Bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững: Trường hợp bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch ở Hoàng thành Huế

Tóm tắt: Với mục đích khám phá mối quan hệ giữa bảo tồn di sản văn hoá với phát triển du lịch vì sự phát triển bền vững ở khu di sản văn hoá Thế giới – Hoàng Thành Huế (Đại Nội), bài viết này phân tích kết quả trùng tu di sản ở khu vực Hoàng Thành Huế qua hai giai đoạn từ năm 1996–2010 và giai đoạn từ năm 2010–2020; đồng thời phân tích kết quả của một số nghiên cứu về nhu cầu hoặc trải nghiệm của du khách khi tham quan khu vực Hoàng Thành Huế. Từ đây bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo các giá trị di sản văn hoá được bảo tồn toàn vẹn đồng thời thoã mãn được nhu cầu của du khách khi đến tham quan di tích Hoàng Thành Huế . Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự mất cân bằng trong bảo tồn và phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch ở Hoàng Thành Huế dẫn đến du khách có cái nhìn thiên lệch, thiếu tính tổng thể về vai trò lịch sử của Hoàng Thành Huế, mới chỉ được quan tâm với tư cách là ngôi nhà của hoàng gia triều Nguyễn mà gần như lãng quên rằng đó là một trung tâm quyền lực của Việt Nam và thế kỷ 19. Khi có sự cạnh tranh trong việc lựa chọn giữa các lợi ích kinh tế hay bảo tồn các giá trị văn hoá di sản theo hướng bền vững, các nhà quản lý di sản Huế có xu hướng lựa chọn bảo tồn và phát triển các sản phẩm du lịch di sản theo hướng giải trí nhằm thu hút du khách. Tuy nhiên, điều họ đã bỏ qua đó là giá trị và lợi ích cốt lõi mà một sản phẩm cần mang lại cho khách hàng của mình, dẫn đến có những cách tiếp cận định kiến trong việc phát triển du lịch, đã phần nào làm giảm sự hài lòng của du khách đối với điểm tham quan Hoàng Thành Huế

Bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững: Trường hợp bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch ở Hoàng thành Huế trang 1

Trang 1

Bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững: Trường hợp bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch ở Hoàng thành Huế trang 2

Trang 2

Bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững: Trường hợp bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch ở Hoàng thành Huế trang 3

Trang 3

Bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững: Trường hợp bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch ở Hoàng thành Huế trang 4

Trang 4

Bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững: Trường hợp bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch ở Hoàng thành Huế trang 5

Trang 5

Bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững: Trường hợp bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch ở Hoàng thành Huế trang 6

Trang 6

Bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững: Trường hợp bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch ở Hoàng thành Huế trang 7

Trang 7

Bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững: Trường hợp bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch ở Hoàng thành Huế trang 8

Trang 8

Bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững: Trường hợp bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch ở Hoàng thành Huế trang 9

Trang 9

Bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững: Trường hợp bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch ở Hoàng thành Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 18 trang xuanhieu 5160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững: Trường hợp bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch ở Hoàng thành Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững: Trường hợp bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch ở Hoàng thành Huế

Bảo tồn di sản văn hoá vì sự phát triển bền vững: Trường hợp bảo tồn và phát triển sản phẩm du lịch ở Hoàng thành Huế
nh này. Vì vậy, giải pháp duy nhất để có cứ liệu lịch sử của các công trình này đó là kiên 
trì tập hợp, hệ thống các mảnh vụn thông tin từ hai bộ chính sử là Đại Nam thực lục và Khâm 
định Đại Nam hội điển sự lệ. 
Nhu cầu và trải nghiệm của du khách khi tham quan khu di sản văn hoá thế giới – 
Hoàng Thành Huế 
Ngay từ trong khái niệm về du lịch bền vững, Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã nhận 
định rất rõ rằng “du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu 
hiện tại của khách du lịch” [6, tr.137]. Như vậy, có thể nói rằng sự hài lòng của khách du lịch là một 
yếu tố quan trọng đối với sự bền vững không chỉ của doanh nghiệp du lịch (Louise Twining-
Ward) mà còn của một điểm du lịch [6]. 
Các nghiên cứu gần đây về sức hấp dẫn của điểm đến chỉ ra rằng cùng với cảnh quan thiên 
nhiên tươi đẹp, các di sản vật thể và phi vật thể và các lễ hội là những yếu tố quyết định chính 
đến sức hấp dẫn du lịch của Huế. Điều này giải thích tại sao hơn 80 phần trăm khách du lịch đến 
thăm Huế vì các điểm tham quan di sản văn hóa [3, 13, 26]. 
Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu Hai và Cheung cho thấy rằng khoảng 66,5% trong số họ có 
trải nghiệm bề mặt về các di sản Huế, tức là chỉ một phần ba khách du lịch di sản ở Huế có trải 
nghiệm sâu sắc. Những con số này phù hợp với kết quả của một nghiên cứu khác [3], chỉ ra rằng 
khoảng 36% khách du lịch di sản hài lòng với điểm đến di sản Huế, và 61,7% trong số họ là trung 
lập, tức là không hài lòng hoặc không hài lòng. 
Nguyên nhân của hiện tượng này được nghiên cứu của Bùi Thị Tám kết luận rằng: “Các 
yếu tố hữu hình không phải là trải nghiệm cốt lõi duy nhất mà một sản phẩm du lịch di sản cung cấp. 
Khách du lịch đến thăm một địa điểm di sản nhằm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu, khám phá và trải nghiệm 
Phan Thị Diễm Hương Tập 129, Số 5C, 2020 
188 
những điều mới mẻ bằng “nhận thức, tình cảm và trải nghiệm”1 của họ. Đối với trường hợp sản phẩm du 
lịch di sản ở Huế thì lợi ích cốt lõi của việc tham quan Quần thể di tích cố đô Huế là tìm hiểu về chế độ 
quân chủ phong kiến cuối cùng của Việt Nam, các giá trị lịch sử, văn hóa và kiến trúc của nó. Như vậy, 
nếu xem khu di sản mà không đi kèm với hiểu biết về lịch sử, sự phát triển và các giá trị nội tại của nó thì 
du lịch di sản chỉ có thể coi là tham quan và lợi ích cốt lõi không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của du 
khách. ... Thật không may, những yếu tố này phần lớn bị bỏ qua trong quản lý và phát triển sản phẩm du 
lịch di sản ở Huế. Do đó, các sản phẩm du lịch di sản Huế thường bị chê là quá đơn điệu, kém hấp dẫn” 
[3]. 
Kết quả của những nghiên cứu nêu trên về nhu cầu hoặc trải nghiệm của du khách đối với 
di sản Huế hoàn toàn khớp với kết quả của nghiên cứu khác cùng chủ đề nhưng tập trung vào 
phạm vi khu vực Hoàng Thành Huế. 
Khi đánh giá các vấn đề liên quan đến trải nghiệm của du khách, bài viết “Nghiên cứu các 
chỉ báo phát triển du lịch bền vững tại các điểm tham quan du lịch thuộc quần thể di tích Huế (Việt Nam)” 
của tác giả Hoàng Thị Diệu Thuý đã khảo sát ý kiến của 534 du khách taị 4 điểm tham quan thuộc 
Quần thể di tích cố đô Huế, trong đó khoảng 50% số mẫu điều tra tập trung ở điểm tham quan 
Đại Nội (Hoàng Thành Huế) đã cho ra kết quả “tỷ lệ khách tham quan quay trở lại từ lần 2 trở lên là 
27% ; trong đó, tỷ lệ khách quốc tế quay trở lại di tích Huế chỉ là 7%.” [6, tr. 136]. Kết quả này phần 
nào phản ánh hoạt động du lịch ở các điểm di tích Huế, đặc biệt là ở điểm tham quan Hoàng 
Thành Huế chưa thực sự hấp dẫn và đáp ứng các nhu cầu của du khách. Thêm vào đó, kết quả 
của nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng: chỉ có 50% khách đến tham quan di tích Huế hài lòng đối 
với các biển chỉ dẫn thông tin du lịch hỗ trợ cho khách trong quá trình tham quan. Trong số 
những du khách không hài lòng, có 18/62 ý kiến (chiếm tỷ lệ 29%) cho rằng số lượng các biển chỉ 
dẫn thông tin liên quan đến du lịch cần phải nhiều hơn, nội dung đa dạng hơn [6, tr.138]. 
Như vậy, từ kết quả của các nghiên cứu nêu trên, chúng ta có thể nhận định rằng rằng, 
mong muốn của hầu hết du khách tham quan di tích Huế, đặc biệt là điểm tham quan Hoàng 
Thành Huế (Đại Nội), chính là trải nghiệm giá trị lịch sử về “quyền uy của một đế chế phong kiến đã 
mất của Việt Nam vào thời kỳ hưng thịnh nhất” và là “điển hình nổi bật của một kinh đô phong kiến 
phương Đông” [28]. Tuy nhiên, nhu cầu này của du khách chưa được các nhà cung cấp sản phẩm 
du lịch di sản làm thoã mãn bởi nguyên nhân chủ yếu đó là du khách chưa có được những thông 
tin diễn giải chi tiết và trải nghiệm sâu về giá trị “cốt lõi” khi tham quan ở các điểm di sản văn 
hoá Huế. 
1 Tạm dịch từ nguyên gốc tiếng Anh “head, heart and hand” [3] 
jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5C, 2020 
189 
6 Kết luận và đề xuất định hướng nhằm đảm bảo bảo tồn di sản văn hoá vì 
sự phát triển bền vững ở khu di sản Hoàng Thành Huế (Đại Nội) 
Việc khai thác di sản văn hoá phục vụ phát triển du lịch phần nào đã dẫn đến sự mất cân 
bằng trong bảo tồn và phát triển các sản phẩm dịch vụ du lịch ở Hoàng Thành Huế. Các nhà quản 
lý di sản có xu hướng muốn bảo tồn, trùng tu các công trình kiến trúc, và khôi phục các hoạt động 
văn hoá liên quan đến sinh hoạt giải trí và lễ nghi của Hoàng gia hơn là các không gian hành 
chính và hoạt động biểu trưng cho quyền lực và hoạt động của bộ máy nhà nước trung ương của 
vương triều phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Nguyên nhân chính là các không gian và hoạt 
động đó gần với nhu cầu của đời sống đương đại (giải trí và tín ngưỡng), nên chúng dễ dàng thu 
hút sự chú ý của du khách. Như vậy, các nhà quản lý di sản Huế có xu hướng lựa chọn bảo tồn 
và phát triển các sản phẩm du lịch di sản theo hướng giải trí nhằm thu hút du khách. Tuy nhiên, 
nhu cầu trải nghiệm của du khách chính là giá trị lịch sử của Hoàng Thành Huế (Đại Nội) với tư 
cách là biểu trưng “quyền uy của một đế chế phong kiến đã mất của Việt Nam vào thời kỳ hưng 
thịnh nhất” và là “điển hình nổi bật của một kinh đô phong kiến phương Đông. Đây chính là 
“giá trị cốt lõi” mà sản phẩm du lịch ở khu di sản Thế giới – Hoàng Thành Huế (Đại Nội) cần 
mang lại cho khách du lịch. Vì vậy, cách tiếp cận định kiến của các nhà quản lý di sản ở di tích 
Huế nói chung và ở Hoàng Thành Huế (Đại Nội) nói riêng trong việc phát triển du lịch đã phần 
nào làm giảm sự hài lòng của du khách đối với điểm tham quan Hoàng Thành Huế. 
Qua kết quả phân tích ở trên, câu hỏi được đặt ra là: làm thế nào để thay đổi cách tiếp cận 
định kiến về phát triển du lịch di sản nhằm đạt được tính bền vững trong bảo tồn di sản và phát 
triển du lịch ở Hoàng Thành Huế? Bài viết này đề xuất rằng: các nhà quản lý di sản và ngành 
công nghiệp du lịch cần chú ý quảng bá “vai trò lịch sử của Huế với tư cách là nơi tồn tại một 
chính quyền trung ương đầy uy quyền của Việt Nam vào thế kỷ 19 – nơi tập trung quyền lực cao 
nhất của Hoàng đế triều Nguyễn. Như vậy, Huế sẽ được biết đến với hình ảnh toàn diện về một 
trung tâm chính trị, văn hoá trong suốt thế kỷ 19 và 20 chứ không chỉ là nơi sinh sống của hoàng 
gia triều Nguyễn. 
Có rất nhiều cách để thực hiện điều này, tuy nhiên sẽ quá lạc quan nên muốn phục dựng 
các không gian hành chính (các công trình là nơi làm việc của bộ máy nhà nước triều Nguyễn) 
bởi chi phí phục dựng quá lớn và thiếu tư liệu chi tiết về kiến trúc của các công trình này. Vì vậy, 
bài viết đề xuất việc xây dựng các chương trình số hoá di sản, diễn giải các công trình kiến trúc 
tiêu biểu cho bộ máy trung ương của vương triều Nguyễn bằng cách ứng dụng hình thức công 
nghệ số - thực tế ảo (VR) hay sản xuất các video tái hiện quá trình xử lý, điều hành, quản lý nhà 
nước phong kiến cuối cùng ở Việt Nam của các hoàng đế trong các không gian cung đình ở Hoàng 
Thành Huế. Làm được điều này, giá trị “chân xác” của di sản Huế sẽ được giới thiệu đến với thế 
giới, du khách sẽ có cái nhìn đầy đủ về vai trò của vương triều Nguyễn trong lịch sử Việt Nam, 
Phan Thị Diễm Hương Tập 129, Số 5C, 2020 
190 
hay nói cách khác, phần khuyết của hình ảnh về triều Nguyễn sẽ được lấp đầy trong mắt du 
khách và thế hệ kế thừa di sản Huế. 
Tài liệu tham khảo 
1. Al-Hagla, K.S. (2005), Cultural Sustainability: An Asset of Cultural Tourism Industry; Working 
Paper No. 6/2005; EBLA Center: University of Turin, Italy. 
2. Axelsson, R.; Angelstam, P.; Degerman, E.; Teitelbaum, S.; Andersson, K.; Elbakidze, M.; 
Drotz, M.K. (2013), Social and cultural sustainability: Criteria, indicators, verifier variables for 
measurement and maps for visualization to support planning, Ambio 42, 215–228. 
3. Bui Thi Tam (2016), Management of World Cultural Heritage for Sustainable Tourism in Hue Royal 
Capital, Vietnam, In Tourism and Monarchy in Southeast Asia, UK: Cambridge Scholars 
Publishing, 103–117. 
4. Guccio, C.; Martorana, M.F.; Mazza, I.; Rizzo, I. (2016), Technology and Public Access to Cultural 
Heritage: The Italian Experience on ICT for Public Historical Archives, In Cultural Heritage in a 
Changing World; Borowiecki, K., Forbes, N., Fresa, A., Eds.; Springer: Cham, Switzerland, 
55–75. 
5. Hawkes, J. (2001), The Fourth Pillar of Sustainability: Culture’s Essential Role in Public Planning, 
Common Ground Publishing: Melbourne, Australia. 
6. Hoàng Thị Diệu Thuý (2010), Nghiên cứu các chỉ báo phát triển du lịch bền vững tại các điểm 
tham quan du lịch thuộc quần thể di tích Huế (Việt Nam), Tạp chí khoa học, Đại học Huế, 62, 
127–140. 
7. Huh Kwon (2017), Bảo tồn và phát triển bền vững các thành phố lịch sử châu Á: Mục tiêu và nhiệm 
vụ, Hội thảo chuyên đề Huế - Gyeongju: Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hoá thế giới. 
Hàn Quốc: Viện nghiên cứu di sản văn hoá Silla. 
8. Janhonen-Abruquah, H.; Topp, J.; Posti-Ahokas, H. (2018), Educating Professionals for 
Sustainable Futures, Sustainability, 10, 592. 
9. Kim Ninh (2002), A world transformed: The polotics of culture in revolutionary Vietnam, Ann 
Arbor: University of Michigan Press. 
10. Loach, K.; Rowley, J.; Griffiths, J. (2017), Cultural sustainability as a strategy for the survival 
of museums and libraries, Int. J. Cult. Policy, 23, 186–198. 
11. Minh Tự và Thái Lộc (2010), Bảo tồn cố đô Huế: 2.300 tỷ đồng, Báo Tuổi Trẻ Online, Lần cuối 
truy cập ngày 8/10/2020, website: https://tuoitre.vn/bao-ton-co-do-hue-2300-ti-dong-
399895.htm. 
jos.hueuni.edu.vn Tập 129, Số 5C, 2020 
191 
12. Navarrete, T. (2013a), Digital cultural heritage, In I. Rizzo & A. Mignosa (Eds.), Handbook on 
the economics of cultural heritage, Cheltenham, England: Edward Elgar, 251–271. 
13. Nguyen Thi Hong Hai and Catherine Cheung (2013), The classification of heritage tourists: a 
case of Hue City, Vietnam, Journal of Heritage Tourism, 1–16. 
14. Paolini, P., Mitroff Silvers, D., & Proctor, N. (2013), Technologies for cultural heritage, In I. Rizzo 
& A. Mignosa (Eds.), Handbook on the economics of cultural heritage, Cheltenham, England: 
Edward Elgar, 272–289. 
15. Phan Thanh Hải, (2019), 43 năm phục hưng di sản văn hoá Cố đô Huế - Từ cứu nguy khẩn cấp đến 
phát triển bền vững, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế, Lần cuối truy cập ngày 
8/10/2020,website:
ucID=2899&l=vn. 
16. Phan Thuận An (2013), Hoàng cung Huế: bố cục và ý nghĩa, Tạp chí Di sản văn hoá, Số 3. 
17. Ploysri Porananond và Victor T. King (2016), Introduction: Tourism and Monarchy in Southeast 
Asia: From Symbolism to Commoditization, In Tourism and Monarchy in Southeast Asia, UK: 
Cambridge Scholars Publishing, 1–19. 
18. Preuss, U. (2016), Sustainable Digitalization of Cultural Heritage—Report on Initiatives and 
Projects in Brandenburg, Germany, Sustainability. 
19. Quyết định, Phê duyệt Đề án điều chỉnh quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế 
1996-2010, Số 818/TTg. Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 1996. 
20. Quyết định, Phê duyệt Dự án quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị di tích cố đô Huế 2010 – 2020, 
Số 105/TTg. Hà Nội, ngày 07 tháng 06 năm 2010. 
21. Salaün, J.-M. (2013), The immeasurable economics of libraries, In I. Rizzo & A. Mignosa (Eds.), 
Handbook on the economics of cultural heritage, Cheltenham, England: Edward Elgar, 
290–305. 
22. Smith, Laurajane (2006), Use of heritage, London & New York. 
23. Swanson, K.K.; DeVereaux, C. (2017), A theoretical framework for sustaining culture: 
Culturally sustainable entrepreneurship, Ann. Tour. Res., 62, 78–88 
24. Tổng cục Du lịch (2020), Du lịch Thừa Thiên Huế - Những cú hích phát triển, Lần cuối tuy cập 
vào ngày 8/10/2020, website:  
25. Trần Đức Anh Sơn, Phan Thanh Hải (2002), Quần thể di tích cố đô Huế: Hai thế kỷ nhìn lại, Đăng 
trong Tuyển tập những bài nghiên cứu về triều Nguyễn, Huế: Sở KHCN&MT Thừa Thiên 
Huế - Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế xuất bản, 131–141. 
26. Trần Thị Ngọc Liên (2013), Quần thể di tích cố đô Huế trong quá trình phát triển du lịch: cơ 
hội và thách thức, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển, 5(112), 109–116. 
Phan Thị Diễm Hương Tập 129, Số 5C, 2020 
192 
27. Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế (2017), Di sản Huế: Kỷ niệm 35 năm ngày thành lập Trung 
tâm bảo tồn di tích cố đô Huế (10.6.1982–10.6.2017), Huế: TTBTDTCĐ Huế xuất bản. 
28. William Logan (2017), Hue at Existential Crossroads: Heritage protection and sustainability in 
Asian developing country context, In Marie-Theres Albert, Francesco Bandarin & Ana Pereira 
Roders (Eds), Going Beyond: Perceptions of Sustainablity in Heritage Studies. Springer 
International Publishing. 
 CULTURAL HERITAGE CONSERVATION FOR SUSTAINABLE 
DEVELOPMENT: CASE OF CULTURAL HERITAGE 
PRESERVATION AND DEVELOPING TOURISM PRODUCTS 
IN HUE IMPERIAL CITADEL 
Phan Thi Diem Huong* 
School of Hospitality and Tourism, Hue University, 22 Lam Hoang St., Hue, Vietnam 
Abstract: This paper discusses the way to achieve sustainable tourism in Hue’s Imperial City, in term of a 
balance between heritage conservation and tourism strategy by analyzing the results of heritage 
conservation in the Hoang Thanh Hue over two periods from 1996 - 2010 and the period 2010 - 2020; At the 
same time, analyzing the results of some studies on the needs or satisfaction of tourists when visiting Hoang 
Thanh Hue to determine the core value of benefits which tourists want to experience in this area. The result 
of this study shows the imbalance of heritage conservation, leading visitors to a bias view about the historial 
role of Imperial Citadel which has just seen as a house of royal family but not as central government of 
Vietnam 19th century. When it comes to the competition between economic benefit and preserving 
sustainable values of Hue’s heritage sites, the tourist industry in Hue, to some extent, has been more 
inclining to economic rather cultural (or historical) values. This biased approach on Imperial Citadel might 
somehow make Hue less interesting to tourists. 
Keywords: sustainable development, cultural heritage conservation and tourism, Imperial Citadel 

File đính kèm:

  • pdfbao_ton_di_san_van_hoa_vi_su_phat_trien_ben_vung_truong_hop.pdf