Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế

Di sản là yếu tố cơ bản tạo nên đặc thù của vùng đất Cố đô, là nguồn tài nguyên

thiết yếu để phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế du lịch. Tuy nhiên, với sự tàn phá

của thiên tai, của quá trình đô thị hóa, của những mâu thuẫn giữa bảo tồn di sản

và phát triển đô thị.công cuộc bảo tồn và nâng cao giá trị di sản Huế nói chung và

quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế nói riêng đang gặp phải vô vàng những khó khăn,

thách thức. Trong bài báo này, bằng việc vận dụng những lý thuyết liên quan đến

bảo tồn di sản trong những tài liệu thứ cấp sẵn có, phương pháp khảo sát thực địa,

phương pháp phân tích và phương pháp so sánh, chúng tôi có tham vọng mang lại

những cách nhìn tổng thể hơn, hệ thống hơn về các vấn đề liên quan đến di sản và

ứng dụng nó vào thực tế công tác bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc

đô thị Huế.

Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế trang 1

Trang 1

Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế trang 2

Trang 2

Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế trang 3

Trang 3

Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế trang 4

Trang 4

Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế trang 5

Trang 5

Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế trang 6

Trang 6

Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế trang 7

Trang 7

Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế trang 8

Trang 8

Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế trang 9

Trang 9

Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang xuanhieu 8640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế

Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế
người dân trong công cuộc bảo vệ những giá trị di sản văn hóa Huế đặc trưng gắn liền với phát 
triển kinh tế hộ gia đình và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.”[15] thực sự đã rất đề cao vai 
trò của người dân cũng như quan tâm đến ý thức, nhận thức của họ trong việc giữ gìn 
ngôi nhà mà họ đang sống. Chủ nhân ngôi nhà hiểu được những giá trị di sản, những 
đặc trưng của ngôi nhà vườn mà mình đang ở, họ đồng ý bảo tồn chúng, tu bổ chúng 
thông qua các khoản tài chính, những chính sách hỗ trợ bảo tồn, và sau đó tiếp đón du 
khách do các công ty du lịch gửi đến. Người dân có thể được hưởng lợi từ các hoạt 
động và các dịch vụ du lịch nên họ càng tích cực tham gia. Chính vì lẽ đó mà số lượng 
nhà vườn truyền thống ở Phú-Mộng (Kim Long) hầu như còn nguyên vẹn và giữ được 
giá trị ban đầu. 
 Một ví dụ ngược lại, ở Huế, trình trạng nhà ở của người dân tồn tại trong các 
vùng đệm, vùng bảo vệ di tích là rất nhiều ( những hộ dân sống xung quanh Hổ 
Quyền, xung quanh đàn Xã Tắc, xung quanh hồ Tịnh Tâm...). Các ngôi nhà thuộc dạng 
này phần lớn thường có những qui định ràng buộc về việc sửa chữa, cải tạo, ở dạng 
cấm xây dựng lại và thậm chí nằm trong diện chờ giải toả. Đây thực sự là một vấn đề 
lớn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân và cũng ảnh hưởng đến với 
môi trường an toàn xung quanh di sản. Ở đây, người dân phải chấp nhận sống trong 
những căn nhà phần lớn đã xuống cấp, những căn nhà tạm bợ cùng với những lời hứa 
hẹn của các cơ quan chức năng có thẩm quyền về việc di dời, đền bù, tái định cư. 
 89 
Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế 
Nhưng thực tế, thời gian của việc chờ đợi thường là rất lâu và thường bị khất lần vì 
những lý do liên quan đến việc thiếu kinh phí, thiếu chính sách. Trình trạng khá phổ 
biến này là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự không đồng thuận giữa người 
dân và sự nhếch nhác cho môi trường cảnh quan xung quan di sản. 
 Hình 4. Nhà ở trong khu vực bảo vệ di tích Hổ Quyền. Ảnh chụp bởi Bùi Thị Hiếu. 
e. Sử dụng hợp lý quỹ di sản kiến trúc đô thị: 
 Trước hết, di sản được coi là nguồn tài nguyên dễ bị tác động và ảnh hưởng bởi 
những tác nhân bên ngoài và cũng là nguồn tài nguyên không thể tái tạo, do đó cần 
phải sử dụng, khai thác hợp lý, hiệu quả và tiết kiệm vì “cuộc sống mai sau của di sản là 
phụ thuộc vào việc sử dụng hiện tại."[7, tr.43]. Sử dụng nguồn tài nguyên di sản hợp lý, có 
trách nhiệm là cách sử dụng mà không dẫn đến tình trạng nghèo nàn và suy thoái về 
lâu dài, là giữ cho nó luôn duy trì ở tình trạng tốt trong tương lai. Sử dụng hợp lý 
nguồn tài nguyên di sản luôn đòi hỏi phải đi đôi với các biện pháp can thiệp nhằm bảo 
tồn và khai thác giá trị di sản một cách có hiệu quả, có trách nhiệm vì sự phát triển bền 
vững kinh tế - xã hội, không chỉ cho ngày hôm nay, mà còn gìn giữ để chuyển giao cho 
các thế hệ mai sau. 
 Hiện nay ở Huế, việc khai thác và sử dụng các di sản cho các mục đích phát 
sinh đang khiến chúng bị suy thoái nhanh chóng. Ví dụ, một số di tích được thuê để 
mở quán cà phê hoặc nhà hàng; một số biệt thự Pháp bị chuyển đổi chức năng sử dụng 
dẫn đến trình trạng cải tạo, cơi nới ... hoặc bị đập phá để chiếm đất xây dựng các công 
trình mới; di sản bị trưng dụng bởi các cá nhân, tổ chức đặt nặng lợi ích kinh tế lên 
hàng đầu...Thiết nghĩ, đã đến lúc chúng ta cũng cần có những quy định, những chế tài 
đủ mạnh để hạn chế tối đa việc sử dụng di sản phục vụ lợi ích cá nhân làm phương hại 
đến tình trạng tốt và mỹ quan của di tích. 
 90 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 1 (2021) 
 Hình 5. Khuôn viên ở Biệt thự Pháp cổ ( 26 Lê Lợi) bị chiếm dụng. 
 Ảnh chụp bởi Nguyễn Quang Huy. 
f. Quản lý bền vững quỹ di sản kiến trúc đô thị : 
 Quản lý di sản, đối với tất cả các thành phố nói chung và các thành phố có di 
sản được Unesco công nhận nói riêng, là một nhiệm vụ rất khó khăn và đầy thách 
thức. Quản lý di sản thường đòi hỏi sự hợp tác, gắn kết chặt chẽ và phối hợp nhịp 
nhàng giữa rất nhiều ngành và lĩnh vực khác nhau ( bảo tồn, kiến trúc, môi trường, du 
lịch,...). Nó đòi hỏi "một loạt các hành động và một loạt các tác nhân bên trong và bên ngoài 
..."[4, tr. 25]: Kêu gọi nguồn vốn phục vụ cho công tác bảo tồn, đào tạo nguồn nhân lực 
có chất lượng cao, xây dựng các hệ chính sách cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị, 
hệ tiêu chí đánh giá giá trị di sản, giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến công tác giải 
phóng mặt bằng khi cần thiết ... 
 “Trong quy chế quản lý không chỉ là nhận diện, liệt kê mà còn cần có các quy định để kế 
thừa bảo tồn và phát triển đặc trưng quỹ di sản này. Bảo tồn gắn với phát huy giá trị là xu thế 
các đô thị đang hướng tới để xác lập yêu cầu quản lý.” [2, tr.17]. Chúng ta cũng cần phải có 
những quy định, chính sách cụ thể liên quan đến bảo tồn, tôn tạo di tích, các chính sách 
bảo vệ nhà vườn,... Cần đưa ra những tiêu chí cụ thể, rõ ràng, có cơ sở cho việc phân 
loại , tiêu chí đánh giá giá trị các công trình di sản, di tích... Danh sách 27 công trình 
Pháp tiêu biểu tại Huế được công bố gặp phải nhiều ý kiến trái chiều và không đồng 
thuận, theo tôi, cái chính là sự mập mờ trong việc xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh 
giá. 
 Liên quan đến việc quản lý Quần thể di tích cố đô Huế, hiện trách nhiệm quản 
lý thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đảm nhận. Phải thừa nhận đây là một 
trong những cơ sở đi đầu cả nước trong công tác quản lý và bảo tồn di sản, nhưng 
công tác quản lý di sản ở Huế đang đối mặt với vô vàng khó khăn và thách thức. Đầu 
tiên, phải kể đến, là sự phân bố rộng rãi của các di tích trong thành phố Huế và nằm 
rải rác ở một số xã, huyện trong toàn Tỉnh gây khó khăn cho việc quản lý; các nguồn 
ngân sách cho công tác bảo tồn còn hạn chế; chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng 
đủ...Yêu cầu đặt ra là cần nhanh chóng triển khai đề án phát triển toàn diện vùng đệm 
di tích theo kiến nghị của Ủy ban Di sản thế giới nhưng công tác này luôn gặp phải trở 
ngại lớn nhất liên quan đến việc sinh sống của các hộ dân xung quanh khu vực di sản. 
 91 
Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế 
3.3. Bảo tồn và nâng cao giá trị di sản là nền tảng cho sự phát triển bền vững ? 
 Di sản, từ lâu, đã trở thành một chủ đề phổ biến trong nhiều nghiên cứu, hội 
nghị và hội thảo chuyên đề. Nó thường xuyên được đề cập đến không chỉ ở các nước 
giàu, các nước phát triển, mà còn ở các nước đang phát triển. Trong quá trình phát 
triển đô thị, người ta luôn mong muốn bảo vệ nó, bảo tồn nó, khôi phục nó, nâng cao 
giá trị của nó và giữ gìn nó cho các thế hệ tương lai. 
 Kể từ khi Công ước Di sản Thế giới được thông qua vào năm 1972, các di sản 
văn hóa và di sản thiên nhiên rất được chú trọng. Sự mất mát, suy thoái hoặc biến mất 
của nó tạo thành "sự nghèo nàn về di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới."[8, tr.2]. Cũng 
sau Công ước này, cộng đồng quốc tế đã thông qua khái niệm phát triển bền vững và 
khẳng định vai trò quan trọng của việc bảo vệ và bảo tồn di sản văn hóa và thiên nhiên 
đối với việc phát triển bền vững. Những hành động liên quan đến bảo tồn và nâng cao 
giá trị di sản sẽ “góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững." [8, tr.2]. 
 Rất nhiều thành phố trên thế giới đã lựa chọn các phương pháp phát triển, quy 
hoạch và mở rộng đô thị mà quên mất việc bảo vệ các giá trị của quá khứ, bảo tồn các 
di sản đô thị, đẫn dẫn đến nhiều hậu quả đáng tiếc như mất dần bản sắc, tính đặc 
trưng đô thị, đặc trưng vùng miền, tác động tiêu cực đến kinh tế xã hội, môi trường 
sinh thái, cuộc sống,... Singapore, Hồng Kông là những ví dụ điển hình, các khu đô thị 
được hình thành bằng cách san bằng những gì sẵn có. Những thất bại của các thành 
phố này sẽ trở thành bài học quý giá cho các thành phố khác trong việc định hướng, 
lựa chọn phương thức để phát triển trong tương lai. Một sự phát triển bền vững là phải 
dựa trên những đặc trưng vốn có, phải nhận diện được giá trị, bản sắc, những nét 
riêng làm nền tảng. Yvette VEYRET khuyên "nên tích hợp tính ưu việt của văn hóa và ký 
ức vào các dự án chuyển đổi lãnh thổ. "[9, tr. 200]. Mối lo ngại và thách thức lớn nhất của 
hầu hết các thành phố, đặc biệt là những thành phố có di sản được Unesco công nhận 
là phải giải quyết tốt mâu thuẫn giữa bảo tồn di sản và phát triển đô thị. Bảo tồn và 
nâng cao giá trị di sản luôn phải được chú trọng và quan tâm hàng đầu trong các chiến 
lược phát triển kinh tế và đô thị của họ. Di sản "tạo thành một tiềm năng kinh tế, đặc biệt là 
nhờ vào du lịch, [...] nó góp phần đảm bảo tính liên tục của các giá trị chung của một dân tộc, 
của một vùng lãnh thổ."[10, tr.3] mà nó thiết lập "một chuẩn mực trước những thay đổi của 
xã hội - những thay đổi kinh tế nhanh chóng đang làm thay đổi lối sống và cảnh quan. " [10, 
tr.3]. Và “di sản được nhắc đến như một nguồn lực vừa có tính kế thừa vừa có giá trị chiến 
lược.”[11, tr. 29]. Di sản được coi là công cụ và là nhân tố hữu hiệu của phát triển kinh 
tế, xã hội và môi trường, ba khía cạnh chính của phát triển bền vững. Đối với các thành 
phố chọn phương thức phát triển đô thị dựa trên nền tảng của việc bảo tồn và nâng cao 
giá trị di sản, họ đều có chung tham vọng lớn là khẳng định di sản có thể và phải trở 
thành đòn bẩy cho sự phát triển. Ví dụ, "Ở Tunisia, ngày nay, di sản không còn được coi 
chỉ là mang giá trị văn hóa mà còn là động lực của sự tiến bộ và phát triển." [12, tr.50] hay ở 
thành phố Luang Prabang (Lào) - một thành phố giàu những di tích, vết tích của một 
 92 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 1 (2021) 
quá khứ huy hoàng, được Unesco ghi danh vào danh sách di sản thế giới năm 1995, thì 
" di sản là nguồn gốc của sự phát triển kinh tế và văn hóa xã hội và ảnh hưởng của thành phố. " 
[12, tr.18] 
4. KẾT LUẬN 
 Để công tác bảo tồn và nâng cao giá trị Quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế có 
những hiệu quả tích cực thì trước hết cần phải nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng 
đặc biệt của Quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế đối với việc bảo tồn bản sắc đô thị và sự 
phát triển bền vững Huế trong tương lai, xác định rõ những thách thức và khó khăn 
gặp phải trong công tác bảo tồn và nâng cao giá trị di sản, định hướng những giải pháp 
nhằm giải quyết, dung hòa tốt mâu thuẫn giữa hai khía cạnh bảo tồn di sản và phát 
triển đô thị; chú trọng nâng cao nhận thức và kêu gọi sự tham gia tích cực của cộng 
đồng trong công tác bảo tồn và nâng cao giá trị di sản; khai thác, sử dụng nguồn tài 
nguyên di sản hợp lý, tránh phát triển du lịch ồ ạt và đặt biệt là đẩy mạnh công tác 
quản lý di sản. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Phan Thanh Hải (2013), 20 năm bảo tồn và phát huy di sản thế giới Huế, Công cuộc bảo tồn 
 di sản thế giới ở Thừa Thiên Huế , HMCC, số 1, tr.113-124. 
[2]. Đào Ngọc Nghiêm (2014), Xây dựng quy chế quản lý quy hoạch - kiến trúc đô thị di sản 
 đặc thù TP Huế, Kiến trúc Việt Nam, số 7+8, tr.15- 17 
[3]. ICOMOS Canada (1982), UNESCO-ICOMOS_DeclarationDeschambault_1982_f_e.pdf, 
 Website: 
 ICOMOS_DeclarationDeschambault_1982_f_e.pdf, tr.3 
[4]. Group Conseil du Patrimoine de Montréal (2004) , Énoncé d’orientation pour une politique du 
 patrimoine, Website:  tr.9-25 
[5]. CEMAT (2003) , Guide Européen d’observation du patrimoine rural-CEMAT, Website: 
  tr. 12-
 15. 
[6]. Ali ZAMANIFARD (2013), La question du patrimoine urbain dans la ville historique iranienne 
 vers une prise en compte de l’évolution d’une société traditionnelle, Contributions au séminaire 
 doctoral « Espace, Matières et Société » des ENSA Rhône-Alpes, Website : 
  tr. 128 
[7]. AUDRERIE Dominique (2003), Questions sur le patrimoine, Bordeaux, Éditions Confluences, 
 tr. 43 
[8]. UNESCO (2008) , Orientations devant guider la mise en oeuvre de la Convention du patrimoine 
 mondial, janvier 2008 - opguide08-fr.pdf, 
 fr.pdf#annex1, tr.2 
 93 
Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế 
[9]. VEYRET Yvette (2005), Le développement durable: approches plurielles, Paris, Hatier, tr. 200‑201. 
[10]. ICOMOS (2012), Villes historiques en développement-Des clés pour comprendre et agir 
 .Rapport_octobre 2012,  tr.3 
[11]. Xavier Greffe (2000), Le patrimoine comme ressource pour la ville, Website : 
  p.29 
[12]. AFD (2003), 07-paroles-d-acteurs - Patrimoine cuturel et Développement, 
 paroles-d-acteurs.pdf, tr.18-50 
[13]. Hoàng Đạo Kính (2011), Huế đô thị di sản phát triển trong sự tiếp nối, Tạp chí Qui hoạch đô 
 thị, số 5. 
[14]. Bùi Thị Hiếu (2014) , Pour un développement respectueux de la ville de Hué et de ses environs. 
 Respecter les valeurs caractéristiques des villages traditionnels dans le bassin de la rivière des 
 Parfums, Thèse, Architecture, École d'Architecture de Grenoble, France. 
[15]. Quyết định số 25/2015/ QĐ-UBND ngày 24/06/2015 về việc phê duyệt đề án “chính sách hỗ 
 trợ bảo vệ và phát huy giá trị nhà vườn Huế đặc trưng” 
[16]. Luật Di sản văn hóa số 28/2001/QH10 
[17]. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật di sản văn hóa số 32/2009/QH12 
 94 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 18, Số 1 (2021) 
 PRESERVATION AND PROMOTION OF 
 HUE URBAN ARCHITECTURE HERITAGE FUND 
 Bui Thi Hieu*, Nguyen Quang Huy 
 Faculty of Architecture, University of sciences, Hue University 
 *Email: hieuhuy81@gmail.com 
 ABSTRACT 
 Heritage is the basic element that creates the characteristic of the ancient capital, 
 which is the essential resource for economic development, especially tourism 
 economics. However, conservation and enhancing the value of Hue heritage in 
 general and Hue urban architectural heritage fund in particular is facing numerous 
 difficulties and challengesdue tothe devastation of natural disasters, the process of 
 urbanization, the patterns between heritage conservation and urban development 
 ... . In this article, through the application of theories of heritage conservation in 
 available secondary documents, field survey, analytical method and comparative 
 approach ,we have the ambition to bring a more holistic and systematic view on 
 issues related to the heritage and apply it to the reality of heritage conservation 
 and promotion of Hue. 
 Keywords: Conservation, Heritage, Hue, development. 
 Bùi Thị Hiếu sinh năm 1981 tại Thừa Thiên Huế. Năm 2004, bà tốt nghiệp 
 Kiến trúc sư tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Năm 2010, bà tốt nghiệp 
 thạc sĩ chuyên ngành Thiết kế đô thị, Di sản và Phát triển bền vững, hợp 
 tác giữa trường Đại học Kiến trúc Hà Nội và trường Đại học Kiến trúc 
 Toulouse, Pháp. Năm 2014, bà nhận bằng tiến sĩ chuyên ngành Kiến trúc 
 tại trường Đại học Kiến trúc Grenoble, Pháp. Hiện nay, bà công tác tại 
 khoa Kiến trúc, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế. 
 Lĩnh vực nghiên cứu: Kiến trúc nhà ở, Thiết kế đô thị và Phát triển bền 
 vững. 
 95 
Bảo tồn và nâng cao giá trị quỹ di sản kiến trúc đô thị Huế 
 96 

File đính kèm:

  • pdfbao_ton_va_nang_cao_gia_tri_quy_di_san_kien_truc_do_thi_hue.pdf