Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

Hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) có sức tác động mạnh, nhanh nhất tới xã hội. Mọi quyết sách xuất phát từ các CQHCNN có tác động trực diện và tác động ngay tới đời sống xã hội; trong hoạt động của CQHCNN luôn tiềm ẩn các nguy cơ xâm phạm tới quyền công dân (QCD). Việc bảo đảm thực hiện QCD những năm qua ở Việt Nam còn nhiều vấn đề chưa được nghiên cứu và giải quyết, cả về phương diện cơ chế, pháp luật đến hoạt động thực tiễn của các cơ quan nhà nước nói chung và của CQHCNN nói riêng. Nghiên cứu này đánh giá thực trạng, đề xuất quan điểm, giải pháp về bảo đảm QCD trong hoạt động của CQHCNN ở Việt Nam hiện nay

Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 3460
Bạn đang xem tài liệu "Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

Bảo đảm quyền công dân trong hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam
g, tính chịu trách nhiệm của Nhà 
nước một cách toàn diện. Để bảo đảm tính chính đáng, tính chịu 
trách nhiệm ấy, Nhà nước phải kiến tạo một nền tảng pháp lý để 
bảo đảm QCD trong hoạt động của các CQHCNN trong những 
trường hợp, hoàn cảnh cụ thể khi các biện pháp, trình tự pháp lý 
thông thường không thể giải quyết. Đây cũng là căn cứ pháp lý 
cuối cùng để định biên giữa khả năng tác động, can thiệp của Nhà 
nước với quyền tự chủ (tự do, độc lập) của công dân.
Hai là, thống nhất nhận thức về quyền cơ bản của công dân: 
trong nhận thức về quyền cơ bản, vẫn còn một số vấn đề cần 
làm rõ quyền cơ bản của công dân là những QCD được quy định 
trong văn bản có hiệu lực pháp lý cao nhất của Nhà nước (Hiến 
pháp), được ghi nhận và bảo vệ bằng cơ chế bảo vệ Hiến pháp, 
mọi trường hợp can thiệp quyền đều phải dựa trên cơ sở Hiến 
pháp. Bên cạnh đó, quyền cơ bản của công dân được phân biệt 
với các quyền khác thông qua các tiêu chí chính sau: chủ thể 
hưởng quyền cơ bản, nội dung hưởng quyền cơ bản, các căn cứ 
Hiến pháp cho các trường hợp/giới hạn can thiệp của Nhà nước 
vào quyền cơ bản.
Ba là, tiếp thu và hoàn thiện lý luận về vai trò, chức năng của 
Nhà nước trong Nhà nước pháp quyền, trong thời kỳ mới; về mối 
quan hệ giữa Nhà nước và công dân trong xã hội hiện đại: việc 
xây dựng mối quan hệ hợp tác tích cực giữa Nhà nước và công 
dân phải dựa trên sự đồng thuận của toàn xã hội. Tức là sự thay 
đổi tích cực không chỉ đòi hỏi ở một phía Nhà nước mà còn được 
đặt ra đối với người dân. 
Nhóm giải pháp tăng cường năng lực sử dụng quyền của 
người dân
Một là, nâng cao dân trí và ý thức pháp luật cho người dân: 
việc này cần được tiến hành đồng bộ và thực hiện tốt các biện 
pháp như: đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giải thích 
pháp luật; tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ pháp 
lý, cán bộ hành chính nhà nước; đưa việc giảng dạy pháp luật 
vào các trường đào tạo cán bộ của Nhà nước, của các tổ chức xã 
hội; mở rộng công khai, dân chủ trong hoạt động của bộ máy nhà 
nước, thu hút nhân dân tham gia đông đảo vào việc xây dựng các 
dự án pháp luật.
Hai là, xây dựng ý thức về vai trò tích cực, chủ động của 
công dân trong mối quan hệ với Nhà nước: trong xã hội hiện đại, 
yêu cầu về tính chính đáng của Nhà nước là một tiêu chí cơ bản 
để bảo đảm sự vững bền của Nhà nước đó. Tính chính đáng đòi 
hỏi Nhà nước phải đáp ứng được các kỳ vọng và tiêu chuẩn của 
người dân đối với chính quyền của mình. Ngược lại, phía công 
dân cũng cần có thái độ hợp tác tích cực trong ý thức về trách 
2763(4) 4.2021
Khoa học Xã hội và Nhân văn
nhiệm và nghĩa vụ công dân. Đồng thời, tính chính đáng cũng đòi 
hỏi Nhà nước phải bảo đảm việc thực thi và bảo vệ các quyền hợp 
pháp của công dân một cách chủ động, hữu hiệu nhất.
Một yếu tố quan trọng để giúp người dân có thái độ tích cực 
trong mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân, đó là việc xây 
dựng, nâng cao ý thức công dân trong mỗi cá nhân. Việc xây 
dựng và nâng cao ý thức công dân ở Việt Nam hiện nay vẫn còn 
nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để ý thức công 
dân có được nền tảng vững chắc thì việc tạo lập một cơ chế đảm 
bảo quyền dân chủ và sự bình đẳng trước pháp luật cho các thành 
viên trong xã hội là yêu cầu tất yếu.
Ba là, bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân: 
để bảo đảm quyền tiếp cận thông tin của người dân, một trong 
những tiêu chí hàng đầu là phải bảo đảm cho người dân được chủ 
động tiếp cận và được đáp ứng các yêu cầu chính đáng về thông 
tin. Đồng thời, nội dung này còn đòi hỏi sự chủ động minh bạch, 
công khai hóa các thông tin từ phía các cơ quan công quyền, trừ 
khi có một lợi ích công cộng khác quan trọng hơn buộc phải được 
giữ bí mật.
Nhóm giải pháp về xây dựng và hoàn thiện thể chế
Một là, tiếp tục xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm 
QCN, quyền tự do, dân chủ của công dân: đánh giá thực trạng 
hệ thống pháp luật của Việt Nam nói chung, lĩnh vực QCN nói 
riêng, có thể thấy hệ thống pháp luật nước ta trong hơn hai thập 
kỷ qua đã có sự phát triển mạnh mẽ, với nhiều thành tựu to lớn. 
Tuy nhiên, còn tồn tại một số hạn chế trong hệ thống pháp luật 
như: khá cồng kềnh; thiếu ổn định, thường xuyên thay đổi; rất 
nhiều văn bản pháp luật có tính quy phạm thấp, dẫn đến chậm 
trễ thi hành, chờ văn bản hướng dẫn của các cấp khác nhau, làm 
nảy sinh không ít mâu thuẫn giữa văn bản hướng dẫn và văn bản 
được hướng dẫn thi hành; tính minh bạch, hệ thống của hệ thống 
pháp luật còn hạn chế; xây dựng pháp luật chưa gắn với quản lý 
thi hành pháp luật, do đó, thiếu tính dự báo và tính khả thi [3].
Hai là, hoàn thiện thủ tục thực hiện bảo hộ pháp lý cho công 
dân theo hướng đảm bảo tính công khai, minh bạch và kịp thời, 
trong đó trọng tâm là hoàn thiện pháp luật về tố quyền: để đảm 
bảo chất lượng và hiệu quả thực hiện việc bảo hộ pháp lý cho 
công dân thì yêu cầu hàng đầu là phải thiết lập một nền tảng pháp 
lý về trình tự, thủ tục thực hiện hoạt động này một cách hợp lý, 
khoa học, công khai, minh bạch và kịp thời. Nhất là yêu cầu công 
khai minh bạch có ý nghĩa đảm bảo sự giám sát trực tiếp của 
công dân, các tổ chức liên quan đến hoạt động đó, góp phần hạn 
chế những biểu hiện thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ 
cũng như hạn chế những hoạt động vượt ra ngoài phạm vi pháp 
luật cho phép. 
Hiện nay, chúng ta đang tiến hành công cuộc cải cách hành 
chính, cải cách tư pháp và đã thu được những kết quả đáng khích 
lệ, như cơ chế “một cửa một dấu” trong hành chính hay chủ 
trương áp dụng thủ tục xét xử rút gọn cho một số vụ án. Tuy 
nhiên, để phát huy hơn nữa hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà 
nước nói chung, hoạt động bảo hộ pháp lý đối với công dân nói 
riêng, yêu cầu tiếp tục cải cách và hoàn thiện hệ thống thủ tục 
về bảo hộ pháp lý cho công dân vẫn mang tính thời sự cấp thiết.
Ba là, hoàn thiện cơ sở pháp lý cho các thiết chế bảo hộ pháp 
lý đối với công dân: trong pháp luật về tổ chức và hoạt động bộ 
máy quyền lực nhà nước, cần bảo đảm nguyên tắc phân công, 
phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan thực hiện các chức năng 
lập pháp, hành pháp, tư pháp. Hơn nữa cần xác định rõ phạm vi 
quyền hạn và nhiệm vụ của các thiết chế có nhiệm vụ bảo đảm 
pháp lý cho công dân trong hoạt động của các CQHCNN hiện 
nay. Bên cạnh đó, thiết lập và nâng cao năng lực của các thiết chế 
đặc thù trong hệ thống các thiết chế bảo đảm pháp lý cho công 
dân trong hoạt động của các CQHCNN hiện có. Đồng thời hoàn 
thiện các thiết chế bảo hộ pháp lý cho công dân theo hướng đề 
cao tính độc lập về tổ chức và hoạt động của các thiết chế này.
Xây dựng và vận hành các thiết chế cụ thể
Một là, đề cao vai trò của hệ thống tòa án trong việc bảo hộ 
pháp lý cho công dân: trong trật tự nhà nước pháp quyền, tòa án 
là cơ quan có vai trò hàng đầu trong việc bảo vệ công lý. Về bảo 
đảm QCD trong hoạt động của các CQHCNN, hệ thống cơ quan 
tòa án có vai trò trung tâm, thực hiện vai trò giám sát đối với hoạt 
động của các thiết chế khác. Do đó, một trong những nội dung 
trọng tâm trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các cơ chế bảo 
đảm QCD trong hoạt động của các CQHCNN là phải kiện toàn 
hệ thống cơ quan tòa án, cả về tổ chức và hoạt động.
Hai là, tiếp tục hoàn thiện và phát huy chức năng của các 
thiết chế bảo đảm đối với công dân đang vận hành: 1) Đối với 
thiết chế dân nguyện: tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thiết chế 
này theo hướng chuyên nghiệp, khoa học và hiệu quả. Ủy ban 
dân nguyện hay Thanh tra Quốc hội (Ombudsman) là những gợi 
ý khá hữu ích cho việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện thiết 
chế dân nguyện ở Việt Nam; 2) Đối với thiết chế TGPL: tăng 
cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ thực hiện 
TGPL, thành lập các quỹ hỗ trợ TGPL để nâng cao chất lượng 
và hiệu quả hoạt động của thiết chế này, nhằm bảo đảm quyền 
tiếp cận công lý của người dân; 3) Đối với thiết chế BTNN: tăng 
cường đội ngũ cán bộ chuyên trách về BTNN. Khắc phục tình 
trạng thiếu khách quan do việc tổ chức thẩm quyền giải quyết 
bồi thường theo mô hình phân tán theo hướng giao cho một cơ 
quan làm đầu mối tiếp nhận và thay mặt Nhà nước giải quyết bồi 
thường cho tổ chức, công dân bị thiệt hại. 
Ba là, thành lập các “Quỹ bảo hộ pháp lý cho công dân” 
và quy định trách nhiệm thực hiện của các thiết chế được giao 
nhiệm vụ quản lý, sử dụng các Quỹ này: trong những năm gần 
đây, ở nước ta đã hình thành phương thức bảo đảm pháp lý cho 
công dân dưới hình thức TGPL cho người nghèo. Có thể nhận 
thấy, đây là những hình thức hỗ trợ để nâng cao năng lực bảo vệ 
các quyền và lợi ích chính đáng của công dân. Tuy nhiên, những 
hình thức bảo hộ có tính chất trợ giúp này mới chỉ bước đầu hình 
thành và được thực hiện trong những phạm vi đối tượng hẹp - 
trong một số ít lĩnh vực và đối với một số đối tượng. Cần nghiên 
cứu, chuẩn bị và thiết lập hình thức bảo hộ này rộng hơn như đối 
với những người bị thất nghiệp, đối với nạn nhân của những hiểm 
2863(4) 4.2021
Khoa học Xã hội và Nhân văn
họa thiên nhiên - với tính chất là sự bảo hộ thuộc về trách nhiệm 
của Nhà nước chứ không phải chỉ là sự kêu gọi mang tính chất 
sự vụ như hiện nay.
Bốn là, xây dựng và hoàn thiện các tổ chức xã hội dân sự: 
việc bảo đảm QCD trong hoạt động của các CQHCNN không thể 
không kể đến vai trò của các tổ chức xã hội dân sự. Do đó, cần tạo 
dựng cơ sở pháp lý vững chắc, tạo môi trường hoạt động và phát 
triển các tổ chức dân sự trong khuôn khổ pháp luật, theo đó: tạo 
cơ sở pháp lý để các cá nhân có thể tự do tham gia, thành lập, sinh 
hoạt trong các tổ chức xã hội dân sự; tạo cơ sở pháp lý để các tổ 
chức tự quản hoạt động tuân thủ pháp luật, phát huy được vai trò 
của các tổ chức này trong quản lý xã hội, đồng thời, trong khuôn 
khổ pháp luật, các tổ chức xã hội phải đề cao vai trò của mình 
nhằm hỗ trợ công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thực hiện 
tốt vai trò giám sát và phản biện xã hội, vai trò là đại diện hợp 
pháp bảo vệ quyền, lợi ích cho các thành viên, hướng các thành 
viên của họ trong đời sống thường ngày biết tuân thủ pháp luật, 
các quy tắc đạo đức, xây dựng xã hội lành mạnh; cần sớm ban 
hành Luật về Hội nhằm bảo đảm việc sử dụng và thực thi quyền 
tự do lập hội của người dân một cách hiệu quả, thúc đẩy, tạo môi 
trường hoạt động và phản biện của các tổ chức thuộc xã hội dân 
sự, đồng thời thống nhất quản lý nhà nước về hội.
Năm là, thiết lập cơ chế tài phán Hiến pháp: tài phán Hiến 
pháp là một hình thức bảo hiến. Tuy nhiên, khi nhắc đến tài phán 
Hiến pháp là muốn nhấn mạnh đến vai trò của tư pháp trong việc 
giám sát, bảo vệ việc tuân thủ Hiến pháp trong hoạt động của các 
cơ quan nhà nước. Bảo vệ Hiến pháp cũng là bảo vệ các QCN, 
quyền cơ bản của công dân được ghi nhận trong Hiến pháp. Các 
QCD được ghi nhận trong Hiến pháp có thể bị xâm hại trực tiếp 
bởi những hành vi của các chủ thể trong xã hội, bao gồm các 
cơ quan nhà nước trong quá trình thực thi quyền lập pháp, hành 
pháp, tư pháp hoặc các chủ thể xã hội khác. Trong đó, sự vi phạm 
hiến pháp trong hoạt động lập pháp có thể tạo nên sự tước đoạt 
hoặc hạn chế một quyền cơ bản được ghi nhận trong Hiến pháp 
của tất cả các công dân trong một quốc gia. Hiện nay, Quốc hội 
vẫn là cơ quan giám sát tối cao đối với các hoạt động của các cơ 
quan nhà nước, đối với việc thi hành và tuân thủ Hiến pháp. Tức 
là ở nước ta chưa có một cơ chế để giám sát hiệu quả hoạt động 
của Quốc hội mà mới chỉ có chính Quốc hội giám sát hoạt động 
của mình. Cách thức vận hành này có thể tạo nên những nguy cơ 
vi hiến mà chúng tôi đã đề cập ở trên. Do vậy, để bảo hộ QCD 
được ghi nhận trong Hiến pháp một cách hữu hiệu, cần phải có 
một cơ chế bảo hiến độc lập.
Mặt khác, để bảo đảm tính chuyên trách, độc lập, đủ năng lực 
thực hiện vai trò bảo vệ Hiến pháp nói chung và bảo vệ chế độ 
pháp lý của công dân (là những quyền hiến định của công dân), 
chúng tôi kiến nghị việc thiết lập cơ chế bảo hiến với thiết chế là 
Tòa án Hiến pháp. Kiến nghị này xuất phát từ những ưu điểm đã 
được thừa nhận chung của Toà án Hiến pháp trong việc bảo đảm 
QCD trong hoạt động của các CQHCNN. 
Nhóm giải pháp hỗ trợ
Một là, trang bị đầy đủ thông tin: việc này giúp cơ chế vận 
hành hiệu quả, nhịp nhàng, bảo đảm sự minh bạch, công khai và 
tính chính đáng của Nhà nước trong các hoạt động của mình, tiếp 
thu các ý kiến phản hồi từ dư luận xã hội, phản biện xã hội, cũng 
như nắm bắt được các thông tin liên quan đến hoạt động bảo hộ 
được nhanh chóng, hiệu quả, kịp thời, chính xác. Đối với chủ thể 
được bảo đảm (công dân), việc được tiếp cận đầy đủ thông tin 
chính là cách thức bảo đảm quyền tiếp cận thông tin, giúp trang 
bị cho họ vũ khí căn bản nhưng hết sức mạnh mẽ để tự bảo vệ 
quyền của mình. 
Hai là, trang bị phương tiện làm việc hiện đại và đảm bảo tốt 
vấn đề kinh phí: trong thời đại kỹ thuật công nghệ cao như hiện 
nay, chúng ta không thể không chú ý đến việc trang bị đầy đủ 
những phương tiện làm việc hiện đại, chất lượng, đồng thời, phải 
bảo đảm tốt vấn đề kinh phí phục vụ cho hoạt động này. Có như 
vậy, chúng ta mới nâng cao chất lượng bảo đảm QCD trong hoạt 
động của các CQHCNN. Một nội dung đáng lưu ý về kinh phí là 
ngân sách cho hoạt động của tòa án. Cần có một cơ chế phân bổ 
ngân sách hợp lý nhằm tăng cường sự độc lập tư pháp. Các giải 
pháp cần hướng tới hạn chế sự phụ thuộc ngân sách của tòa án 
vào Chính phủ, bảo đảm chế độ lương của thẩm phán tương xứng 
với vai trò của tòa án (cơ quan bảo vệ công lý).
Ba là, nâng cao năng lực nguồn nhân lực: nâng cao năng lực 
và trau dồi nhận thức, đạo đức của các cán bộ, nhân viên thuộc 
bộ máy công quyền, đặc biệt là nhóm cơ quan hành chính và tư 
pháp. Bên cạnh đó, cần nâng cao tính độc lập và tính chịu trách 
nhiệm (chính trị, pháp lý) trong các cơ quan nhà nước thực hiện 
hoạt động bảo hộ pháp lý đối với công dân. Chỉ khi hoạt động 
tương đối độc lập, đặc biệt trong lĩnh vực tư pháp, người có thẩm 
quyền thực hiện bảo hộ pháp lý đối với công dân mới thật sự 
công tâm, khách quan trong hoạt động của mình.
Kết luận
Nghiên cứu đã phân tích, đánh giá một cách khái quát và hệ 
thống về thực trạng pháp luật và thực tiễn vận hành cơ chế bảo 
đảm QCD trong hoạt động của CQHCNN ở Việt Nam, lý giải 
nguyên nhân dẫn đến những bất cập, hạn chế trong thực trạng 
bảo hộ pháp lý đối với công dân ở Việt Nam, đề xuất các giải 
pháp về nâng cao hoạt động bảo đảm QCD trong hoạt động của 
CQHCNN trong nhà nước pháp quyền XHCN ở Việt Nam hiện 
nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]  su-phat-trien.
[2] Phạm Hữu Nghị (2010), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về tổ 
chức và kiểm soát thực hiện quyền lực nhà nước trong quá trình xây dựng và 
hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam, đề tài cấp bộ do Viện Nhà 
nước và Pháp luật chủ trì, tr121.
[3] Hà Hùng Cường (2009), “Hoàn thiện hệ thống pháp luật đáp ứng yêu 
cầu xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, 
18(139+140), tr17-21.

File đính kèm:

  • pdfbao_dam_quyen_cong_dan_trong_hoat_dong_cua_cac_co_quan_hanh.pdf