Biểu tượng trong truyền thuyết Thánh Gióng - Giá trị văn hóa và lịch sử

Thánh Gióng - một trong bốn vị Tứ bất tử trong đời sống tín ngưỡng của

người dân Việt Nam từ xưa đến nay. Kể từ khi ra đời, truyền thuyết Thánh Gióng mang đậm

những giá trị tiêu biểu, đặc thù của người Việt. Trong đó, căn cốt làm nên ý nghĩa đặc trưng

của truyện là hệ thống các biểu tượng với 3 biểu tượng được khái quát hóa, mang ý nghĩa

điển hình: Biểu tượng Thánh Gióng, biểu tượng cây tre, biểu tượng vũ khí bằng sắt của

Thánh Gióng. Chính vì vậy, giải mã những ý nghĩa tiềm ẩn đằng sau các biểu tượng này sẽ

giúp người đọc đi đến cái hay, cái đẹp cũng như khám phá, phát hiện đầy đủ giá trị, ý nghĩa

của truyền thuyết Thánh Gióng.

Biểu tượng trong truyền thuyết Thánh Gióng - Giá trị văn hóa và lịch sử trang 1

Trang 1

Biểu tượng trong truyền thuyết Thánh Gióng - Giá trị văn hóa và lịch sử trang 2

Trang 2

Biểu tượng trong truyền thuyết Thánh Gióng - Giá trị văn hóa và lịch sử trang 3

Trang 3

Biểu tượng trong truyền thuyết Thánh Gióng - Giá trị văn hóa và lịch sử trang 4

Trang 4

Biểu tượng trong truyền thuyết Thánh Gióng - Giá trị văn hóa và lịch sử trang 5

Trang 5

Biểu tượng trong truyền thuyết Thánh Gióng - Giá trị văn hóa và lịch sử trang 6

Trang 6

Biểu tượng trong truyền thuyết Thánh Gióng - Giá trị văn hóa và lịch sử trang 7

Trang 7

Biểu tượng trong truyền thuyết Thánh Gióng - Giá trị văn hóa và lịch sử trang 8

Trang 8

pdf 8 trang xuanhieu 4340
Bạn đang xem tài liệu "Biểu tượng trong truyền thuyết Thánh Gióng - Giá trị văn hóa và lịch sử", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biểu tượng trong truyền thuyết Thánh Gióng - Giá trị văn hóa và lịch sử

Biểu tượng trong truyền thuyết Thánh Gióng - Giá trị văn hóa và lịch sử
iêng của nhân vật Thánh Gióng càng trở 
lên sống động và in sâu trong lòng nhân dân. Có thể nói, truyền thuyết Thánh Gióng đã phản 
ánh nhiều giá trị lịch sử văn hóa xã hội người Việt nói chung, song rõ nhất và bao trùm nhất là 
giá trị phản ánh lịch sử khai phá vùng châu thổ Bắc Bộ của người Việt. Cũng từ đây, cư dân 
Việt đã lập lên nền văn minh Việt cổ. 
 * Giá trị văn hóa 
 Có thể nói, truyền thuyết Thánh Gióng là một trong những chuyện kể dân gian được lưu 
truyền, ghi chép ở nước ta từ xa xưa và liên tục được bồi đắp, phát triển, sáng tạo bằng nhiều 
hình thức khác nhau. Cốt truyện với nội dung cơ bản kể về sự sinh ra, lớn lên và chiến công 
đánh giặc thần kỳ của một cậu bé ở làng Phù Đổng. Tương truyền cậu bé lên ba mà vẫn chưa 
biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy, vậy mà nghe tiếng sứ giả rao có quân giặc đến là biết nói 
và xung phong ra trận, từ đó, cậu bé lớn nhanh như thổi và có sức mạnh phi thường, cậu đánh 
thắng giặc rồi bay lên trời. 
 Lịch sử Việt Nam là lịch sử chống ngoại xâm liên tục, do vậy Thánh Gióng trở thành 
biểu tượng của người anh hùng chống ngoại xâm, bảo vệ mùa màng, được nhân dân tôn kính, 
thờ phụng, là vị thần đứng đầu trong "Tứ bất tử". Khi sống, Thánh Gióng là anh hùng chống 
giặc giúp dân, giúp nước, mất đi ông còn giúp dân được mưa thuận gió hòa, hạn thì có mưa, 
cầu mùa thì được mùa, muôn vật sinh sôi nảy nở. Thánh Gióng vừa có tính chất phổ biến của 
anh hùng ca nói chung như Asin, Hecto trong các tập thơ dân gian cổ Iliats và Ôđyxê. 
 Thông qua nhân vật Thánh Gióng, ta thấy rõ các lớp tín ngưỡng dân gian tiềm ẩn trong 
câu chuyện của người Việt như: Tín ngưỡng thờ “Tứ bất tử” - nột tín ngưỡng dân gian đặc 
biệt thờ bốn vị Thánh - biểu tượng của sự trường tồn, bất diệt của dân tộc, của đất nước từ 
thuở xa xưa đến nay. Đó là, Đức Thánh Tản, Chử Đạo Tổ, Đức Thánh Gióng, Đức Thánh 
Mẫu Liễu Hạnh. Đức Thánh Tản biểu hiện cho ước vọng chiến thắng thiên tai, lụt lội; Đức 
Thánh Gióng biểu hiện cho tinh thần chống giặc ngoại xâm; Đức Chử Đọa Tổ biểu hiện cho 
cuộc sống phồn vinh về vật chất; Đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh biểu hiện cho cuộc sống phồn 
vinh về tinh thần của người dân. Bên cạnh đó, các tư tưởng tôn giáo cũng được thể hiện như 
sự hội tụ đủ tư tưởng tam giáo: Nho - Phật - Đạo. Trong đó, các yếu tố Phật giáo và tín 
ngưỡng được Phật giáo được thể hiện đậm đà hơn cả. 
 Hình tượng Thánh Gióng từ một ký ức huyền thoại đẹp thể hiện tinh thần và sức mạnh 
trong đấu tranh chống ngoại xâm, giữ nước của dân tộc đã trở thành một ký ức tín ngưỡng 
dân gian. Để có thể trở thành một trong những tín ngưỡng dân gian trong tâm thức của người 
Việt, nhân vật Thánh Gióng là đại diện cho tinh thần, ý chí của nhân dân: Những con người 
bình dị, lớn lên từ nghèo khó, nhưng khi đất nước lâm nguy thì sẵn sàng xả thân, hy sinh vì 
nghĩa lớn. Quá trình đánh giặc của Thánh Gióng là bài ca hào hùng nhất về truyền thống đánh 
giặc giữ nước của dân tộc ta. Có thể nói, hình tượng Thánh Gióng đã được biểu tượng hóa, 
biểu trưng hóa và mã hóa. Giải mã được huyền thoại này chúng ta tìm được một ý niệm văn 
hóa của dân tộc, đó là chủ nghĩa anh hùng yêu nước, anh hùng cách mạng của dân tộc. Và 
phải chăng đó cũng chính là lý do khiến hình tượng nhân vật Thánh Gióng trở thành một 
trong những tín ngưỡng dân gian đẹp được nhân dân thờ phụng. 
92 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 Như vậy, hình tượng Thánh Gióng - người anh hùng chống giặc ngoại xâm đã có quá 
trình chuyển hóa qua các lớp ý nghĩa thành người anh hùng văn hóa. Điều này cũng chính là 
thể hiện ước mơ, niềm tin của nhân dân dành cho người anh hùng. Một người anh hùng toàn 
tài, đa năng, vừa bảo vệ, vừa che chở cho nhân dân. Do vậy, đây là một biểu tượng đa nghĩa, 
một nhân vật huyền thoại của văn hóa dân gian, một vị anh hùng cứu nước mà dấu ấn còn sâu 
đậm trong tâm thức người Việt đến ngày nay. 
 Thánh Gióng từ một biểu tượng của người anh hùng chống giặc ngoại xâm đã trở thành 
một trong bốn vị thánh linh thiêng trường sinh bất tử trong tâm thức và tinh thần của người 
Việt. Điều đó có thể thấy, đây là một tín ngưỡng dân gian đặc biệt được nhân dân suy tôn từ 
nhiều đời. Do vậy, nghiên cứu hình tượng Thánh Gióng cũng là nghiên cứu tổng thể một hiện 
tượng văn hóa tín ngưỡng trong văn hóa Việt Nam. 
 2.2. Biểu tượng cây tre 
 * Giá trị lịch sử 
 Cây tre gắn bó máu thịt với người dân Việt Nam, cây tre chứng kiến biết bao sự đổi 
thay, biến chuyển của thời gian, của lịch sử, của con người và đất nước. Trong lịch sử dựng 
nước và giữ nước, cây tre được người dân sử dụng làm vũ khí chiến đấu, từ chông, gậy đến 
cung tên. Trong truyền thuyết Thánh Gióng, cây tre lại càng cần hơn trong giờ phút quyết liệt 
nhất để cho Thánh Gióng thắng giặc Ân. Đồng thời, những lũy tre xanh còn tạo ra những bức 
tường thép ngăn chặn sự săn đuổi của quân xâm lược. Khi Thánh Gióng đánh giặc “Gậy sắt 
gẫy, Gióng liền nhổ một bụi tre bên đường quật vào quân giặc khiến chúng chết như rạ” [3; 
75]. Đó chính là sự tiếp nối truyền thống đánh giặc của dân tộc từ buổi đầu dựng nước vàgiữ 
nước. Đánh giặc bằng bất kỳ phương tiện nào có trong tay như lời kêu gọi của Bác Hồ: ai có 
súng dùng súng, ai có gươm cầm gươm, không có súng, có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy, 
gộc. Có thể thấy, truyền thuyết Thánh Gióng nói riêng và truyền thuyết nói chung thường giữ 
lại những bằng chứng quý giá về lịch sử văn hóa xã hội của các thời đại đã qua. 
 * Giá trị văn hóa 
 Tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên hình thành và phát triển ở Việt Nam như một tất yếu. Bởi, 
trong sinh hoạt và lao động hằng ngày tự nhiên luôn gắn bó mật thiết và chi phối sự thành bại 
trong hoạt động của người Việt. Trải qua bao cuộc chiến tranh chống thù trong, giặc ngoài sự 
gắn bó đó càng trở nên mật thiết. Trong tín ngưỡng tôn sùng tự nhiên của người Việt có tín 
ngưỡng tôn sùng và thờ cúng động, thực vật, do đó người Việt rất gần gũi với tự nhiên, coi 
trọng các loại cây, trong đó có cây tre. Truyền thuyết Thánh Gióng kể từng tên làng, tên sông 
đến những đồ ăn, thức uống quen thuộc như cơm, cà, nước vối, tục nhai trầu; các loài cây 
quen thuộc: cây tre Tất cả như vẽ lên một bức tranh văn hóa sinh thái nhiều màu sắc về 
cuộc sống của những người dân ở vùng Trung Châu đồng bằng Bắc Bộ xưa. 
 Có thể nói, từ lâu cây tre là biểu tượng cho phẩm chất, cốt cách tiêu biểu nhất của con 
người Việt Nam: đoàn kết, thủy chung, thanh cao, bất khuất; tre cùng người trải qua bao thăng 
trầm của lịch sử, trải qua bao cuộc chiến tranh giữ nước, giành độc lập tự do dân tộc. Là biểu 
trưng ẩn tàng cho sức mạnh bền bỉ vô hạn trước mọi tai họa của thiên nhiên. Tre trở thành 
biểu tượng cho chủ nghĩa anh hùng của người dân Việt Nam. Hình ảnh cây tre luôn gợi nhớ 
về một làng quê Việt Nam mộc mạc, con người Việt Nam thanh cao, giản dị mà chí khí. Về 
 93 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
nguồn gốc tre ngà trong truyền thuyết Thánh Gióng, Vũ Ngọc Phan cho rằng: Tre bị nhổ, tre 
bị cháy cũng lại hồi sinh và trở thành những thế hệ tre ngày một tốt tươi hơn, đẹp hơn qua thử 
lửa, đốt tre rất thẳng, da vàng nhạt như ngà, gọi là tre đằng ngà. Cây tre, thứ tre tiêu biểu nhất 
cho tâm hồn, cốt cách Việt Nam. 
 Bên cạnh đó, cây tre còn gắn liền với nền văn hóa lúa nước của người Việt. Nhiều vật 
dụng trong cuộc sống hằng ngày được làm từ tre như rổ, rá, đũa ăn ngay đến các vật dụng 
phục vụ cho công việc canh tác lúa nước, hoa màu cũng sử dụng từ tre như cán cuốc, cán 
xẻng, cán dao, cán liềm, gầu tắt nước Với sức ảnh hưởng to lớn trong đời sống xã hội, 
không thể phủ nhận giá trị truyền thống của cây tre gắn liền với nền văn hóa lúa nước của dân 
tộc Việt Nam. 
 2.3. Biểu tượng vũ khí bằng sắt của Thánh Gióng 
 * Giá trị lịch sử 
 Tiếp cận công cụ vũ khí bằng sắt của Thánh Gióng từ góc nhìn khảo cổ học - lịch sử để 
làm sáng tỏ hơn tính thời đại của những công cụ đồ sắt. Điều này có nghĩa rằng, nhóm vũ khí 
này chính là biểu tượng gắn với sự xuất hiện của kim loại sắt, cho chúng ta hiểu rõ hơn ý 
niệm về thời gian lịch sử: thời đại đồ sắt ở Việt Nam. Như vậy, huyền tích Thánh Gióng tuy 
mang đậm những yếu tố huyền ảo, song rõ ràng là cốt truyện đã phản ánh đúng cái cốt lõi của 
lịch sử thời Hùng Vương, đó là thời đại đã bước vào thời kỳ đồ sắt. Và vì vậy mà truyền 
thuyết đã thần thánh hóa roi sắt, ngựa sắt, áo giáp sắt của Thánh Gióng gắn liền với đời Hùng 
Vương thứ 6 là một nhân tố lịch sử quan trọng. 
 Roi sắt, ngựa sắt như là biểu tượng cốt lõi thể hiện sức mạnh kỳ vĩ của cậu bé làng 
Gióng, người anh hùng đã đánh thắng giặc Ân bằng những vũ khí tiên tiến nhất của thời đại, 
do chính những người thợ quê hương tạo nên. Thông qua những vũ khí bằng sắt ấy chúng ta 
thấy được trung tâm Cổ Loa của bộ Tây Vu thời Hùng Vương. Tại đây, cư dân Việt cổ khai 
phá châu thổ, đồng thời phát triển nghề thủ công từ sắt, nên Cổ Loa, trung tâm của xứ Bắc trở 
thành trung tâm luyện kim đồng và sắt không chỉ ngày nay mà đã có từ xa xưa. Vì thế, có thể 
nói, cư dân Việt cổ vùng xứ Bắc trong thời đại đồ sắt đã sớm lấy nông nghiệp trồng trọt lúa 
nước làm phương thức sinh sống chủ yếu, đồng thời nghề luyện kim và sắt đã bước đầu phát 
triển và đạt được những thành tựu nhất định. 
 * Giá trị văn hóa 
 Dù cho truyền thuyết Thánh Gióng có nhiều dị bản khác nhau, song nói về truyền thuyết 
này hầu như không có dị bản nào không đề cập đến motif ngựa sắt, roi sắt, nón sắt, áo giáp 
sắt Nhóm vũ khí này là những biểu tượng chứa đựng nhiều ý nghĩa ẩn tàng. Từ một cậu bé 
lên ba không biết nói, biết cười nhưng khi nghe tin xứ giả tìm người đánh giặc cậu bé đã cất 
tiếng nói: “Ngươi hãy mau về tâu vua, ta muốn được ngựa sắt cao 10 thước, roi sắt dài 10 
thước, một chiếc nón sắt rộng 3 thước, đem đủ mấy thứ đó cho ta”. [3; 74] 
 Theo quan điểm của Vũ Ngọc Phan: chuyện Thánh Gióng là một truyền thuyết có thể 
đã xuất hiện vào thời mà tổ tiên chúng ta sau khi biết dùng sắt làm công cụ sản xuất, đã biết 
được sự lợi hại cũng như tác dụng to lớn của sắt trong việc dùng nó làm vũ khí chống xâm 
lăng. Thánh Gióng đánh giặc bằng các trang phục và vũ khí do nhân dân rèn đúc nên: áo giáp 
sắt, ngựa sắt, roi sắt, gậy sắt, nón sắt Người dân không chỉ góp cơm, góp cà nuôi Gióng lớn 
94 
 NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
mà còn góp sắt để rèn vũ khí cho Gióng thể hiện ý nghĩa cố kết cộng đồng của người dân rất 
cao. Vậy có thể khẳng định, người anh hùng và sức mạnh của người anh hùng chỉ có thể được 
tạo nên từ cộng đồng và sinh ra từ cộng đồng mà thôi. 
 Roi sắt, ngựa sắt là hai biểu tượng cốt lõi thể hiện sức mạnh của cậu bé làng Gióng. Và 
có lẽ, chiếc roi bằng sắt là vũ khí rất phù hợp với cậu bé lên ba chứ không phải là gươm hay 
giáo. Mặt khác, chiếc roi sắt do nhân dân tự làm mà không cần phải do người thợ rèn chuyên 
nghiệp mới có thể tạo ra. Điều đó thể hiện sức mạnh đoàn kết, sức mạnh tập thể của nhân dân 
Việt Nam - bài học lịch sử đầu tiên mà người Việt trong thời kỳ Văn Lang đã đúc kết. 
 Có lẽ, trong nhóm vũ khí bằng sắt trong truyền thuyết Thánh Gióng thì biểu tượng con 
ngựa sắt còn để lại dấu ấn sâu đậm hơn cả trong đời sống của nhân dân đặc biệt trong lễ hội 
Gióng hiện nay. Phải chăng, ngựa sắt cũng là biểu tượng của một tín ngưỡng nông nghiệp xa 
xưa - tín ngưỡng thờ và sùng bái các hiện tượng tự nhiên nói chung. Quan điểm này không 
chỉ riêng ở Việt Nam mà ở trên thế giới hầu như các anh hùng, các thánh nhân, những người 
lập nên những kỳ công thần tích thì vật cưỡi của họ là hình ảnh con ngựa. Và phải chăng, 
nhóm vũ khí bằng sắt trong truyền thuyết Thánh Gióng còn tượng trưng cho tín ngưỡng thờ 
tổ nghề của cư dân Việt. Đó là ánh xạ của những thành tựu trong chế tác đồng, sắt của cư dân 
Việt cổ đã đạt đến đỉnh cao trong kỹ thuật chế tác. 
 Có thể thấy rằng, truyền thuyết về thánh Gióng, các biểu tượng về vũ khí bằng sắt là 
ánh xạ của những thành tựu trong chế tác sắt của cư dân Việt cổ. Họ đạt đến đỉnh cao trong kỹ 
thuật chế tác kim khí, và đồng thời đã sáng tạo ra một huyền thoại để phản ánh thành tựu ấy. 
Vì vậy, biểu tượng nhóm vũ khí bằng sắt trong truyền thuyết Thánh Gióng mà nổi bật nhất là 
biểu tượng ngựa sắt đã chứa đựng nhiều lớp ý nghĩa văn hóa sâu xa. Phản ánh đặc điểm văn 
hóa, xã hội, lịch sử về thời đại Hùng Vương. Thời đại thuở đầu dựng nước của cha ông, khi 
mà những ghi chép chính sử còn rất hạn chế thì các truyền thuyết xa xưa là nguồn tư liệu sống 
động mà chúng ta không thể bỏ qua, đặc biệt là tìm kiếm giá trị ý nghĩa từ các biểu tượng 
trong các truyền thuyết đó. 
 3. Kết luận 
 Thế giới biểu tượng vô cùng phong phú, gồm cả biểu tượng liên quan đến vật chất như 
ăn, mặc, ở; đến những biểu tượng liên quan đến lĩnh vực tinh thần như tôn giáo, tín ngưỡng; 
còn có cả những biểu tượng liên quan tới xã hội trong những giai đoạn lịch sử khác nhau. Giải 
mã được những biểu tượng ấy, chúng ta sẽ thấy được nhiều lớp ý nghĩa ẩn tàng trong nội 
dung tác phẩm văn học. 
 Truyền thuyết Thánh Gióng tàng ẩn nhiều mã văn hóa cả chiều rộng lẫn chiều sâu, cả 
văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Nó vừa phản ánh lịch sử dựng nước trong buổiđầu 
chinh phục thiên nhiên, sản xuất nông nghiệp, khai phá vùng châu thổ Bắc Bộ, đồng thời phản 
ánh quá trình giữ nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống quân sự của người Việt. Thế giới 
biểu tượng trong truyền thuyết Thánh Gióng vô cùng phong phú và sự phong phú đó chưa có 
dấu hiệu dừng lại, mỗi ngày nó lại được khám phá ở nhiều khía cạnh và nhiều chiều khác 
nhau. Từ việc tìm hiểu ba biểu tượng tiêu biểu của tác phẩm người đọc sẽ thấy rõ hơn nội hàm 
tâm thức văn hóa thời đại và hạt nhân văn hóa tiềm ẩn trong nhiều lớp trầm tích của tác phẩm. 
 95 
NGHIÊN CỨU - TRAO ĐỔI 
 Tài liệu tham khảo 
[1]. Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[2]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (cb,1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB 
Đại học Quốc gia Hà Nội. 
[3]. Kiều Thu Hoạch (cb, 2004), Tổng tập văn học dân gian Việt Nam - Truyền thuyết dân 
gian người Việt, tập 4 (tập 5), NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. 
[4]. Hoàng Phê (cb, 1998), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học. 
 THE SYMBOL OF THE LEGEND OF GIONG SAINT: HISTORICAL 
 AND CULTURAL VALUES 
 Ta Thi Thuy, Ph.D 
 Abstract: From the past up to now, Giong Saint has been considered as one of the four 
immortal figures in the religious life of Vietnamese people. Since its inception, the legend of 
Giong Saint has been imbued with typical and specific values of Vietnamese people. The 
legend has been built by the three generalized and meaningful symbols: Giong Saint, the 
bamboo and the iron weapon of Giong Saint. Decoding the hidden meanings behind these 
symbols will help readers understand the beauty as well as fully explore the significance of 
the legend of Giong Saint. 
 Key word: symbol, the legend of Giong Saint, culture, history; 
Người phản biện: NCS. Hoàng Thị Kim Oanh (ngày nhận bài 24/8/2020; ngày gửi phản biện 
24/8/2020 ngày duyệt đăng 06/11/2020). 
96 

File đính kèm:

  • pdfbieu_tuong_trong_truyen_thuyet_thanh_giong_gia_tri_van_hoa_v.pdf