Bài giảng Thực tập nguội cơ bản

A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:

?Mục đích: ? Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản kỹ năng về những điều cần

nhớ về tổ chức lao động và tổ chức nơi làm việc

?Yêu cầu: ? Học sinh phải tuyệt đối tuân thủ những điều cần nhớ về tổ chức lao động

và tổ chức nơi làm việc

B. NỘI DUNG:

I. TRƯỚC KHI LÀM VIỆC :

1. Kiểm tra bàn nguội, êtô, đồ gá, đèn chiếu sáng cá nhân và các máy dùng trong công

việc xem có tốt hay không.

2. Làm quen với bảng hướng dẫn và phiếu công nghệ, bản vẽ và các yêu cầu kỹ thuật

đề ra đối với công việc.

3. Kiểm tra dụng cụ , vật liệu và phôi liệu dùng trong công việc xem đã có chưa, tốt hay

không tốt, và đi nhận những thứ còn thiếu.

4. Điều chỉnh chiều cao ê tô theo đúng cỡ người sao cho khuỷu tai trái đặt lên mặt ê tô,

cánh tay gập lại thì các ngón tay duỗi thẳng sẽ chạm vào cằm.

5. Đặt lên bàn nguội những dụng dụng cụ, phôi liệu, vật liệu, đồ gá cần thiết để bắt đầu

làm việc. Muốn vậy cần phải theo đúng các quy tắc sau đây:

a) Những thứ cầm bằng tay phải đặt ở bên phải;

b) Những thứ cầm bằng tay trái đặt ở bên trái;

c) Những thứ cầm bằng 2 tay thì đặt ở trước mặt;

d) Những thứ thường dùng đặt ở gần;

e) Những thứ ít dùng đặt ở xa;

f) Dụng cụ đo lường và kiểm tra đặt ở trên giá, trên lưới hoặc trong hộp;

g) Dụng cụ làm việc đặt trên các tấm đỡ đặc biệt.

II. TRONG KHI LÀM VIỆC.

1. Trên bàn nguội chỉ đặt những dụng cụ và đồ gá cần dùng trong thời gian làm việc

nhất định. Những thứ còn lại cần được xếp vào trong hòm ở bàn nguội.

2. Sau khi dùng xong một dụng cụ nào đó, cần đặt ngay vào chỗ quy định.

3. Không được :a) vứt các dụng cụ vào nhau hoặc vứt dụng cụ lên vật khác;

b) đánh tay quay ê tô bằng búa hoặc bằng các vật khác.

c) dùng ống để nối dài tay quay của ê tô;

d) xếp ngổn ngang trên bàn nguội những phôi liệu hoặc chi tiết máy đã gia công.

4. Đảm bảo đúng nhịp độ làm việc thích hợp, sắp xếp nghỉ và làm việc xen kẽ nhau,

bởi vì làm việc quá mệt sẽ gây ra sai sót.

5. Thường xuyên giữ gìn sạch sẽ và ngăn nắp ở nơi làm việc.

III. KHI LÀM XONG CÔNG VIỆC.

1. Quét sạch phoi ở dụng cụ, dùng giẻ lau chùi dụng cụ, đặt dụng cụ vào ngăn bàn

nguôi hoặc vào hộp và trả về kho dụng cụ.

2. Quét sạch phoi và mảnh kim loại trên ê tô và bàn nguội.

3. Thu dọn vật liệu và phôi liệu cũng như chi tiết đã gia công khỏi bàn nguội.

4. Tắt đèn chiếu sáng cá nhân.

5. Bàn giao nơi làm việc cho người trực nhật ở xưởng dạy nghề.

 

Bài giảng Thực tập nguội cơ bản trang 1

Trang 1

Bài giảng Thực tập nguội cơ bản trang 2

Trang 2

Bài giảng Thực tập nguội cơ bản trang 3

Trang 3

Bài giảng Thực tập nguội cơ bản trang 4

Trang 4

Bài giảng Thực tập nguội cơ bản trang 5

Trang 5

Bài giảng Thực tập nguội cơ bản trang 6

Trang 6

Bài giảng Thực tập nguội cơ bản trang 7

Trang 7

Bài giảng Thực tập nguội cơ bản trang 8

Trang 8

Bài giảng Thực tập nguội cơ bản trang 9

Trang 9

Bài giảng Thực tập nguội cơ bản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 44 trang xuanhieu 1980
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Thực tập nguội cơ bản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Thực tập nguội cơ bản

Bài giảng Thực tập nguội cơ bản
n với vít 
 của êtô) 
 Hai bàn chân hợp với nhau thành góa 60-700 
 (khoảng cách giữa hai gót chân là 200-300mm) 
 3. Cầm giũa bằng tay phải 3. Đuôi cán giũa phải tực vào giữa lòng bàn 
 tay, bốn ngón tay ôm lấy cán giũa ở phía dưới, 
 ngón cái đặt lên trên đọc theo đường tâm cán 
 giũa. 
 4. Đặt giũa lên đồ gá 4. Giũa đặt vào phần giữa đồ gá. 
 Lòng bàn tay trái đặt ngang giũa cách đầu 
 mũi giũa 20-30mm. Các ngón tay uốn cong, 
 nhưng không buông lỏng. 
 Khuỷu tay trái hơi nâng lên. 
 Bài Tập 2 : Chuyển động làm việc và cân bằng giũa khi giũa 
 Thực hiện chuyển động làm việc Giũa chuyển động về phía trước thật ngang 
khi giũa trên tấm phẳng của đồ gá bằng cả hay tay (khoảng chạy làm việc) và lùi về 
(hoặc trên gờ của miếng sắt chữ U) phía sau (khoảng chạy không) một cách nhẹ 
 nhàng sao cho nó tiếp xúc với cả hai tấm phẳng 
 (hoặc gờ của miếng sắt chữ U) trên suốt mặt giũa. 
 Chỉ ấn giũa khi chuyển động về phía trước, 
 phân phối lực ấn thích hợp trên tay phải và tay 
 trái (cho cân bằng), nghĩa là : 
 -Lúc bắt đầu khoảng chạy làm việc, lực ấn chủ 
 yếu là ở tay trái, tay phải giữ giũa ở vị trí nằm 
 ngang; 
 -Ở giữa khoảng chạy làm việc lực ấn bằng nhau 
 trên cả hai tay; 
 -Ở cuối khoảng chạy làm việc, lực ấn chủ yếu 
 là ở tay phải¸còn tay trái giữ giũa ở vị trí nằm 
 ngang. 
 Cần chú ý sao cho tay phải từ khuỷu tay tới cổ 
 tay trong suốt khoảng chạy làm làm việc hợp với 
 giũa thành một đường thẳng và giũa ở vị trí nằm 
 ngang. 
 Ở cuối khoảng chạy làm việc, người hơi nghiêng 
 về phía êtô. Điểm rựa lúc đó đặt lên chân trái. 
 Giữa nhịp độ giũa 40-60 chuyển động trong 
 một phút. 
 Khi lùi giũa về phía sau (khoảng chạy không), 
 không nhấc giũa khỏi tấm phẳng của đồ gá để 
 luyện tập (hoặc miếng sắt chữ U). 
 Cần đảm bảo các quy tắc kỹ thuật an toàn sau đây: 
 1. Không va đầu cán giũa vào tấm phẳng ở cuối khoảng chạy làm việc để tránh làm tuột 
cán giũa và làm tai bị thương. 
 2. Không thổi mạt giũa bằng mồm để tránh mạt bắn vào mắt. 
 3. Không chạm tay vào mặt làm việc của giũa và chỗ giũa của tấm phẳng, vì sẽ làm 
trược giũa và có thể làm bị thương. 
 4. Không được dùng giũa không cán hoặc có cán bị dập vỡ. 
Bài tập: GIŨA MẶT PHẲNG 
 Giũa mặt phẳng. 
 Đối tượng công việc : đế gang, búa thợ nguội có đầu vuông mỏ êtô song hành. 
 Dụng cụ : giũa dẹt dần bằng số 1 và 2 dài 300mm, thước đo khe sáng vát hai bên dài 
175mm, giũa dẹt đầu bằng số 3 dài 250-300mm. 
 Đồ gá và vật liệu: êtô song hành, bàn chải, khung giũa và vạch dấu phấn. 
 Trình tự thực hiện bài tập Hướng dẫn và giải thích 
 1. Kẹp phôi vào êtô. 1. Kẹp phôi sao cho mặt phẳng cần giũa nhô 
 cao trên mỏ êtô 8-10mm. 
 2. Giũa mặt phẳng theo đường dọc 2. Đặt (hoặc xoay) êtô cho giũa chuyển động 
 Chú ý : Khi giũa chi tiếttheo đường dọc theo phôi 
dọc, phải chọn chiều dài của giũa sao Giũa bắt đầu từ phía bên trái. 
cho nó dài hơn chi tiết gia công ít Khi kéo giũa về phía sau, dịch chuyển giũa 
nhất150mm. sang phải một khoảng chừng 1/3 chiều rộng của 
 giũa. 
 Sau khi giũa đầu, lại giũa lại từ phải sang trái 
 theo phương pháp đã nêu ở trên. Cần đặc biệt chú 
 ý để cho giũa áp sát vào toàn bộ mặt phôi trong 
 suốt khoảng chạy làm việc. 
 3. Giũa mặt phẳng theo đường ngang 3. Đặt (hoặc xoay) êtô sao cho giũa di chuyển 
 theo chiều ngang của phôi. Giũa mặt phẳng theo 
 một trong hai phương pháp sau đây: 
 a) Sau mỗi hành trình khi kéo giũa về phía sau, 
 dịch chuyển giũa sang phải (hoặc sang trái) một 
 đoạn khoảng bằng chiều rộng của giũa. 
 b) Trong khoảng chạy làm việc, giũa đồngthời 
 dịch chuyển sang phải (hoặc sang trái) một đoạn 
 khoảng bằng chiều rộng của giũa. 
 4. Giũa mặt phẳng theo đường chéo 4. Đặt êtô sao cho giũa chuyển động trên phôi 
nhau theo góc 30-400. Giũa mặt phẳng từ trái sang 
 phải, dùng một trong hai phương pháp đã nêu ở 
 trên. 
 -Quay êtô so cho giũa chuyển động trên phôi 
 theo góc 30-400. Giũa mặt phẳngtừ phải sang trái. 
 Chất lượng giũa mặt phẳngkiểm tratheo đường 
 giũa: 
 -Nếu đường giũa lần sau làm mất hoàn toàn 
 đường giũa lần trước, thì mặt phẳng đã giũa được 
 đùng; 
 -Nếu đường giũa lần trước còn để lại, thì chỗ 
 còn vết làm chỗ lõm. 
 5. Giũa mặt phẳng kiểm tra bằng 5. Giũa mặt phẳng của phôi theo một trong các 
thước đo khe sáng phương pháp đã nêu ở trên (theo đường dọc, 
 ngang hoặc chéo nhau). Sau một hai lần giũa, 
 phôi được lấy ra khỏi êtô và kiểm tra chất lượng 
 giũa mặt phẳng bằng thước đo khe sáng theo 
 cách sau đây: 
 a) tay trái cầm phôi và tay phải cầm thước; 
 b) quay về phía sáng, nâng phôi lên ngang mắt 
 và đặt thước lên trên và vuông góc với mặt cần 
 kiểm tra. 
 c) nếu khe sáng giữa thước và mặt gia công 
 không có hoặc đều nhau là mặt phẳng đã được 
 giũa đúng, còn nếu khe sáng không đềutứclà giũa 
 chưa đúng. 
 d) Kiểm tra mặt giũa như trên theo chiều dọc, 
 chiều ngang và đường chéo của chi tiết. 
 Giũa những chỗ lồi lên trên mặt chi tiết do 
 kiểm tra phát hiện được, sửa để cho khe sáng 
 giữa thước và mặt gia công đều nhau. 
 Cần theo đúng các quy tắc kiểm tra sau đây: 
 -Trước khi kiểm tra, lau sạch mạt giũa trên mặt 
 đã giũa; 
 -Không di chuyển thước trên mặt đã giũa vì 
 như vậy thước sẽ mau mòn, nên đổi chỗ thước khi 
 kiểm tra. 
 -Không nghiêng thước trong thời gian kiểm tra. 
 -Không ném thước trên bàn nguội. 
 6. Giữa mặt phẳng hẹp bằng đồ gá 6. Kẹp phôi cùng với đồ gá giũa vào êtô sao 
giũa (khung, dấu vạch) cho đường vạch dấu của phôi trùng với mặt đã tôi 
 phía trên đồ gá. 
 Giũa phần phôi lồi lên trên. 
Bài tập: GIŨA CÁC MẶT PHẲNG LẮP GHÉP 
 1. Giũa hai mặt phẳng làm thành một góc. 
 2. Giũa hai mặt phẳng song song 
 Đối tượng công việc : búa thợ nguội có dấu vuông, ke phẳng 900 và 1200 khung cưa. 
 Dụng cụ : giũa dẹt đầu bằng số 1 và 2 có chiều dài khác nhau, giũa đầu bằng số 3 và 
4 dài 150-200mm, giũa phẳng ba cạnh, giũa bán nguyệt, thước đo khe sáng vát hai bên dài 
175mm, ke phẳng 900 và 1200, thước cặp có độ chính xác 0,1mm, giấy ráp. 
 Đồ gá và vật liệu: êtô song hành, mỏ êtô rời, phấn, đầu máy. 
 Trình tự thực hiện bài tập Hướng dẫn và giải thích 
 Bài Tập 1 : Giũa hai mặt phẳng làm thành một góc 
 1. Giũa hai mặt phẳng làm 1. Giũa rồi kiểm tra bằng thước một mặt phẳng 
 thành một góc ngoài lắp ghép (dài hơn hoặc rộng hơn), đảm bảo mọi 
 quy tắc về giũa và kiểm tra mặt phẳng. 
 Dùng ke kiểm trasơ bộ góc giũa mặt đã gia 
 công (làm chuẩn) và mặt chưa gia công. 
 Cần theo đúng các quy tắc sau đây: 
 a) Khi liểm tra góc, phải lấy phôi ra khỏi êtô và 
 lau sạch mặt đã giũa. 
 b) Tay trái cầm phôi và tay phải cầm ke. 
 c) Khi kiểm tra, phôi đặt giũa mắt và nguồn 
 sáng; 
 d) Lúc đầu ke đặt trên mặt đã gia công sau đó 
 khẽ trượt để ke tiếp xúc với mặt kia (chưa gia 
 công). 
 Kẹp phôi trong êtô quay, mặt chưa gia công lên 
 trên. Khi kẹp chặt dùng mỏ rời. 
 Giũa sơ bộ mặt lắp ghép rồi kiểm tra bằng 
 thước, xác định bằng ke những chỗ lồi lên cần 
 phải gia công tiếp. 
 Giũa những chỗ lồi trên mặt đã gia công, bằng 
 cách giũa theo đường chéo nhau, sau từng lúc 
 kiểm tra góc bằng ke và độ phẳng bằng thước. 
 Khi kiểm tra bằng thước và ke nếu thấy độ 
 sáng không đều giữa mặt cần kiểm tra và thước, 
 giữa góc cần kiểm tra và cạnh của ke thì cần giũa 
 thêm mặt đã gia công theo đừong dọc. 
 2. Giũa hai mặt phẳng làm thành 2. Trình tự giũa hai mặt phẳng làm thành một 
một góc trong góc trong cũng giống như khi giũa hai mặt phẳng 
 làm thành một góc ngoài, nghĩa là đầu tiên phải 
 giũa một mặt (mặt chuẩn rồi căn cứ vào nó mà 
 giũa mặt kia). Phải đặc biệt chú ý cẩn thận khi 
 gia công những chỗ lắp ghép ở mặt trong của góc 
 khi đó cần dùng giũa bán nguyệt và giũa ba cạnh. 
 Bài Tập 2 : Giũa hai mặt phẳng song song 
 Giũa hai mặt phẳng song song, Giũa một mặt phẳng (mặt chuẩn) kiểm tra độ 
kiểm tra độ song song và kích phẳng của mặt này bằng thước, và giũa nó theo 
thước bằng thước cặp đường dọc. 
 Giũa mặt thứ hai, bảo đảm kích thước đã cho 
 giữa hai mặt phẳng và kiểm tra mặt phẳng bằng 
 thước. 
 Khi đo bằng thước cặp, cần theo đúng các quy 
 tắc sau đây: 
 -Khi đo, phải theo phôi ra khỏi êtô, 
 -Chỉ đo phôi khi mặt đã giũa tốt và đã kiểm tra 
 bằng thước. 
 -đo ở ba hoặc bốn chỗ. 
 -Khi dùng thước cặp trên bản hướng dẫn “sử 
 dụng dụng cụ đo”. 
 Giũa theo đường dọc khi gia công hoàn thành 
 các mặt lắp ghép (kích thước phải nằm trong giới 
 hạn dung sai ghi trên bản vẽ). 
 BÀI 8: ĐIỀU CHỈNH VÀ SỬ DỤNG MÁY KHOAN 
A. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU: 
 Mục đích:  Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản kỹ năng về tư thế và phương 
 pháp khoan kim loại 
 Yêu cầu:  Học sinh phải thực hiện được các bài tập theo hướng dẫn 
  Học sinh phải biết khoan kim loại một cách thành thạo và đúng yêu cầu kỹ 
 thuật 
B. NỘI DUNG: 
Bài tập huấn luyện: 
 3. Hiệu chình và cách sử dụng một số thiết bị trên máy khoan 
 4. Khoan trên máy khoan đứng 
 5. Mài và sửa chữa mũi khoan 
 Đối tượng công việc: Đai ốc , búa thợ nguội có đầu vuông, các loại phôi khác nhau mà 
tính chất công nghệ cần khoan. 
 Thiết bị dụng cụ : Máy khoan đứng, máyt mài cỡ nhẹ hoạc trung bình, các mũi khoan 
khác nhau, búa thợ nguội nặng 500 gram, mũi chấm dấu thước cặp có độ chính xác 0.1 mm, 
dưỡng để kiểm tra góc mài lưỡi khoan 
 Đồ gá: êtô, đồ gá , ống cặp máy khoan, ống côn trung gian các loại, con nêm thanh 
kẹp, miếng đệm ống dẫn hướng, vòng chặn, cung dịch tưới nhủ tươn, các thỏi đá mài có độ 
hạt khác nhau, găng tay cao su, mặt kính bảo vệ và tấm đệm cao su. 
 Trình tự thực hiện bài tập Hướng dẫn và giải thích 
 Bài Tập 1 : Đặt phôi và điều chỉnh máy khoan 
 1. Nâng (hạ)ï bàn máy. 1. Nâng hạ bàn máy phại theo trình tự sau đây: 
 Chú ý: Nâng hạ bàn máy để - Nới lỏng con nêm ra 
điều chỉnh vụ trí của phôi đối với mũi - Nân hạ bàn máy bằng tay quay 
khoan - Siết chặt con nêm lại 
 2. Lắp mũu khoan vào bầu cặp 2. Kiểm tra đường kính mũi khoan và kích thước 
 Chú ý: Mũu khoan có đôi hình bầu cặp có phù hợp nhau không. 
trụ lắp trong bàu cặp Dùng chỉa khóa đặc biệt do chuyển các vấu của 
 bầu cặp sao cho mũi khoan đi vào bầu cặp dễ 
 dàng, lau sạch đuôi mũi khoan 
 Lắp mũi khoan vào bầu cặp sao cho đuôi mũi 
 khoan chạm vào đáy bầu cặp. 
 3. Đặt mũi khoan (hoặc mâm cặp 3. Kiểm tra xem số côn của mũi khoan hoặc 
cùng với mũi khoan) vào lỗ chính của bầu cặp có phù hợp với côn của lỗ trục chính hay 
máy. không (khi cần thì dùng một bạc công trung gian) 
 Lau sạch các mặt lắp ghépcủa mũi khoan, bạc 
 công trung gian và trục chinh. 
 Lắp côn trung gian vào đuôi mũi khoan hoặc 
 bầu cặp. Cầm mũi khoan hoặc bầu cặp vào lỗ trục 
 chính của máy sau cho đuôi bẹt đi vào trong lỗ 
 ngang: sau đó đẩy mạnh từ dưới lên trên để kẹp 
 chặt mũi khoan hoặc bầu cặp vào lỗ trục chính 
 4. Lấy mũi khoan (hoặc bầu cặp 4. Lắp con nêm đầu kẹp vào trong lỗ ngang 
cùng với mũi khoan) ra khỏi trục của trục chính. 
chính của máy Tay trái giữ mũi khón (hoặc bầu cặp), đẩy đột 
 ngột đôi con nêm về phía trên (hoặc dùng búa 
 đánh nhẹ vào đuôi con nêm, cho tới khi mũi khoan 
 (hoặc bầu cặp) đi ra khỏi trục chính 
 Lấy mũi khoan ra khỏi bạc côn trung gian cũng 
 theo cách tương tự vậy 
 Không được: 
 - Dùng cán giũa thay con nêm 
 - Đánh búa vào mũi khoan 
 - Thay mũi khoan mà không đỡ tay 
 - Đánh búa vào bạc côn trung gian để 
 tháo mũi khoan 
 5. Đạt phôi lên bàn máy 5. lau cẩn thận bàn máy và mặt tựa của phôi, 
 Chú ý: Phôi to và nặng được đặt êtô hoặc khối V 
trực tiếp lên bàn máy, phôi có kích Nếu máy có bàn điều chỉnh, đặt phôi sao cho 
thước trung bình (không lớn hơn 150 thẳng góc với mũi khoan 
mm) khi khoan được kẹp trên êtô 
 Bài Tập 2 : Khoan trên máy 
 1. Khoan thủng lỗ theo dấu vạch 1. Vạch dấu lỗ trên phôi và chấm dấu sâu ở 
với bước tiến mũi khoan bằng tay tâm lỗ 
 Lắp phôi và mũi khoan, điều chỉnh tốc độ phù 
 hợp. Dưa mũi khoan tiến về phôi, di chuyển êtô 
 máy cùng với phôi trên bàn máy sao cho mũi 
 khoan trùng vào lỗ chấm dấu, nâng trục chính lên 
 và cho máy chạy 
 Khoan lỗ thử với chiều sâu 1/3 phần cắt gọt của 
 mũi khoan và kiểm tra xem lỗ có trùng với lỗ 
 chấm dấu hay không 
 Aán đầu tauy quay bước tiến và khoan thủng lỗ. 
 Khi mũi khoan nhô ra phía dưới của phôi cần giảm 
 áp lực ấn 
 Khi khoan thép , dùng dung dịch tưới nhũ 
 tương; khi khoan gang không tưới 
 Tắc máy 
 Cần theo đúng qui tắc kỹ thuật an toàn sau: 
 - Không khoan những phôi không kẹp chặt 
 - Khi khoan phải quấn tóc gọn gẽ trong mũ 
 - Gài cận thận khuy ở tay áo 
 - Không khoan bằng mũi khoan cùn 
 - Không ấn mạnh mũi khoan nhấ là khoan 
 những đường kính nhỏ 
 - Không cúi xuống gần mũi khoan, để tránh 
 phoi văng vào mắt 
- Không thôi phôi bằng miệng 
- Không đưa cần khoan lên ngay khi mũi 
 khoan làm thủng lỗ, mà d8ưa trục chính 
 về vị trí xuất phát từ từ lên phía trên bằng 
 tay 
- Không khoan théo khi không có dung dịch 
 tuới 
- Khi khoan nếu nghe thấy tiếng rít thì 
 ngừng khoan ngay, để phôi nguội và mài 
 lại mũi khoan 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thuc_tap_nguoi_co_ban.pdf