Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán
Ý nghĩa phương pháp tính giá
Về mặt hạch toán: phản ánh và xác định những chỉ tiêu tổng hợp phục vụ cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính;
Về mặt quản lý nội bộ: những căn cứ hoặc những chỉ tiêu để thực hiện hạch toán nội bộ, đánh giá hiệu quả hoạt động ở từng bộ phận hoặc giai đoạn sản xuất cụ thể;
Về mặt quản lý bằng đồng tiền: toàn bộ tài sản, toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phản ánh, quản lý một cách thường xuyên, nhanh chóng và có hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 4: Tính giá các đối tượng kế toán
CHƯƠNG 4 TÍNH GIÁ CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN Nội dung Khái niệm và ý nghĩa phương pháp tính giá; Tính giá một số đối tượng kế toán chủ yếu. Khái niệm, ý nghĩa phương pháp tính giá Khái niệm Tính giá là một phương pháp kế toán nhằm biểu hiện các đối tượng kế toán bằng tiền theo những nguyên tắc và yêu cầu nhất định. Về mặt hạch toán: phản ánh và xác định những chỉ tiêu tổng hợp phục vụ cho công tác quản lý sản xuất kinh doanh và quản lý tài chính; Về mặt quản lý nội bộ: những căn cứ hoặc những chỉ tiêu để thực hiện hạch toán nội bộ, đánh giá hiệu quả hoạt động ở từng bộ phận hoặc giai đoạn sản xuất cụ thể; Về mặt quản lý bằng đồng tiền: toàn bộ tài sản, toàn bộ kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ phản ánh, quản lý một cách thường xuyên, nhanh chóng và có hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khái niệm, ý nghĩa phương pháp tính giá Ý nghĩa phương pháp tính giá Bước 1 : Xác định đối tượng tính giá; Bước 2 : Xác định chi phí cấu thành của đối tượng kế toán; Gồm: chi phí mua, chi phí chế biến (nếu có) và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được tài sản ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Nguyên tắc tính giá Quy trình tính giá Bước 3 : Tập hợp chi phí theo đối tượng tính giá; Bước 4 : Xác định giá trị thực tế các đối tượng tính giá; Giá thực tế (nguyên tắc giá gốc). Khi kế toán đã tập hợp chi phí theo từng đối tượng kế toán, lúc hoàn thành hoặc cuối kỳ phải xác định các khoản làm tăng giảm chi phí, đánh giá chi phí dở dang, để xác định chính xác giá trị thực tế của đối tượng kế toán. Nguyên tắc tính giá Quy trình tính giá Tài sản cố định; Hàng tồn kho. Tính giá đối tượng kế toán Tính giá một số đối tượng kế toán chủ yếu Tính giá đối tượng kế toán Tính giá một số đối tượng kế toán chủ yếu Tính giá TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Khấu hao TSCĐ Giá trị còn lại TSCĐ Tính giá hàng tồn kho Nguyên vật liệu Thành phẩm Nguyên giá tài sản cố định (giá gốc của tài sản cố định) là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Tính giá TSCĐ Nguyên tắc tính giá TSCĐ TSCĐ do mua sắm; TSCĐ do tự XD; TSCĐ do được biếu tặng, được cấp Tính giá TSCĐ TSCĐ mua trong nước Nguyên giá TSCĐ = Giá mua ghi trên hoá đơn + Các chi phí phát sinh trước khi đưa tài sản vào sử dụng - Các khoản giảm trừ (nếu có) Tính giá TSCĐ Xác định thuế GTGT Hiện nay, tại DN nộp thuế GTGT theo 1 trong 2 phương pháp: Phương pháp trực tiếp Phương pháp khấu trừ Tính vào giá trị tài sản là giá thanh toán (đã có thuế GTGT) Tính vào giá trị tài sản là giá chưa có thuế GTGT Doanh nghiệp mua một tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với giá mua chưa thuế giá trị gia tăng là 100 triệu đồng, thuế suất thuế giá trị gia tăng 5%, chi phí vận chuyển là 1 triệu đồng, chi phí lắp đặt, chạy thử là 3 triệu đồng, đã thanh toán hết bằng tiền mặt . Yêu cầu: Tính NG TSCĐ khi doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; Tính NG TSCĐ khi doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Tính giá TSCĐ Ví dụ 1 Tính giá TSCĐ TSCĐ nhập khẩu Nguyên giá TSCĐ = Giá nhập khẩu + Chi phí trước khi sử dụng + Các khoản thuế không hoàn lại - Các khoản giảm tr ừ (nếu có) Các khoản thuế không hoàn lại gồm: Thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT theo pp trực tiếp. Doanh nghiệp nhập khẩu một tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ với giá nhập khẩu là 200 triệu đồng, thuế suất thuế nhập khẩu 5%, chi phí vận chuyển là 1 triệu đồng. Biết rằng thuế suất thuế GTGT là 10%. Yêu cầu: Tính NG TSCĐ khi doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ; Tính NG TSCĐ khi doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp. Tính giá TSCĐ Ví dụ 2 Nguyên giá = Giá thành thực tế của TSCĐ tự xây dựng, hoặc tự chế cộng (+) các phi phí phát sinh trước khi đưa vào sử dụng. Ví dụ: DN tiến hành xây dựng cơ bản một TSCĐ, các chi phí phát sinh bao gồm: tiền lương công nhân xây dựng 20tr, chi phí vật liệu sử dụng cho xây dựng 100tr, chi phí khác phục vụ cho công trình xây dựng 10tr Nguyên giá = 20tr + 100tr + 10tr = 130tr Tính giá TSCĐ TSCĐ hữu hình tự xây dựng hoặc tự chế Nguyên giá = giá ghi trong sổ của đơn vị cấp TS + các chi phí phát sinh trước khi đưa TS vào sử dụng. Tính giá TSCĐ TSCĐ được cấp Nguyên giá = giá theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận + các chi phí phát sinh trước khi đưa TS vào sử dụng. Tính giá TSCĐ TSCĐ được biếu tặng, góp vốn liên doanh Khi có quyết định đánh giá lại TSCĐ của nhà nước; Khi xây dựng, lắp đặt thêm các bộ phận của TSCĐ; Khi tháo dỡ bớt một số bộ phận của TSCĐ. Tính giá TSCĐ Các trường hợp thay đổi NG TSCĐ Khấu hao tài sản cố định: là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định ; Giá trị còn lại trên sổ kế toán của tài sản cố định: là hiệu số giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn luỹ kế) của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo ; Số khấu hao lũy kế của tài sản cố định: là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo. Tính giá TSCĐ Khấu hao TSCĐ Phương pháp khấu hao đường thẳng ; Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh; Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm . Tính giá TSCĐ Các phương pháp khấu hao TSCĐ Tính Khấu hao trong kỳ (năm, tháng) theo pp đường thẳng của TSCĐ dùng ở bộ phận bán hàng, nguyên giá 300.000.000, thời gian sử dụng 10 năm. Tính giá TSCĐ Ví dụ 3 Ngoài ra, để phản ánh giá trị còn lại của TSCĐ vào những thời điểm nhất định. TSCĐ còn được đánh giá theo giá trị còn lại: Giá trị còn lại = NG - khấu hao lũy kế Tính giá TSCĐ Giá trị còn lại của TSCĐ Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường ; Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang ; Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hay cung cấp dịch vụ . Tính giá hàng tồn kho Khái niệm hàng tồn kho Tính giá hàng tồn kho Tính giá nhập hàng tồn kho Giá gốc Chi phí mua 1 Chi phí chế biến 2 Chi phí liên quan trực tiếp 3 Tính giá hàng tồn kho Tính giá nhập hàng tồn kho Chi phí mua Giá mua a Thuế không được hoàn lại b Chi phí vận chuyển, bốc xếp c Chi phí khác có liên quan d + + + CKTM, GGHB e - Tính giá hàng tồn kho Tính giá nhập hàng tồn kho Chi phí chế biến Chi phí nhân công trực tiếp a Chi phí SX chung cố định b Chi phí SX chung biến đổi c + + Tính giá hàng tồn kho Tính giá nhập hàng tồn kho Chi phí liên quan trực tiếp khác Chi phí thiết kế SP a Chi phí khác ngoài chi phí thu mua và chi phí chế biến hàng tồn kho b + Phương pháp kê khai thường xuyên; Phương pháp kiểm kê định kỳ. Tính giá hàng tồn kho Phương pháp quản lý hàng tồn kho Theo dõi và phản ánh một cách thường xuyên và liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, thành phẩm, hàng hóa trên sổ kế toán sau mỗi lần phát sinh nghiệp vụ nhập hay xuất. Tính giá hàng tồn kho Phương pháp kê khai thường xuyên Trị giá tồn cuối kỳ = Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ - Trị giá xuất trong kỳ Trong kỳ kế toán chỉ theo dõi nghiệp vụ nhập vào, cuối kỳ tiến hành kiểm kê tình hình tồn kho , định giá sau đó mới xác định giá trị hàng đã xuất trong kỳ Tính giá hàng tồn kho Phương pháp kiểm kê định kỳ Trị giá xuất trong kỳ = Trị giá tồn đầu kỳ + Trị giá nhập trong kỳ - Trị giá tồn cuối kỳ Phương pháp tính theo giá đích danh; Phương pháp bình quân gia quyền; Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO _ First In First Out). Quản lý HTK theo kê khai thường xuyên Phương pháp tính giá hàng tồn kho Điều kiện áp dụng: Á p dụng đối với doanh nghiệp: Có ít loại mặt hàng; hoặc Mặt hàng ổn định và nhận diện được. Quản lý HTK theo kê khai thường xuyên Phương pháp thực tế đích danh Đặc điểm : Khi có thể nhận diện được chính xác vật tư của mỗi lần xuất kho và giá của nó khi nhập vào thì ta chỉ việc nhân số lượng xuất với giá của nó để xác định trị giá xuất kho, sau đó tính trị giá tồn kho; Vật liệu xuất ra thuộc lần nhập kho nào thì lấy giá của lần nhập kho đó làm giá xuất kho; Phải chỉ ra được vật liệu tồn kho cuối tháng thuộc lần nhập kho nào để xác định trị giá vật liệu tồn kho cuối tháng và từ đó xác định trị giá vật liệu xuất trong tháng . Quản lý HTK theo kê khai thường xuyên Phương pháp thực tế đích danh Quản lý HTK theo kê khai thường xuyên Phương pháp thực tế đích danh Ví dụ : DN có số dư TK 152 gồm 1.000 kg vật liệu, đơn giá 15.000 đ/kg. trong kỳ có tình hình xuất nhập vật liệu như sau: NHAÄP XUAÁT Ngaøy Soá löôïng Ñôn giaù Ngaøy Soá löôïng 2 9 12 2.000 2.000 1.000 14.000 16.000 15.500 10 15 16 2.700 1.500 1.300 Bình quân gia quyền liên hoàn; Bình quân gia quyền cuối kỳ. Quản lý HTK theo kê khai thường xuyên Phương pháp bình quân gia quyền Quản lý HTK theo kê khai thường xuyên Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn Mỗi lần xuất phải tính lại đơn giá bình quân (nếu có phát sinh nhập mới) Trị giá VL xuất trong kỳ = Số lượng VL xuất trong kỳ x ĐGBQ ĐGBQ = Trị giá VL tồn đầu kỳ + Trị giá VL nhập trong kỳ SL VL tồn đầu + SL VL nhập trong kỳ Quản lý HTK theo kê khai thường xuyên Phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ Đơn giá bình quân gia quyền được xác định cuối kỳ kế toán Trị giá VL xuất trong kỳ = Số lượng VL xuất trong kỳ x ĐGBQ ĐGBQ = Trị giá VL tồn đầu kỳ + Tổng trị giá VL nhập trong kỳ SL VL tồn đầu + Tổng SL VL nhập trong kỳ Quản lý HTK theo kê khai thường xuyên Phương pháp bình quân gia quyền Ví dụ : Tính t rị giá xuất kho và hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp BQGQ liên hoàn ? Tính t rị giá xuất kho và hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp BQGQ cuối kỳ ? Phương pháp FIFO áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua trước hoặc sản xuất trước thì được xuất trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất gần thời điểm cuối kỳ; Theo phương pháp này thì giá trị hàng xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá của hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho. Quản lý HTK theo kê khai thường xuyên Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) Ví dụ : Tính t rị giá xuất kho và hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp FIFO ? Quản lý HTK theo kê khai thường xuyên Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO) Phương pháp tính theo giá đích danh; Phương pháp bình quân gia quyền; Phương pháp nhập trước xuất trước (FIFO _ First In First Out). Quản lý HTK theo kiểm kê định kỳ Phương pháp tính giá hàng tồn kho Yêu cầu : Tính t rị giá xuất kho và hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp bình quân gia quyền ? Tính t rị giá xuất kho và hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp FIFO ? Tính t rị giá xuất kho và hàng tồn kho cuối kỳ theo phương pháp thực tế đích danh (giả sử HTK cuối tháng được xác định là của lô hàng nhập ngày 9) ? Quản lý HTK theo kiểm kê định kỳ Ví dụ Cảm ơn ! 43
File đính kèm:
- bai_giang_nguyen_ly_ke_toan_chuong_4_tinh_gia_cac_doi_tuong.ppt