Bài giảng mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ

Bài 2. Tháo – lắp động cơ Thời gian: 24

giờ

*. Mục tiêu của bài:

- Trình bày được trình tự và yêu cầu kỹ thuật tháo – lắp động cơ;

- Tháo - lắp được các bộ phận của động cơ theo đúng trình tự, đảm bảo yêu cầu kỹ

thuật;

- Chấp hành đúng quy trình, quy phạm trong nghề công nghệ ô tô

- Thể hiện tính kỷ luật, cẩn thận, tỉ mỉ trong qúa trình luyện tập.

*. Nội dung bài:

1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật tháo – lắp động cơ

2. Thực hành tháo - lắp động cơ

2.1. Chuẩn bị

2.2. Trình tự thực hiện

2.2.1. Vệ sinh bên ngoài

2.2.2. Tháo rời các chi tiết ra khỏi động cơ

2.2.3. Vệ sinh làm sạch các chi tiết

2.2.4. Lắp các chi tiết vào động cơ

2.3. Vệ sinh công nghiệp

1. Trình tự và yêu cầu kỹ thuật tháo – lắp động cơ

1.1 .Chuẩn bị.

1.1.1.Chuẩn bị dụng cụ tháo lắp:

Clê (tự chọn),cảo(vam) búa sắt,búa cao su,dụng cụ tháo xu páp,tuýt tháo buji,tua

vít dẹt,kím dẹt,kìm tháo phanh.

1.1.2. Chuẩn bị dụng cụ kiểm tra và mô hình học cụ:

- Mô hình học cụ : Dùng để tháo lắp gồm

01 Động cơ xe KiA ; 01 Động cơ xe Huynđai; 01 Động cơ xe TOYOTA;

- Dụng cụ kiểm tra: Bàm máp, căn lá, thước cặp, đồng hồ so, pan me đo

trong, đo ngoài, bột màu, cân lực.

1.1.3. Chuẩn bị nguyên vật liệu:

Xăng, dầu rửa khay đựng, rẻ lau, bìa cắt đệm, kéo cắt đệm, keo làm kín

Bài giảng mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ trang 1

Trang 1

Bài giảng mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ trang 2

Trang 2

Bài giảng mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ trang 3

Trang 3

Bài giảng mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ trang 4

Trang 4

Bài giảng mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ trang 5

Trang 5

Bài giảng mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ trang 6

Trang 6

Bài giảng mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ trang 7

Trang 7

Bài giảng mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ trang 8

Trang 8

Bài giảng mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ trang 9

Trang 9

Bài giảng mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 38 trang xuanhieu 5380
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ

Bài giảng mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa cơ động cơ
 yêu cầu mặt nghiêng ở đầu xu páp phải bóng láng, không có vết 
chỉ nào và có vết sáng nặng phía trong mặt nghiêng, bề rộng khoảng 1,5 - 2mm, đồng 
thời phải đảm bảo độ kín của xupáp lúc tiếp xúc với đế. Độ kín của xu páp có thể 
tiến hành kiểm tra như đã hướng dẫn ở phần trên. 
 - Sửa chữa thân xupáp bị cong: 
 Khi thân xupáp bị cong thì phải nắn lại rồi mới mài, còn trường hợp chỉ bị mòn 
thì phải mài hoặc thay xupáp mới, đồng thời thay luôn cả ống dẫn hướng để bảo đảm 
khe hở lắp ghép. 
 Khi sửa chữa, phải đảm bảo đường kính thân xu páp nằm trong giới hạn cho 
phép, độ cong trên chiều dài 100mm không được lớn hơn 0,03 mm, độ côn và độ 
ôvan không được lớn hơn 0,02 mm. 
 28 
 Đá mài 
 Khối V 
 Xu páp 
 Hình 3- 10. Mài đuôi xu páp 
 - Sửa chữa đuôi xupáp: 
 Khi mặt đầu hay mặt tiếp xúc của đuôi xupáp với con đội hoặc đòn gánh bị mòn 
một vẹt hoặc không bằng phải có thể mài lại. 
 1.2.1.2. Sửa chữa đế xu páp. 
 a, Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. 
 - Đế hay bệ xu páp thường có những hư hỏng như: mặt tiếp xúc với xu páp bị 
mòn hoặc cháy rỗ, do chịu nhiệt độ cao, do tác dụng của dòng khí và do ăn mòn hoá 
học. 
 - Đế xu páp bị nứt, vỡ do va đập mạnh với đầu xu páp. 
 b, Phương pháp kiểm tra phát hiện hư hỏng: 
Khi đế xu páp bị mòn, cháy rỗ hặc nứt vỡ có thể kiểm tra bằng mắt thường. 
 c, Phương pháp sửa chữa 
 - Khi đế xu páp bị mòn và cháy rỗ ít thì có thể tiến hành cạo sạch muội than 
bám vào , sau đó dùng xăng rửa sạch rồi rà trực tiếp với xu páp. 
 - Trường hợp đế xu páp bị mòn và cháy rỗ nhiều, phải dùng máy mài chuyên 
dùng để mài hoặc doa trên máy doa. 
 - Đế xu páp mòn thấp hơn bề mặt ngang 2 mm hoặc nứt vỡ đều được thay thế 
và ép đế xu páp mới. 
 - Phương pháp rà và kiểm tra độ kín tương tự như trường hợp rà và kiểm tra độ 
kín của xu páp. 
1.2.1.3. Sửa chữa ống dẫn hướng xu páp. 
 a, Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. 
 ống dẫn hướng xu páp thường bị mòn do ma sát với thân xu páp và điều kiện bôI 
 29 
trơn khó khăn. 
 b, Phương pháp kiểm tra phát hiện hư hỏng . 
 Muốn kiểm tra khe hở của ống dẫn hướng và xu páp, trước hết phải làm sạch ống 
dẫn hướng bằng bàn chải cước hoặc dụng cụ làm sạch bằng lưỡi có thể điều chỉnh 
được sau đó kiểm tra độ mòn của ống dẫn hướng bằng các phương pháp sau: 
 - Dùng xu páp mới cắm vào ống dẫn hướng, cho đầu xupáp cao hơn mặt 
phẳng thân mày khoảng 9 mm, dùng đầu đo của đồng hồ so chạm vào mép xu páp 
rồi lắc đầu xu páp để xác định sự dịch chuyển sang bên của xu páp. Nếu khe hở xu 
páp nạp vượt quá 0,25 mm và xu páp xả vượt quá 0,3 mm thì phải thay ống dẫn 
hướng. 
 Dụng cụ đo 
 lỗ nhỏ 
 Dụng cụ đo lỗ 
 nhỏ 
 Ống dẫn hướng 
 Pan me đo Lấy số đo tại 3 vị 
 ngoài trí 
 Nắp máy 
 Hình 3- 11. Kiểm tra độ mòn ống dẫn hướng bằng dụng cụ đo lỗ nhỏ và pan me 
 - Sử dụng một loại dụng cụ đo lỗ nhỏ (hình 3- 11) để kiểm tra độ mòn của ống 
dẫn hướng, điều chỉnh đầu đo sao cho đầu tròn tách ra vừa khít nhẹ trong ống dẫn 
hướng, sau đó dùng pan me đo ngoài để đo đường kính đầu tròn của dụng cụ đo. 
 - Ngoài ra, có thể kiểm tra lắp xu páp vào ống dẫn hướng rồi kéo xu páp lên 
xuống nhiều lần, cuối cùng bỏ tay ra, nếu xu páp tự dịch chuyển xuống nhờ trọng 
lượng của nó thì khe hở lắp ghép vừa phải, còn nếu xu páp không dịch chuyển xuống 
dưới được thì khe hở quá chặt. 
 c, Phương pháp sửa chữa. 
 Nếu ống dẫn hướng bị mòn quá giới hạn cho phép, không đảm bảo khe hở giữa 
xu páp và ống dẫn hướng thì phải thay mới. 
 1.2.1.4. Sửa chữa lò xo xu páp. 
 a, Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng. 
 Trong quá trình làm việc lò xo thường bị nứt gãy, cong, giảm độ đàn hồi. Do chịu 
 30 
lực uốn, lực nén và mô men xoắn. 
 b, Phương pháp kiểm tra phát hiện hư hỏng. 
 - Kiểm tra các vết nứt hoặc các hư hỏng khác trên mỗi vòng lò xo bằng
phương pháp quan sát. 
 - Muốn kiểm tra độ đàn hồi của lò xo có thể dùng một số phương pháp sau 
đây: 
 Bộ kiểm 
 tra lò xo 
 Lò xo 
 Tay vặn 
 Hình 3- 12. Dùng dụng cụ chuyên dùng kiểm tra lò xo 
 + Dùng dụng cụ chuyên dùng (hình 3- 12). 
 Điều chỉnh tay vặn để chiều dài lò xo đúng quy định, tuỳ theo mỗi loại lò xo. 
Dùng lực ép cho đến khi nghe tiếng click thì dừng lại và đọc mô men trên cần xiết và 
nhân số đọc được với 2. 
 + Dùng bàn cân: 
 Khi dùng bàn cân để đo độ đàn hồi của lò xo phải đặt lò xo lên bàn cân, khi ấn lò 
xo xuống đến chiều dài quy định, yêu cầu lực chỉ trên cân phải lớn hơn lực nén quy 
định, thường lực căng lò xo không được nhỏ hơn 1/10 lực căng ban đầu. 
 + Dùng lò xo mới 
 Khi dùng lò xo mới để so sánh với lò xo cũ, phải đặt lò xo cũ và lò xo mới nối 
tiếp nhau rồi dùng êtô ép. Lò xo cũ có độ đàn hồi kém thì chiều dài sẽ ngắn hơn so 
với lò xo mới. Tuỳ theo chiều dài hay độ đàn hồi này mà quyết định lo xo còn dùng 
được hay không. 
 Trong thực tế sử dụng, tuỳ theo loại động cơ, lực ép và chiều dài lò xo khi ép mà 
có quy định cụ thể, cũng có thể lấy trong phạm vi sau đây: ép lò xo xuống còn 4/5 
chiều dài tự do thì lực ép phải đạt được trên 15 kg. 
 - Muốn kiểm tra chiều dài tự do của lò xo (hình 3- 13) 
 Dùng thước cặp để đo chiều dài tự do của lò xo, tất cả các lò xo cho phép sai lệch 
1,6 mm của chiều dài tự do được nhà chế tạo quy định. 
 31 
 Thước cặp 
 Chiều dài tự do 
 Lò xo 
 Hình 3- 13. Kiểm tra chiều dài tự do của lò xo 
 - Kiểm tra độ thẳng đứng của lò xo (hình 3- 14) 
 Kiểm tra độ thẳng đứng của lò xo bằng cách đặt đặt đầu cuối lò xo tiếp xúc sát 
với mặt tựa của mặt phẳng như là thước vuông góc. Khe hở phía trên của lò xo và 
mặt tựa phẳng là độ không thẳng đứng theo chiều trục của lò xo. 
 Thước vuông góc 
 Không lớn 
 hơn 1,6mm 
 Hình 3- 14. Kiểm tra độ thẳng đứng của lò xo 
 c, Phương pháp sửa chữa 
 - Khi lò xo bị nứt, gãy đều phải thay lò xo mới. 
 - Khi độ đàn hồi của lò xo kém nên thay mới nhưng cũng có thể nhiệt luyện lại 
để dùng. Trong trường hợp đặc biệt có thể lắp thêm đệm có chiều dày nhất định 
nhưng không được lớn hơn 2 mm. 
1.2.2. Quy trình sửa chữa cơ cấu dẫn động xu páp 
1.2.2.1. Sửa chữa đũa đẩy. 
a, Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng 
 - Trong quá trình làm việc, đũa đẩy có thể bị cong và mòn ở mặt tiếp xúc với vít 
điều chỉnh khe hở nhiệt. 
 32 
 b, Phương pháp kiểm tra. 
 - Bằng phương pháp quan sát để xác định cong và mòn của đũa đẩy. 
 c, Phương pháp sửa chữa. 
 - Sửa chữa đũa đẩy: Nếu đũa đẩy bị cong thì nắn lại, nếu đũa đẩy bị mòn quá thì 
phải hàn đắp rồi gia công lại. Nếu bị nứt, gãy phải thay mới đúng loại. 
 1.2.2.2. Sửa chữa cần bẩy. 
 a, Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng 
 Cần bẩy bị mòn đầu tiếp xúc với đuôi xu páp, mòn bạc xoay, nứt gãy và chờn ren 
đai ốc, vít điều chỉnh khe hở nhiệt. 
 Trục cần bẩy bị cong, bị nứt các trụ bắt trục cần bẩy. 
 Do quá trình làm việc chịu ma sát, thiếu dầu bôi trơn, thiếu chăm sóc bảo dưỡng. 
Do chịu va đập mạnh giữa các chi tiết với nhau. 
 b, Phương pháp kiểm tra. 
 Bằng phương pháp quan sát để xác định nứt, gãy, chờn ren của cần bẩy, trục cần 
bẩy và các vít và đai ốc điều chỉnh. 
 c, Phương pháp sửa chữa. 
 - Cần bẩy hay cần mở phải quay trên trục nhẹ nhàng, nhưng khe hở giữa bạc 
cần bẩy và trục cần bẩy không được vượt quá 0,15 mm, nếu lớn hơn phải thay bạc 
mới, sau khi thay bạc mới cần phải chú ý khoan lỗ dầu ở bạc, còn khe hở theo hướng 
trục thường là 0,02 – 0,06 mm, nếu lớn hơn thì phải thay vòng đệm khác. 
 - Trường hợp đầu cần bẩy tiếp xúc với đuôi xu páp bị mòn quá nhiều, nếu 
đường gân của nó có thể chạm vào đế lò xo làm cho móng hãm lò xo xu páp tuột ra 
ngoài, thì phải dũa cho đường gân thấp xuống để đảm bảo khe hở từ 1 – 1,5 mm giữa 
cần bẩy và đế lò xo, nếu không làm như vậy xu páp sẽ rơi vào xi lanh làm hỏng động 
cơ. Nếu độ mòn quá 0,5 mm và không phẳng thì phải hàn đắp và dũa phẳng. 
 - Cần bẩy bị nứt có thể hàn đắp, dũa phẳng, nếu bị gãy phải thay. 
 - Mặt cầu của vít điều chỉnh khe hở xu páp tiếp xúc với đũa đẩy bị mòn đầu xẻ 
rãnh và ren bị hỏng thì phải thay vít mới hoặc dùng giấy nhám mịn để đánh lại mặt 
cầu ở vít điều chỉnh 
 - Trục cần bẩy bị cong quá 0,1 mm phải nắn nguội bằng tay. 
 - Trục cần bẩy bị mòn quá 0,04 mm tiến hành hàn đắp và tiện láng đến kích 
thước ban đầu. Mòn thành gờ thì phải thay mới 
 - Trụ lắp trục cần bẩy bị nứt vỡ tiến hành hàn đắp và dũa phẳng. 
 Sau khi sửa chữa, khi lắp ghép cần bẩy phải đảm bảo tiếp xúc đều và chính diện 
với đuôi xu páp. Trường hợp này có thể kiểm tra bằng cách dùng phấn bôi vào mặt 
tiếp xúc của đầu cần bẩy. 
1.2.3. Sửa chữa trục cam và con đội 
 33 
1.2.3.1. Sửa chữa trục cam. 
 Trục cam hay trục phối khí được chế tạo bằng thép các bon hay thép hợp kim, 
được gia công nhiệt luyện và mài bóng, điều kiện bôi trơn tương đối tốt nên mòn 
chậm. Do đó, chỉ 2 - 3 lần sửa chữa lớn mới mài lại trục cam. 
 - Mặt cam không được mòn quá 0,5 - 0,8 mm, nếu mòn quá trị số này thì phải 
mài láng trên máy mài hoặc máy tiện chuyên dùng. Trường hợp, mặt cam bị mòn quá 
mà chiều dày lớp thấm than hay các bon chỉ còn nhỏ hơn 0,6 mm thì có thể hàn đắp 
bằng que hàn hợp kim đặc biệt rồi mài theo kích thước quy định. Khi cần thiết phải 
thay trục cam mới. 
 - Trục cam bị cong không quá 0,025 mm, nếu vượt quá giá trị đó có thể nắn lại 
bằng cách ép nguội để khỏi làm ảnh hưởng đến thời gian phối khí và độ mở của xu 
páp cũng như sự mài mòn cổ trục và bạc lót. 
 - Khi khe hở lắp ghép giữa cổ trục cam và bạc lót lớn hơn 0,2 mm thì phải thay 
bạc mới. Độ dôi lắp ghép giữa bạc lót và gối đỡ thường bằng 0,01 - 0,08 mm. 
 Đồng hồ so 
 Hình 3- 25. Kiểm tra độ dịch dọc của trục cam 
 Để thay thế bạc lót trục cam bị mòn hoặc hư hỏng, bằng cách sử dụng một dụng 
cụ lắp bạc bằng ren (hình 3- 26) hay một đầu đóng (hình 3- 27) Sau khi lắp bạc vào 
gối đỡ trục cam, yêu cầu các lỗ dầu trong bạc phải trùng với các lỗ dầu trong nắp 
máy hoặc thân máy và cần phải kiểm tra độ dịch dọc của trục cam bằng căn lá hoặc 
đồng hồ đo (hình 3- 25). 
 34 
 Dụng cụ thay bạc lót trục cam 
 Hình 3- 26. Thay bạc lót trục cam bằng cảo 
 Đầu đóng 
 Đầu đóng 
 Hình 3- 27. Thay bạc lót trục cam bằng một đầu đóng 
1.2.3.2.Sửa chữa con đội. 
 a, Hiện tượng và nguyên nhân như hỏng 
 Trong quá trình làm việc, đặc biệt là con đội hình nấm, hình trụ thường bị mòn 
lõm và mòn lệch . 
 - Thân con đội bị mòn côn, mòn méo, bị nứt vỡ; 
 - Đối với con đội dùng cho xu páp đặt bị chờn cháy ren bu lông, đai ốc điều 
chỉnh, mòn đầu tiếp xúc với đuôi xu páp. 
 - Đối với con đội thuỷ lực: mòn các van, hỏng lò xo. 
 - Đối với con đội con lăn, ngoài hiện tượng mòn mặt tiếp xúc với cam còn bị 
mòn ở các chốt bạc. 
 35 
 b, Nguyên nhân hư hỏng: 
 - Do các chi tiết chịu lực ma sát lớn trong quá trình làm việc, thiếu dầu bôi trơn, 
dầu bôi trơn bẩn. 
 - Do quá trình lắp ghép chưa đúng kỹ thuật, điều chỉnh, bảo dưỡng không đúng 
định kỳ. 
 Thước thẳng 
 Chân con đội 
 Con đội 
 Đầu con đội 
 Lồi 
 Lồi Bằ ng Lõm 
 a) Chân con đội lồi b) Chân con đội phẳng, lõm 
 có thể dùng được không thể dùng được 
 Hình 3- 17. Kiểm tra mòn mặt tiếp xúc của con đội 
c, Phương pháp kiểm tra phát hiện hư hỏng. 
 Có thể kiểm tra bằng mắt thường hoặc dụng cụ đo kiểm tra phát hiện hư hỏng của 
con đội. 
d, Phương pháp sửa chữa con đội. 
 - Sửa chữa mặt tiếp xúc của con đội 
 Bề mặt tiếp xúc của đầu con đội không được mòn sâu quá 0,1 mm, nếu vượt quá 
thì phải mài lại, cho phép mài vát xung quanh và mài phẳng nếu không có máy mài 
định hình mặt cầu. 
 - Thân con đội mòn côn, mòn méo quá 0,04 mm hoặc bị nứt vỡ thì phải thay 
mới. Chú ý khi thay con đội phải theo kích thước sửa chữa của ống dẫn hướng của 
nó ở thân máy, khe hở giữa con đội với ống dẫn hướng trong phạm vị 0,018 – 0,09 
mm. 
 - Các bu lông, đai ốc điều chỉnh bị chờn ren, nứt gãy đều phải thay mới, sau đó 
phải điều chỉnh lại khe hở nhiệt đúng quy định của từng loại động cơ. 
 36 
 Sau khi sửa chữa con đội cần đảm bảo khe hở lắp ghép giữa con đội và ống dẫn 
hướng của nó, tuỳ theo mỗi loại động cơ nhưng thường khe hở này không được vượt 
quá 0,6 mm. 
1.2.4.Quy trình sửa chữa bộ truyền động trục cam 
 1.2.4.1. Hiện tượng hư hỏng . 
 Trong quá trình làm việc bộ truyền động trục cam thường có các hiện tượng hư 
 hỏng như: 
 - Bánh răng dẫn động trục cam , trong quá trình làm việc mạt tiếp xúc của răng 
có thể bị mòn, tróc rỗ và dính. Ngoài ra, đôi khi có răng còn bị gãy nhưng hiện tượng 
hư hỏng hay gặp nhất là mặt tiếp xúc của răng bị mòn, dẫn đến khe hở ăn khớp của 
các bánh răng quá lớn, động cơ làm việc có tiêng kêu. 
 - Trong quá trình làm việc, xích bị mòn nhiều, đặc biệt là bạc và chốt, làm cho 
bước xích tăng lên, nên không ăn khớp với đĩa xích. Khi động cơ làm việc, đặc biệt 
là khi tốc độ thay đổi hoặc tải trọng tăng thì dễ bị tuột xích và có tiếng kêu. 
 - Trong quá trình làm việc đai sẽ bị dãn theo thời gian dẫn tới hiện tượng bị 
trượt khi làm việc với tải trọng lớn. 
 1.2.4.2. Nguyên nhân hư hỏng. 
 - Do các chi tiết chịu ma sát lớn trong quá trình làm việc, thiếu dầu bôi trơn, 
dầu bôi trơn bẩn. 
 - Do quá trình lắp ghép không đúng yêu cầu kỹ thuật, bảo dưỡng không đúng 
định kỳ. 
1.2.4.3.Phương pháp kiểm tra. 
 - Bánh răng cam hoặc xích hay dây đai dẫn động: có thể dùng kính phóng đại 
hoặc mắt thường để kiểm tra phát hiện hư hỏng. 
 - Kiểm tra độ mòn của bánh răng cam 
 Muốn kiểm độ mòn của bánh răng cam bằng cách kiểm tra khe hở ăn khớp giữa 
bánh răng cam với bánh răng trục khuỷu. 
 Có thể dùng căn lá đo ở ba vị trí cách nhau 1200 rồi lấy trị số trung bình hoặc 
dùng dây chì có đường kính 1 - 2 mm đặt vào giữa hai bánh răng ăn khớp rồi quay 
bánh răng, sau đó lấy ra và dùng pan me hoặc thước cặp để đo chiều dày của dây chì 
sau khi bị ép. 
 1.2.4.4. Phương pháp sửa chữa. 
 - Bánh răng dẫn động trục cam bị mòn quá phải thay mới hoặc hàn đắp và gia 
công lại. 
 - Nếu xích dẫn động bị rão quá thì phải thay mới và tuỳ từng trường hợp mà 
thay cả đĩa xích cho thích hợp. Trong một số trường hợp, nếu không có điều kiện 
thay mới, có thể lộn xích lại bằng cách tháo rời các mắt xích rồi xoay chốt và bạc 
 37 
một góc 900 theo đường tâm để khôI phục lại bước xích ban đầu nhưng phương pháp 
này ít được sử dụng vì xích sử dụng lại không được lâu. 
 - Khi đĩa xích bị mòn phải thay mới hoặc hàn đắp và gia công lại. 
 - Thay thế dây đai mới nếu phát hiện bất cứ hiện tượng hư hỏng nào ở dây đai. 
2. Thực hành bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu phân phối khí. 
2.1. Chuẩn bị 
2.2. Trình tự thực hiện 
2.2.1. Tháo cơ cấu phân phối khí; 
2.2.2. Bảo dưỡng sửa chữa cơ cấu phân phối khí; 
2.2.3. Lắp cơ cấu phân phối khí; 
2.3. Vệ sinh công nghiệp 
 XÁC NHẬN KHOA 
 Bài giảng mô đun “Bảo dưỡng và sửa chữa động cơ” đã bám sát các nội 
dung trong chương trình môn học, mô đun. Đáp ứng đầy đủ các nội dung về kiến 
thức, kỹ năng, năng lực tự chủ trong chương trình môn học, mô đun. 
Đồng ý đưa vào làm Bài giảng cho môn học, mô đun Bảo dưỡng và sửa chữa động 
cơ thay thế cho giáo trình. 
 Người biên soạn Lãnh đạo Khoa 
 ( Ký, ghi rõ họ tên) ( Ký, ghi rõ họ tên) 
 38 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_mo_dun_bao_duong_va_sua_chua_co_dong_co.pdf