Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính - Phần 1: Doanh thu & Chi phí

3.1. Kế toán doanh thu

3.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của doanh thu

3.1.1.1. Khái niệm doanh thu

Doanh thu là một trong những khoản mục quan

trọng và phức tạp trên báo cáo tài chính của doanh

nghiệp. Tính chất phức tạp của khoản mục này

không chỉ do sự đa dạng của doanh thu, sự khó

khăn trong việc đo lường doanh thu mà còn ở việc

xác định thời điểm để ghi nhận doanh thu.

Doanh thu là tổng giá trị các khoản lợi ích kinh tế

mà doanh nghiệp đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường góp phần

làm tăng vốn chủ sở hữu. Sau một thời gian hoạt động nhất định của doanh nghiệp

(thông thường là một kỳ kế toán), doanh thu sẽ được tổng hợp và báo cáo.

Nghiệp vụ kế toán làm phát sinh doanh thu sẽ dẫn tới kết quả là sự tăng lên của vốn

chủ sở hữu, tuy nhiên cần phân biệt nó với nghiệp vụ mà các cổ đông hoặc chủ sở hữu

đóng góp thêm vốn – nghiệp vụ này cũng làm tăng vốn chủ sở hữu nhưng không phải

là doanh thu.

Hoạt động làm phát sinh doanh thu trong doanh nghiệp rất đa dạng, tùy thuộc vào đặc

điểm, loại hình, lĩnh vực sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp tham gia: Hoạt động

bán hàng, hoạt động cung cấp dịch vụ, hoạt động cho vay, cho thuê tài sản, hoạt động

đầu tư Đồng thời, doanh thu có thể được diễn đạt dưới nhiều tên gọi khác nhau:

Doanh số, tiền thu phí, tiền lãi, cổ tức

Ví dụ: Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Mỹ chuyên phát triển, sản xuất, kinh

doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên

quan đến máy tính. Nếu tính theo doanh thu thì Microsoft là hãng sản xuất phần mềm

lớn nhất thế giới. Doanh thu của công ty bao gồm các hạng mục chính: Doanh thu từ

hoạt động cung cấp các sản phẩm phần mềm máy tính (Microsoft Windows, Microsoft

office, Microsoft Servers ); Doanh thu cung cấp các dịch vụ trực tuyến (MSN và

nhóm dịch vụ Windows Live gồm: Bing, Windows Live Mail, Windows Live

Messenger,.)

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính - Phần 1: Doanh thu & Chi phí trang 1

Trang 1

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính - Phần 1: Doanh thu & Chi phí trang 2

Trang 2

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính - Phần 1: Doanh thu & Chi phí trang 3

Trang 3

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính - Phần 1: Doanh thu & Chi phí trang 4

Trang 4

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính - Phần 1: Doanh thu & Chi phí trang 5

Trang 5

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính - Phần 1: Doanh thu & Chi phí trang 6

Trang 6

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính - Phần 1: Doanh thu & Chi phí trang 7

Trang 7

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính - Phần 1: Doanh thu & Chi phí trang 8

Trang 8

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính - Phần 1: Doanh thu & Chi phí trang 9

Trang 9

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính - Phần 1: Doanh thu & Chi phí trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 29 trang xuanhieu 19680
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính - Phần 1: Doanh thu & Chi phí", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính - Phần 1: Doanh thu & Chi phí

Bài giảng Nguyên lý kế toán - Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của Báo cáo tài chính - Phần 1: Doanh thu & Chi phí
án tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất thực tế phát sinh 
về tài khoản Sản phẩm dở dang (Work in Process Inventory) như sau: 
1. Ghi Nợ tài khoản Sản phẩm dở dang 
2. Ghi Có tài khoản Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí Nhân công trực 
tiếp và chi phí Sản xuất chung 
Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1)
Doanh thu – Chi phí 
ACC202_Bai3_v1.0013107218 83 
Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất được mô tả qua sơ đồ sau: 
Sơ đồ 3-2: Kế toán tập hợp chi phí sản xuất 
Kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 
 Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp là chi phí thời kỳ không thuộc 
giá thành của sản phẩm sản xuất. Tuy nhiên, chi phí thời kỳ sử dụng để điều chỉnh 
lợi tức kế toán. 
 Trong kỳ, khi phát sinh chi phí, kế toán sẽ phản ánh các khoản mục chi phí này vào 
tài khoản chi phí bán hàng và tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp bằng việc: 
o Ghi Nợ tài khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp 
o Ghi Có các tài khoản có liên quan khác như tài khoản tiền lương, tài khoản tiền 
mặt, tài khoản khấu hao TSCĐ 
 Đến cuối kỳ, kế toán sẽ tiến hành kết chuyển toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí 
quản lý doanh nghiệp thực tế phát sinh trong kỳ về tài khoản Xác định kết quả và 
ghi giảm trừ Doanh thu 
Trình tự kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp được khái quát như 
sơ đồ sau: 
Sơ đồ: 3-3: Kế toán tập hợp chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp 
3.2.5. Trình bày báo cáo tài chính về chi phí 
Báo cáo tài chính của doanh nghiệp sản xuất tương tự với doanh nghiệp thương mại 
dịch vụ. Ví dụ như chúng ta có thể thấy nhiều mục và tài khoản giống nhau trong báo 
cáo tài chính của công ty sản xuất hàng tiêu dùng Procter & Gamble (P&G) và công ty 
bán hàng thể thao Dick’s Sporting Goods. Khác biệt chính trong Báo cáo tài chính của 
những công ty này là ở 2 khoản mục: “Giá vốn hàng bán” trong Báo cáo kết quả kinh 
doanh và “Tài sản ngắn hạn” trong Bảng cân đối kế toán. 
Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1)
Doanh thu – Chi phí 
84 ACC202_Bai3_v1.0013107218 
Báo cáo kết quả kinh doanh 
Dưới một hệ thống hàng tồn kho theo từng thời kì, Báo cáo kết quả kinh doanh của 
doanh nghiệp thương mại dịch vụ và doanh nghiệp sản xuất khác nhau ở khoản mục 
“Giá vốn hàng bán”. Doanh nghiệp thương mai dịch vụ tính Giá vốn hàng bán bằng 
cách cộng Tồn kho đầu kỳ vào Giá trị hàng hóa thu mua trong kì, sau đó khấu trừ Tồn 
kho cuối kỳ. Nhà sản xuất tính giá vốn hàng bán bằng cách cộng Tồn kho sản phẩm 
hoàn thành đầu kỳ vào Giá trị sản phẩm sản xuất trong kì, trừ đi Tồn kho sản phẩm 
hoàn thành cuối kỳ. Những phương pháp này được mô tả trong công thức sau. 
Doanh nghiệp thương mại dịch vụ 
Tồn kho 
đầu kỳ + 
Giá trị hàng 
hóa thu mua 
trong kỳ 
– Tồn kho cuối kỳ = 
Giá vốn hàng bán 
Doanh nghiệp sản xuất 
Tồn kho 
sản phẩm 
hoàn thành 
đầu kỳ 
+ 
Giá trị sản 
phẩm sản 
xuất trong kỳ 
– 
Tồn kho sản 
phẩm hoàn 
thành cuối kỳ 
= 
Việc xác định giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ liên quan tới một số khoản mục. Để 
tránh việc quá tải thông tin, Báo cáo kết quả kinh doanh thường chỉ ghi nhận tổng giá 
trị sản phẩm sản xuất trong kỳ. Chi tiết về Giá trị sản phẩm sản xuất trong kì được chú 
thích riêng như trong biểu 3-5. 
Biểu 3-5 minh họa cách trình bày khác nhau về Giá vốn hàng bán giữa doanh nghiệp 
thương mại dịch vụ và doanh nghiệp sản xuất. Những khoản mục khác trong Báo cáo 
kết quả kinh doanh là tương tự nhau giữa 2 loại hình doanh nghiệp. 
Doanh nghiệp thương mại, dịch vụ 
Báo cáo kết quả kinh doanh (Một phần) 
cho năm tài khóa kết thúc 31/12 
Doanh nghiệp sản xuất 
Báo cáo kết quả kinh doanh (Một phần) 
cho năm tài khóa kết thúc 31/12 
Giá vốn hàng bán Giá vốn hàng bán 
Tồn kho đầu kỳ, 1/1 $70.000 Tồn kho sp hoàn thành đầu kỳ, 1/1 $90.000 
Giá trị hàng hóa thu mua trong kỳ 650.000 Giá trị sp sx trong kỳ 370.000 
Giá trị hàng hóa hiện có 720.000 Giá trị hàng hóa hiện có 460.000 
Tồn kho cuối kỳ, 31/12 400.000 Tồn kho sp hoàn thành cuối kỳ, 
31/12 
80.000 
Giá vốn hàng bán $320.000 Giá vốn hàng bán $380.000 
Biểu 3-5: Khoản mục Giá vốn hàng bán trong Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp 
thương mại dịch vụ và Doanh nghiệp sản xuất 
Giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ 
Sau đây là một ví dụ giúp chúng ta hiểu thêm về cách doanh nghiệp xác định giá trị 
sản phẩm sản xuất trong kì. Công ty máy tính HP bắt đầu sản xuất sản phẩm theo 
nhiều công đoạn khác nhau vào ngày 1/1. Những đơn vị được hoàn thiện một phần 
được liệt vào Tồn kho sản phẩm dở dang đầu kỳ. Chi phí mà doanh nghiệp phân bổ 
cho Tồn kho sản phẩm dở dang đầu kỳ được dựa trên chi phí sản xuất gánh phải vào 
kì trước. 
Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1)
Doanh thu – Chi phí 
ACC202_Bai3_v1.0013107218 85 
HP trước hết áp dụng chi phí sản xuất cho năm hiện hành cho việc hoàn thiện những 
sản phẩm còn dở dang tại thời điểm 1/1. Tiếp đó, công ty phải trả chi phí sản xuất cho 
những đơn đặt hàng mới. Tổng cộng chi phí nguyên liệu trực tiếp, chi phí nhân công 
trực tiếp và chi phí sản xuất khác trong năm hiện hành là tổng chi phí sản xuất cho 
năm hiện hành. 
Như vậy, công ty có 2 loại chi phí: (1) giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và (2) tổng chi 
phí sản xuất cho năm hiện hành. Cộng tổng của 2 loại chi phí này, ta tính được tổng 
giá trị sản phẩm dở dang cho năm hiện hành. 
Cho đến cuối kỳ, HP có thể có một số lượng máy tính chưa được hoàn thành. Chi phí 
của những đơn vị này trở thành giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. Để tính toán được 
Giá trị sản phẩm sản xuất trong kì, chúng ta khấu trừ Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ 
từ Tổng giá trị sản phẩm dở dang cho năm hiện hành. Biểu 3–6 nêu công thức tính Giá 
trị sản phẩm sản xuất trong kỳ. 
Tồn kho sản phẩm 
dở dang đầu kỳ + Tồng chi phí sản xuất = 
Tổng giá trị sản 
phẩm dở dang 
Tổng giá trị sản 
phẩm dở dang – 
Tồn kho sản phẩm 
dở dang cuối kỳ = 
Giá trị sản phẩm 
sản xuất trong kỳ 
Biểu 3-6: Công thức tính Giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ 
Biểu tính Giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ 
Biểu tính Giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ ghi nhận những yếu tố chi phí được sử 
dụng nhằm mục đích tính toán Giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ. Biểu 3–7 minh họa 
Biểu tính của Công ty sản xuất Olsen, trình bày chi tiết số liệu về nguyên liệu trưc tiếp 
và nhân công trực tiếp. Sau khi xem lại biểu... kết hợp với biểu..., chúng ta có thể phân 
biệt được “Tổng chi phí sản xuất” với “Giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ”. Khác biệt 
là ở sự thay đổi về khối lượng sản phẩm dở dang trong kì. 
Công ty sản xuất Olsen 
Biểu tính giá trị sản phẩm sản xuất trong kì 
Cho năm tài khóa kết thúc 31/12/2012 
Tồn kho sản phẩm dở dang, 1/1 $18.400 
Nguyên vật liệu trực tiếp 
Tồn kho nguyên vật liệu thô, 1/1 $16.700 
Nguyên vật liệu thô mua vào 152.500 
Nguyên vật liệu thô hiện có 169.200 
Trừ: Tồn kho nguyên vật liệu thô, 31/12 22.800 
Nguyên vật liệu trực tiếp đã sử dụng $146.400 
Nhân công trực tiếp 175.600 
Chi phí sản xuất khác 
Nhân công gián tiếp 14.300 
Bảo trì nhà máy 12.600 
Mua sắm thiết bị 10.100 
Khấu hao 9.440 
Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1)
Doanh thu – Chi phí 
86 ACC202_Bai3_v1.0013107218 
Bảo hiểm 8.360 
Tổng chi phí sản xuất khác 54.800 
Tổng chi phí sản xuất 376.800 
Tổng giá trị sản phẩm dở dang 395.200 
Trừ: Tồn kho sản phẩm dở dang, 31/12 25.200 
Giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ $370.000 
Biểu 3-7: Biểu tính Giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ 
Bảng cân đối kế toán 
Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp thương mại dịch vụ chỉ trình bày một khoản 
mục hàng tồn kho. Tuy nhiên, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp sản xuất có thể 
bao gồm 3 khoản mục hàng tồn kho, minh họa ở Biểu 3–8 . 
Tồn kho nguyên vật liệu thô Tồn kho sản phẩm dở dang Tồn kho sản phẩm cuối 
Trình bày giá trị nguyên liệu 
thô hiện có 
Trình bày giá trị của sản phẩm 
đã được bắt đầu sản xuất nhưng 
chưa hoàn thiện 
Trình bày giá trị sản phẩm cuối 
hiện có, chưa được đưa vào 
tiêu thụ 
Biểu 3-8: Khoản mục hàng tồn kho trong doanh nghiệp sản xuất 
Khái niệm Tồn kho sản phẩm cuối của doanh nghiệp sản xuất có ý nghĩa tương đương 
với khái niệm Hàng tồn kho của doanh nghiệp thương mại, dịch vụ. Hai khái niệm này 
đều hàm ý những sản phẩm đã sẵn sàng đưa vào tiêu thụ. 
Khoản mục “Tài sản ngắn hạn” trình bày trong biểu thể hiện sự khác nhau về danh 
mục hàng tồn kho giữa doanh nghiệp thương mại dịch vụ và doanh nghiệp sản xuất. 
Doanh nghiệp sản xuất sắp xếp danh mục hàng tồn kho dựa trên tính thanh khoản – 
theo thứ tự về khả năng thu được tiền mặt. Do vậy, Tồn kho sản phẩm cuối xếp trên. 
Phần còn lại của Bảng cân đối kế toán là tương tự cho 2 loại hình doanh nghiệp. 
Doanh nghiệp thương mại dịch vụ Doanh nghiệp sản xuất 
Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán 
Thời điểm 31/12/2012 Thời điểm 31/12/2012 
Tài sản ngắn hạn Tài sản ngắn hạn 
Tiền mặt $100.000 Tiền mặt $180.000 
Các khoản phải thu ròng 210.000 Các khoản phải thu ròng 210.000 
Hàng tồn kho 400.000 Hàng tồn kho 
Chi tiêu trả trước 22.000 Tồn kho sản phẩm cuối 80.000 
Tổng tài sản ngắn hạn $732.000 Tồn kho sản phẩm 
dở dang 
25.200 
 Tồn kho nguyên liệu thô 22.800 128.000 
 Chi tiêu trả trước 18.000 
 Tổng tài sản ngắn hạn $536.000 
Biểu 3-8: Khoản mục Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp sản xuất 
và doanh nghiệp thương mại dịch vụ 
Từng công đoạn trong một vòng quay kế toán cũng tương tự như nhau trong 2 lọai 
hình doanh nghiệp. Chẳng hạn như trước kì báo cáo, doanh nghiệp sản xuất có thể tạo 
ra những bút toán điều chỉnh. Khái niệm bút toán điều chỉnh và bút toán kết chuyển 
cũng tương tự đối với doanh nghiệp thương mại dịch vụ. 
Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1)
Doanh thu – Chi phí 
ACC202_Bai3_v1.0013107218 87 
Tóm lược cuối bài 
 Xác định 3 loại chi phí sản xuất 
Chi phí sản xuất được phân thành 3 loại: (1) chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, (2) chi phí nhân 
công trực tiếp và (3) chi phí sản xuất chung. Những nguyên vật liệu trực tiếp cấu thành nên 
sản phẩm cuối trong quá trình sản xuất được gọi là nguyên vật liệu trực tiếp. Nhân công trực 
tiếp là công việc trực tiếp biến nguyên vật liệu thành sản phẩm cuối trong quá trình sản xuất 
của người lao động. Chi phí sản xuất khác bao gồm những loại chi phí có liên hệ gián tiếp với 
quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm cuối. 
 Phân biệt giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kì 
 Chi phí sản phẩm là những chi phí có vai trò không thể thiếu trong quá trình sản xuất ra 
sản phẩm cuối. Doanh nghiệp ghi nhận chi phí sản phẩm vào tài khoản Hàng tồn kho. 
Theo đó, những loại chi phí này không thể trở thành chi tiêu cho đến khi doanh nghiệp 
tiêu thụ hết hàng tồn kho. 
 Chi phí thời kì là chi phí gắn liền với doanh thu ở một thời điểm nhất định, không đóng 
góp vào chi phí của sản phẩm tiêu thụ. Chi phí thời kì còn được gọi là chi phí phi sản xuất 
và không được ghi vào tài khoản Hàng tồn kho. 
 Giải thích sự khác nhau về Báo cáo kết quả kinh doanh giữa doanh nghiệp sản xuất và 
doanh nghiệp thương mại dịch vụ 
Sự khác nhau trong báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thương mại dịch vụ và 
doanh nghiệp sản xuất là ở tài khoản “Giá vốn hàng bán”. Tài khoản này trong báo cáo kết 
quả kinh doanh của doanh nghiệp sản xuất chỉ ra giá trị hàng tồn kho sản phẩm hoàn thành 
đầu kỳ và cuối kỳ và giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ. 
 Chỉ ra giá trị sản phẩm sản xuất trong kì được xác định như thế nào? 
Doanh nghiệp cộng dồn Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ vào tổng chi phí sản xuất cho năm 
hiện hành để tính được tổng giá trị sản phẩm dở dang cho năm hiện hành, sau đó trừ đi giá trị 
sản phẩm dở dang cuối kì để tìm ra giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ. 
 Giải thích sự khác nhau trong Bản cân đối kế toán giữa doanh nghiệp sản xuất và 
doanh nghiệp thương mại dịch vụ 
Đó là sự khác nhau thể hiện ở Bảng cân đối kế toán. Khoản mục “Tài sản ngắn hạn” trong 
Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp sản xuất trình bày 3 loại hàng tồn kho: tồn kho sản 
phẩm cuối, tồn kho sản phẩm dở dang và tồn kho nguyên vật liệu thô. 
Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1)
Doanh thu – Chi phí 
88 ACC202_Bai3_v1.0013107218 
Câu hỏi ôn tập 
1. Chi phí sản xuất được phân loại như thế nào? 
2. Vinh cho rằng sự khác nhau giữa nguyên vật liệu trực tiếp và gián tiếp dựa hoàn toàn vào sự 
liên hệ trực tiếp tới sản phẩm. Vinh có đúng không? Giải thích. 
3. Sarah Limoges nhầm lẫn sự khác nhau giữa chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ. Giải thích 
sự khác nhau đó. 
4. Phân biệt sự khác nhau ở phần Giá vốn hàng bán trên Báo cáo kết quả kinh doanh giữa 
doanh nghiệp thương mại dịch vụ và doanh nghiệp sản xuất. 
5. Xác định chi phí sản phẩm sản xuất trong kỳ bao gồm những yếu tố sau: (A) Tồn kho sản 
phẩm dở dang đầu kỳ, (B) tổng chi phí sản xuất, (C) tồn kho sản phẩm dở dang cuối kỳ. 
Xác định “x” trong những công thức sau đây: 
(a) A + B = x 
(b) A + B – C = x 
6. Công ty sản xuất Hammen có tồn kho nguyên vật liệu thô đầu kỳ 12 ngàn đô la, tồn kho 
nguyên vật liệu thô cuối kỳ 15 ngàn đô, và thu mua nguyên vật liệu thô cuối kỳ 170 ngàn đô. 
Xác định giá trị nguyên vật liệu trực tiếp đã sử dụng trong kỳ. 
7. Tập đoàn sản xuất Conrad có tồn kho sản phẩm dở dang đầu kỳ 26 ngàn đô, nguyên vật liệu 
trực tiếp sử dụng trong kỳ 240 ngàn đô, chi phí nhân công trực tiếp 200 ngàn đô, tổng chi phí 
sản xuất chung 180 ngàn và tồn kho sản phẩm dở dang cuối kỳ 32 ngàn đô. Xác định tổng 
chi phí sản xuất. 
8. Sử dụng số liệu trong câu 16, xác định (a) tổng chi phí sản phẩm dở dang và (b) giá trị sản 
phẩm sản xuất trong kỳ. 
Bài 3: Kế toán các yếu tố cơ bản của BCTC (phần 1)
Doanh thu – Chi phí 
ACC202_Bai3_v1.0013107218 89 
Bài tập thực hành 
Bài 1: Tháng 1/2012, công ty đồ gỗ Puma hoàn thành chuyển giao cho khách hàng một lô hàng 
trị giá 241 triệu đồng, giá thành sản xuất của lô hàng 160 triệu đồng, khách hàng cam kết 
thanh toán vào ngày 15/3. Chi phí vận chuyển: 3 triệu đồng, Puma chịu và đã thanh toán 
bằng tiền mặt. Yêu cầu: 
1. Định khoản nghiệp vụ trên. 
2. Giả sử ngày 2/3, khách hàng trả lại một số hàng do không đảm bảo chất lượng (giá 
bán: 32 triệu đồng, giá vốn: 21 triệu đồng), Puma đã kiểm tra và nhập lại số hàng trên. 
Hãy định khoản nghiệp vụ tại ngày 2/3. 
Bài 2: Tập đoàn Craig ghi nhận những chi phí sau trong quá trình sản xuất 
Nguyên vật liệu 
đã dùng trong SP $100.000 Chi phí quảng cáo $45.000
Khấu hao nhà xưởng 60.000 Thuế BĐS (nhà xưởng) 14.000
Thuế BĐS (cửa hàng) 7.500 Chi phí vận chuyển 21.000
Lương cho công nhân sản xuất 110.000 Tiền hoa hồng 35.000
Thiết bị nhà xưởng đã dùng 23.000 Lương cho nhân viên bán hàng 50.000
Giá trị sản phẩm dở dang là $12.000 tại thời điểm 1/1 và $15.500 tại thời điểm 31/12. Giá 
trị sản phẩm cuối là $60.000 tại thời điển 1/1 và $55.600 tại thời điểm 31/12. 
Yêu cầu: 
a) Tính giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ. 
b) Tính giá vốn hàng bán. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_nguyen_ly_ke_toan_bai_3_ke_toan_cac_yeu_to_co_ban.pdf