ thông tin còn lại 44 phiếu thông tin không đầy đủ. Nội dung 
điều tra bao gồm thông tin cá nhân, đầu tư cho học tập và kết quả học tập học kì I và học kì II năm thứ 
nhất. Từ kết quả điều tra có thể khái quát đặc điểm sinh viên khóa 58 Khoa Kinh tế như sau: 
Về thông tin cá nhân chung: giới tính sinh viên nữ gấp đôi sinh viên nam, điểm thi trúng tuyển 
chủ yếu là từ 22 đến 24 điểm (42,9%), nguyện vọng trúng tuyển là nguyện vọng 1 (72,7%), khối thi 
xét tuyển đại học chủ yếu là khối A (47%), các sinh viên thường ở với gia đình (74,1%), phương tiện 
học tập đầy đủ (91,9%), đa số có máy tính (82,8%), không tham gia nhiều nhóm, câu lạc bộ và hoạt 
động ngoại khóa. 
Về đầu tư cho học tập: thời gian lướt Web của sinh viên dao động chủ yếu từ 4 tiếng đến 6 
tiếng (37,9%), trong khi đó thời gian tự học chỉ chủ yếu dưới 2 tiếng (64%), sinh viên có chuẩn bị bài 
trước khi đến lớp (66,7%), nghỉ học nhiều (58,1%), có tham gia học nhóm (72,4%), sinh viên đi làm 
thêm nhiều (66,7%), biết sử dụng internet cho học tập (96,1%), và sinh viên học ở thư viện là chủ 
yếu (73,6%). 
Về kết quả học tập học kì I và học kì II năm thứ nhất: tỉ lệ sinh viên học lực trung bình và khá 
chiếm gần 60%. 
2.2. Đánh giá sự khác biệt về điểm trung bình học tập của sinh viên theo các nhân tố 
Từ số liệu thu thập, với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, ta tính được các đại lượng thống kê 
mô tả thể hiện sự khác biệt về kết quả học tập của sinh viên qua các nhân tố. Đó là mean (giá trị 
trung bình), mode (giá trị xuất hiện nhiều nhất) và median (giá trị đứng giữa). Thông qua kết quả tính 
toán có thể thấy: 
Với tất cả các nhân tố, kết quả học tập của sinh viên khóa 58 học kì II cao hơn học kì I. 
Kết quả học tập có sự khác biệt qua các nhân tố, cụ thể: 
Bảng 2. Bảng thống kê sự khác biệt của kết quả học tập của sinh viên khóa 58 
STT Nhân tố Kết luận 
THÔNG TIN CÁ NHÂN CHUNG 
1 Giới tính Kết quả học tập của nữ cao hơn của nam. 
2 Điểm thi Đại học Điểm thi đại học tác động thuận chiều đến kết quả học tập. 
3 Nguyện vọng Kết quả học tập của nguyện vọng 1 cao hơn của nguyện vọng 2. 
4 Ngành học 
Kết quả học tập của các ngành là khác nhau, thấp nhất là kết 
quả học tập của ngành Kinh tế thủy. 
5 Khối thi 
Sự chênh lệch về kết quả học tập giữa các khối thi là không 
đáng kể. 
6 Chỗ ở Sự chênh lệch về kết quả học tập giữa các chỗ ở là không đáng kể. 
7 Phương tiện học tập 
Kết quả học tập của phương tiện học tập đầy đủ cao hơn của 
phương tiện học tập không đầy đủ. 
8 Máy vi tính Kết quả học tập của có máy tính cao hơn của không có máy tính 
9 Ban cán sự 
Sự chênh lệch về kết quả học tập giữa tham gia ban cán sự là 
không đáng kể. 
10 Tham gia nhóm/CLB 
Kết quả học tập của tham gia nhóm/CLB cao hơn của không 
tham gia nhóm/CLB. 
11 Tham gia ngoại khóa 
Kết quả học tập của tham gia ngoại khóa cao hơn của không 
tham gia ngoại khóa. 
ĐẦU TƯ CHO HỌC TẬP 
1 Thời gian lướt web Kết quả học tập tỷ lệ nghịch với thời gian lướt web. 
2 Thời gian tự học Kết quả học tập tỷ lệ thuận với thời gian tự học ở nhà. 
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/2019 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 58 - 04/2019 117 
3 Chuẩn bị bài Kết quả học tập của chuẩn bị bài cao hơn của không chuẩn bị bài. 
4 Nghỉ học Kết quả học tập của không nghỉ học cao hơn của có nghỉ học. 
5 Học nhóm Kết quả học tập của học nhóm cao hơn của không học nhóm. 
6 Đi làm thêm 
Sự chênh lệch về kết quả học tập giữa đi làm thêm và không là 
không đáng kể. 
7 
Sử dụng internet cho 
học tập 
Kết quả học tập của sử dụng internet cho học tập cao hơn của 
không sử dụng internet cho học tập. 
8 Học thư viện Kết quả học tập của học thư viện cao hơn của không học thư viện. 
(Nguồn: Bảng tính các thống kê mô tả của kết quả học tập của sinh viên khóa 58) 
2.3. Nghiên cứu sự ảnh hưởng của các nhân tố thuộc bản thân sinh viên đến kết quả học tập 
a, Kiểm định sự ảnh hưởng của các nhân tố với kết quả học tập của sinh viên 
Với số liệu 406 sinh viên, tính thống kê mô tả các nhân tố với kết quả học tập, nhận thấy có 
sự khác biệt về kết quả học tập theo các nhân tố hay các nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả học 
tập (Bảng 2). Câu hỏi đặt ra: Liệu điều đó có đúng với toàn bộ sinh viên khóa 58 của Khoa Kinh tế 
hay không? Để trả lời câu hỏi này, ta tiến hành kiểm định t (với nhân tố chỉ có hai giá trị hoặc hai 
thuộc tính) hoặc tiến hành kiểm định phân tích phương sai ANOVA (với nhân tố có hai giá trị hoặc 
hai thuộc tính trở lên). Hai phương pháp kiểm định dùng để nghiên cứu ảnh hưởng của các biến với 
nhau, mà ở đây là nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả học tập của sinh viên. Cặp 
giả thuyết kiểm định đưa ra là: 
Giả thuyết Ho: nhân tố không ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên; 
Giả thuyết H1: nhân tố có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên; 
Quy tắc kiểm định: nếu mức ý nghĩa > p-value: bác bỏ giả thiết H0, nhân tố có ảnh hưởng 
đến kết quả học tập của sinh viên và ngược lại. 
Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS ta có bảng kết quả sau: 
Bảng 3. Kết quả học tập của sinh viên Khóa 58 theo các nhân tố 
T
T 
Nhân tố 
Điểm 
thi 
p-
value 
Chênh lệch 
Kết luận 
Ghi chú 
(mã hóa) KQHT 
THÔNG TIN CÁ NHÂN CHUNG 
1 Giới tính 
Kì I 0,000 -0,24098 Nữ có kết quả học tập cao hơn 
Nam. 
(Nam) - 
(Nữ) Kì II 0,000 -0,25085 
2 
Điểm thi 
Đại học 
Kì I 0,000 (1,3), (1,4), 
 (1,5), (2,3), 
(2,4), (2,5), 
(3,4), (3,5) 
Điểm thi càng cao thì kết quả 
học tập càng cao. 
(1): 18 - 20 
(2): 20 - 22 
(3): 22 - 24 
(4): 24 - 26 
(5): 26 - 28 
Kì II 0,000 
3 
Nguyện 
vọng 
Kì I 0,002 0,17547 Nguyện vọng 1 có kết quả học 
tập cao hơn nguyên vọng 2. 
(1) - (2) 
Kì II 0,009 0,15693 
4 
Ngành 
học 
Kì I 0,000 (1,3), 
(2,3), 
(3,4) 
Kết quả học tập của KTB, KTN, 
LOG là như nhau, và cao hơn 
kết quả học tập của ngành KTT. 
(1): KTB 
(2): KTN 
(3): KTT 
(4): LOG Kì II 0,000 
5 Khối thi 
Kì I 0,908 - Khối thi không ảnh hưởng kết 
quả học tập. 
Kì II 0,797 - 
6 Chỗ ở 
Kì I 0,912 - Chỗ ở không ảnh hưởng kết 
quả học tập. 
Kì II 0,332 - 
7 
Phương 
tiện HT 
Kì I 0,508 - Phương tiện học tập không 
ảnh hưởng kết quả học tập. 
Kì II 0,548 - 
8 
Máy 
vi tính 
Kì I 0,989 - 
Máy vi tính không ảnh hưởng 
kết quả học tập. 
Kì II 0,252 - 
9 
Ban 
cán sự 
Kì I 0,929 - 
Tham gia ban cán sự không 
ảnh hưởng kết quả học tập. 
Kì II 0,535 - 
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/2019 
118 Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 58 - 04/2019 
10 
Tham gia 
nhóm/CLB 
Kì I 0,127 - Tham gia nhóm/CLB không 
ảnh hưởng kết quả học tập. 
Kì II 0,105 - 
11 
Tham gia 
ngoại khóa 
Kì I 0,052* -0,10774 Có tham gia ngoại khóa có kết 
quả học tập cao hơn. 
(K) - (C) 
Kì II 0,048 -0,10297 
ĐẦU TƯ CHO HỌC TẬP 
1 
Thời gian 
lướt web 
Kì I 0,000 
(1,4), (2,4), 
(3,4) 
Thời gian lướt web nhỏ hơn 
bằng 6 tiếng có kết quả học 
tập cao hơn thời gian lướt web 
lớn hơn 6 tiếng. 
(1): <=2 
(2): 2 - 4 
(3): 4 - 6 
(4): >6 
Kì II 0,003 (1,4), (2,4) 
2 
Thời gian 
tự học 
Kì I 0,611 - Thời gian tự học không ảnh 
hưởng kết quả học tập. Kì II 0,239 - 
3 
Chuẩn bị 
bài 
Kì I 0,073* -0,09574 Có chuẩn bị bài có kết quả học 
tập cao hơn. 
(K) - (C) 
Kì II 0,016 -0,13675 
4 
Nghỉ 
học 
Kì I 0,001 0,18477 Không nghỉ học có kết quả học 
tập cao hơn. 
(K) - (C) 
Kì II 0,001 0,17007 
5 
Học 
nhóm 
Kì I 0,143 - Học nhóm không ảnh hưởng 
kết quả học tập. 
Kì II 0,219 - 
6 
Đi làm 
thêm 
Kì I 0,487 - Đi làm thêm không ảnh hưởng 
kết quả học tập. 
Kì II 0,814 - 
7 
Sử dụng 
internet 
học tập 
Kì I 0,125 - 
Sử dụng internet không ảnh 
hưởng kết quả học tập. 
Kì II 0,437 - 
8 
Học 
thư viện 
Kì I 0,031 -0,12338 Có học thư viện có kết quả học 
tập cao hơn. 
(K) - (C) 
Kì II 0,029 -0,13318 
(Nguồn: Tổng hợp từ kiểm định t và phân tích phương sai ANOVA) 
(*: với mức ý nghĩa 10%, -: không có chênh lệch, KQHT: kết quả học tập) 
Trong đó các nhân tố điểm thi, nhân tố tự học và nhân tố thời gian lướt web được mã hóa 
theo các tổ có ở phần ghi chú và để phát hiện chênh lệch giữa các cặp thì dùng phân tích sâu 
ANOVA với phương pháp Turkey. 
Như vậy với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận có 9 nhân tố ảnh hưởng đến kết quả học tập của 
sinh viên, đó là: giới tính, điểm thi tuyển đầu vào, nguyện vọng đầu vào, ngành học, tham gia ngoại 
khóa, chuẩn bị bài, nghỉ học, học ở thư viện và thời gian lướt web. 
b, Mô hình hồi quy đa biến 
Hàm hồi quy tổng thể (PRF) trong trường hợp đa biến có dạng: 
ikikiii UXXXY ............. 33221  (1.1) 
Trong đó: Y là biến phụ thuộc hay kết quả học tập của sinh viên 
 Xj là nhân tố ảnh hưởng thứ j )1( nj 
 J là các hệ số hồi quy. 
Hàm hồi quy mẫu (SRF) trong trường hợp đa biến có dạng: 
 iii XXY 33221 .
ˆ.ˆˆˆ  +⋯ .+𝛽𝑘 .̂ 𝑋𝑘 (1.2) 
Trong đó: 321
ˆ,ˆ,ˆ  ,  �̂�𝑘 là các ước lượng của 1 k ,....,, 32 . 
Với hỗ trợ của phần mềm SPSS ta sẽ tìm được các hệ số hồi quy chuẩn hóa Beta, hệ số nào 
gắn với nhân tố có giá trị tuyệt đối lớn nhất thì ảnh hưởng đến kết quả học tập lớn nhất. 
 Để xem xét xem các nhân tố ảnh hưởng như thế nào đến kết quả học tập, nhân tố nào ảnh 
hưởng nhiều nhất, mức độ ảnh hưởng như thế nào? ta tiến hành hồi quy kết quả học tập với 9 nhân 
tố. Mô hình đưa ra cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả học tập được xếp theo 
thứ tự giảm dần như sau: điểm thi tuyển đầu vào, giới tính, nghỉ học, thời gian lướt web, tham gia 
hoạt động ngoại khóa, chuẩn bị bài, nguyện vọng đầu vào, ngành học, học ở thư viện. Tuy nhiên khi 
đưa vào mô hình hồi quy đa biến có một số hệ số hồi quy không có ý nghĩa về mặt thống kê nên 
phải loại bớt một số nhân tố ảnh hưởng ít nhất, đó là chuẩn bị bài, nguyện vọng đầu vào, ngành học, 
học ở thư viện. Ta thu được kết quả sau: 
CHÀO MỪNG NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG 01/04/2019 
Tạp chí Khoa học Công nghệ Hàng hải Số 58 - 04/2019 119 
Bảng 4. Kết quả mô hình hồi quy đa biến kết quả học tập sinh viên khóa 58 theo các nhân tố 
Biến giải thích 
Điểm kì I năm thứ nhất Điểm kì II năm thứ nhất 
Hệ số 
Beta 
chuẩn 
p-value VIF 
Hệ số 
Beta 
chuẩn 
p-value VIF 
Điểm vào 0,445 0,000 1,004 0,384 0,000 1,004 
Giới tính 0,201 0,000 1,018 0,204 0,000 1,009 
Nghỉ học -0,166 0,000 1,012 -0,163 0,000 1,009 
Thời gian lướt web -0,150 0,000 1,003 -0,150 0,001 1,003 
Ngoại khóa 0,078 0,063* 1,011 Hệ số không có ý nghĩa thống kê 
 R2 = 0,554 R2 = 0,496 
 P-value = 0,000 P-value = 0,000 
 d = 1,809 d = 1,840 
(*: với mức ý nghĩa 10%) 
Dựa vào Bảng 4 ta thấy với mức nghĩa 5%, mô hình hồi quy đa biến giữa kết quả học tập và 
các nhân tố phù hợp (p-value = 0,000 < mức ý nghĩa), không có hiện tượng đa cộng tuyến (VIF <2), 
không có hiện tượng tự tương quan (dU < d < 4 - dU), các hệ số hồi quy đều có ý nghĩa về mặt thống 
kê, các nhân tố giải thích 55,4% sự thay đổi của kết quả học tập học kì I (49,6% với kết quả học tập 
học kì II), trong đó mức độ ảnh hưởng của các nhân tố lần lượt theo thứ tự sau: 
(1) Điểm thi tuyển đầu vào: đây là nhân tố ảnh hưởng nhiều nhất đến kết quả học tập của sinh 
viên. Điểm thi tuyển đầu vào tác động thuận chiều đến kết quả học tập. Nếu điểm thi tuyển đầu vào tăng 
1 điểm thì ước lượng điểm trung bình của sinh viên học kì I tăng 0,445 điểm (0,384 điểm với học kì II). 
(2) Giới tính: giới tính nữ có kết quả học tập cao hơn. Ước lượng chênh lệch điểm trung bình 
học kì I giữa nữ và nam là 0,201 điểm (0,204 điểm với học kì II). 
(3) Nghỉ học: nghỉ học nhiều thì kết quả học tập sẽ thấp hơn. Ước lượng chênh lệch điểm 
trung bình học kì I giữa không nghỉ học và nghỉ học là 0,166 điểm (0,163 điểm với học kì II). 
(4) Thời gian lướt web tác động ngược chiều đến kết quả học tập. Nếu thời gian lướt web 
tăng lên 1 tiếng thì điểm trung bình học kì I và II sẽ giảm 0,15 điểm. 
(5) Ngoại khóa: tham gia ngoại khóa sẽ cho kết quả học tập cao hơn. Ước lượng chênh lệch 
điểm trung bình học kì I giữa tham gia ngoại khóa và không tham gia là 0,078 điểm. 
3. Kết luận 
Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, thông qua phiếu điều tra thông tin của 406 sinh viên khóa 
58, Khoa Kinh tế, Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, có thể khẳng định các nhân tố thuộc bản thân 
sinh viên có ảnh hưởng đến kết quả học tập của sinh viên. Trong đó có 9 nhân tố ảnh hưởng trực 
tiếp đến kết quả học tập theo thứ tự như sau: (1) điểm thi tuyển đầu vào, (2) giới tính, (3) nghỉ học, 
(4) thời gian lướt web, (5) tham gia hoạt động ngoại khóa, (6) chuẩn bị bài, (7) nguyện vọng đầu 
vào, (8) ngành học, (9) học ở thư viện. Ảnh hưởng nhiều nhất đó là điểm thi đầu vào của sinh viên. 
Do đó muốn nâng cao kết quả học tập của sinh viên thì nhà trường nên quan tâm đến điểm thi đầu 
vào của khi xét tuyển vào đại học. Bên cạnh đó, kết quả học tập chủ yếu phụ thuộc vào bản thân 
sinh viên, nên tự bản thân sinh viên phải ý thức không được nghỉ học, giảm thời gian lướt web, thay 
vào đó tham gia các hoạt động ngoại khóa, đọc trước bài và chuẩn bị bài trước khi đến lớp, tích cực 
học ở thư viện. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc, Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 1, 2, 
NXB Hồng Đức, 2008. 
[2] Hồ Đăng Phúc, Sử dụng phần mềm SPSS trong phân tích số liệu, NXB Khoa học và Kĩ thuật, 
2005. 
Ngày nhận bài: 16/03/2019 
Ngày nhận bản sửa: 02/04/2019 
Ngày duyệt đăng: 04/04/2019 

File đính kèm:

  • pdfnghien_cuu_anh_huong_cua_cac_nhan_to_thuoc_ban_than_sinh_vie.pdf