Bài giảng Luật du lịch - Nguyễn Thị Bích Phượng

1. Tài nguyên du lịch

Có khá nhiều quan điểm được đưa ra xoay quanh khái niệm này1. Theo khoản 4

điều 4 Luật Du lịch năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên,

yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người

và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là

yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du

lịch”. Từ đó, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

- Tài nguyên du lịch là một loại tài nguyên nói chung nhưng có thể được sử dụng

nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, tức là có khả năng hấp dẫn khách cũng như có khả

năng kinh doanh du lịch. Như vậy, tài nguyên du lịch càng phong phú đặc sắc, có mức

độ tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn với khách du lịch và có hiệu quả kinh doanh

du lịch cao.

- Tài nguyên du lịch gồm hai loại: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du

lịch nhân văn.

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí

hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục

đích du lịch2. Trên thực tế, các loại tài nguyên du lịch tự nhiên không tồn tại độc lập

mà luôn tồn tại, phát triển trong cùng một không gian lãnh thổ nhất định, có mối quan

hệ qua lại tương hỗ chặt chẽ, theo những quy luật của tự nhiên.

+ Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá,

văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao

động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể

được sử dụng phục vụ mục đích du lịch3. Đây là loại tài nguyên du lịch có nguồn gốc

là do con người sáng tạo ra, có sức hấp dẫn khách du lịch và có thể khai thác phát triển

du lịch để tạo ra hiệu quả xã hội, kinh tế, môi trường.

2 hu du lịch

Khoản 7 điều 4 Luật Du lịch năm 2005 quy định: “Khu du lịch là nơi có tài

nguyên du lịch hấp dẫn với ưu thế về tài nguyên du lịch tự nhiên, được quy hoạch, đầu

tư phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về

kinh tế - xã hội và môi trường”.

2.1. Khu du lịch quốc gia

Khu du lịch có đủ các điều kiện sau đây được công nhận là khu du lịch quốc gia3:

- Có tài nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn với ưu thế về cảnh quan thiên nhiên, có

khả năng thu hút nhiều khách du lịch.

- Có diện tích tối thiểu là một nghìn héc ta.

- Có khả năng bảo đảm phục vụ ít nhất một triệu lượt khách du lịch một năm.

- Có quy hoạch phát triển khu du lịch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Có mặt bằng, không gian đáp ứng yêu cầu của các hoạt động tham quan, nghỉ

ngơi, giải trí trong khu du lịch.

- Có kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch và dịch vụ đạt tiêu chuẩn,

quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành.

- Có cơ sở lưu trú du lịch, khu vui chơi giải trí, thể thao và các cơ sở dịch vụ

đồng bộ khác.

Bài giảng Luật du lịch - Nguyễn Thị Bích Phượng trang 1

Trang 1

Bài giảng Luật du lịch - Nguyễn Thị Bích Phượng trang 2

Trang 2

Bài giảng Luật du lịch - Nguyễn Thị Bích Phượng trang 3

Trang 3

Bài giảng Luật du lịch - Nguyễn Thị Bích Phượng trang 4

Trang 4

Bài giảng Luật du lịch - Nguyễn Thị Bích Phượng trang 5

Trang 5

Bài giảng Luật du lịch - Nguyễn Thị Bích Phượng trang 6

Trang 6

Bài giảng Luật du lịch - Nguyễn Thị Bích Phượng trang 7

Trang 7

Bài giảng Luật du lịch - Nguyễn Thị Bích Phượng trang 8

Trang 8

Bài giảng Luật du lịch - Nguyễn Thị Bích Phượng trang 9

Trang 9

Bài giảng Luật du lịch - Nguyễn Thị Bích Phượng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 46 trang xuanhieu 3760
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Luật du lịch - Nguyễn Thị Bích Phượng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Luật du lịch - Nguyễn Thị Bích Phượng

Bài giảng Luật du lịch - Nguyễn Thị Bích Phượng
ợng 
 39 
1.4.3. Đổi thẻ hướng dẫn viên 
 Ba mươi ngày trước khi thẻ hết hạn, hướng dẫn viên phải làm thủ tục đề nghị 
đổi thẻ hướng dẫn viên mới. 
- Hồ sơ gồm: đơn đề nghị đổi thẻ hướng dẫn viên; giấy chứng nhận đã qua lớp 
bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước về du lịch có 
thẩm quyền cấp và bản sao thẻ hướng dẫn viên cũ. 
- Nơi nộp hồ sơ: tại một trong các cơ quan nhà nước về du lịch cấp tỉnh trong 
toàn quốc. 
- Thời gian giải quyết: 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. 
1.4.4. Thu hồi thẻ hướng dẫn viên 
Hướng dẫn viên bị thu hồi thẻ nếu vi phạm một trong những điều cấm hướng dẫn 
viên du lịch không được làm. 
Hướng dẫn viên du lịch bị thu hồi thẻ chỉ được xem xét cấp thẻ sau thời hạn sáu 
tháng, kể từ ngày bị thu hồi thẻ. Hồ sơ và thủ tục đề nghị cấp thẻ hướng dẫn viên trong 
trường hợp bị thu hồi được áp dụng như đối với trường hợp cấp thẻ hướng dẫn viên du 
lịch mới. 
1.5. Quyền, nghĩa vụ và những điều cấm hướng dẫn viên du lịch không được 
làm 
 1.5.1. Quyền của hướng dẫn viên du lịch 
Khoản 1 điều 76 Luật Du lịch năm 2005 quy định hướng dẫn viên có các quyền 
sau đây: 
- Hướng dẫn khách du lịch theo nhiệm vụ được giao hoặc theo hợp đồng đã ký 
với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; 
- Tham gia tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch; 
- Nhận lương, thù lao theo hợp đồng với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành; 
- Tham gia thi tuyển, công nhận cấp bậc nghề nghiệp hướng dẫn viên; 
- Trong trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng, được quyền thay đổi chương 
trình du lịch, điều chỉnh tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch nhưng phải báo cáo với 
người có thẩm quyền ngay khi điều kiện cho phép và chịu trách nhiệm về quyết định 
của mình. 
 1.5.2. Nghĩa vụ của hướng dẫn viên du lịch 
Khoản 2 điều 76 Luật Du lịch năm 2005 quy định hướng dẫn viên có các nghĩa 
vụ sau đây: 
Bài giảng Luật Du lịch GV: Nguyễn Thị Bích Phượng 
 40 
- Tuân thủ và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy, quy 
chế nơi đến tham quan, du lịch và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương; 
- Thông tin về lịch trình, chương trình du lịch cho khách du lịch và các quyền lợi 
hợp pháp của khách du lịch; 
- Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, 
tận tình và chu đáo với khách; trường hợp khách du lịch có yêu cầu thay đổi chương 
trình du lịch thì phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định; 
- Có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của 
khách du lịch; 
- Hoạt động đúng theo phạm vi nội dung của thẻ hướng dẫn viên; đeo thẻ hướng 
dẫn viên trong khi hướng dẫn du lịch; 
- Tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà 
nước có thẩm quyền tổ chức; 
- Bồi thường cho khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về thiệt hại do 
lỗi của mình gây ra. 
1.5.3. Những điều hướng dẫn viên du lịch không được làm 
- Cung cấp thông tin làm phương hại chủ quyền quốc gia, an ninh, quốc phòng, 
trật tự, an toàn xã hội. 
- Có hành vi gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh, truyền thống, đạo đức, thuần 
phong mỹ tục của dân tộc; làm sai lệch giá trị văn hoá, lịch sử Việt Nam. 
- Đưa khách du lịch đến khu vực cấm. 
- Thu lợi bất chính từ khách du lịch; nài ép khách du lịch mua hàng hóa, dịch vụ. 
- Tùy tiện thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách 
du lịch. 
- Phân biệt đối xử đối với khách du lịch. 
- Cho người khác sử dụng thẻ hướng dẫn viên của mình hoặc sử dụng thẻ hướng 
dẫn viên của người khác; sử dụng thẻ hướng dẫn viên đã hết hạn. 
2 Thuyết minh viên 
Đây là nội dung lần đầu tiên được Luật quy định. Khác với hướng dẫn viên, 
thuyết minh viên là người chỉ thực hiện hoạt động hướng dẫn tại chỗ, thuyết minh cho 
khách du lịch về nơi đến du lịch mà không đi theo chương trình du lịch. Để có thể làm 
thuyết minh viên cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn nhất định về kiến thức và kỹ năng giao 
Bài giảng Luật Du lịch GV: Nguyễn Thị Bích Phượng 
 41 
tiếp với khách du lịch. Đây là quy định mới làm đông đảo thêm đội ngũ hướng dẫn 
viên để phục vụ lượng khách du lịch đang ngày càng tăng cao ở Việt Nam. 
2.1. Khái niệm 
 Khoản 1 điều 78 Luật Du lịch năm 2005 định nghĩa: “Thuyết minh viên là 
người thuyết minh tại chỗ cho khách du lịch trong phạm vi khu du lịch, điểm du lịch”. 
Như vậy, có thể hiểu theo cách thông thường thuyết minh viên là những người làm 
công tác thuyết minh, hướng dẫn giới thiệu, truyên truyền - giáo dục tại các nơi như: 
Khu bảo tồn di tích lịch sử văn hóa, các bảo tàng, khu di tích, khu đa dạng sinh học, 
các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, 
Thực tế cho thấy rằng hướng dẫn viên du lịch khó có thể đáp ứng được nhu cầu 
của du khách khi họ muốn khám phá, tìm hiểu sâu về những giá trị văn hóa, lịch sử, 
hay phong tục tập quán của một địa danh, một di tích, hay của một cư dân bản địa nào 
đó. Hướng dẫn viên du lịch dù là người có nhiều kinh nghiệm và trình độ cũng không 
thể nào chuyên sâu được mọi lĩnh vực. Vì vậy khi giới thiệu cho du khách tại điểm du 
lịch có giá trị văn hóa, lịch sử (nhất là những giá trị lịch sử, văn hóa cổ xưa), họ 
thường không hiểu một cách đầy đủ hoặc chưa được chính xác. Cho nên, họ không 
truyền đạt hết những giá trị của các di tích đó. Bù đắp cho những hạn chế này của 
hướng dẫn viên chính là thuyết minh viên. Bởi lẽ, thuyết minh viên là người địa 
phương, hơn ai hết, họ hiểu sâu sắc về những nét văn hóa, phong tục tập quán của địa 
phương mình và đặc biệt họ sẽ gửi gắm vào trong bài giới thiệu ấy những tình cảm và 
niềm tự hào quê hương. Hơn nữa, thuyết minh viên chỉ giới thiệu trong phạm vi không 
gian của khu du lịch, điểm di tích, nên họ có điều kiện tìm hiểu chuyên sâu hơn. 
 2.2. Tiêu chuẩn của thuyết minh viên 
 Điểm a, b khoản 6 mục III Thông tư số 89/2008/TT-BVHTTDL ngày 
30/12/2008 quy định như sau: 
- Thuyết minh viên phải đeo giấy chứng nhận thuyết minh viên trong khi làm 
nhiệm vụ. 
- Điều kiện cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên: 
+ Có quốc tịch Việt Nam, thường trú ở địa phương hoặc làm việc tại khu du 
lịch, điểm du lịch; 
+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; 
+ Có đủ sức khỏe khi hành nghề thuyết minh viên; 
+ Đã tham dự lớp bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch; 
Bài giảng Luật Du lịch GV: Nguyễn Thị Bích Phượng 
 42 
+ Có cam kết thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của khu, điểm du lịch và 
của ngành du lịch. 
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch phối hợp với cơ quan quản lý khu du lịch, 
điểm du lịch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch, cấp giấy chứng nhận thuyết minh 
viên du lịch cho thuyết minh viên; 
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm báo cáo Tổng cục Du lịch định 
kỳ sáu tháng một lần về tình hình cấp giấy chứng nhận thuyết minh viên du lịch. 
Bài giảng Luật Du lịch GV: Nguyễn Thị Bích Phượng 
 43 
Chƣơng 5 CƠ QUAN QUẢN L NHÀ NƢỚC VỀ DU LỊCH 
1 Cơ quan thống nhất quản lý nhà nƣớc về du lịch 
Ở Việt Nam, khoản 3 điều 96 Hiến pháp năm 2013 quy định một trong những 
nhiệm vụ và quyền hạn Chính phủ là: “ Thống nhất quản lý về kinh tế, văn hóa, xã hội, 
giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, thông tin, truyền thông, đối ngoại, 
quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;..”. Điều đó có nghĩa là, vấn 
đề du lịch – một ngành kinh tế và đồng thời là một hiện tượng xã hội cũng thuộc lĩnh 
vực do Chính phủ thống nhất quản lý. 
Ở các quốc gia khác, Chính phủ cũng là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. 
Tuy nhiên, vai trò của Chính phủ trong thực thi quyền hành pháp có thể khác nhau 
giữa các nước. Người đứng đầu Chính phủ có thể đồng thời là nguyên thủ quốc gia (ví 
dụ Hoa Kỳ), hoặc không có chức năng đó (ví dụ Việt Nam). Ở Việt Nam, Chính phủ 
được xác định là “cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. 
Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và báo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy 
ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước”43. 
Hiện tại, cơ cấu của Chính phủ gồm có 18 Bộ (Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, 
Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ 
Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây 
dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Lao động - 
Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Khoa học và Công 
nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Y tế) và 4 cơ quan ngang bộ (Ủy ban Dân tộc, Ngân 
hàng nhà nước, Văn phòng Chính phủ, Thanh tra Chính phủ). Trong số các cơ quan 
trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ kể trên thì cơ quan hành chính chuyên môn giúp 
Chính phủ quản lý về lĩnh vực du lịch là Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Bộ này 
được thành lập ngày 31/7/2007 trên cơ sở sáp nhập Ủy ban Thể dục Thể thao, Tổng 
cục Du lịch và mảng văn hóa của Bộ Văn hóa và Thông tin. 
2 Cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch ở trung ƣơng 
Hiện nay, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở Trung ương, chỉ đạo hoạt động 
du lịch của ngành Du lịch Việt Nam là Tổng cục Du lịch. 
43
 Điều 94 Hiến pháp năm 2013. 
Bài giảng Luật Du lịch GV: Nguyễn Thị Bích Phượng 
 44 
2.1. Lịch sử hình thành 
Tiền thân của Tổng cục Du lịch hiện nay là Công ty Du lịch Việt Nam được 
thành lập ngày 09/7/196044, trực thuộc Bộ Ngoại thương với nhiệm vụ chính là phục 
vụ các chuyên gia nước ngoài sang công tác tại Việt Nam. Sau khi chiến tranh kết 
thúc, ngày 23 tháng 01 năm 1979, Tổng cục Du lịch được thành lập, tuy nhiên, chức 
năng chính vẫn là phục vụ cán bộ công chức và chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam 
công tác. Sau khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới (1986), do yêu cầu quản lý 
(xem du lịch là một ngành kinh tế dịch vụ) nên Tổng cục Du lịch được sáp nhập vào 
Bộ Thương Mại (1990). Tuy nhiên, bản chất của du lịch không chỉ là một ngành kinh 
tế cho nên công tác tổ chức, quản lý vẫn còn một số vướng mắc nhất định. Vì vậy, 
Tổng cục Du lịch được sáp vào Bộ Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch (1991). 
Đến năm 1992, Tổng cục Du lịch được thành lập lại và trở thành cơ quan thuộc Chính 
phủ. Với quy định Tổng cục Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ thì gặp không ít khó 
khăn trong quá trình quản lý, như: không được ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 
Điều đó dẫn đến việc chậm ban hành hoặc không điều chỉnh kịp thời các chính sách về 
du lịch,Cho nên, từ năm 2008, thực hiện chủ trương thành lập các Bộ quản lý đa 
ngành, Tổng cục Du lịch được sáp nhập vào Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Việc 
quy định như vậy là mở để có hướng phát triển trong tương lai. 
2.2. Cơ cấu tổ chức của Tổng cục du lịch 
Hiện tại, Tổng cục Du lịch gồm có 7 vụ chức năng ( Vụ Lữ hành, Vụ Khách 
sạn, Vụ Thị trường du lịch, Vụ Tài chính, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Tổ chức cán 
bộ, Văn phòng) và 4 đơn vị sự nghiệp (Trung tâm Thông tin du lịch, Viện Nghiên cứu 
phát triển du lịch, Tạp chí Du lịch, Báo du lịch). 
2.3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương tại một số nước 
-Tại Philippines: cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là Cục Du lịch 
Philippines. Đây là cơ quan thuộc Chính phủ, được thành lập vào tháng 5 năm 1973. 
- Tại Singapore – một trong những quốc gia được đánh giá là có ngành du lịch 
phát triển nhất thế giới: cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là Ủy ban Du lịch quốc 
gia Singapore (STB). STB chính thức được thành lập vào tháng 11/1977. Tiền than 
của nó là Ban xúc tiến du lịch Singapore. STB có vị trí pháp lý của một cơ quan ngang 
Bộ. 
44
 Ngày 09/7 được coi là ngày thành lập ngành du lịch Việt Nam. 
Bài giảng Luật Du lịch GV: Nguyễn Thị Bích Phượng 
 45 
- Tại Hoa Kỳ: cơ quan quản lý nhà nước về du lịch là Cục Du lịch và Lữ hành 
Hoa Kỳ. Cơ quan này được thành lập năm 1961 và là cơ quan của Chính phủ. 
Như vậy, so với các nước khác, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung 
ương của Việt Nam có đôi chút khác biệt. Bởi vì, địa vị pháp lý của cơ quan quản lý 
nhà nước về du lịch ở các nước có khi là một cơ quan thuộc Chính phủ (giống Việt 
Nam trước năm 2008) hay một cơ quan ngang Bộ, có khi lại là một cơ quan trong cơ 
cấu của Chính phủ. Trong khi đó, Tổng cục Du lịch ở nước ta được xác định là một tổ 
chức giúp Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch thực hiện chức năng quản lý 
nhà nước về du lịch. 
3 Cơ quan quản lý nhà nƣớc về du lịch tại địa phƣơng 
Khoản 4 điều 11 Luật Du lịch năm 2005 quy định: “Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh 
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và theo sự phân cấp của Chính phủ có 
trách nhiệm thực hiện quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương; cụ thể hóa chiến 
lược, quy hoạch, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển du lịch phù hợp với thực tế 
tại địa phương và có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội, vệ sinh môi 
trường tại khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”. 
Như vậy, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương được xác định là 
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Đây là cơ quan quản lý 
chung. Cơ quan quản lý chuyên môn trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước về du 
lịch tại địa phương là Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch. Trước đây, cơ quan tham 
mưu cho các Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý nhà nước về du lịch từ năm 1993 
(đến trước khi tái sáp nhập vào Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch) chưa có sự thống 
nhất trên cả nước. Trước hết là việc thành lập 14 Sở Du lịch ở các tỉnh là trung tâm du 
lịch có tài nguyên du lịch phong phú và hoạt động du lịch sôi động nhất. Đó là: Hà 
Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tây, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đà 
Nẵng, Khánh Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Cần Thơ và thành phố Hồ Chí 
Minh. Trong khi đó, tại các tỉnh khác thì thành lập phòng du lịch nằm trong Sở 
Thương mại - Du lịch. Đến trước thời điểm tái sáp nhập vào Bộ Văn hóa, Thể thao và 
Du lịch, bộ máy quản lý nhà nuớc về du lịch ở địa phương có 15 Sở Du lịch, 2 sở Du 
lịch - Thương mại, 46 sở Thương mại - Du lịch và 01 sở Ngoại vụ - Du lịch. 
 Về cơ cấu tổ chức của Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch thì cũng như những cơ 
quan chuyên môn khác trực thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, tức là bao gồm: Văn 
Bài giảng Luật Du lịch GV: Nguyễn Thị Bích Phượng 
 46 
phòng; Thanh tra; Phòng nghiệp vụ; Chi cục (nếu có); Tổ chức sự nghiệp (nếu có)45. 
Lãnh đạo Sở gồm có Giám đốc và các phó giám đốc. Tại khoản 2 điều 6 Nghị định số 
13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 thì: “Số lượng Phó Giám đốc sở không quá 03 
người; riêng số lượng Phó Giám đốc các sở thuộc Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội 
và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh không quá 04 người”. Tuy nhiên, trên 
thực tế, các nơi lại thực hiện không đúng quy định này. Chẳng hạn như: Sở Văn hóa 
Thể thao và Du lịch Hà Nội có đến 6 phó giám đốc (có thời điểm còn hơn 10 phó giám 
đốc, tức là cao gần gấp 3 lần quy định)46. 
45
 Nghị định số 13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008 về quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban 
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. 
46

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_luat_du_lich_nguyen_thi_bich_phuong.pdf