Bảo đảm an ninh nguồn nước ở Việt Nam

Nước được coi là một nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng đối với sự

tồn tại của con người và sự phát triển kinh tế, xã hội của từng nước cũng

như cộng đồng quốc tế. Vấn đề an ninh và quản lý nguồn nước ngày càng

trở nên quan trọng trong một thế giới phẳng, phụ thuộc và cạnh tranh lẫn

nhau. Việt Nam là quốc gia được ưu ái về nguồn nước. Tuy nhiên, với sự

phát triển dân số và kinh tế, an ninh nguồn nước của Việt Nam cũng đang

bị đe dọa và cần phải có các biện pháp quản lý hữu hiệu.

Bảo đảm an ninh nguồn nước ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Bảo đảm an ninh nguồn nước ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Bảo đảm an ninh nguồn nước ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Bảo đảm an ninh nguồn nước ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Bảo đảm an ninh nguồn nước ở Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 2720
Bạn đang xem tài liệu "Bảo đảm an ninh nguồn nước ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bảo đảm an ninh nguồn nước ở Việt Nam

Bảo đảm an ninh nguồn nước ở Việt Nam
 thể phải di dời 
vì thiếu nước2.
Mục tiêu phát triển bền vững của Liên 
hợp quốc được thông qua năm 2015 nhấn mạnh 
Mục tiêu 6: Nước sạch và vệ sinh và Mục tiêu 
12: Tiêu dùng và sản xuất có trách nhiệm. 
2. An ninh nguồn nước ở Việt Nam 
Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Việt 
Nam có 3.450 sông, suối có chiều dài từ 10 km 
trở lên nằm trong 108 lưu vực, trong đó có 13 
lưu vực sông có diện tích lớn hơn 10.000 km2 
và 7 là lưu vực sông liên quốc gia; tổng diện 
tích lưu vực khoảng 1.168 nghìn km2, trong 
đó 837 nghìn km2 diện tích lưu vực (chiếm 
71,7%) nằm ở nước ngoài, ở phần đầu nguồn; 
chỉ có 331 nghìn km2 diện tích lưu vực (chiếm 
28,3%) là nằm trong lãnh thổ Việt Nam; tổng 
2. UNDP, Water and sanitation, https://sdgs.un.org/goals/goal6.
3. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Cục Quản lý Tài nguyên nước, An ninh nguồn nước ở Việt Nam - Bài 
1: Mưa nhiều mà nước vẫn thiếu, phân bố không đều, 
v=news&op=Hoat-dong-cua-Cuc-Tin-lien-quan/An-ninh-nguon-nuoc-o-Viet-Nam-Bai-1-Mua-nhieu-ma-
nuoc-van-thieu-phan-bo-khong-deu-9330, truy cập ngày 17/1/2021
4. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Cục Quản lý Tài nguyên nước, An ninh nguồn nước ở Việt Nam - Bài 1: Mưa 
nhiều mà nước vẫn thiếu, phân bố không đều, tlđd.
5. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Môi trường quốc gia 2012, Chương I; Tổng quan về nước mặt ở 
Việt Nam, tr. 3, https://data.opendevelopmentmekong.net/dataset/ef943a2f-b255-4c9f-bd49-a4104d9d3a2b/
resource/cf06c0fc-6ba4-4dcd-8cb6-1d46c98f4cba/download/part-1-overview-of-vietnam-surface-water.pdf, 
truy cập ngày 17/1/2021.
6. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Môi trường quốc gia 2012, Chương I; Tổng quan về nước mặt ở 
Việt Nam, tlđd, tr.3.
7. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Báo cáo Môi trường quốc gia 2012, Chương I; Tổng quan về nước mặt ở 
Việt Nam, tlđd, tr.3.
lượng dòng chảy trung bình nhiều năm của các 
sông vào khoảng 830-840 tỷ m3 3.
Việt Nam có khoảng trên 7.160 hồ chứa 
thủy lợi, với tổng dung tích ước tính khoảng 
70 tỷ m3. Nguồn nước ngầm có trữ lượng 
khoảng 189,3 triệu m3/ngày đêm (tiềm năng 
có thể khai thác trung bình khoảng 61,2 triệu 
m3/ngày đêm, tập trung ở khu vực Đồng bằng 
Bắc Bộ, Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên. 
Lượng mưa trung bình năm của Việt Nam vào 
khoảng 1.940-1.960mm (tương đương với 
khoảng 640 tỷ m3/năm), nằm trong số quốc 
gia có lượng nước mưa lớn trên thế giới4.
Hiện tại, tổng lượng nước được khai 
thác, sử dụng hàng năm của Việt Nam là 80,6 
tỷ m3/ 830 tỉ m3 (10% tổng lượng nước của cả 
nước), trong đó hơn 80% (khoảng 65 tỉ m3/
năm) sử dụng cho nông nghiệp. Hệ thống tưới 
tiêu mới đủ cung cấp nước cho 4,2/11 triệu ha 
canh tác5. Hiện 20% người dân chưa được sử 
dụng nước sạch, 17,2 triệu người vẫn sử dụng 
nguồn nước không đạt tiêu chuẩn nước sạch 
của Bộ Y tế6.
Tới năm 2045, nhu cầu dùng nước cho 
dân sinh, công nghiệp sẽ lên đến khoảng 130-
150 tỷ m3/năm, chiếm tới gần 50% lượng nước 
sản sinh trên lãnh thổ, gần 90% nguồn nước 
mùa khô (khoảng 170 tỉ m3)7. 
Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản 
pháp lý về quản lý nguồn nước như Luật Tài 
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Số 02(426) - T1/2021 11
nguyên nước năm 20128, Luật Thủy lợi năm 
20179, Luật Bảo vệ môi trường năm 201910, 
Luật sửa đổi, bổ sung của một số điều của 
Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều 
năm 202011, và các Nghị định thi hành. Bên 
cạnh đó, Quy hoạch tài nguyên nước quốc gia 
đang được xây dựng trình phê duyệt12, trong 
đó quy hoạch lưu vực sông Bằng Giang - Kỳ 
Cùng, Sê San, Srê Pốk dự kiến vào đầu năm 
2021, sông Hồng - Thái Bình, Mekong (Cửu 
Long) tháng 12/2021, 8 lưu vực khác đang 
xây dựng nhiệm vụ. Tuy nhiên, hiện nay, Việt 
Nam gặp 8 thách thức lớn về an ninh nguồn 
nước sau đây:
Thứ nhất, nguồn nước phân bổ không 
đều theo không gian và thời gian, mùa mưa 
lũ thì nước nhiều gây lũ, lụt; mùa khô thì hạn 
hán, xâm nhập mặn. Quy hoạch thủy lợi, hệ 
thống tưới tiêu, tích trữ nước, quản trị nước 
còn hạn chế, không có kế hoạch và phương 
tiện đủ để điều chuyển nước từ nơi này sang 
nơi khác.
Thứ hai, tác động lớn của thiên tai và biến 
đổi khí hậu. Hàng năm Việt Nam chịu 7-15 cơn 
bão như năm 2020 bão chồng bão, sạt lở đất, 
làm ô nhiễm và đe dọa nguồn nước, chất lượng 
nước và tác động đến các hồ chứa, đập thủy 
điện. Việt Nam là một trong số 5 nước bị ảnh 
hưởng nặng nhất của biến đổi khí hậu và nước 
biển dâng, gây hạn hán, xâm mặn, hạn chế diện 
tích canh tác và lưu vực sông, nhất là tại đồng 
bằng sông Mekong (Cửu Long)13. 
8. Luật Tài nguyên nước năm 2012, 
class_id=1&_page=1&mode=detail&document_id=162986.
9. Luật Thủy lợi 2017, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tai-nguyen-moi-truong/Luat-08-2017-QH14-Thuy-
loi-2017-322933.aspx.
10. Luật Bảo vệ môi trường năm 2019, https://thuvienphapluat.vn/van-ban/tai-nguyen-moi-truong/Van-ban-
hop-nhat-13-VBHN-VPQH-2019-Luat-Bao-ve-moi-truong-424601.aspx
11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020, https://thu-
vienphapluat.vn/van-ban/tai-nguyen-moi-truong/Luat-Phong-chong-thien-tai-Luat-De-dieu-sua-doi-2020-so-
60-2020-QH14-373522.aspx.
12. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1748/QĐ-TTg ngày 04/12/2019.
13. Socialist Republic of Vietnam, Vietnam National Climate Change Strategy (NCCS), Chinhphu.vn (2011),
leId=10051283, truy cập ngày 17/01/2021.
Thứ ba, ô nhiễm nguồn nước do các hoạt 
động sản xuất, sinh hoạt gia tăng xả thải. Hạn 
hán làm sa mạc hóa, xâm thực mặn tại các 
lưu vực như Sông Lam (Nghệ An), Sông Cả 
(Thanh Hóa); sông Vu Gia- Thu Bồn (Quảng 
Nam). Ô nhiễm ảnh hưởng đến chi phí xử lý 
nước sạch, thiếu nước cung cấp cho sinh hoạt 
và sản xuất. Ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước 
gây ra các bất đồng nội bộ giữa các địa phương 
trên cùng lưu vực sông, sử dụng sông và các 
nguồn nước với các mục đích sử dụng khác 
nhau như mâu thuẫn trong việc chuyển nước từ 
sông Vu Gia sang sông Thu Bồn (phục vụ Nhà 
máy Thủy điện Đăkmi 4, tỉnh Quảng Nam) 
làm giảm lượng chảy về hạ lưu của sông Vu 
Gia - là nguồn cung cấp nước chính cho thành 
phố Đà Nẵng; hoặc Hồ thủy điện A Vương 
đáp ứng cho nhu cầu sử dụng nước của 2 tỉnh 
Quảng Nam và Đà Nẵng nhưng có thời điểm 
khác biệt về nhu cầu giữ nước và xả nước gây 
mâu thuẫn cho vận hành.
Thứ tư, Việt Nam hạn chế về quyền chủ 
động đối với nguồn nước, tài nguyên nước do 
phụ thuộc nặng nề vào nguồn nước ngoài biên 
giới. Vấn đề hợp tác quản lý các sông liên quốc 
gia nhất là lưu vực sông Mekong khá khó khăn.
Thứ năm, khả năng tiếp cận nguồn nước 
sạch, an toàn cho sản xuất, sinh hoạt của người 
dân, tại các vùng sâu, vùng xa, địa bàn có điều 
kiện địa lý, điều kiện kinh tế - xã hội còn khó 
khăn. Hiện nay, tỷ lệ người dân đô thị được 
cung cấp nước sạch qua hệ thống cấp nước tập 
trung đến năm 2020 đạt khoảng 90%, dân số 
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
12 Số 02(426) - T1/2021
nông thôn sử dụng nguồn nước ăn uống hợp vệ 
sinh ước đạt 90,2%14. 
Thứ sáu, vấn đề bảo vệ nguồn sinh 
thủy. Việc phá hoại rừng nguyên sinh, rừng 
đầu nguồn làm ảnh hưởng lớn đến khả năng 
giữ nước của các lưu vực sông. 
Thứ bảy, hiệu quả sử dụng nước thấp, chưa 
tiết kiệm, năng lực khai thác công trình thủy lợi 
chưa đáp ứng yêu cầu; lượng nước thất thoát 
trong thủy lợi khoảng 30%, trong cấp nước sinh 
hoạt 25,5%; chưa có quy hoạch tổng thể về sử 
dụng nguồn nước; chưa có kế hoạch và kinh phí 
thay thế các hồ tích nước cũ, mất an toàn15.
Thứ tám, sự gia tăng dân số nhanh chóng, 
kinh tế phát triển mạnh, nhu cầu khai thác và 
sử dụng nước cả nước mặt và nước ngầm cho 
dân sinh, kinh tế trong nước gia tăng, trong khi 
việc quản lý nguồn nước mặt, nước ngầm còn 
nhiều bất cập, gây nhiều vấn đề môi trường, 
nguồn nước và rủi ro khi thiên tai. Tới năm 
2045, 2/3 dân số Việt Nam (hiện dân số Việt 
Nam khoảng gần 100 triệu người) sẽ tập trung 
ở 3 lưu vực sông chính là sông Hồng - Thái 
Bình, Mekong (Cửu Long) và Đồng Nai, làm 
tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt 
thêm nghiêm trọng. Ví dụ, như sự cố nước 
sạch sông Đà nhiễm dầu đầu tháng 10/2019 đã 
cảnh báo về an ninh nguồn nước và quy trình 
cấp nước an toàn ở Việt Nam hiện nay16.
3. Kết luận và kiến nghị 
Trong bối cảnh chính trị, kinh tế khó 
lường, sức ép dân số tăng cao và biến đổi khí 
hậu hiện nay, sự cạnh tranh tài nguyên bao gồm 
14. Dự thảo Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020 và 
phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025, chuẩn bị cho Đại Hội Đảng lần thứ XIII. 
Nhân Dân, 20/10/2020, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/bao-cao-danh-gia-ket-qua-thuc-hien-nhiem-
vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-5-nam-2016-2020-va-phuong-huong-nhiem-vu-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-5-
nam-2021-2025-621157/, truy cập ngày 17/1/2021. 
15. Hiệu quả sử dụng nước ở Việt Nam bằng 1/10 trung bình thế giới, Thời báo Tài chính, 17/8/2020, http://
thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/xa-hoi/2020-08-17/hieu-qua-su-dung-nuoc-o-viet-nam-bang-1-10-trung-
binh-the-gioi-91076.aspx, truy cập ngày 17/1/2021.
16. Sự cố nguồn nước sạch sông Đà nhiễm dầu: Khởi tố vụ án gây ô nhiễm môi trường, Người Lao Động, 
18/10/2019, https://nld.com.vn/thoi-su/su-co-nguon-nuoc-sach-song-da-nhiem-dau-khoi-to-vu-an-gay-o-nhiem-
moi-truong-20191017225745895.htm, truy cập ngày 17/1/2021.
17. Xem chú thích 15.
tài nguyên nước ngày càng quyết liệt. Trong 
tương lai gần, 20-30 năm, tài nguyên nước 
của Việt Nam sẽ vào giai đoạn khan hiếm nếu 
không có các biện pháp quản lý và phát triển 
bền vững. Từ các phân tích trên cho thấy, cần 
phải thay đổi nhận thức Việt Nam là một nước 
được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, nhất 
là tài nguyên nước và chuyển nhanh, chuyển 
mạnh sang tiếp cận quản lý tổng hợp và phát 
triển bền vững tài nguyên nước, bảo đảm an 
ninh tài nguyên nước trong mọi tình huống.
Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm 
vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016-2020 
và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh 
tế - xã hội 5 năm 2021-2025, chuẩn bị cho 
Đại Hội Đảng lần thứ XIII đặt ra phương 
hướng: Chủ động ứng phó với biến đổi khí 
hậu, phòng, chống thiên tai, tăng cường quản 
lý tài nguyên và bảo vệ môi trường17. 
Để bảo đảm an ninh nguồn nước, phục vụ 
cho nhu cầu hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã 
hội, bảo đảm nhu cầu an ninh quốc phòng, chúng 
tôi cho rằng, cần thực hiện một giải pháp sau:
- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng 
cao nhận thức, ý thức trách nhiệm và nâng 
cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản lý tài 
nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến 
đổi khí hậu; thực hiện hạch toán giá trị của tài 
nguyên đất, nước, khoáng sản, đa dạng sinh học, 
cảnh quan thiên nhiên, ô nhiễm và suy thoái môi 
trường vào hệ thống tài khoản quốc gia. 
- Thể chế hóa đầy đủ các nguyên tắc thị 
trường trong chi phí để đánh giá tác động môi 
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Số 02(426) - T1/2021 13
trường, xử lý, khắc phục hậu quả, cải tạo và 
phục hồi môi trường, nghĩa vụ đóng góp để 
đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường; thực thi 
hiệu quả nguyên tắc bên gây ô nhiễm phải trả 
tiền, nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp 
trong và ngoài nước và mọi cư dân trong bảo vệ 
nguồn nước sạch, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả. 
- Cần đẩy mạnh xây dựng và thực thi đúng 
quy hoạch quản lý tài nguyên nước hiệu quả, 
tiết kiệm, an toàn và bền vững và trong tổng thể 
quản lý và phát triển bền vững các nguồn tài 
nguyên khác, phù hợp các mục tiêu phát triển 
bền vững theo Chương trình nghị sự phát triển 
bền vững 2030 của Liên hợp quốc; quản lý tài 
nguyên nước cần bảo đảm thống nhất theo lưu 
vực sông, theo nguồn nước, giữa nước mặt và 
nước dưới đất; nước trên đất liền và nước vùng 
cửa sông, nội thủy, lãnh hải, giữa thượng lưu và 
hạ lưu, kết hợp với quản lý theo địa bàn hành 
chính; nhanh chóng xây dựng và phê duyệt Quy 
hoạch tài nguyên nước quốc gia18, đặc biệt sớm 
hoàn thành quy hoạch 13 lưu vực sông lớn; xây 
dựng giải pháp tổng thể quản lý việc sử dụng 
nước hiệu quả, tiết kiệm trong các ngành kinh tế 
và phát triển đô thị, bảo đảm phát triển bền vững.
- Tích cực triển khai công tác điều tra cơ 
bản, đánh giá xác định thực trạng tài nguyên 
nước về số lượng, chất lượng; phục vụ lập 
quy hoạch tài nguyên nước quốc gia và quy 
hoạch quản lý tổng hợp lưu vực các sông lớn, 
hệ thống thủy lợi, hệ thống tưới tiêu, tích trữ 
nước, quản trị nước trên toàn quốc, tính toán 
cân bằng nước cho thời kỳ 2021-2030, tầm 
nhìn năm 2050 trong bối cảnh biến đổi khí hậu 
và khai thác nước gia tăng tại thượng nguồn; 
Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước quốc 
gia như Trung tâm dữ liệu Đồng bằng sông 
Cửu Long; xây dựng đề án chủ động ứng phó 
với biến đổi khí hậu, chuyển đổi sản xuất quy 
mô lớn để thích ứng với điều kiện tự nhiên ở 
các vùng thường xuyên bị hạn hán như Nghị 
quyết số 120/NQ-CP ngày 17/11/2017 của 
Chính phủ về Phát triển bền vững đồng bằng 
sông Cửu Long thích ứng với biến đổi khí hậu.
18. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 1748/QĐ-TTg ngày 4/12/2019. 
- Tăng cường nguồn lực đầu tư cho hạ 
tầng về nước, nhất là nước sinh hoạt, hồ chứa 
cho các vùng thường xuyên bị khô hạn, các dự 
án biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên nước 
đặc biệt là quan trắc tài nguyên nước mặt, nước 
dưới đất; Xác định các thực hiện giải pháp tích 
trữ nguồn nước dựa vào xu thế tự nhiên, điều 
hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ tài 
nguyên nước, có kế hoạch và phương tiện đủ 
để điều chuyển nước từ nơi này sang nơi khác. 
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn 
sinh thủy nhất là rừng nguyên sinh, rừng đầu 
nguồn để tăng cường khả năng giữ nước của 
các lưu vực sông.
- Chủ động phòng, chống, hạn chế tác 
động của triều cường, ngập lụt, sạt lở, xâm 
nhập mặn do nước biển dâng đối với vùng ven 
biển, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, 
đồng bằng Sông Hồng, ven biển miền Trung.
- Xậy dựng và thực thi hiệu quả hệ thống 
pháp luật tài nguyên môi trường; Tích cực tham 
gia các công ước quốc tế về môi trường nước 
như Công ước của Liên hợp quốc về Luật sử 
dụng các nguồn nước liên quốc gia cho các 
mục đích phi giao thông thủy.
- Đẩy mạnh hợp tác với các quốc gia 
thượng nguồn và các tổ chức quốc tế trong việc 
bảo vệ và sử dụng có hiệu quả tài nguyên nước 
ở lưu vực các dòng sông xuyên biên giới, nhất là 
sông Mekong và Sông Hồng; Việt Nam cần thực 
hiện đồng bộ các giải pháp, cơ chế từ hợp tác, 
thuyết phục, đấu tranh nhằm đảm bảo khai thác, 
sử dụng công bằng, hợp lý nguồn nước các sông 
liên quốc gia, đảm bảo việc xây dựng, vận hành 
các công trình thủy điện lớn ở các quốc gia 
thượng nguồn có thể điều tiết hài hòa dòng chảy 
cho hạ du cả trong mùa lũ và mùa cạn để hạn 
chế tác động, rủi ro; Việt Nam cần thúc đẩy cơ 
chế tham vấn, trao đổi chia sẻ thông tin, phối hợp 
trong điều tiết nguồn nước trong mùa khô và về 
lâu dài thông qua các cơ chế hợp tác Ủy hội sông 
Mekong, Mekong - Lan Thương hướng tới xây 
dựng thể chế chung trong khai thác nguồn nước 

File đính kèm:

  • pdfbao_dam_an_ninh_nguon_nuoc_o_viet_nam.pdf