Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 7: Giới thiệu ngành Luật Dân sự, Luật Tố tụng Dân sự (Phần 2) - Ngô Minh Tín
A.Luật Dân sự
I. Khái quát chung
II. Quyền sở hữu
III. Quyền thừa kế
IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
V. Bồi thường nghĩa vụ ngoài hợp đồng
B.Luật Tố tụng Dân sự
I.Khái quát chung
II. Thủ tục tố tụng dân sựA.Luật Dân sự
IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự
1. Khái quát chung về giao dịch dân sự và nghĩa
vụ dân sự
2. Khái quát chung về hợp đồng dân sự
3. Giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp
đồng
4. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 7: Giới thiệu ngành Luật Dân sự, Luật Tố tụng Dân sự (Phần 2) - Ngô Minh Tín", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 7: Giới thiệu ngành Luật Dân sự, Luật Tố tụng Dân sự (Phần 2) - Ngô Minh Tín
Dành cho sinh viên không chuyên ngành Luật, khối ngành Khoa học Tự nhiên Thạc sĩ: Ngô Minh Tín Email: nmtin@hcmus.edu.vn Bài 7. Giới thiệu ngành Luật Dân sự, Luật Tố tụng Dân sự A.Luật Dân sự I. Khái quát chung II. Quyền sở hữu III. Quyền thừa kế IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự V. Bồi thường nghĩa vụ ngoài hợp đồng B.Luật Tố tụng Dân sự I.Khái quát chung II. Thủ tục tố tụng dân sự A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 1. Khái quát chung về giao dịch dân sự và nghĩa vụ dân sự 2. Khái quát chung về hợp đồng dân sự 3. Giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng 4. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 1. Khái quát chung về GDDS, NVDS Giao dịch dân sự: là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự . Có hai loại GDDS là hành vi pháp lý đơn phương (hậu quả pháp lý chỉ phụ thuộc vào ý chỉ của một bên chủ thể) và hợp đồng (hậu quả pháp lý phụ thuộc vào sự thống nhất ý chí của ít nhất là hai bên) A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 1. Khái quát chung về GDDS, NVDS Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự 1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây: a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 1. Khái quát chung về GDDS, NVDS Nghĩa vụ (obligationes): xuất phát từ một nghiên cứu của một luật gia La Mã – Gaius. Các quyền hình thành từ việc người khác phải thực hiện một công việc Điều 274. Nghĩa vụ Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền). A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 1. Khái quát chung về GDDS, NVDS Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây: 1. Hợp đồng. 2. Hành vi pháp lý đơn phương. 3. Thực hiện công việc không có ủy quyền. 4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. 5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật. 6. Căn cứ khác do pháp luật quy định. A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 1. Khái quát chung về GDDS, NVDS Quan hệ nghĩa vụ • Bên có quyền • Bên có nghĩa vụ • *Người thứ ba (không phải là chủ thể của QH nghĩa vụ) Chủ thể • Lợi ích của bên có quyền thông qua hành vi của bên có nghĩa vụ: tài sản phải giao, công việc phải làm, không được phép làm Khách thể • Quyền của bên có quyền • Nghĩa vụ của bên có nghĩa vụNội dung SO SÁNH QUAN HỆ SỞ HỮU QUAN HỆ NGHĨA VỤ CHỦ THỂ Cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân Bên có quyền Bên có nghĩa vụ KHÁCH THỂ Tài sản Hành vi: chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định NỘI DUNG Quyền sở hữu: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt Quyền của bên có quyền Nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 2. Khái quát chung Hợp đồng dân sự Khái niệm: hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385, BLDS 2015) GIAO DỊCH DÂN SỰ NGHĨA VỤ DÂN SỰ HỢP ĐỒNG A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 2. Khái quát chung Hợp đồng dân sự Đặc điểm: Thể hiện ý chí và thống nhất ý chí cuả ít nhất hai bên chủ thể Nội dung thỏa thuận không được trái với pháp luật, đạo đức Được thể hiện dưới bất kỳ hình thức nào (trừ trường hợp PL quy định hình thức là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng) Sự thống ý chí của các bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 2. Khái quát chung Hợp đồng dân sự Đặc điểm: Nguyên tắc: BÚT SA GÀ CHẾT – Pacta sunt servanda (Luật La Mã) -Khi giao kết, hợp đồng sẽ có hiệu lực ràng buộc các bên trong hợp đồng -Hợp đồng chỉ có thể được thay đổi hoặc chấm dứt trên cơ sở các điều khoản của hợp đồng hoặc bằng thỏa thuận A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 2. Khái quát chung Hợp đồng dân sự Phân loại Hợp đồng song vụ, hợp đồng đơn vụ Hợp đồng chính và hợp đồng phụ Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba Hợp đồng có điều kiện A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 3. Giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng Khái niệm: Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị). Nguyên tắc giao kết hợp đồng: Tự do giao kết hợp đồng, không trái pháp luật và đạo đức Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 4. Giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng Các điều kiện để hợp đồng có hiệu lực Chủ thể • Người tham gia ký kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự. Hoàn toàn tự nguyện Nội dung • Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của PL, không trái đạo đức xã hội Hình thức • Hình thức của hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 4. Giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý Chủ thể • Người tham gia ký kết hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự, không có thẩm quyền, vượt quá thẩm quyền được ủy quyền Nội dung • Mục đích và nội dung của hợp đồng vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội Hình thức • Vi phạm hình thức mà pháp luật bắt buộc phải thực hiện (văn bản có công chứng, chứng thực) A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 4. Giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng Hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý: -Giá trị pháp lý của HĐ: không có giá trị pháp lý, không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên, từ thời điểm giao kết hợp đồng. -Lợi ích vật chất: các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận -Trách nhiệm: bên có lỗi làm hợp đồng vô hiệu mà gây ra thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại do mình gây ra. A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 4. Giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng Thực hiện hợp đồng: là việc người có nghĩa vụ phải làm hoặc không được làm một công việc nhất định theo đúng nội dung của hợp đồng, qua đó thỏa mãn các quyền dân sự tương ứng của bên kia. A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 4. Giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng Thực hiện hợp đồng Nguyên tắc: Thực hiện đúng hợp đồng, đúng đối tượng, chất lượng, số lượng, chủng loại, thời hạn, phương thức Thực hiện trung thực, hợp tác, cùng có lợi, uy tín Không xâm phạm tới lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 4. Giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng Sửa đổi hợp đồng: Là thỏa thuận giữa các bên để điều chỉnh một phần nội dung hợp đồng đã ký bằng cách đưa ra một số điều khoản mới phù hợp với lợi ích của các bên, thay cho các điều khoản cũ bị bãi bỏ. A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 4. Giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng Điều 422. Chấm dứt hợp đồng Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây: 1. Hợp đồng đã được hoàn thành; 2. Theo thỏa thuận của các bên; 3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện; 4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện; 5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn; 6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này; 7. Trường hợp khác do luật quy định. A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 4. Giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng Điều 423. Hủy bỏ hợp đồng 1. Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây: a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận; b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng; c) Trường hợp khác do luật quy định. 2. Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. 3. Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 4. Giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng Điều 428. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng 1. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. 2. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. 3. Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp. Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện. 4. Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường. 5. Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng. A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 4. Giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. A.Luật Dân sự IV. Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự 5. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Điều 292. Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: 1. Cầm cố tài sản. 2. Thế chấp tài sản. 3. Đặt cọc. 4. Ký cược. 5. Ký quỹ. 6. Bảo lưu quyền sở hữu. 7. Bảo lãnh. 8. Tín chấp. 9. Cầm giữ tài sản. A.Luật Dân sự V. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại 3. Xác định thiệt hại 4. Các trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể A.Luật Dân sự V. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 1. Căn cứ phát sinh trách nhiệm “1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác. 2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác. 3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.” (Điều 584, BLDS 2015) A.Luật Dân sự V. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 2. Điều kiện bồi thường và nguyên tắc bồi thường Điều kiện bồi thường: Có thiệt hại thực tế xảy ra • Vật chất (tài sản bị mất mát, hư hỏng, tiêu hủy) • Tinh thần (tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín) Hành vi trái pháp luật Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái PL và thiệt hại Lỗi của người gây thiệt hại (cố ý/vô ý) A.Luật Dân sự V. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 2. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại “1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. 2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. 3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. 4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. 5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.” (Điều 585, BLDS 2015) A.Luật Dân sự V. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 3. Xác định thiệt hại • Điều 589, BLDS 2015: bồi thường về vật chất Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm • Điều 590, BLDS 2015: bồi thường về vật chất + tinh thần Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm • Điều 591, BLDS 2015: bồi thường về vật chất + tinh thần Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm • Điều 592, BLDS 2015: bồi thường về vật chất + tinh thần Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm A.Luật Dân sự V. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 4. Các trường hợp bồi thường thiệt hại cụ thể Xem 14 trường hợp quy định từ Điều 594 đến Điều 608 Bộ luật dân sự năm 2015
File đính kèm:
- bai_giang_phap_luat_dai_cuong_bai_7_gioi_thieu_nganh_luat_da.pdf