Bài giảng Văn hoá bản địa

1. Khái quát chung về Lào Cai

1.1. Đặc điểm tự nhiên và xã hội LC

1.1.1. Đặc điểm tự nhiên LC

*Vị trí địa lý

Diện tích: 6.383,9 km²

Phía đông giáp tỉnh Hà Giang; phía tây giáp tỉnh Sơn La và Lai Châu; phía nam giáp tỉnh Yên

Bái, phía bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 203 km đường biên giới.

Lào Cai là tỉnh thành có địa hình cao nhất và có khí hậu bị ảnh hưởng rõ nét từ độ cao ở nước

ta. Trong đó, thị trấn Sa Pa từ lâu đã được biết đến như một đô thị du lịch miền núi điển hình,

một điểm du lịch hấp dẫn du khách với nhiều sản phẩm du lịch đặc trưng rất hấp dẫn. Tỉnh

Lào Cai còn có những vùng quanh năm có sương mù giăng mờ ảo, khí hậu trong lành, mát mẻ

nên rất thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ dưỡng, khám phá. Rất nhiều loại hình du lịch

mạo hiểm của tỉnh đã được hình thành và được du khách đón nhận.

* Địa hình

Tỉnh Lào Cai có địa hình cao và hiểm trở nhất nước ta. Độ cao của tỉnh trên 700m trở lên,

vùng này được hình thành từ những dãy núi khối lớn với 2 dãy núi chính là dãy Hoàng Liên

Sơn và dãy Con Voi. Phía hữu ngạn sông Hồng là dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ có nhiều đỉnh

cao: Phan Xi Păng: 3.143m; Tả Giàng Phình: 3.090m; Pú Luông: 2.938m. Ðịa hình vùng núi

cao thuộc khối nâng kiến tạo mạnh có độ chia cắt sâu từ lớn đến rất lớn và chia cắt ngang từ

trung bình đến rất mạnh (Từ cấp 1,5km/ Km2 đến 2,5km/ Km2). Ðộ dốc địa hình khá lớn chủ

yếu từ 150 đến 200. vùng núi cao là nơi cư trú chủ yếu của các dân tộc: H'mông, Dao; Hà Nhì;

Phù Lá; Kháng La; La Chí.

Vùng thấp chủ yếu là thung lũng dọc ven sông, ven suối lớn địa hình máng trũng có bề mặt

dạng đổi. Bên cạnh thung lũng dọc sông Hồng và thung lũng Mường Than (Lớn thứ 3 vàng tây

Bắc) là các thung lũng nhỏ hẹp bị bao bọc bởi các sơn nguyên, dãy núi đây là nơi cư trú của

các dân tộc Tày, Thái, Nùng, giãy, Lự, Bố y, Mường.

Sự đa dạng về địa hình đã tạo nên cho tỉnh Lào Cai những thắng cảnh đẹp, quyến rũ du khách

như: Sa Pa, Ý Tý, Bắc Hà, Mường Khương . Đồng thời, một số sản phẩm du lịch mạo hiểm

cũng đã được nhiều du yêu thích: Trekking tour, leo núi, vượt sông

* Khí hậu

Khí hậu Lào Cai là khí hậu nhiệt đới gió mùa đặc trưng miền núi, mùa đông lạnh khô, ít mưa,

mùa nè nóng mưa nhiều. Lào Cai cũng có nhiều tiểu vùng khác nhau: vùng cao nhiệt độ trung

bình từ 150 C đến 200 C, lượng mưa trung bình từ 1.800mm đến 2.000mm. Vùng thấp nhiệt độ

trung bình từ 230 C đến 250 C, lượng mưa trung bình từ 1.400mm đến 1.700m. Lào Cai là tỉnh

thành có khí hậu chịu nhiều ảnh hưởng của địa hình núi cao. Do đó, khí hậu tương đối mát mẻ,

có một số huyện như Sa Pa, Bắc Hà thời tiết dịu mát quanh năm. Đây là một điều kiện thuận

lợi cho việc phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch nghỉ dưỡng.

Bài giảng Văn hoá bản địa trang 1

Trang 1

Bài giảng Văn hoá bản địa trang 2

Trang 2

Bài giảng Văn hoá bản địa trang 3

Trang 3

Bài giảng Văn hoá bản địa trang 4

Trang 4

Bài giảng Văn hoá bản địa trang 5

Trang 5

Bài giảng Văn hoá bản địa trang 6

Trang 6

Bài giảng Văn hoá bản địa trang 7

Trang 7

Bài giảng Văn hoá bản địa trang 8

Trang 8

Bài giảng Văn hoá bản địa trang 9

Trang 9

Bài giảng Văn hoá bản địa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 46 trang xuanhieu 7660
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Văn hoá bản địa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Văn hoá bản địa

Bài giảng Văn hoá bản địa
hành đoạn tóc giả 
trang trí rất bắt mắt. Chiếc mũ cũng thể hiện sự khác biệt giữa phụ nữ có chồng và phụ nữ 
chưa chồng. 
Nếu tóc giả và khăn đội lệch sang một bên là các cô gái chưa chồng, đội chính giữa đầu và có 
thêm mảnh khăn trên cùng là phụ nữ đã có chồng. Người Hà Nhì quan niệm, mảnh khăn trên 
đỉnh đầu là để giữ hồn lại, phụ nữ đã có chồng thì phải giữ hồn mình thật chặt. 
*Ẩm thực 
Bia của người Hà Nhì 
Một thứ đồ uống mà chỉ người Hà Nhì mới có – người ta gọi là Bia Hà Nhì. 
Để làm được loại bia đặc biệt này, bà con ở đây dùng gạo nếp cẩm thơm ngon đãi sạch sẽ cho 
vào ngâm nước rồi đồ thành xôi. Xôi chín thì tãi ra mẹt để nguội, tiếp đó trộn với loại men 
truyền thống được làm từ bột gạo nếp và một loại cây rừng. Khi đã trộn đều xôi và men, họ 
cho vào hũ sành bịt kín ủ trong 3 ngày, khi thấy phần cái nổi lên thì chế thêm nước sôi để 
nguội, và ủ tiếp khoảng hơn chục ngày nữa là sẽ được một mẻ bia thơm ngon với màu trắng 
đục hoặc vàng ngà. Loại bia này hiện tại người dân chỉ làm để phục vụ cuộc sống hàng ngày 
41 
chứ không bán ra thị trường. Vì vậy, nếu muốn được thưởng thức bia của người Hà Nhì bạn 
không có cách nào khác là đến Y Tý cả. 
5.2.2.Văn hóa tinh thần 
Với người Hà Nhì xã Y Tý, rừng không chỉ là chỗ dựa vững chắc về đời sống vật chất mà có 
sự gắn bó mật thiết về mặt tinh thần. Rừng được người Hà Nhì ví như máu thịt của mình, là 
nơi con người gửi gắm niềm tin, mọi mong ước trong cuộc sống, bởi vậy người Hà Nhì gọi 
rừng là cha, là mẹ. 
 Ở mỗi bản của người Hà Nhì xã Ý Tý đều có bốn khu rừng thiêng là 
1.“Gạ ma gio”(rừng thờ thần cha) quan trọng nhất 
2.“Mu thu gio” (rừng thờ thần mẹ). 
3.“Thủ ty” 
4. “A Gờ Là gio”. 
Ý nghĩa: Họ cho rằng mùa màng có bội thu, cuộc sống của con người có đầy đủ, hạnh phúc; 
bản làng có yên bình đều phải nhờ đến sự giúp đỡ của thần cha và thần mẹ. Chính vì vậy, thần 
cha, thần mẹ được người Hà Nhì thờ trong hai khu rừng thiêng. 
Được coi là chốn linh thiêng, nên mỗi khu rừng đều có những kiêng kỵ nhất định như: kiêng 
không được làm những điều thiếu sạch sẽ trong khu rừng, kiêng chặt cây, kiêng thả gia súc 
vào khu rừng cấm vì họ sợ ảnh hưởng đến các vị thần linh cai quản khu rừng. 
*Lễ hội Gamado ( Cúng rừng)người Hà Nhì _Bát Xát 
Theo tập quán của người Hà Nhì ở Lào Cai, trước ngày diễn ra Lễ cúng "Gạ Ma Do", người 
Hà Nhì phải tổ chức nghi lễ cấm bản “Ga Tu Tu”. 
*Thời gian, địa điểm, đối tượng: Nghi lễ cấm bản được tổ chức vào ngày Dần đầu tiên của 
tháng Giêng. Mỗi gia đình người Hà Nhì cử một thành viên là nam giới tham gia vào lễ cấm 
bản. 
*Chuẩn bị: Lễ cấm bản được tổ chức hết sức tôn nghiêm. Lễ vật gồm 1 đôi gà trống mái, một 
con chó và các loại rượu, muối... Sau lễ cúng, mọi người cùng căng dây báo cấm trên các con 
đường chính dẫn vào bản. Họ cho rằng làm như vậy sẽ cấm được các loại ma xấu vào làm hại 
dân bản. Người bản khác, người ở nơi xa đến không được vào bản, bởi nếu vào bản, con ma 
xấu sẽ theo vào. Nếu ai cố tình vào sẽ bị cả bản phạt vạ theo quy định trong hương ước của 
thôn. 
Để chuẩn bị cho nghi lễ rước nước về làm lễ cúng "Gạ Ma Do", đại diện các gia đình trong 
bản mang lễ vật là 1 đôi gà, kẹp xôi màu vàng, rượu, hươngra đầu nguồn nước của bản để 
làm lễ tạ ơn Thần nước đã cung cấp nước sinh hoạt và trồng cấy trong suốt một năm vừa qua, 
và cầu mong cho năm mới nước vẫn cứ đầy và chảy mãi không cạn trong thôn bản của họ. Sau 
nghi lễ này, những người phục vụ sẽ lấy ống bương xin nước thần về làm lễ cúng "Gạ Ma Do". 
42 
*Thực hành nghi lễ: lễ vật dâng cúng thường bao gồm: Một con lợn đực màu đen, một đôi gà; 
một kẹp xôi màu vàng có quả trứng gà luộc chín ở giữa, một ống rượu nếp ủ sống không qua 
chưng cất được đựng trong ống tre cũ kỹ, một ống hút rượu bằng cành trúc nhỏ, một ống nước 
được lấy từ nguồn nước thiêng, một đôi thớt gỗ, chín cái bát sứ và hai đôi đũa. 
* Vì sao Gamado luôn đc coi là khu rừng quan trọng nhất? 
Trong mỗi thôn bản người Hà Nhì đen ở Bát Xát đều có các khu rừng cấm, nguồn nước thiêng 
bao bọc, chở che. Trong đó, Rừng thiêng “Gạ Ma Do” luôn được coi là khu rừng quan trọng 
nhất, luôn nằm ở vị trí cao hơn thôn bản. Từ trên rừng thiêng này, các vị thần có thể quan sát 
được hết các hoạt động của mọi người trong thôn bản để bảo vệ thôn bản được tốt hơn. 
Nơi đặt bàn thờ cũng phải là nơi trung tâm của khu rừng, có cây cối bao quanh, tỏa bóng mát 
cho khu vực thờ thần. 
*Thụ lễ:Khi mọi việc đã xong, lễ vật sẽ được hạ xuống và chia đều cho mọi người cùng hưởng 
lộc ban của thánh thần. Cuối cùng sẽ là bữa ăn đoàn kết của tất cả mọi người. Mọi lễ vật phải 
được ăn hết, không được mang thức ăn thừa về thôn bản. Sau khi kết thúc, mọi thứ vương vãi 
trên bãi ngồi sẽ được mọi người thu dọn vào trong hố đã có từ trước để không làm ô uế đến 
thần linh. 
*Lễ tạ ơn: Theo phong tục của người Hà Nhì, trước và sau lễ cúng “Gạ Ma Do” hai ngày,, 
người Hà Nhì tổ chức lễ “Dứ Dò Dò” tại nhà thầy cúng chính để làm lễ tạ ơn thần rừng và cảm 
ơn thầy cúng. Đây là một lễ cúng có sự tham gia đông đủ nhất gồm trẻ con, người lớn, người 
già không phân biệt kể cả người nơi khác tới cũng có thể tham gia chia vui cùng. 
Tóm lại: Lễ cúng "Gạ Ma Do" của người Hà Nhì ở Lào Cai mang giá trị giáo dục sâu sắc, 
không chỉ là môi trường giữ gìn bản sắc văn hóa của tộc người, mà còn tạo sự cố kết bền chặt 
của cộng đồng, thể hiện sự tôn thờ các vị thần nước, thần rừng với ước nguyện của con người 
về cuộc sống ấm no, bình yên và hạnh phúc. 
*Lễ hội Khô Già già của người Hà Nhì đen, Bát Xát 2014 (tự nghiên cứu) 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
Câu 1. Dân tộc nào có tục trùm chăn để chọn bạn tình? 
A. Dân tộc H'Mông 
B. Dân tộc Hà Nhì 
C. Dân tộc Dao 
D.Dân tộc Tày 
Câu 2. Trong các ảnh dưới đây, trang phục nào của người dân tộc Hà Nhì? 
43 
A B C D 
Câu 3. Người Hà Nhì sống trong ngôi nhà như thế nào? 
A. Nhà sàn 
B. Nhà trình tường bằng đất 
C. Nhà xây 
D. Nhà gỗ 
Câu 4. Mâm cỗ cúng ngày Tết truyền thống của người Hà Nhì không thể thiếu món ăn nào sau 
đây? 
A. Thịt lợn 
B. Thịt cừu 
C. Thịt trâu 
D.Thịt dê 
Câu 5. Khi làm thịt lợn trong ngày Tết, người Hà Nhì thường rắc gạo trộn muối rang và nước 
pha rượu vào tai, mõm lợn để làm gì? 
A. Xua đuổi tà ma 
B. Mong năm sau làm ăn chăn nuôi thuận lợi 
C. Cầu tài 
D. Cầu mệnh 
6. MỘT SỐ ĐIỀU KIÊNG KỴ KHI ĐẾN BẢN LÀNG 
6.1.Những kiêng kỵ chung 
Người dân làm nông nghiệp, xưa nay không thể thoát khỏi tư tưởng trông chờ sự may rủi của 
số phận, của thiên nhiên. Do vậy, tư duy kinh nghiệm và những niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, 
những kiêng kỵ, hèm tục là sản phẩm tất yếu của cư dân làm nông nghiệp nói chung. 
6.2. Những điều lưu ý khi đến bản làng người dân tộc thiểu số LC 
44 
6.2.1.Khi đến bản làng 
 Trên đường vào nhà, khi thấy một cánh cổng chào dựng tạm phía trên buộc tua tủa những dao 
gỗ, kiếm gỗ, đầu cánh gà... đó là lúc trong làng đang tổ chức lễ cúng xua đuổi tà ma biết mà 
tránh. 
Nếu vô tình lạc vào mà cầm nón, che ô, đeo ba lô... bạn sẽ bị phạt bằng cách nộp đủ số lễ vật 
để làm lại lễ cúng làng. Để cầu mong được miễn phạt hoặc giảm, bạn phải bỏ mũ, ba lô... 
xuống. 
Bạn không được huýt sáo khi dạo chơi ở bản bởi những người dân tộc quan niệm việc huýt sáo 
là gọi ma quỷ về. 
Mỗi làng đồng bào dân tộc ở Lào Cai đều có cấm rừng, thờ các thế lực siêu nhiên: có thể là 
cây to, hòn đá lớn trong rừng. Rừng cấm không được tự tiện ra vào, chặt phá, tùy tiện làm 
những điều không hay. 
6.2.2. Những kiêng kỵ đối với các dân tộc Mông/Dao/Tày/ Giáy/ Hà Nhì.. 
*Khi vào thăm nhà 
 Trước khi vào thăm nhà của đồng bào dân tộc thiểu số bạn phải xem xét kỹ: xem đàu nhà có 
chùm lá xanh, cành gai, phên đan mắt cáo.. Đó là những dấu hiệu kiêng cấm không cho người 
lạ vào. 
Nhà người Thái có đầu cầu thang, phụ nữ chỉ được lên cầu thang có sân phải (bên trái), không 
được lên cầu thang bên phải. Ở vị trí quan trọng nhất trong nhà (vách nhà ở gian giữa hoặc góc 
đầu nhà sàn) là nơi thờ tổ tiên. Nhà người Hà Nhì Đen có hai lớp cửa, khách xa tới chỉ nên vào 
cửa thứ nhất. Nếu muốn vào cửa thứ hai thì phải được gia đình chủ đồng ý. Nhà người Thái có 
đầu cầu thang, phụ nữ chỉ được lên cầu thang có sân phải (bên trái), không được lên cầu thang 
bên phải. Ở vị trí quan trọng nhất trong nhà (vách nhà ở gian giữa hoặc góc đầu nhà sàn) là nơi 
thờ tổ tiên. 
Với một số người dân tộc như người Hà Nhì đen, thường nhà có hai lớp cửa. Bạn chỉ được vào 
cửa thứ nhất, gia chủ đồng ý mới được qua cửa thứ hai. Nếu nhà sàn mà nhà lại có hai cầu 
thang thì cần quan sát xem đi cầu thang nào. Nếu đi cùng chủ nhà hoặc có cán bộ cơ sở đi 
cùng thì nên để cho chủ nhà hoặc cán bộ cơ sở lên trước. Thường thì gian giữa là gian thờ 
cúng, khách không được phép ngồi. Với người dân tộc Mông, ghế đầu bàn dành cho cha mẹ, 
dù cho cha mẹ đã khuất, khách cũng không được ngồi vào chiếc ghế đó, không quay lưng vào 
nơi thờ. Bạn nên theo hướng dẫn của gia chủ. Trong ngôi nhà đồng bào các dân tộc, cửa và cây 
cột chính cũng là vị trí linh thiêng thờ thần cửa, thần cột cái. Vì vậy không nên ngồi bậu cửa hoặc 
treo mũ nón và tựa lưng vào cột cái. 
Người Giáy, lí giải: Nhà đất hay nhà gỗ phụ thuộc vào mức độ khá giả của mỗi gia đình. Chọn 
gỗ thì trước hết cây đó không phải là cây bị sét đánh, cây không có tổ quạ trên ngọn, không 
được cụt ngọn. Người ta kị những cây thế này, người ta không lấy. Lấy làm thứ khác thì được 
nhưng không lấy để làm cột nhà. Gỗ thì bất kỳ gỗ nào cũng được. Cửa ra nhà bếp để người ta 
45 
ra vào khi tránh những việc không được đi vào gian chính. Theo tục lệ của người Giáy, phụ nữ 
không được nằm gian giữa, kiêng xách thịt tươi đi qua cửa chính, phải đi từ đằng cửa bếp. Phụ 
nữ mới đẻ không được đi cửa chính nếu đứa trẻ chưa được ra mắt tổ tiên. 
 Ở vùng người Thái, Tày, Kháng, La Ha, Phú Lá kiêng không đem lá xanh, cành cây xanh, rau 
xanh vào cửa chính. Đồng bào kiêng không huýt sáo ở trong nhà, vì nó là tín hiệu gọi ma tà, bão 
giông. 
 Bếp lửa vừa là nơi nấu nướng vừa là nơi tiếp khách của đồng bào các dân tộc, đồng thời là nơi 
thiêng liêng thờ vua bếp, thần lửa. Do đó có nhiều kiêng kị liên quan đến bếp lửa, ngồi cạnh bếp 
lửa sưởi không đặt chân lên hoặc làm xê dịch hòn đá kê làm kiềng, vì theo quan niệm của một số 
dân tộc thì các hòn đá này là nơi trú ngụ của thần lửa. Khi đun nấu đồng bào Tày, Thái, Nùng, 
Giáy, Bố Y, Lào, Lự... đều chú ý đặt chảo, nồi lên bếp không được để hai quai nồi, chảo theo 
hương cây xà ngan (vì đó là hướng nằm của người chết) mà phải đặt theo hướng đòn nóc nhà. 
 vùng đồng bào Mông, Dao, Hà Nhì... khi đưa củi vào bếp, không đưa ngọn vào trước, vì quan 
niệm sợ con gái gia chủ sau này sẽ sinh ngược. Khi ngồi gần bếp, du khách không quay lưng và 
giẫm chân vào bếp. Nét đẹp hoang sơ của cuộc sống đồng bào các dân tộc thiểu số vùng núi phía 
Bắc, những bức ảnh rất đẹp về đời sống và văn hóa dân tộc luôn thu hút sự khám phá của du 
khách. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cần tìm hiểu kĩ hơn về văn hóa của họ, đặc biệt là những điều 
kiêng kỵ của từng dân tộc nói riêng, nhằm tránh việc phạm húy trên đất khách quê người. 
 Dân tộc Dao đỏ xã Dền Sáng, kiêng không ở nhà (20/1/ AL) sau Lễ Cúng rừng ngày 1 tháng 
Giêng, ngày kiêng Gió, kiêng Sấm, kiêng Sét.. mọi thành viên của gia đình sẽ nhẹ nhàng đi 
khỏi nhà từ rất sớm và trở về nhà sau 4 giờ rưỡi 5 giờ chiều khi mặt trời đã dần khuất xuống 
núi. Họ có thể tụ tập bất cứ đâu đó với nhau nhưng không phải ở trong nhà. 
Họ để lại trong nhà mọi thứ cho Thần Gió. Họ không ở lại nhà ngày này vì quan niệm là nếu 
có sự hiện diện của họ Thần Gió sẽ không vào nhà. Họ ra đi, Thần gió sẽ vào nhà và đưa đi tất 
cả những rủi ro, những điều buồn tủi hay những gì phiền muộn của mỗi thành viên và gia đình 
chất chứa trong năm cũ. Thần Gió cũng sẽ rửa sạch không khí và đặt vào nhà họ những niều 
vui mới, điều may mắn mới, sức khỏe và hạnh phúc no ấm cho mọi thành viên, đây là một 
hoạt động văn hóa tâm linh thú vị. 
*Giao tiếp sinh hoạt 
* Chào hỏi: Khi đến nhà của người đồng bào tham quan, du khách phải chủ động chào hỏi 
bằng thái độ chân thành, nụ cười thật thà và biểu hiện hơi nghiêng đầu để thân thiện xóa đi 
khoảng cách. Khi chia tay có thể bắt tay, nhưng không nói lời tạm biệt, hẹn gặp lại nhưng luôn 
nở nụ cười. Không nên xoa đầu trẻ em gười Mông, Dao vì theo quan niệm của họ, hồn trú ngụ 
ở đầu, sờ tay và đầu, xoa đầu, hồn vía bay đi, khiến trẻ hay ốm đau. 
*Ăn uống: Khi ăn uống mỗi dân tộc đều có chỗ ngồi, nên biết để tránh. Khi ăn cơm nếu chủ 
nhà không mời thì không được ngồi ngang hàng với người già nhất trong mâm mà hãy tôn 
trọng sự sắp đặt vị trí ngồi của chủ nhà. 
46 
Quan niệm về chỗ ngồi của mỗi dân tộc khác nhau: Với những người Giáy, Dao phía dãy ghế 
ở gần bàn thờ dành riêng cho người cao tuổi nhất, khách quý nhất. Người Thái, Tày, Mường 
nơi giáp cửa sổ gia chủ đặt hai chén con có ý giành cho tổ tiên về tiếp khách, khách không 
ngồi ở vị trí đó. 
Khi có người mời rượu, hoặc mời mọi người xung quanh mới được uống, không nên cầm ly 
uống ngay. Uống được bao nhiêu do khả năng của mình, bạn không nên từ chối và không dùng 
từ uống hết mà nên dùng uống cạn. Nhiều dân tộc quan niệm nếu dùng từ “uống hết” nghĩa là 
chủ và khách không còn tình cảm gì. Đặc biệt không nên gắp chân gà, đầu gà trước khi chủ 
nhà mời. Trước khi ăn cần kiên trì chủ nhà hành lễ xong. Bạn cũng không được rót rượu, gắp 
thức ăn trước chủ nhà. Đặc biệt, khi dùng cơm xong không được úp bát, chén xuống mâm, chỉ 
thầy cúng mới được phép làm như vậy để đuổi tà ma. Khách ngồi uống rượu cần, giao lưu, 
chuyện trò cùng gia chủ không được vừa nói, vừa chỉ trỏ ngón tay ra phía trước. Người Mông 
cho rằng, hành vi đó là bày tỏ thái độ không bằng lòng hoặc coi thường người tiếp chuyện. 
Người Mông ( họ Giàng) kiêng không ăn tim động vật. Không nướng cơm đồ (xôi) vì nếu 
cơm đã đồ mà đem nướng, người ta cho rằng năm đó sẽ xảy ra mất mùa. 
* Ngủ: Khi ngủ không nằm dọc theo đòn nóc nhà, không mắc màn trắng vì lộ liễu, không ngủ 
dậy quá muộn, không ngủ dưới bàn thờ; Mỗi căn nhà các dân tộc LC đều có chỗ dành riêng 
cho khách, nên để gia chủ bố trí chỗ ngủ, không nằm để chân về phía bàn thờ. Một số dân tộc: 
Dao, Thái, La Ha, Kháng kiêng không mắc màn trắng trong nhà. Các dân tộc thiểu số miền núi 
phía Bắc có rất nhiều tín ngưỡng thờ phụng nên cũng có rất nhiều điều kiêng kị. 
Tóm lại: Tìm hiểu các tục thiêng để tránh gây khó chịu cho những người bản địa là biểu hiện 
của sự tôn trọng văn hóa, góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1] Ngô Đức Thịnh, 2004, Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam, Viện nghiên cứu 
Văn hóa dân gian, Nxb trẻ Hà Nội 
[2] Trần Thị Tuyết Nhung, Giáo trình văn hóa các dân tộc Việt Nam, ĐH Quảng Nam 
[3] Trần Hữu Sơn, 2007, Văn hóa H’Mông, NXB Văn hóa dân tộc. 
[4] Phan Đăng Nhật (2009), Văn hóa các dân tộc thiểu số những giá trị đặc sắc, Nxb Khoa học 
Xã hội. 
[5] Viện dân tộc học, 1978, Các dân tộc ít người ở Việt Nam, Xvb Khoa học xã hội, Hà nội 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_van_hoa_ban_dia.pdf