Bài học lịch sử về đối thoại liên tôn giáo từ mối quan hệ Lão - Phật - Nho - Tôn giáo tín ngưỡng bản địa miền Trung thời chúa Nguyễn
Từ nội tình dòng họ Trịnh - Nguyễn đã dẫn đến một cơ duyên lịch sử của
cả dân tộc sau sự kiện vào Nam của chúa tôi Nguyễn Hoàng năm Mậu Ngọ (1558).
Điểm đặc biệt cần chú ý là từ một vùng tử địa, lại dẫn đến sinh lộ độc đạo đi về phương
Nam để kiến tạo hoàn chỉnh một đất nước Đại Nam hùng mạnh về sau, trong đó đáng
chú ý là chiến lược nhân tâm trên cơ sở phát huy hài hòa, dung dưỡng tinh hoa của Lão
- Phật - Nho - tôn giáo tín ngưỡng bản địa để cố kết cộng đồng. Tư tưởng “đồng
nguyên” trong tôn giáo tín ngưỡng truyền thống đó thể hiện rõ nét chiến lược nhân tâm
sâu sắc, là bài học hữu hiệu trong việc cố kết cộng đồng, kiến tạo nên bản sắc văn hóa,
bản lĩnh quốc gia dân tộc thời chúa Nguyễn và cũng đậm tính thực tiễn trong giai đoạn
hiện nay.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài học lịch sử về đối thoại liên tôn giáo từ mối quan hệ Lão - Phật - Nho - Tôn giáo tín ngưỡng bản địa miền Trung thời chúa Nguyễn
ĐỔI - NGHIÊN CỨU dung thân”21. Chính từ đây, chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh tới vai trò ẩn dật nhưng tối quan trọng của Khai quốc công thần Uy Quốc công Nguyễn Ư Dĩ, nay vẫn được người dân thờ tự ở xóm Nam Bôi, làng Trà Liên (Triệu Giang, Triệu Phong, Quảng Trị). Đoạn đường Ái Tử - Phú Xuân chỉ ngắn ngủi chừng 65 km nhưng phải mất tới 78 năm (1558 - 1636), hai đời chúa (Nguyễn Hoàng, Nguyễn Phúc Nguyên) mới từng bước tiệm cận được Kim Long đầy thận trọng, bởi phải tôn trọng yếu tố văn hóa bản địa phương Nam nhiều dị biệt, nhất là tín ngưỡng thờ nữ thần, theo hướng tích hợp và tránh mọi nguy cơ xung đột có thể diễn ra22. Trong quá trình trung chuyển từ việc tiếp thu di sản văn hóa bản địa phương Nam để từng bước định hình nên giá trị bản sắc, có lẽ vì vậy mà Taylor cũng nhận thấy: “Các giai thoại ghi lại sự gặp gỡ giữa Nguyễn Hoàng với thần linh địa phương và thiết lập nơi thờ cúng gợi cho thấy việc áp dụng một phương thức đặc biệt Việt Nam trong sự thiết lập một địa điểm mới của quyền lực hợp pháp, lần đầu tiên tại vùng đất mới phương Nam”23. Ở dạng thức này, chúng tôi đã từng dẫn chứng nhiều sự kiện cần lưu ý24. Ngay ở Ái Tử buổi đầu, trước hiện tượng người dân bản địa mang 7 chum nước đến vẩy mừng vị tân trấn thủ, lời giải thích của vị quốc cữu Nguyễn Ư Dĩ rất có ý nghĩa: “Đấy là phúc Trời cho đó. Việc trời tất có hình tượng. Nay chúa thượng mới đến mà dân đem nước dâng lên, có lẽ là điềm được nước đó chăng” 25. Trong trận chiến trên sông Ái Tử, cho dù mỹ nhân kế là “mẹo vặt”, “thủ đoạn” rất “không đáng mặt trượng phu”, dễ làm mất lòng người, nhưng chúa Tiên đã sớm vận dụng nguyên tắc “thiêng hóa” theo dạng thức nữ thần sông Trảo Trảo (Cô Gái Áo Xanh) báo mộng để có được chiến thắng, trấn an quân tình. Tương tự, ở mức độ đỉnh cao là việc kiến tạo nên hình tượng Bà Trời Áo đỏ để khai sinh chùa Thiên Mụ. “Có vẻ đó là hình ảnh của tin tưởng tôn giáo tiên tri của phương Nam trùng hợp với quan niệm mong đợi chân chúa Nho giáo được đưa ra để ủng hộ ý thức phân ly thành hình trong con người Nguyễn Hoàng sau lần trốn về nam (1600)”26. 21 Nguyễn Khoa Chiêm (1994), Việt Nam khai quốc chí truyện (Ngô Ðức Thọ, Nguyễn Thuý Nga dịch chú và giới thiệu), H.: Nxb. Hội Nhà văn, tr. 73. 22 Trần Đình Hằng, “Từ Cô Gái Áo Xanh ở Ái Tử...”, 2008, Tlđd. 23 Taylor. Keith W. (2001), “Nguyễn Hoàng và bước mở đầu cuộc Nam tiến của người Việt”, trong Nhiều tác giả, Những vấn đề lịch sử Việt Nam, H.: Nxb. Trẻ - Nguyệt san Xưa & Nay, 2001, tr. 179). 24 Trần Đình Hằng (2008), “Từ Cô Gái Áo Xanh ở Ái Tử...”, Tlđd. 25 QSQ triều Nguyễn (1997), Ðại Nam liệt truyện, tập I, Tiền biên, Huế.: Nxb. Thuận Hóa, tr. 83. 26 Tạ Chí Đại Trường (2006), Thần, Người và Đất Việt, H.: Nxb. VHTT, tr. 211. 77 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU Thời chúa Nguyễn, theo Onishi Kazuhiko, Đạo giáo có vai trò đặc biệt quan trọng mà lâu nay, thường ít được các nhà nghiên cứu quan tâm, được thể hiện cụ thể qua các thiết chế ty như Nội pháp lục, Huyền pháp, Đạo sĩ đạo lục, Tứ quí, Đạo sĩ lương y. Điều đó được tác giả đi sâu phân tích từ dẫn chứng về chùa Thiên Tôn ở Quảng Trị27. Có thể thấy Thực lục tiền biên thường đề cập đến việc chúa Nguyễn Hoàng “thường kinh dinh đất này [Phú Xuân và vùng đất nam Hải Vân]”. Dù rằng xem ra sử liệu đề cập có vẻ như rất tình cờ, kể cả chuyện cử người con trai thứ sáu đầy tài năng Nguyễn Phúc Nguyên trấn thủ Quảng Nam - cửa ngõ kinh tế ngoại thương, trọng trấn phương Nam..., nhưng đặt trong bối cảnh đó, có thể thấy sự kiện Hà Khê - Thiên Mụ tự ra đời trên nền tảng giai thoại dân gian về Bà Trời Áo Đỏ cùng lời sấm truyền liên quan đến vị “chân Chúa” xuất hiện là một bước chiến lược trên con đường phát triển Đàng Trong về nam, mở đầu từ chúa Tiên và được các chúa kế tục tuân thủ thực hiện. Vấn đề không còn là “quân tình” giới hạn trong một trận đánh ở Ái Tử chật hẹp nữa mà Bà Trời Áo đỏ đã mang một sứ mạng khác, tầm vóc quốc gia lãnh thổ, hay chí ít cũng là vùng miền - “dân tình” để cố kết nhân tâm, xác lập hệ tư tưởng khi đã có sự chuyển hóa về chất lẫn mang lớp áo Phật giáo, trở thành Phật Bà Quán Thế Âm. Phân tích các dữ liệu từ chính sử, có ý kiến nói Nguyễn Hoàng “có xu hướng thu hút bởi các nữ thần”28. Tuy nhiên, theo chúng tôi, những nhận định đó chỉ sát thực ở giai đoạn đầu, hay một nửa, là lúc mà tính chất Đông Nam Á tiệm cận nhất, khi ông “có đủ đức độ để giành được sự quan tâm và giúp đỡ của các thế lực siêu nhiên”29. Còn về sau, khi chính thể họ Nguyễn đi chệch khỏi quỹ đạo đó, bế môn tỏa cảng bởi lo sợ ảnh hưởng ngày càng lớn của các nước phương Tây để quay trở về chịu ảnh hưởng cố hữu của thiên triều phương Bắc, quá trình phong kiến hóa bắt đầu thì yếu tố Nho giáo/vai trò của Nho sĩ ngày càng được củng cố30. Rõ ràng là không hoàn toàn các nữ thần “thu hút” Nguyễn Hoàng tuyệt đối mà cũng có thể lập luận ngược lại, rằng tài năng của Chúa Tiên đã thấy được ở đó sức mạnh cố kết nhân tâm, mà ông, khi đang mưu cầu nghiệp bá cho chính 27 Onishi Kazuhiko (2013), “Đạo giáo thời chúa Nguyễn qua nghiên cứu chùa Thiên Tôn tại làng Đâu Kênh, tỉnh Quảng Trị”, trong Kỷ yếu hội thảo Quảng Trị - Đất dựng nghiệp của chúa Nguyễn Hoàng (1558-2013), Quảng Trị: UBND tỉnh Quảng Trị- Hội Khoa học Lịch sử VN, tháng 9, tr. 122-136. 28 Tạ Chí Đại Trường (2006), Thần, Người và Đất Việt, Tlđd, tr. 210. 29 Taylor. Keith W. (2001), “Nguyễn Hoàng...”, Tlđd, tr. 98. 30 Trong Nam hà tiệp lục, tác giả nhìn nhận rằng các chúa sớm “thấy việc dùng binh là cấp thiết nhưng Nho học là điều không thể thiếu” (Lê Đản, Nam hà tiệp lục, Tài liệu Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Huế, Nguyễn Đình Thảng d., Phòng Tư liệu Khoa Lịch sử Trường ĐHKH Huế, 1999). 78 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU thể mới đang cần, theo nguyên tắc “thiêng hóa”. Đồng thời, cũng khẳng định yếu tố bản sắc - bản địa hóa, từ cấp độ làng xã, cho đến vùng miền, và sau cùng là quốc gia lãnh thổ. Tất cả, nhằm giúp khẳng định tính chính danh, vấn đề nhân tâm: hợp lòng người, thuận ý trời. Tài năng của các vị chúa Nguyễn thể hiện rõ ở khía cạnh tư tưởng này và đó chính là nền tảng vững chắc nhất cho hệ thống chính quyền được hoàn bị, mà Huế là điểm dừng sau cùng của quá trình định đô. Taylor. K. bằng việc phân tích hai bộ chính sử Toàn thư và Thực lục, đã khắc họa rõ nét hai hệ thống quan điểm nhìn nhận, từ hai hệ qui chiếu khác nhau, tạm gọi là tính chất Đông Á và Đông Nam Á. Theo đó thì Toàn thư nêu bật ý tưởng về Nguyễn Hoàng như một kẻ xảo trá, ngạo mạn và đầy tham vọng, người đe dọa nền hòa bình và ổn định quốc gia, người không thể lay chuyển bởi yêu cầu về lòng trung thành. Còn Thực lục lại phác họa ông như một người làm những gì mình muốn, người làm họ Trịnh lo sợ; điều này không quá mâu thuẫn với cách nhìn của phương Bắc. Nhưng nó còn cho thấy Nguyễn Hoàng là người có số mệnh vượt ra ngoài đường chân trời của các bậc tiền bối, người gây nên tiếng vang với phong cảnh của vùng đất mới, các thế lực siêu nhiên cư ngụ ở đó và những cơ hội có được. Đàng Trong gắn liền với biểu tượng của khát vọng tự do, rộng mở và cả tính cách mạng, mà sự nghiệp của các chúa Nguyễn được ví như “cánh chim bằng của miền Thuận Quảng”. Do vậy không phải ngẫu nhiên, có ý kiến cho rằng ranh giới của tính chất Đông Nam Á đó chí ít cũng từ Hoành Sơn, hay rõ nét nhất là ở Hải Vân Sơn, và “Cuộc gặp gỡ của ông với thế giới rộng lớn vùng Đông Nam Á đã đem lại một bài học kinh nghiệm mới về sự tự do. Ông dám chấp nhận bị tuyên án là một kẻ chống lại triều đình nhà Lê bởi ông đã tìm được vùng đất, nơi những lời tuyên bố như vậy không còn quan trọng nữa. Giao điểm của Đông Nam Á và Việt Nam là chỗ để thử nghiệm những lựa chọn về việc nên là như thế nào mà không cần một mô hình vũ lực. Ở phương Nam, Nguyễn Hoàng là trung tâm của một quốc gia Việt Nam mới...”31. Tôn trọng sắc thái văn hóa bản địa và từng bước tích hợp với truyền thống văn hóa Thăng Long trên vùng đất mới một cách phù hợp là tinh thần xuyên suốt trong chiến lược nhân tâm của các chúa Nguyễn. Tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc đó và dấu ấn Phật giáo đã góp phần chính yếu tạo dựng nên sắc thái văn hóa Đàng Trong. Trong lịch sử, có hai thời kỳ Phật giáo hòa mình thành sức mạnh quốc gia, dân tộc: thời Lý - Trần và thời chúa Nguyễn ở Đàng Trong. Tuy nhiên, xét đến tận cùng, ở 31 Taylor. Keith W., “Nguyễn Hoàng...”, Tlđd, tr. 175, 181. 79 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU đây đã có sự khác biệt căn bản về bản chất: tính chiến lược ở thời Lý - Trần, nhưng chỉ là sách lược thời Đàng Trong. Tính chất sách lược ở đây là bởi trong một bối cảnh bất đắc dĩ, không thể chọn lựa Nho giáo vì phải tránh tiếng soán nghịch, bất đạo theo quan điểm Nho gia truyền thống Thăng Long của nhà Lê. Trên độc đạo đi về phía nam, Phật giáo được lựa chọn như là một sinh lộ duy nhất trên cơ sở kế thừa, tích hợp các tín ngưỡng bản địa, mà nổi bật là dấu ấn của các nữ thần. Một khi đủ mạnh, chính quyền Đàng Trong lại sớm quay trở lại con đường “phong kiến hóa”, với mục đích sau cùng là xác lập một chính thể phong kiến, thì đương nhiên Nho giáo không thể thiếu. Việc cải tổ bộ máy hành chính theo hướng dân sự hóa cho thấy rõ điều đó, thậm chí còn tự xưng là Quốc chúa, hay Quốc vương. Quốc chúa Nguyễn Phúc Chu còn sai Nguyễn Quang Tiền soạn biểu tiến cống, giao cho giám sinh Hoàng Thần, tăng đồ Hưng Triệt sang nhà Thanh cầu phong. Đồng thời, là các động thái xây dựng Văn miếu, đàn Nam Giao và tổ chức tế Giao, các kỳ Quận thí, Hội thí mùa xuân, mùa thu 32 v.v Đàng Trong từ “hữu Phật phi Nho”, dần chuyển sang một xã hội ngày càng đậm nét Nho giáo, và chính quá trình phong kiến hóa gắn liền với sự lớn mạnh của chính thể mới Nam hà đã càng làm chậm lại, dẫn đến đứt gãy quá trình tiệm cận tính chất Đông Nam Á của xứ này, cả về ngoại thương lẫn tư tưởng. Suy cho cùng, đó cũng là nguyên nhân sâu xa cho vấn đề và cũng là thực trạng “bế quan tỏa cảng” của xã hội Việt Nam giai đoạn từ thế kỷ XVIII - XIX. Trong chiến cuộc Nguyễn - Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã bằng mọi cách để tái lập vương triều Nguyễn, trong đó có sự bén duyên tác hợp Pháp - Việt một cách chính thức, lâu dài, kể từ câu chuyện Giám mục Bá Đa Lộc, Hoàng tử Cảnh. Vua Gia Long phải chịu ơn và trả nghĩa cho người Pháp. Xu hướng mở rộng thuộc địa, tìm kiếm thị trường của các nước thực dân, tư bản ngày càng nổi bật và phương Đông là những thành trì màu mỡ cần công phá trước tiên, dưới nhiều danh nghĩa, lớp áo thương mại, tôn giáo, chuyển giao khoa học công nghệ v.v Cuộc đụng độ văn minh Đông - Tây với nhiều sự khác biệt đến cách biệt, từ đó, đã làm cho vua Gia Long nhìn thấu được nhiều nguy cơ có thể làm nguy hại tới vận mệnh đất nước, nên đã có sự chọn lựa đồng minh truyền thống là thiên triều phương Bắc. Từ đó, người Pháp và Thiên Chúa giáo đã gặp không ít khó khăn ở Đại Nam khi triều đình xiển dương Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo luôn có một sức sống bền chặt, sâu rộng trong đời sống người dân. 32 Theo Tiền biên thì kỳ thi Đình đầu tiên được tổ chức năm Bính Tuất (1646) thời chúa Thượng; đến năm Quý Dậu (1693), tổ chức được 7 kỳ thi, tuyển 140 người; chỉ riêng các năm 1694 - 1695, số văn chức được tuyển đã lên đến 285 người v.v... 80 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU Cho đến cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, mối quan hệ hài hòa, dung dưỡng trong tư tưởng Tam giáo và tôn giáo tín ngưỡng bản địa vẫn còn được ghi nhận đậm nét. Sớ điệp công văn cung cấp nhiều tư liệu cho thấy Hòa thượng Giác Tiên có vai trò và ảnh hưởng rất lớn trong đời sống sinh hoạt lễ nghi của triều đình Huế, kể cả nghi lễ tế Nam Giao, tế Thiên Y A Na ở điện Hòn Chén v.v...33 Tinh thần cốt lõi xuyên suốt dẫn tới trào lưu chấn hưng Phật giáo đầu thế kỷ XX chính là điển chế hóa Phật giáo theo hướng qui củ, nhất quán. Theo đó, toàn bộ những yếu tố phi Phật giáo (Thiên Y A Na, Ngọc Hoàng, Nam Tào Bắc Đẩu, Quan Công...) đều được đưa ra khỏi chánh điện (sang chái tả hữu, lui sau hậu tẩm, ra vườn...). Ranh giới và mối quan hệ giữa Phật giáo và các tôn giáo tín ngưỡng khác, từ đây, mới được đặt ra một cách rõ nét. 3. Vấn đề đặt ra Thời chúa Nguyễn Đàng Trong được coi là thời kỳ thịnh đạt trong lịch sử Việt Nam, cả về nội trị lẫn ngoại giao, trong đó có nguyên nhân tư tưởng, nổi bật tính chất hỗn dung, hòa hợp giữa các tôn giáo tín ngưỡng Việt và phi Việt bản địa trong bối cảnh lịch sử văn hóa của một vùng đất mới. Từ đó, có thể nhận thấy một số vấn đề quan trọng có ý nghĩa khoa học và thời sự sâu sắc: - Vai trò và sự can thiệp, điều tiết của nhà nước, nhà chính trị tư tưởng đương thời là rất cần thiết, rất quan trọng, nhưng tất yếu phải ưu tiên giải quyết phù hợp nhu cầu chiến lược nhân tâm, cố kết cộng đồng, gắn liền với những giai đoạn lịch sử nhất định. - Nguyên tắc bản địa hóa được đặc biệt tôn trọng, nhằm tôn vinh và kế thừa di sản văn hóa bản địa để tích hợp, làm giàu thêm di sản văn hóa quốc gia dân tộc. Hơn nữa, điều đó cũng giúp làm giảm thiểu mọi khoảng trống, mọi nguy cơ xung đột về tâm linh, tôn giáo tín ngưỡng có thể diễn ra. - Nguyên tắc thiêng hóa cũng có vai trò và tính chất tương tự. Nhờ chất men thiêng liêng cao cả đó, khả năng bảo tồn và phát huy giá trị của di sản tôn giáo tín ngưỡng sẽ có điều kiện được thực thi một cách bền vững theo đúng nghĩa của nó. Giải thiêng trong bối cảnh đó, chỉ có tính sách lược và ngay sau đó, phải được bổ sung, điền thế bởi một quá trình thiêng hóa khác liền kề để giải quyết nhu cầu tâm linh của cộng đồng được đặt ra cấp thiết đương thời. - Đa dạng tôn giáo tín ngưỡng là một nét đặc trưng trong lịch sử văn hóa dân tộc, từ đó cũng nổi lên tính chất dung dưỡng, hài hòa của các tôn giáo tín ngưỡng. Điều đó, suy cho cùng, chính là thông điệp truyền thống trong xã hội hiện nay dưới góc nhìn đối thoại liên tôn giáo. 33 Thích Nguyên Tâm (2013), Bản thủ bút của Hòa thượng Giác Tiên, trong Sớ điệp công văn, Tập 2, Tp.HCM: Nxb. Hồng Đức. 81 TRAO ĐỔI - NGHIÊN CỨU HISTORICAL LESSONS OF INTERRELIGOUS DIALOGUE FROM THE RELATIONSHIP AMONG TAOISM-BUDDHISM- CONFUCIANISM AND INDIGENOUS BELIEF IN THE CENTRAL OF VIETNAM UNDER THE RULER OF NGUYEN LORDS Tran Dinh Hang, Ph.D Abstract: Trinh-Nguyen family affairs led to a historical fate of the whole nation after Lord Nguyen Hoang imgrated to the South in the Mau Ngo year (1558). Specially, a vital area has become a powerful country, Dai Nam in the South. Moreover, a humane strategy has been built on the base of promoting the harmony and the development of the elites among Taoism-Buddhism-Confucianism-indigenous belief to structuralize the community. The thought of “đồng nguyên” in traditional religious beliefs deeply expresses the humane strategy which is an effective lesson in structuralizing the community, creating cultural identity and national power under the ruler of Nguyen Lords. This lesson is also imbued with its practicality in the current situation. 82
File đính kèm:
- bai_hoc_lich_su_ve_doi_thoai_lien_ton_giao_tu_moi_quan_he_la.pdf