Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 7: Biểu diễn vật thể

Thông thường một bản vẽ ký thuật bao gồm các thành phần:

- Hình biểu diễn và các ký hiệu có liên quan

- Kích thước và các ký hiệu có liên quan

- Các yêu cầu về kỹ thuật (ký hiệu, văn bản )

- Khung bản vẽ, khung tên (một số loại bản vẽ có thể có thêm bảng kê, bảng thống

kê ).

Phần này chỉ đề cập dến việc xác định các hình biểu diễn cần thiết cho một vật thể hình học

và ghi kích thước xác định độ lớn của vật thể hình học.

7.1. HÌNH BIỂU DIỄN

Bao gồm tất cả các loại hình biểu diễn được quy định theo TCVN về bản vẽ kỹ thuật:

- Hình chiếu vuông góc

- Hình chiếu riêng phần

- Hình chiếu cục bộ.

- Hình cắt và mặt cắt

- Hình trích

Để xác định nên sử dụng loại hình biểu diễn nào, cần hiểu rõ mục đích sử dụng của các loại

hình biểu diễn.

Số lượng hình biểu diễn sử dụng nên hạn chế đến mức tối thiểu cần thiết, nhưng phải đủ để

mô tả đầy đủ và rõ ràng hình dạng vật thể. Khi chọn hình biểu diễn tránh việc phải dùng các

đường bao khuất và cạnh khuất, tránh việc lập lại không cần thiết các bộ phận thuộc vật thể.

7.2. CHỌN HƯỚNG CHIẾU CHÍNH

Hướng chiếu chính được chọn sao cho hình biểu diễn chính thể hiện được hình dạng tổng

quát của đối tượng đồng thời phải thể hiện được nhiều nhất và rõ ràng nhất nếu có thể được

các bộ phận hình học thuộc về vật thể. Hình biểu diễn chính thường biểu diễn đối tượng ở vị

trí làm việc hoặc vị trí đang làm việc hoặc vị trí lắp ráp.

Chọn được hình biểu diễn chính hợp lý sẽ giúp giảm số lượng hình biểu diễn cần để diễn tả

đối tượng, bản vẽ dễ đọc và như vậy dễ được thiết lập chính xác hơn.

Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 7: Biểu diễn vật thể trang 1

Trang 1

Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 7: Biểu diễn vật thể trang 2

Trang 2

Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 7: Biểu diễn vật thể trang 3

Trang 3

Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 7: Biểu diễn vật thể trang 4

Trang 4

Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 7: Biểu diễn vật thể trang 5

Trang 5

pdf 5 trang xuanhieu 4820
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 7: Biểu diễn vật thể", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 7: Biểu diễn vật thể

Bài giảng Vẽ kỹ thuật - Chương 7: Biểu diễn vật thể
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật
 CHUONG 7. BIỂU DIỄN VẬT THỂ 
Thông thường một bản vẽ ký thuật bao gồm các thành phần: 
 - Hình biểu diễn và các ký hiệu có liên quan 
 - Kích thước và các ký hiệu có liên quan 
 - Các yêu cầu về kỹ thuật (ký hiệu, văn bản) 
 - Khung bản vẽ, khung tên (một số loại bản vẽ có thể có thêm bảng kê, bảng thống 
 kê). 
Phần này chỉ đề cập dến việc xác định các hình biểu diễn cần thiết cho một vật thể hình học 
và ghi kích thước xác định độ lớn của vật thể hình học. 
 7.1. HÌNH BIỂU DIỄN 
Bao gồm tất cả các loại hình biểu diễn được quy định theo TCVN về bản vẽ kỹ thuật: 
 - Hình chiếu vuông góc 
 - Hình chiếu riêng phần 
 - Hình chiếu cục bộ. 
 - Hình cắt và mặt cắt 
 - Hình trích 
Để xác định nên sử dụng loại hình biểu diễn nào, cần hiểu rõ mục đích sử dụng của các loại 
hình biểu diễn. 
Số lượng hình biểu diễn sử dụng nên hạn chế đến mức tối thiểu cần thiết, nhưng phải đủ để
mô tả đầy đủ và rõ ràng hình dạng vật thể. Khi chọn hình biểu diễn tránh việc phải dùng các 
đường bao khuất và cạnh khuất, tránh việc lập lại không cần thiết các bộ phận thuộc vật thể. 
 7.2. CHỌN HƯỚNG CHIẾU CHÍNH 
Hướng chiếu chính được chọn sao cho hình biểu diễn chính thể hiện được hình dạng tổng 
quát của đối tượng đồng thời phải thể hiện được nhiều nhất và rõ ràng nhất nếu có thể được 
các bộ phận hình học thuộc về vật thể. Hình biểu diễn chính thường biểu diễn đối tượng ở vị
trí làm việc hoặc vị trí đang làm việc hoặc vị trí lắp ráp. 
Chọn được hình biểu diễn chính hợp lý sẽ giúp giảm số lượng hình biểu diễn cần để diễn tả
đối tượng, bản vẽ dễ đọc và như vậy dễ được thiết lập chính xác hơn. 
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật
 7.3. CHỌN LOẠI HÌNH BIỂU DIỄN VÀ SỐ LƯỢNG HÌNH BIỂU DIỄN 
Tùy theo vật thể và phương án biểu diễn, số lượng hình biểu diễn có thể là 1,2,3 hay nhiều 
hơn. Chú ý rằng một số ký hiệu (ký hiệu đường kính, bề dày, chiều dài) được sử dụng khi 
ghi kích thước sẽ giúp làm giảm số lượng hình biểu diễn cần dùng để diễn tả vật thể. 
 7.3.1. Vật thể dạng tròn xoay 
Nói chung chỉ cần một hình biểu diễn chiếu trên mặt phẳng song song với trục tròn xoay 
Ví dụ: 
1/ So sánh giữa hai hình biểu diễn 1a với 1b, 2a với 2b, hình biểu diễn nào đã đủ để xác 
định một vật thể? Cho biết đó là vật thể gì? 
Hình 1a/ Hình 1b/ 
 Hình 2a/ Hình 2b/ 
Trả lời: 
2/ So sánh hai hình biểu diễn dưới đây, hình biểu diễn nào có thể diển tả đầy đủ, rõ ràng một 
vật thể? Tại sao?. 
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật
Hình 3a/ Hình 3b/ 
Trả lời: 
 7.3.2. Vật thể dạng tấm hay thanh 
Nói chung cần hai hình biểu diễn, trong đó phải có một hình 
(hình chiếu, mặt cắt) diễn tả hình dáng hay tiết diện tấm hay 
thanh. Trong một số trường hợp chỉ cần một hình biểu diễn để
diễn tả hình dạng hay tiết diện và ký hiệu kích thước 
bề dày hay chiều dài. 
Ví dụ: biểu diễn một thanh thép hình (loại thép góc, 
hay còn gọi là thép L) 
 7.3.3. Vật thể dạng hình hộp 
Thông thường cần ba hình biểu diễn theo ba hướng 
chiếu vuông góc nhau (có thể nhiều hơn). 
Ví dụ: Hình biểu diễn bên đây đã đủ để xác định hình 
dáng một vật thể hay chưa? Tại sao?: 
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật
 7.3.4. Vật thể có thông tin cần diễn tả trên mặt nghiêng 
Thông thường khi biểu diễn vật thể, ưu tiên sử dụng các hình biểu diễn theo các hướng 
chiếu cơ bản. Tuy nhiên trường hợp vật thể có thông tin cần diễn tả theo các hướng chiếu 
không vuông góc nhau, cần phải áp dụng các hình biểu diễn theo các hướng chiếu phụ
(hướng chiếu không song song với các hướng chiếu cơ bản). 
Ví dụ: Hãy xác định các hướng chiếu cần thiết để biểu diễn đầy đủ, rõ ràng cho vật thể dưới 
đây: 
 Tập bài giảng Vẽ Kỹ Thuật
 7.4. PHÂN BỐ CÁC HÌNH BIỂU DIỄN 
Nói chung các hình biểu diễn nên đặt đúng vị trí liên hệ chiếu trực tiếp giữa chúng với nhau. 
Đây là vị trí tốt nhất giúp cho việc phân tích đọc bản vẽ cũng như việc thiết lập bản vẽ được 
thuận tiện. Các hình biểu diễn diễn tả cùng một bộ phận hình học nên được đặt gần nhau. 
Trong một số trường hợp ví dụ không thể bố trí hình đúng liên hệ hiếu vì chồng lấn với các 
hình biểu diễn khác hoặc nếu đặt đúng liên hệ chiếu phải dùng một khổ giấy lớn hơn thì có 
thể đặt hình ở vị trí bất kỳ (nên dặt gần chỗ ký hiệu hướng chiếu và chữ định danh). Cũng 
có thể xoay các hình chiếu riêng phần, hình cắt hay mặt cắt nghiêng nếu không gây khó 
khăn cho việc đọc và thiết lập bản vẽ. 
Như vậy để có một phân bố hình hợp lý phải phân tích để có được một phương án biểu diễn 
hợp lý trước khi vẽ. 
 7.5. GHI KÍCH THƯỚC 
Mỗi bộ phận hình học phải được ghi đủ các kích thước định vị và định dạng. Mỗi kích 
thước chỉ được ghi một lần. Trường hợp kích thước xác định một phần tử có thể ghi trên 
nhiều hình biểu diễn khác nhau thì nên ghi trên hình biểu diễn nào thể hiện phần tử đó rõ 
nhất. 
Các kích thước có liên quan đến cùng một bộ phận hình học nên nhóm lại một cách tách 
biệt và ghi trên hình biểu diễn nào thể hiện bộ phận hình học đó rõ nhất. 
Không nên ghi kích thước cho các đường bao hay cạnh khuất. 
Thông thường kích thước nên ghi bên ngoài hình biểu diễn để dễ ghi, dễ đọc. Trường hợp 
đường dóng kích thước cắt qua một vùng phức tạp hoặc trùng với những đường nét biểu 
diễn khác có thể cân nhắc ghi bên trong hình biểu diễn. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ve_ky_thuat_chuong_7_bieu_dien_vat_the.pdf