Bảo đảm quyền văn hóa của các dân tộc thiểu số: Thực tiễn một số tỉnh Tây Bắc

Tại khu vực Tây Bắc Bộ Việt Nam với hơn 20 dân tộc cùng chung sống, bên cạnh nhiệm

vụ đảm bảo sinh kế, xóa đói giảm nghèo cho các dân tộc thiểu số (DTTS) là nhiệm vụ bảo

tồn, phát huy văn hóa các DTTS trước sự mai một văn hóa truyền thống. Điều này có ý

nghĩa quan trọng trong bảo đảm quyền văn hóa cũng như thực hiện thành công chính sách

dân tộc trong thời gian tới. Bài viết khái quát các quy định về bảo đảm quyền văn hóa của

các DTTS ở nước ta cũng như đánh giá thực trạng bảo đảm quyền văn hóa tại một số tỉnh

khu vực Tây Bắc Bộ.

Bảo đảm quyền văn hóa của các dân tộc thiểu số: Thực tiễn một số tỉnh Tây Bắc trang 1

Trang 1

Bảo đảm quyền văn hóa của các dân tộc thiểu số: Thực tiễn một số tỉnh Tây Bắc trang 2

Trang 2

Bảo đảm quyền văn hóa của các dân tộc thiểu số: Thực tiễn một số tỉnh Tây Bắc trang 3

Trang 3

Bảo đảm quyền văn hóa của các dân tộc thiểu số: Thực tiễn một số tỉnh Tây Bắc trang 4

Trang 4

Bảo đảm quyền văn hóa của các dân tộc thiểu số: Thực tiễn một số tỉnh Tây Bắc trang 5

Trang 5

Bảo đảm quyền văn hóa của các dân tộc thiểu số: Thực tiễn một số tỉnh Tây Bắc trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 4060
Bạn đang xem tài liệu "Bảo đảm quyền văn hóa của các dân tộc thiểu số: Thực tiễn một số tỉnh Tây Bắc", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảo đảm quyền văn hóa của các dân tộc thiểu số: Thực tiễn một số tỉnh Tây Bắc

Bảo đảm quyền văn hóa của các dân tộc thiểu số: Thực tiễn một số tỉnh Tây Bắc
ng, nhiều 
trò chơi dân gian của các DTTS, hỗ trợ tiếp cận 
với các phương tiện phát thanh, truyền hình 
để từng bước cải thiện, nâng cao đời sống văn 
hóa tinh thần. Các chương trình phát thanh, 
truyền hình bằng cả tiếng Việt và 26 thứ tiếng 
dân tộc được phát sóng mở rộng tới các bản 
làng xa xôi. Công tác giáo dục và đào tạo, nâng 
cao dân trí ở vùng có đông người DTTS sinh 
sống cũng được quan tâm đẩy mạnh và đạt 
được nhiều thành tựu quan trọng. Hệ thống 
các trường trung học chuyên nghiệp, cao 
đẳng, trường dạy nghề; các loại hình trường 
nội trú, bán trú, dự bị đại học dân tộc tại vùng 
có đông DTTS đều được đầu tư xây dựng. Từ 
năm 2012, 100% xã đã đạt chuẩn phổ cập tiểu 
4  Nguyễn Đăng Dung (2015), tlđd
BẢO ĐẢM QUYỀN VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ:...
92 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021
học, nhiều nơi đã đạt chuẩn phổ cập trung học 
cơ sở, 95% trẻ em DTTS được đến trường5. Từ 
năm 2008, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã hợp tác 
với UNICEF thí điểm thực hiện giáo dục song 
ngữ trên cơ sở tiếng mẹ đẻ nhằm bảo tồn, phát 
huy ngôn ngữ DTTS.
Đây là những kết quả quan trọng khẳng 
định quyền bảo tồn văn hóa riêng về phong 
tục, tập quán, trang phục, tín ngưỡng, ngôn 
ngữ cũng như hưởng thụ các giá trị văn hóa 
chung của các DTTS ở nước ta. Đặc biệt, từ 
năm 2009, Thủ tướng Chính phủ quyết định 
lấy ngày 19/4 là ngày Văn hóa các dân tộc Việt 
Nam nhằm tôn vinh, giữ gìn bản sắc văn hóa 
các dân tộc Việt Nam. Thành tựu trong việc 
đảm bảo quyền phát triển và phát huy văn hóa 
các DTTS là những minh chứng rõ ràng, cụ thể 
nhất về thúc đẩy quyền tộc người nói riêng và 
quyền con người nói chung tại Việt Nam.
2. Bảo đảm quyền văn hóa của các dân tộc 
thiểu số tại một số các tỉnh khu vực Tây Bắc 
Bộ
2.1. Khái quát văn hóa các dân tộc thiểu số 
khu vực Tây Bắc
Tây Bắc Bộ là một trong những khu vực 
đông người DTTS sinh sống nhất của nước 
ta, với hơn 20 dân tộc cùng sinh sống, trong 
đó có những DTTS rất ít người. Chính vì vậy, 
văn hóa các DTTS ở vùng này rất đa dạng và 
phong phú.
Theo nhiều nghiên cứu trong và ngoài 
nước, ở khu vực Đông Nam Á, văn hóa đặc 
trưng của nhiều dân tộc đã bị hòa quyện với 
các tôn giáo, các học thuyết chính trị - xã hội, 
trong khi đó văn hóa các DTTS Tây Bắc ở nước 
ta vẫn giàu tính chất riêng, tính đặc trưng chưa 
bị ảnh hưởng của những yếu tố này6. Đặc trưng 
của văn hóa các DTTS Tây Bắc là văn hóa dân 
gian, văn hóa của người lao động sáng tạo gắn 
liền với các hoạt động sản xuất, đời sống xã hội 
của người dân. Nhiều yếu tố văn hóa xuất phát 
từ thời xa xưa nên trong phương thức thể hiện 
còn có những biểu hiện mê tín, chưa tiến bộ, 
dễ che mất đi giá trị của những yếu tố văn hóa 
tươi đẹp riêng có7.
5  Nguyễn Thị Song Hà (2016), Đảm bảo quyền cơ bản 
của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí 
Khoa học xã hội Việt Nam số 4 (101), 2016.
6  Tô Ngọc Thanh (2008), Giữ gìn và phát triển di sản 
văn hóa của các dân tộc Tây Bắc, Báo Nhân dân điện tử 
số 9/2008.
7  Nguyễn Thị Song Hà (2016), tlđd
Tuy nhiên, trong sự thay đổi nhanh chóng 
của đời sống kinh tế, hội nhập quốc tế, các yếu 
tố văn hóa đặc trưng của các DTTS ở vùng này 
đang có những biến chuyển mạnh mẽ. Thực 
trạng đáng báo động của văn hóa các dân tộc 
Tây Bắc đó là nguy cơ bị hòa tan, hòa nhập văn 
hóa các dân tộc với nhau, nhất là các dân tộc 
rất ít người hiện đang có nguy cơ suy giảm 
dân số. Cùng với đó, lớp thanh niên trẻ cũng 
đang được tiếp cận với đời sống hiện đại với 
rất nhiều giá trị văn hóa khác biệt.
2.2. Thực tiễn bảo đảm quyền văn hóa của 
các dân tộc thiểu số tại một số tỉnh Tây Bắc
Trên cơ sở quan điểm chỉ đạo của Đảng về 
bảo tồn, phát huy di sản văn hóa các tộc người, 
thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa giai 
đoạn 2020 và giai đoạn 2021-2025, các tỉnh Tây 
Bắc đã đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ bảo đảm 
quyền văn hóa của các DTTS, cụ thể như sau:
Một là, điều tra toàn diện, nghiên cứu, sưu 
tầm, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử 
- văn hóa và văn hóa phi vật thể; các loại hình 
nghệ thuật cổ truyền đặc sắc, văn hóa dân gian 
của từng địa phương, từng vùng văn hóa, từng 
vùng dân tộc; nghề thủ công truyền thống, lễ 
hội tiêu biểu, kho tàng Hán Nôm. Đến năm 
2015, Tây Bắc đã có 7 di sản văn hóa phi vật 
thể quốc gia8. Bên cạnh đó, nhiều đề tài nghiên 
cứu khoa học các cấp đã được triển khai để bảo 
tồn, phát triển văn hóa các DTTS.
Việc sưu tầm, phát huy các sản phẩm văn 
hóa truyền thống của các DTTS được kết hợp 
hài hòa với phát triển kinh tế, du lịch bền vững 
tại Tây Bắc. Mô hình du lịch sinh thái, du lịch 
văn hóa được mở rộng với các sản phẩm du 
lịch độc đáo, đặc trưng, các hoạt động du lịch 
mạo hiểm, chương trình du lịch liên kết giữa 
các tỉnh Tây Bắc đều được đánh giá cao. 
Các tỉnh trong vùng cũng đã và đang tạo nên 
thương hiệu cho nhiều địa danh của miền núi 
phía Bắc.
Hai là, tổ chức điều tra, sưu tầm, xây dựng 
8  Sơn La có 2 di sản: Lễ Hết Chá của người Thái, xã 
Đông Sang, huyện Mộc Châu và Nghệ thuật Xòe 
Thái tỉnh Sơn La; Điện Biên có 3 di sản: Lễ Kin pang 
then của người Thái trắng (thị xã Mường Lay), Tết 
Nào pê chầu của người Mông đen (xã Mường Đăng, 
huyện Mường Ẳng), Lễ hội Đền Hoàng Công Chất 
(xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên); Lai Châu có 1 di 
sản: Nghệ thuật Xòe Thái (tỉnh Lai Châu); Yên Bái 
có 1 di sản: Nghệ thuật Xòe Thái (Mường Lò, thị xã 
Nghĩa Lộ).
MA THỊ THANH HIẾU
93Số Chuyên đề 01 - 2021 Khoa học Kiểm sát
ngân hàng dữ liệu về văn hóa vật thể và văn 
hóa phi vật thể tiêu biểu như lễ hội, nghi lễ, 
tập quán, luật tục. Hoạt động này đã đạt được 
nhiều kết quả như: Tỉnh Lai Châu đã sưu tầm 
trên 31 nghìn hiện vật, trong đó có gần 1.900 
hiện vật văn hóa dân tộc; kiểm kê lập danh 
mục di sản văn hóa phi vật thể 13 dân tộc cư 
trú thành cộng đồng; phối hợp tổ chức mở 
được 13 lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể các 
dân tộc. Sưu tầm, bảo tồn tri thức dân gian của 
hai dân tộc Dao và Hà Nhì; 6 làn điệu dân ca, 
dân vũ của các dân tộc: Thái, Si La, Lự, Mông, 
Hà Nhì, Dao; phục dựng 16 lễ hội của các dân 
tộc, đồng thời hằng năm duy trì tổ chức 40 lễ, 
lễ hội. 05 lễ hội vùng Tây Bắc được phục dựng, 
bảo tồn cấp quốc gia.
Luật tục truyền thống của các DTTS Thái, 
Mường, Mông, Dao được sưu tầm, nghiên 
cứu rộng rãi, nhiều quy định luật tục tiến bộ 
được chuyển hóa vào Quy ước bảo vệ rừng, 
Quy chế dân chủ cơ sở, hoạt động hòa giải 
thôn bản, góp phần tích cực vào hoạt động bảo 
vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường, quản lý 
cộng đồng và giữ an ninh thôn bản vùng biên 
giới.
Các chương trình biểu diễn nghệ thuật, các 
hội thi, hội diễn, liên hoan nghệ thuật quần 
chúng được tổ chức thường xuyên, hiệu quả. 
Hầu hết các địa phương trong tỉnh duy trì tốt 
việc tổ chức ngày hội văn hóa - thể thao các dân 
tộc trong các dịp lễ, tết. Ở Điện Biên, các sắc 
màu văn hóa tộc người cũng được chú trọng 
khai thác và phát triển trong các chương trình 
biểu diễn nghệ thuật quần chúng và đỉnh cao 
là Lễ hội Hoa ban, bắt đầu tổ chức thường niên 
từ tháng 3/2016 tại thành phố Điện Biên Phủ.
2.3. Một số hạn chế và nguyên nhân trong 
bảo đảm quyền văn hóa của các dân tộc thiểu 
số khu vực Tây Bắc
Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ 
nêu trên, việc bảo đảm quyền văn hóa của các 
DTTS khu vực Tây Bắc cũng còn tồn tại nhiều 
hạn chế, bất cập. Có thể kể đến là:
Một là, việc bảo tồn, phát huy văn hóa các 
DTTS không được tiến hành đồng đều giữa 
các dân tộc, giữa các tỉnh trong khu vực. Các 
giá trị văn hóa đang bị mai một, đồng hóa 
nghiêm trọng trong nhiều cộng đồng DTTS, 
nhất là nhóm dân tộc ít người và rất ít người. 
Ví dụ: Các dân tộc ít người nhóm ngôn ngữ 
Môn - Khơ me như: Kháng, Mảng, Khơ Mú 
đang có nguy cơ bị “Thái hóa”. Các dân tộc ở 
vùng biên giới với Trung Quốc lại có nguy cơ 
bị “Hán hóa”, “Choang hóa” Còn các dân 
tộc ở vùng ven đô thị, ven đường giao thông 
lại có nguy cơ “Kinh hóa”. Người Hà Nhì ở Y 
Tý (Lào Cai), Mường Tè (Lai Châu) bỏ trang 
phục truyền thống của dân tộc mình và mặc 
trang phục của người Hà Nhì - Trung Quốc sản 
xuất bằng vải công nghiệp. Tương tự như vậy, 
người Mông ở khu vực Tây Bắc cũng bỏ trang 
phục sản xuất thủ công để mua trang phục mà 
nguyên liệu được sản xuất bằng phương pháp 
công nghiệp của Trung Quốc. Sự mai một về 
bản sắc văn hóa tộc người còn phản ánh ở số 
nghệ nhân giỏi về âm nhạc truyền thống đã 
mất đi, lớp trẻ rất ít biết sử dụng nhạc cụ của 
cha ông để lại, nhiều thanh niên không thuộc 
một bài, một làn điệu dân ca9.
Nguyên nhân đầu tiên của sự mai một văn 
hóa truyền thống trong các tộc người là tác 
động của xu hướng toàn cầu hóa, giao lưu văn 
hóa diễn ra mạnh mẽ. Mặt khác, một bộ phận 
giới trẻ còn thiếu tự tin, thiếu tự hào về bản sắc 
văn hóa dân tộc mình. Họ quan niệm mình nói 
tiếng DTTS, mặc trang phục truyền thống của 
dân tộc mình là lạc hậu. Thậm chí, có người 
còn muốn “Kinh hóa”, chỉ đến khi muốn nhận 
các chế độ ưu đãi về học tập, việc làm thì mới 
tự nhận mình là dân tộc thiểu số10.
Hai là, một số chính sách, chủ trương bảo 
tồn, phát huy văn hóa các DTTS chưa được 
tiến hành đồng bộ, triệt để, chưa nhận được 
sự quan tâm đúng mức của lãnh đạo các địa 
phương. Tuy các cấp ủy, chính quyền đã có 
nhận thức đúng đắn về vai trò của việc bảo 
tồn, phát triển văn hóa truyền thống các dân 
tộc nhưng một bộ phận nhân dân và các cấp 
ủy, chính quyền còn chưa có nhận thức đầy 
đủ, dẫn đến tình trạng mức độ quan tâm còn 
thấp, hiệu quả chưa cao. Trong đó, công tác 
tuyên truyền trong nhân dân, đặc biệt là đối 
với đồng bào DTTS về bảo tồn di sản văn hóa 
chưa được chú trọng. Một số nội dung cần bảo 
tồn gấp như ngôn ngữ, tri thức bản địa, luật 
tục của các dân tộc chưa được quan tâm toàn 
diện, dẫn đến hiệu quả bảo tồn còn thấp. Khảo 
sát của một số nhà nghiên cứu tại các vùng 
người Lào, người Khơ Mú ở Pa Thơm, Mường 
Lói, Phu Luông (huyện Điện Biên, tỉnh Điện 
Biên), vùng người Mông (Phình Sáng, Tuần 
Giáo, Điện Biên); vùng người Thái ở Chiềng 
Mai (Mai Sơn, Sơn La) hay vùng người Giáy 
ở xã San Thàng (thành phố Lai Châu, tỉnh Lai 
9  Nguyễn Thị Thu Hoài, (2020), tlđd.
10  Trần Hữu Sơn (2014), Bảo tồn văn hóa truyền thống 
vùng Tây Bắc: Tôn trọng tính đa dạng văn hóa, Tạp chí 
Văn hóa số 7/2014.
BẢO ĐẢM QUYỀN VĂN HÓA CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ:...
94 Khoa học Kiểm sát Số Chuyên đề 01 - 2021
Châu) cho thấy chính người dân cũng không 
nắm được lịch sử tộc người, thực hành được 
văn hóa tộc người truyền thống như trước11.
Ba là, người dân chưa thực sự được hưởng 
lợi từ các quyền văn hóa của dân tộc mình, 
thiếu sự hỗ trợ từ nhiều phía cũng như sự nỗ 
lực của bản thân cộng đồng.
Một số dự án phát triển kinh tế - xã hội 
vùng Tây Bắc còn đang rất thiệt thòi do chưa 
có sự tham gia, hỗ trợ từ các nhà quản lý, các 
chuyên gia, các chủ dự án và cộng đồng. Bản 
thân người dân chưa nhìn thấy những lợi ích 
từ việc sử dụng văn hóa như một công cụ phát 
triển, nên thường thiệt thòi trong các dự án, 
khiến bản sắc văn hóa ngày càng mai một. 
Những nhận thức của người DTTS, nhất là lớp 
trẻ về văn hóa của dân tộc mình, giá trị của văn 
hóa tộc người trong phát triển kinh tế - xã hội 
chưa toàn diện. 
2.4. Một số giải pháp
Những thực trạng nêu trên đặt ra yêu cầu 
về những giải pháp mang tính đồng bộ, đó là:
- Cộng đồng các DTTS cần giáo dục tiếng 
nói, chữ viết của dân tộc mình cho các thế hệ 
sau. Đưa tiếng dân tộc thiểu số vào chương 
trình giáo dục của nhiều địa phương có đông 
người DTTS sinh sống.
- Chấp nhận đa dạng văn hóa nhưng cần có 
phương thức bảo tồn ngôn ngữ, văn hóa của 
dân tộc mình trong dòng chảy chung của sự 
phát triển, giao lưu văn hóa thế giới.
- Bảo vệ môi trường văn hóa của các DTTS 
vùng Tây Bắc: Người Tây Bắc có câu: “Thái 
ăn theo nước, Xá ăn theo lửa và Mông ăn theo 
sương mù”, câu nói này đã thể hiện nguồn 
gốc nảy sinh văn hóa tộc người từ chính môi 
trường tự nhiên mà họ sinh sống. Để lưu giữ 
các giá trị văn hóa truyền thống, rất cần có một 
không gian sinh thái tương đồng cho người 
dân sinh hoạt, thực hành tri thức bản địa.
- Kết hợp mô hình bảo tồn, phát huy văn 
hóa truyền thống với các mô hình phát triển 
kinh tế - xã hội bền vững ở vùng DTTS Tây 
Bắc, cùng với sự liên kết các tỉnh khu vực Tây 
Bắc trong một khối phát triển chung.
- Lãnh đạo các địa phương cũng cần học hỏi 
kinh nghiệm lẫn nhau, xây dựng các chương 
trình văn hóa tránh sự trùng lặp, tạo thành bản 
sắc riêng của từng vùng, từng dân tộc.
Tóm lại, qua nghiên cứu thực tế một số 
11  Nguyễn Thị Thu Hoài, (2020), tlđd
tỉnh vùng Tây Bắc, tác giả nhận thấy việc 
bảo đảm quyền văn hóa của các DTTS đã có 
những kết quả đáng ghi nhận. Thông qua việc 
bảo tồn, xây dựng lại nhiều lễ hội văn hóa, 
sưu tầm và nghiên cứu luật tục; nghiên cứu 
vận dụng các phong tục, tập quán, luật tục 
tiến bộ vào đời sống, phát huy vản sắc văn 
hóa lồng ghép với du lịch góp phần phát triển 
kinh tế các địa phương đã làm thay đổi được 
phần nào đời sống, xã hội của người dân – 
những chủ thể văn hóa. Tuy nhiên, cũng còn 
không ít những hạn chế, bất cập trong việc 
bảo đảm quyền văn hóa của người DTTS dẫn 
tới quyền văn hóa của nhiều DTTS chưa được 
bình đẳng, chưa phát triển hài hòa và thực sự 
mang lại sức mạnh nội sinh cho sự phát triển 
của địa phương. Trong chiến lược phát triển 
vùng Tây Bắc cũng như các địa phương trong 
thời gian tới, rất cần giải quyết hài hòa mối 
quan hệ giữa truyền thống và hiện đại, bảo 
tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các 
DTTS vùng Tây Bắc./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Song Hà (2016), Đảm bảo quyền cơ 
bản của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam hiện nay, Tạp 
chí Khoa học xã hội Việt Nam số 4 (101), 2016.
2. Phạm Tuấn Khải (2010), Quyền văn hóa – 
Chế định pháp lý quan trọng trong hệ thống pháp 
luật Việt Nam, Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
3. Nguyễn Đăng Dung (2015), Quyền con người 
và việc bảo vệ, bảo đảm thực hiện quyền con người theo 
Hiến pháp năm 2013, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp 
số 11(291), tháng 6/2015
4. Nguyễn Thị Hồng Yến, Mạc Thị Hoài Thương 
(2019), Bảo đảm quyền văn hóa của người dân tộc thiểu 
số tại Việt Nam – thực trạng và kiến nghị, Tạp chí Ng-
hiên cứu Lập pháp số 20 (396), tháng 10/2019.
5. Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính 
trị (ICCPR).
6. Công ước về các Quyền kinh tế, văn hóa và 
xã hội năm 1966 (ICESCR).
7. Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người năm 
1948 (UDHR).
8. Tuyên ngôn của Đại hội đồng Liên hợp quốc 
năm 2007 về quyền của các dân tộc bản địa.
9. Tô Ngọc Thanh (2008), Giữ gìn và phát triển 
di sản văn hóa của các dân tộc Tây Bắc, Báo Nhân dân 
điện tử số 9/2008.
10. Trần Hữu Sơn (2014), Bảo tồn văn hóa truyền 
thống vùng Tây Bắc: Tôn trọng tính đa dạng văn hóa, 
Tạp chí Văn hóa số 7/2014.
11. Nguyễn Thị Thu Hoài, (2020), Bảo tồn và phát 
huy di sản văn hóa tộc người thiểu số vùng Tây Bắc hiện 
nay, Tạp chí Lý luận chính trị số 4/2020.

File đính kèm:

  • pdfbao_dam_quyen_van_hoa_cua_cac_dan_toc_thieu_so_thuc_tien_mot.pdf