Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 1: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh

Khái niệm sản phẩm bảo hiểm thương mại

Có nhiều khái niệm khác nhau về sản phẩm bảo hiểm

 SPBH là sự cam kết của DNBH đối với bên mua bảo hiểm về việc bồi thường hay

trả tiền bảo hiểm khi có các sự kiện bảo hiểm xẩy ra.

 Hay có khái niệm khác đơn giản hơn: SPBH là sản phẩm mà DNBH bán.

Khái niệm SPBH bao gồm 3 cấp độ:

 Cấp độ thứ nhất - Thành phần cốt lõi: Đây là các

bảo đảm bảo hiểm, những lợi ích cơ bản mà khách

hàng nhận được khi mua bảo hiểm.

 Cấp độ thứ hai - Thành phần hiện hữu: đó là những

yếu tố như tên gọi, vỏ bọc bề ngoài

 Cấp độ thứ ba - Thành phần gia tăng: các yếu tố

phụ thuộc về dịch vụ trong và sau khi bán như thái

độ phục vụ, phương thức thanh toán

Do đó, khi đề cập đến một sản phẩm bảo hiểm phải đề cập đầy đủ đến cả 3 cấp độ đó

Đặc điểm của sản phẩm bảo hiểm

Ngành bảo hiểm là một ngành dịch vụ, do đó SPBH cũng có các đặc điểm chung của

các sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên, SPBH còn có các đặc điểm riêng. Chính vì thế,

SPBH được xếp vào loại sản phẩm dịch vụ “đặc biệt”.

 Đặc điểm chung của sản phẩm dịch vụ

o Tính vô hình

Khi mua bảo hiểm, mặc dù khách hàng nhận được các yếu tố hữu hình đó là

những tờ giấy trên đó có in biểu tượng của doanh nghiệp, in tên gọi của sản

phẩm, in những nội dung thoả thuận Nhưng khách hàng không thể chỉ ra

được màu sắc, kích thước, hình dáng hay mùi vị của sản phẩm. Nói cách khác,

SPBH là sản phẩm “vô hình”, người mua không thể cảm nhận được SPBH

thông qua các giác quan của mình.

Tính vô hình của SPBH làm cho việc giới thiệu, chào bán sản phẩm trở nên

khó khăn hơn. Khi mua sản phẩm bảo hiểm, người mua chỉ nhận được những

lời hứa, lời cam kết về những đảm bảo vật chất trước các rủi ro.

o Tính không thể tách rời và không thể cất trữ

SPBH không thể tách rời, tức là việc tạo ra sản phẩm dịch vụ bảo hiểm trùng

với việc tiêu dùng sản phẩm đó (quá trình cung ứng và quá trình tiêu thụ là một

thể thống nhất). Thêm vào đó, SPBH cũng không thể cất trữ được, có nghĩa là

khả năng thực hiện dịch vụ bảo hiểm vào một thời điểm nào đó sẽ không thể

cất vào kho dự trữ để sử dụng vào một thời điểm khác trong tương lai. Điều

này hoàn toàn khác biệt với sản phẩm hữu hình.

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 1: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 1

Trang 1

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 1: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 2

Trang 2

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 1: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 3

Trang 3

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 1: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 4

Trang 4

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 1: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 5

Trang 5

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 1: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 6

Trang 6

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 1: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 7

Trang 7

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 1: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 8

Trang 8

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 1: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 9

Trang 9

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 1: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 28 trang duykhanh 17640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 1: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 1: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh

Bài giảng Quản trị kinh doanh bảo hiểm - Bài 3, Phần 1: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho doanh nghiệp - Bùi Quỳnh Anh
àu = 19.870 – 10.500 = 9.370 USD 
Chủ tàu được nhận về 9.370 USD 
Shàng = 0 – 9.370 = – 9.370 USD 
Chủ hàng phải bỏ ra 9.370 USD 
 Bước 6: Xác định số tiền bồi thường 
o Bồi thường tàu: 
 10.500 + 50.000 = 60.500 USD 
o Bồi thường hàng: 
 (9.370 + 0) 0,8 = 7.496 USD 
Chủ hàng tự chịu: 64.874 USD 
3.3.1.6. Hợp đồng bảo hiểm 
Hợp đồng bảo hiểm hàng hoá XNK bằng đường biển là hợp đồng bảo hiểm ràng buộc 
trách nhiệm và quyền lợi giữa các bên khi tham gia bảo hiểm hàng hóa XNK bằng 
đường biển. 
Có 2 loại HĐBH: HĐBH bao và HĐBH chuyến. 
 Hợp đồng bảo hiểm bao: là HĐBH được giao kết để 
bảo hiểm cho nhiều chuyến hàng của một chủ hàng 
trong một khoảng thời gian nhất định thường là 1 năm 
hoặc là bảo hiểm cho một lô hàng nhất định, không quan 
tâm bao nhiêu chuyến hay trong bao lâu. 
Việc bảo hiểm cho những chuyến hàng riêng biệt 
không những rất phiền phức cho người được bảo hiểm mà đôi khi họ quên và bỏ qua 
không mua bảo hiểm cho hàng hóa trong một vài chuyến. Để khắc phục tình trạng 
này, hoạt động thương mại quốc tế thường dùng hợp đồng bảo hiểm bao (Open 
Policy) đặc biệt với những nhà nhập khẩu thường xuyên một số lượng hàng hóa lớn 
từ nhiều cảng, nhiều nơi trên thế giới hay với những lô hàng lớn, vận chuyển giao 
hàng nhiều lần. Các khai báo tiếp sau sẽ được làm theo thứ tự gửi hàng hoặc trình tự 
thực hiện các hợp đồng ngoại thương. 
Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho 
doanh nghiệp (phần 1) 
TXBHKT01_Bai3p1_v1.0015101230 81 
o Trong hợp đồng bao phải có 3 điều kiện cơ bản sau: 
 Điều kiện xếp hạng tàu được thuê chở hàng. Tàu được xếp hạng cao và có 
khả năng đi biển, tuổi tàu thấp. 
 Điều kiện về giá trị bảo hiểm: người tham gia bảo hiểm phải kê khai giá trị 
hàng theo từng chuyến, giá CIF hay giá FOB 
 Điều kiện về quan hệ trên tinh thần thiện chí: đã mua bảo hiểm bao của 
công ty bảo hiểm nào thì trong thời gian đó người tham gia không được 
phép mua người bảo hiểm khác. 
o Khi ký kết hợp đồng bao, chủ hàng cần lưu ý: 
 Mỗi chuyến hàng đều phải thông báo cho DNBH bằng văn bản. 
 Nếu trong thời hạn còn hiệu lực, nếu người tham gia phải chuyển nhượng 
cho người khác thì hai bên phải làm thủ tục chuyển nhượng hợp pháp, chủ 
hàng cũ phải ký hậu vào tất cả các đơn bảo hiểm đã ký kết. 
 Nếu có thay đổi về chủng loại hàng hoá, chủ hàng phải thông báo cho 
DNBH bằng văn bản để cấp giấy sửa đổi bổ sung và điều chỉnh phí. Giấy 
sửa đổi bổ sung là một bộ phận không tách rời của HĐBH. 
o Người được bảo hiểm có nhiều thuận lợi khi sử dụng hợp đồng bảo hiểm bao: 
 Trước hết họ được hưởng bảo hiểm một cách tự động và nếu vô ý bỏ qua 
một chuyến hàng không thông báo cho bảo hiểm thì sự việc đó vẫn không 
làm cho bảo hiểm vô hiệu. 
 Người được bảo hiểm biết trước mức phí bảo hiểm phải trả, do vậy, biết 
chắc về chi phí bảo hiểm, nên họ chủ động hơn trong công việc. 
 Hệ thống bảo hiểm bao cho phép người bảo hiểm quản lý công việc của họ 
hữu hiệu hơn. Thông thường người được bảo hiểm sẽ trả phí bảo hiểm theo 
định kỳ. 
 Cuối cùng hệ thống bảo hiểm bao tạo nên mối quan hệ kinh doanh tốt giữa 
người bảo hiểm và người được bảo hiểm. 
 Hợp đồng bảo hiểm chuyến: là HĐBH cho một chuyến hàng, nhà bảo hiểm nhận 
bảo hiểm cho từng chuyến một và chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi chuyến đó. 
Đối với hợp đồng bao, hợp đồng bảo hiểm được soạn thảo rất đầy đủ và chi tiết 
trong thời hạn HĐBH bao, mỗi lần vận chuyển, chủ hàng phải thông báo cho 
DNBH, DNBH sẽ cấp giấy chứng nhận hoặc đơn bảo hiểm cho từng chuyến đó. 
Đối với hợp đồng chuyến, DNBH sẽ cấp giấy chứng nhận hoặc đơn bảo hiểm. 
Tuy nhiên dù ký kết theo loại hợp đồng nào đi nữa thì trên hợp đồng cũng phải thể 
hiện được các thông tin sau: 
o Những thông tin về người mua, người bán hàng: tên, địa chỉ, tên quốc tịch; 
o Thông tin về hàng hoá: số lượng, chủng loại, bao bì; 
o Thông tin về người vận chuyển: tên tàu, tuổi tàu, quốc tịch; 
o Thông tin về cảng đi, cảng đến, cảng trung chuyển; 
o Thông tin về GTBH, STBH, phí bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm; 
o Thông tin về thanh toán; 
o Thông tin liên quan khác. 
Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho 
doanh nghiệp (phần 1) 
82 TXBHKT01_Bai3p1_v1.0015101230 
3.3.2. Bảo hiểm tàu biển 
Hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển phải được vận chuyển trên tàu biển. Trên 
đường vận chuyển, có rất nhiều rủi ro đe dọa đến con tàu. Song song với bảo hiểm 
hàng hóa, bảo hiểm thân tàu ra đời để bảo vệ cho những chuyến hải trình trước những 
rủi ro trên biển. 
3.3.2.1. Khái niệm tàu biển 
Tàu biển là những phương tiện nổi trên mặt nước có khả năng vận chuyển hàng hóa, con người 
hoặc sử dụng vào mục đích khác trên biển. 
Theo luật hàng hải Việt Nam 2005: Tàu biển là tàu hoặc 
cấu trúc nổi di động khác chuyên dùng hoạt động trên 
biển, không bao gồm tàu quân sự, tàu công vụ và tàu cá. 
Có 3 chỉ tiêu xác định độ lớn của con tàu theo trọng tải: 
 Dung tích đăng ký toàn phần: 
GRT – Tổng dung tích các khoang trống khép kín 
trên tàu – Gross Register Tonage 
 Dung tích đăng ký tịnh: 
NRT– Tổng dung tích khoang chứa hàng – Net Register Tonage 
 Trọng tải tàu: 
DWT– Sức chở của tàu– Deadweight Tonage 
DWT = Trọng lượng tàu đầy hàng – Trọng lượng tàu không hàng 
3.3.2.2. Đối tượng và phạm vi bảo hiểm 
 Đối tượng bảo hiểm 
o Đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm tàu thủy là toàn bộ con tàu bao gồm vỏ tàu, 
máy móc, trang thiết bị thông thường đi biển và phục vụ kinh doanh (không kể 
vật dụng và tài sản cá nhân). 
o Đối tượng bảo hiểm phải hội tụ đủ 3 điều kiện: 
 Tàu đủ khả năng đi biển (hành thủy); 
 Quốc tịch tàu không đổi trong suốt thời gian bảo hiểm; 
 Hành trình của tàu là hợp pháp. 
o Trong bảng kê khai, chủ tàu phải nêu rõ một số thông tin về đối tượng được 
bảo hiểm: 
 Tên tàu; 
 Cảng đăng ký tàu: Cảng chủ tàu đóng cơ sở; 
 Quốc tịch tàu; 
 Trọng tải, sức chứa tàu 
 Phạm vi bảo hiểm 
o Rủi ro được bảo hiểm: 
 Các rủi ro chính trong hàng hải: mắc cạn, chìm đắm, đâm va, lật đổ; 
 Một số rủi ro khác: tàu bị mất tích vì mọi lý do, tàu bị hư hỏng do lỗi của 
thủy thủ đoàn, cướp biển 
Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho 
doanh nghiệp (phần 1) 
TXBHKT01_Bai3p1_v1.0015101230 83 
o Rủi ro loại trừ: Rủi ro chiến tranh, đình công, rủi ro do cố ý, lỗi lầm của người 
được bảo hiểm và rủi ro vi phạm các điều khoản bảo hiểm. 
o Trong thực tế, chủ tàu có thể mua thêm một số rủi ro bổ sung và phải nộp thêm 
phí: rủi ro tàu đi chệch hướng, rủi ro chậm trễ, rủi ro thay đổi hành trình 
3.3.2.3. Bộ điều kiện bảo hiểm thân tàu 
Hiện nay trên thị trường Bảo hiểm có 10 điều kiện bảo hiểm thân tàu. Song có 4 điều 
kiện mà các chủ tàu thường lựa chọn tham gia. 
Phạm vi bảo hiểm TLO FOD FPA ITC 
1. Tổn thất toàn bộ thực tế x x x x 
2. Tổn thất toàn bộ ước tính x x x x 
3. Chi phí cứu nạn x x x x 
4. Chi phí đề phòng hạn chế tổn thất – x x x 
5. Chi phí tố tụng – x x x 
6. Chi phí trách nhiệm đâm va (TNDS) – x x x 
7. Chi phí đóng góp tổn thất chung – x x x 
8. Tổn thất bộ phận do hành động tổn thất chung – – x x 
9. Tổn thất riêng vì đâm va, cứu hỏa khi cứu nạn – – x x 
10. Tổn thất bộ phận khác do hành động tổn thất chung (ngoài 8) – – – x 
11. Tổn thất riêng vì mọi rủi ro tai nạn (ngoài 9) – – – x 
Ngoài 4 điều kiện trên, chủ tàu có thể tham gia thêm các điều kiện: điều kiện bảo hiểm 
rủi ro chiến tranh và đình công, điều kiện rủi ro đóng tàu 
3.3.2.4. Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm và phí bảo hiểm 
 Giá trị bảo hiểm: là giá trị con tàu tính cả phần vỏ và các trang thiết bị, máy móc 
trên tàu. 
 Số tiền bảo hiểm: được căn cứ vào GTBH. STBH thường bao gồm 
o Vật chất thân tàu; 
o Ngoài việc bảo hiểm cho vật chất thân tàu, chủ tàu còn có thể tham gia (và 
thường tham gia) bảo hiểm cho cước phí chuyên chở mà chủ hàng gửi hàng 
đến nơi nhận nhưng hàng gặp rủi ro không đến được, khi đó chủ hàng sẽ đòi lại 
hoặc không thanh toán nốt phần cước phí còn lại. 
 Phí bảo hiểm 
o Phí bảo hiểm thân tàu là một khoản tiền nhất định mà người tham gia bảo hiểm 
phải nộp cho nhà bảo hiểm. Phí bảo hiểm được xác định dựa trên STBH và tỷ 
lệ phí bảo hiểm. 
o Hiện nay có 2 cách tính phí bảo hiểm: 
Cách 1: P = Sb R 
Hoặc P = Sb (R1 + R2) 
Trong đó: 
P: phí bảo hiểm 
Sb: Số tiền bảo hiểm 
Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho 
doanh nghiệp (phần 1) 
84 TXBHKT01_Bai3p1_v1.0015101230 
R: Tỷ lệ phí bảo hiểm 
R1: Tỷ lệ phí thuần 
R2: Tỷ lệ phụ phí 
Cách 2: 
Phí bảo hiểm 
thân tàu 
= 
Phí bồi thường tổn 
thất toàn bộ 
+ 
Phí bồi thường 
tổn thất bộ phận 
+ 
Phụ phí 
khác 
Phí bồi thường tổn thất toàn bộ được tính bằng số tiền bảo hiểm nhân với tỷ lệ phí. Tỷ 
lệ được xác định dựa vào độ tuổi, tầm vóc và trang thiết bị của tàu. Tàu càng già, trang 
thiết bị càng kém hiện đại, tỷ lệ phí bảo hiểm càng cao. 
Phí bồi thường tổn thất bộ phận phụ thuộc vào tình trạng bảo dưỡng, sửa chữa, tuyến 
đường và phạm vi hoạt động của tàu, tình trạng tổn thất những năm trước của tàu 
Phụ phí khác phụ thuộc vào các loại chi phí hoạt động của nhà bảo hiểm. 
3.3.2.5. Tai nạn đâm va và cách giải quyết 
Đây là trường hợp hai tàu đâm va với nhau và cả hai 
cùng có lỗi. Các bước giải quyết tai nạn đâm va như sau: 
 Bước 1: Xác định thiệt hại của từng tàu 
Thiệt hại gồm: 
o Thiệt hại thân tàu; 
o Thiệt hại kinh doanh; 
o Thiệt hại con người; 
o Thiệt hại bồi thường TNDS. 
 Bước 2: Xác định trách nhiệm bồi thường của bảo hiểm 
Bảo hiểm chỉ bồi thường cho: 
o Thiệt hại vật chất thân tàu (theo điều kiện bảo hiểm); 
o ¾ TNDS về tài sản chủ tàu phải bồi thường (trừ TLO). 
Bảo hiểm không bồi thường: 
o Thiệt hại kinh doanh của tàu được bảo hiểm; 
o Thiệt hại con người của tàu được bảo hiểm; 
o Thiệt hại hàng hóa của tàu được bảo hiểm; 
o TNDS về người của tàu được bảo hiểm. 
 Bước 3: Bảo hiểm đòi phần TNDS mà các chủ tàu được trả 
Áp dụng nguyên tắc thế quyền, bảo hiểm sẽ đòi lại phần TNDS bên kia trả tương 
ứng với giá trị bồi thường của công ty bảo hiểm. 
Bảo hiểm bồi thường thân tàu 
Bảo hiểm đòi = Mức TNDS được tàu bên kia trả 
Tổng thiệt hại của tàu 
Hoặc Bảo hiểm đòi = % lỗi bên kia Bảo hiểm bồi thường thân tàu 
 Bước 4: Xác định số tiền bồi thường thực tế của Bảo hiểm 
STBT = Bước 2 – Bước 3 
Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho 
doanh nghiệp (phần 1) 
TXBHKT01_Bai3p1_v1.0015101230 85 
 B5: Quyết toán kết quả tài chính/thiệt hại thực tế của các chủ tàu 
Thiệt hại thực tế bằng tổng chi trừ tổng thu 
Chi: Tổn thất Bước 1 + Bảo hiểm đòi lại 
Thu: TNDS từ bên kia trả + Bồi thường của bảo hiểm Bước 2 
Thiệt hại = Chi – Thu 
Ví dụ: Hai tàu A và B đâm va, theo giám định, mỗi bên lỗi 50% 
Tàu A: sữa chữa hết 10.000 USD; thiệt hại kinh doanh 4.000 USD. 
Tàu B: sữa chữa hết 20.000 USD; thiệt hại kinh doanh 8.000 USD. 
Xác đinh số tiền bồi thường thực tế của mỗi công ty bảo hiểm, và số tiền thiệt hại của 
mỗi chủ tàu? 
Biết: 
- Tàu A mua bảo hiểm ngang giá trị, điều kiện ITC tại BV. 
- Tàu B mua bảo hiểm ngang giá trị, điều kiện ITC tại BM. 
- Cả hai tàu không xin được giới hạn trách nhiệm. 
- Giả sử ¾ TNDS của hai tàu đều bé hơn ¾ STBH mỗi tàu. 
Giải 
Bước 1: Xác định thiệt hại của mỗi tàu 
- Tàu A: 
Thân tàu: 10.000 USD 
Kinh doanh: 4.000 USD 
TNDS: (20.000 + 8.000) 50% = 14.000 USD 
Tổng thiệt hại: 28.000 USD 
- Tàu B: 
Thân tàu: 20.000 USD 
Kinh doanh: 8.000 USD 
TNDS: (10.000 + 4.000) 50% = 7.000 USD 
Tổng thiệt hại: 35.000 USD 
Bước 2: Xác định số tiền bồi thường của bảo hiểm 
- BV bồi thường cho chủ tàu A: 
Vật chất: 10.000 USD 
TNDS: ¾ 14.000 = 10.500 USD 
Tổng mức bồi thường: 20.500 USD 
- BM bồi thường cho chủ tàu B: 
Vật chất: 20.000 USD 
TNDS: ¾ 7.000 = 5.250 USD 
Tổng mức bồi thường: 25.250 USD 
Bước 3: Bảo hiểm đòi chủ tàu phần TNDS được trả 
BV đòi từ chủ tàu A: 
Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho 
doanh nghiệp (phần 1) 
86 TXBHKT01_Bai3p1_v1.0015101230 
10.000 
7.000 
(10.000 + 4.000) 
= 5.000 USD 
BV đòi từ chủ tàu B: 
20.000 
14.000 
(20.000 + 8.000) 
= 10.000 USD 
Bước 4: Số tiền bồi thường thực tế của công ty bảo hiểm: 
BV: 20.500 – 5.000 = 15.500 USD 
BM: 25.250 – 10.000 = 15.250 USD 
Bước 5: Quyết toán thiệt hại chủ tàu 
Tàu A: Thu: 20.500 + 7.000 = 27.500 USD 
 Chi: 28.000 + 5.000 = 33.000 USD 
 Thiệt hại: 33.000 – 27.500 = 5.500 USD 
Tàu B: Thu: 25.250 + 14.000 = 39.250 USD 
 Chi: 35.000 + 10.000 = 45.000 USD 
 Thiệt hại: 45.000 – 39.250 = 5.750 USD 
Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho 
doanh nghiệp (phần 1) 
TXBHKT01_Bai3p1_v1.0015101230 87 
Tóm lược cuối bài 
 Ngoài những đặc điểm chung của một sản phẩm dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm có những đặc 
điểm riêng: Sản phẩm không mong đợi, sản phẩm có chu trình kinh doanh đảo ngược, sản 
phẩm có hiệu quả xê dịch. 
 Do các doanh nghiệp bảo hiểm được phân chia thành các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ và 
các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, do đó các sản phẩm bảo hiểm thương mại trên thị 
trường cũng được phân chia thành các nhóm sản phẩm bảo hiểm nhân thọ và các nhóm sản 
phẩm bảo hiểm phi nhân thọ. 
 Trong nội dung phần này, chúng ta chỉ tìm hiểu về bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm hàng hóa 
XNK vận chuyển bằng đường biển và bảo hiểm thân tàu biển, hay được gọi chung là bảo 
hiểm hàng hải. 
 Bảo hiểm xe cơ giới có 2 sản phẩm quan trọng là bảo hiểm TNDS chủ sử dụng xe cơ giới đối 
với người thứ ba và bảo hiểm vật chất xe cơ giới. Trong bảo hiểm TNDS chủ sử dụng xe cơ 
giới đối với người thứ ba, sinh viên được tìm hiểu như thế nào là TNDS, các nhân tố cấu 
thành nên một TNDS và các nội dung cơ bản của loại hình này. Trong bảo hiểm vật chất xe 
cơ giới, việc tính toán khấu hao đặc biệt quan trọng để áp dụng vào tình huống tổn thất toàn 
bộ, đặc biệt là khi có hai xe đâm va cùng có lỗi. 
 Trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển, các sinh viên sẽ được những 
rủi ro và tổn thất có thể có trong hàng hải, đặc biệt liên quan đến TTR và TTC. Các sinh viên 
sẽ được hướng dẫn quy trình phân bổ TTC sao cho chính xác, công bằng giữa các quyền lợi 
trên tàu và tính toán bồi thường của doanh nghiệp bảo hiểm thông qua bộ điều kiện bảo hiểm 
ICC 1982. Thông qua các điều kiện và phạm vi bảo hiểm, sẽ đi giải quyết trường hợp hai tàu 
đâm va cùng có lỗi theo phương pháp giải quyết theo trách nhiệm chéo. 
 Thông qua 4 sản phẩm này, người tham gia bảo hiểm có thể hiểu sâu hơn về trách nhiệm, 
quyền lợi của mình cũng như của doanh nghiệp bảo hiểm đối với đối tượng được bảo hiểm. 
Bài 3: Sản phẩm bảo hiểm thương mại dành cho 
doanh nghiệp (phần 1) 
88 TXBHKT01_Bai3p1_v1.0015101230 
Câu hỏi ôn tập 
1. Các đặc trưng của sản phẩm bảo hiểm? 
2. Các loại hình sản phẩm trong bảo hiểm nhân thọ? 
3. Vì sao bảo hiểm TNDS chủ sử dụng xe cơ giới được thực hiện bắt buộc? 
4. Nguyên tắc tính khấu hao trong bảo hiểm vật chất xe cơ giới? 
5. Vì sao cần bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng đường biển? 
6. So sánh điều kiện ICC.C và ICC.B trong bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển 
bằng đường biển? 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_tri_kinh_doanh_bao_hiem_bai_3_phan_1_san_pham.pdf