Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 6: Quy trình kiểm toán và Báo cáo kiểm toán - Phạm Thanh Thủy
6.1.1. Khái niệm, mục tiêu và vai trò
Khái niệm
Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc xây dựng:
• Chiến lược kiểm toán tổng thể;
• Kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán.
Mục tiêu: Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc lập kế
hoạch kiểm toán là để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu
quả.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 6: Quy trình kiểm toán và Báo cáo kiểm toán - Phạm Thanh Thủy", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lý thuyết kiểm toán - Bài 6: Quy trình kiểm toán và Báo cáo kiểm toán - Phạm Thanh Thủy
v2.0017109212 BÀI 6: QUY TRÌNH KIỂM TOÁN VÀ BÁO CÁO KIỂM TOÁN 1 TS. Phạm Thanh Thủy Giảng viên Học viện Ngân hàng v2.0017109212 Tình huống khởi động bài 2 • Hàng tồn kho có sai sót do một số lô hàng vẫn còn trong kho nhưng đã được ghi nhận bán trước ngày kết thúc kỳ kế toán với giá vốn là 100 triệu đồng, giá bán là 150 triệu đồng. Tổng giá trị hàng tồn kho cuối kỳ là 80 triệu đồng, chiếm 35% giá trị tổng tài sản. Lợi nhuận trước thuế trong kỳ của Công ty là 65 triệu đồng. Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán không điều chỉnh sai sót này. Sai sót được coi là trọng yếu và có ảnh hưởng lan rộng đến nhiều khoản mục trên báo cáo tài chính, đặc biệt là lợi nhuận trước thuế. • Đặt câu hỏi: Theo anh (chị) trong trường hợp này kiểm toán viên sẽ phát hành báo cáo kiểm toán dạng nào? v2.0017109212 Mục tiêu bài học Trình bày được nội dung cơ bản quy trình kiểm toán.01 Phân biệt được các dạng báo cáo kiểm toán.02 3 v2.0017109212 Cấu trúc bài học Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán6.1 Giai đoạn thực hiện kiểm toán6.2 Giai đoạn hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán6.3 4 v2.0017109212 6.1. Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 5 6.1.1. Khái niệm, mục tiêu và vai trò 6.1.2. Chiến lược kiểm toán tổng thể 6.1.3. Kế hoạch kiểm toán v2.0017109212 6.1.1. Khái niệm, mục tiêu và vai trò 6 Khái niệm Lập kế hoạch kiểm toán bao gồm việc xây dựng: • Chiến lược kiểm toán tổng thể; • Kế hoạch kiểm toán cho cuộc kiểm toán. Mục tiêu: Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán trong việc lập kế hoạch kiểm toán là để đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách có hiệu quả. v2.0017109212 6.1.1. Khái niệm, mục tiêu và vai trò Vai trò • Kế hoạch kiểm toán phù hợp sẽ đem lại lợi ích cho việc kiểm toán báo cáo tài chính; • Trợ giúp kiểm toán viên trong việc quan tâm đúng mức đến các phần quan trọng của cuộc kiểm toán; • Trợgiúp kiểm toán viên xác định và giải quyết các vấn đề có thể xảy ra một cách kịp thời; • Trợgiúp kiểm toán viên tổ chức và quản lý cuộc kiểm toán một cách thích hợp nhằm đảm bảo cuộc kiểm toán được tiến hành một cách đúng thời hạn và có hiệu quả; • Hỗ trợ trong việc lựa chọn nhóm kiểm toán có khả năng và chuyên môn phù hợp để giải quyết các rủi ro đã được xác định trước, và phân công công việc phù hợp cho từng thành viên; • Tạo điều kiện cho việc chỉ đạo, giám sát nhóm kiểm toán và soát xét công việc của họ; • Hỗ trợ và phối hợp công việc do các kiểm toán viên khác và các chuyên gia thực hiện. 7 v2.0017109212 6.1.2. Chiến lược kiểm toán tổng thể 8 Kế hoạch chiến lược: Là định hướng cơ bản, nội dung trọng tâm và phương pháp tiếp cận chung của cuộc kiểm toán do cấp chỉ đạo vạch ra dựa trên hiểu biết về tình hình hoạt động và môi trường kinh doanh của đơn vị được kiểm toán. Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể để xác định phạm vi, lịch trình và định hướng của cuộc kiểm toán, và lập kế hoạch kiểm toán. v2.0017109212 6.1.2. Chiến lược kiểm toán tổng thể 9 Nội dung cơ bản của chiến lược kiểm toán tổng thể: • Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động, các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến doanh nghiệp; • Tìm hiểu chính sách kế toán và chu trình kinh doanh quan trọng, tìm hiểu chu trình khóa sổ, lập và trình bày báo cáo tài chính; • Đánh giá rủi ro và xác định mức trọng yếu: Phân tích sơ bộ báo cáo tài chính và xác định mức trọng yếu (kế hoạch – thực hiện); • Đánh giá về kiểm soát nội bộ ở cấp độ toàn doanh nghiệp; • Trao đổi với ban Giám đốc và các cá nhân liên quan về gian lận; • Xác định phương pháp chọn mẫu, cỡ mẫu; • Tổng hợp kế hoạch kiểm toán. v2.0017109212 6.1.3. Kế hoạch kiểm toán 10 • Kế hoạch kiểm toán được lập chi tiết hơn so với chiến lược kiểm toán tổng thể, bao gồm nội dung, lịch trình và phạm vi các thủ tục kiểm toán sẽ được các thành viên của nhóm kiểm toán thực hiện. • Kế hoạch kiểm toán là các bước công việc cụ thể được thiết lập nhằm nâng cao tính hiệu quả của công việc kiểm toán (hướng tới rủi ro), tạo điều kiện cho kiểm toán viên có thể kiểm soát được các thủ tục kiểm toán cần thực hiện và thực hiện soát xét thủ tục kiểm toán đã thực hiện. v2.0017109212 6.1.3. Kế hoạch kiểm toán 11 Kế hoạch kiểm toán Nội dung • Mục tiêu kiểm toán. • Khối lượng, phạm vi công việc. • Tình hình hoạt động kinh doanh của đơn vị. • Đánh giá kiểm soát nội bộ rủi ro kiểm soát. • Xác định phương pháp kiểm toán chủ yếu sẽ áp dụng. Nhân sự • Số lượng kiểm toán viên cần thiết tham gia cuộc kiểm toán. • Yêu cầu về chuyên môn, trình độ, năng lực, kinh nghiệm nghề nghiệp. • Yêu cầu về mức độ độc lập của kiểm toán viên. • Bố trí kiểm toán viên theo các đối tượng kiểm toán cụ thể. • Mời thêm chuyên gia. Thời gian • Số ngày công cần thiết. • Thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc. • Thời gian để phối hợp các bộ phận, các kiểm toán viên riêng lẻ. v2.0017109212 6.2. Giai đoạn thực hiện kiểm toán 12 6.2.1. Khái niệm 6.2.2. Nội dung v2.0017109212 6.2.1. Khái niệm 13 • Thực hiện kiểm toán là giai đoạn thực hiện các kế hoạch, các chương trình kiểm toán đã được hoạch định sẵn. • Thực chất đây là quá trình kiểm toán viên đi tìm kiếm các bằng chứng kiểm toán để làm cơ sở cho những nhận xét của mình trên báo cáo kiểm toán. v2.0017109212 6.2.2. Nội dung 14 • Thực hiện các nội dung của kế hoạch kiểm toán: Kiểm tra kiểm soát nội bộ, áp dụng các phương pháp và kỹ thuật kiểm toán để thu thập bằng chứng kiểm toán, thực hiện thử nghiệm cơ bản • Trao đổi với nhân viên, thành viên ban lãnh đạo đơn vị để tìm hiểu thông tin, thông báo về các sai phạm phát hiện được, tìm hiểu nguyên nhân sai phạm, trao đổi nhận xét, đánh giá của kiểm toán viên. • Phân tích, đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu được, đưa ra kết luận ở từng bước, từng thủ tục kiểm toán. • Ghi chép lại quá trình thực hiện các thủ tục kiểm toán, kết quả kiểm toán. • Trao đổi với ban quản lý đơn vị để đưa ra kết luận thống nhất về đối tượng được kiểm toán. • Lập dự thảo báo cáo kiểm toán. v2.0017109212 6.3. Giai đoạn hoàn tất và lập báo cáo kiểm toán 15 6.3.1. Nội dung công việc 6.3.2. Báo cáo kiểm toán 6.3.3. Các loại ý kiến kiểm toán v2.0017109212 6.3.1. Nội dung công việc 16 • Kiểm toán viên chính, nhóm trưởng kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ công việc kiểm toán đã thực hiện, nhằm mục đích: Đảm bảo rằng kế hoạch kiểm toán được thực hiện một cách có hiệu quả; Xem xét các ý kiến, các phát hiện của kiểm toán viên là có chính xác, đầy đủ cơ sở, bằng chứng hay không (bằng chứng có thích hợp đầy đủ); Đánh giá mục tiêu kiểm toán đã đạt được hay chưa. • Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày lập Báo cáo tài chính. • Phân tích tổng quát báo cáo tài chính của đơn vị. • Soát xét. • Cuối cùng lập báo cáo kiểm toán v2.0017109212 6.3.2. Báo cáo kiểm toán • Khái niệm • Báo cáo kiểm toán là văn bản được kiểm toán viên soạn thảo để trình bày ý kiến • chính thức của mình về tính trung thực hợp lý của những thông tin được kiểm toán. • → Báo cáo kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của công việc kiểm toán và có vai trò • hết sức quan trọng. 17 v2.0017109212 6.3.2. Báo cáo kiểm toán 18 Vai trò của báo cáo kiểm toán • Đối với người sử dụng thông tin được kiểm toán: Báo cáo kiểm toán là căn cứ để đưa ra các quyết định kinh tế, quyết định quản lý quan trọng. • Đối với kiểm toán viên: Báo cáo kiểm toán là sản phẩm của họ cung cấp cho xã hội, vì vậy nó quyết định uy tín, vị thế của kiểm toán viên và họ phải chịu trách nhiệm về ý kiến của mình. • Đối với đơn vị được kiểm toán: Tăng vị thế, uy tín của đơn vị; Cung cấp thông tin tin cậy cho các nhà quản lý. v2.0017109212 6.3.2. Báo cáo kiểm toán 19 Nội dung của báo cáo kiểm toán Báo cáo kiểm toán cho các cuộc kiểm toán được thực hiện theo các Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Tham chiếu theo VSA 700 Nội dung 21, A15 Tiêu đề báo cáo kiểm toán 22, A16 Người nhận báo cáo kiểm toán 23, A17-A19 Mở đầu của báo cáo kiểm toán 24-27,A20-A23 Trách nhiệm của Ban Giám đốc đối với báo cáo tài chính 28-33,A24-A26 Trách nhiệm của kiểm toán viên 34-37,A27-A33 Ý kiến của kiểm toán viên 38-39,A34-A36 Các trách nhiệm báo cáo khác 40, A37 Chữ ký của kiểm toán viên 41, A38-A41 Ngày ký báo cáo kiểm toán 42 Tên và địa chỉ doanh nghiệp kiểm toán v2.0017109212 6.3.3. Các loại ý kiến kiểm toán 20 Thuật ngữ liên quan • Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính cho mục đích chung: Là khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được xây dựng nhằm thỏa mãn nhu cầu chung về thông tin tài chính của số đông người sử dụng. • Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính có thể là: Khuôn khổ về trình bày hợp lý; Khuôn khổ về tuân thủ. v2.0017109212 6.3.3. Các loại ý kiến kiểm toán • Lan tỏa: Là một thuật ngữ được sử dụng, trong điều kiện có sai sót, để mô tả những ảnh hưởng của sai sót đối với báo cáo tài chính hoặc mô tả những ảnh hưởng sâu, rộng có thể có của sai sót chưa được phát hiện (nếu có) đối với báo cáo tài chính do kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp. Ảnh hưởng lan tỏa đối với báo cáo tài chính là những ảnh hưởng mà theo xét đoán của kiểm toán viên: Những ảnh hưởng này không chỉ giới hạn đến một số yếu tố, một số tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính; Kể cả chỉ ảnh hưởng giới hạn đến một số yếu tố, một số tài khoản hoặc khoản mục cụ thể của báo cáo tài chính thì những ảnh hưởng này vẫn đại diện hoặc có thể đại diện cho một phần quan trọng của báo cáo tài chính; Những ảnh hưởng này trong trường hợp liên quan đến các thuyết minh, là vấn đề căn bản để người sử dụng hiểu được báo cáo tài chính. 22 v2.0017109212 6.3.3. Các loại ý kiến kiểm toán Ý kiến kiểm toán Ý kiến chấp nhận toàn phần (VSA 700) Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (VSA 705) Ý kiến kiểm toán ngoại trừ Ý kiến kiểm toán trái ngược Từ chối đưa ra ý kiến 22 v2.0017109212 6.3.3. Các loại ý kiến kiểm toán 23 Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần là ý kiến được đưa ra khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng. Khuôn khổ về trình bày hợp lý: “Báo cáo tài chính phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với (khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng)”. Khuôn khổ về tuân thủ: “Báo cáo tài chính được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với (khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng)”. Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần (VSA 700) v2.0017109212 6.3.3. Các loại ý kiến kiểm toán 24 Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (VSA 705) • Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (ý kiến sửa đổi) trong báo cáo kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705 trong các trường hợp: (a) Dựa trên bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là tổng thể báo cáo tài chính vẫn còn sai sót trọng yếu (xem hướng dẫn đoạn A2 - A7 Chuẩn mực này); (b) Kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để kết luận rằng tổng thể báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu. v2.0017109212 6.3.3. Các loại ý kiến kiểm toán 25 Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (VSA 705) • Ý kiến kiểm toán ngoại trừ kiểm toán viên phải trình bày “ý kiến kiểm toán ngoại trừ” khi: Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính; Kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính. v2.0017109212 6.3.3. Các loại ý kiến kiểm toán 26 Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (VSA 705) • Ý kiến kiểm toán trái ngược Kiểm toán viên phải trình bày “ý kiến kiểm toán trái ngược” khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính. v2.0017109212 6.3.3. Các loại ý kiến kiểm toán 27 Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (VSA 705) • Từ chối đưa ra ý kiến Kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính. v2.0017109212 Tổng kết bài học 28 Các nội dung đã nghiên cứu: • Quy trình kiểm toán • Báo cáo kiểm toán • Các dạng ý kiến báo cáo kiểm toán
File đính kèm:
- bai_giang_ly_thuyet_kiem_toan_bai_6_quy_trinh_kiem_toan_va_b.pdf