Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án đầu tư

2.1. Nghiên cứu các căn cứ chủ yếu hình thành dự án đầu tư

Nội dung đầu tiên mà chủ thể lập dự án đầu tư cần nghiên cứu đó là các căn cứ chủ

yếu hình thành dự án đầu tư, kết quả nghiên cứu sẽ trả lời cho câu hỏi: Dự án có thể

đầu tư được không. Các căn cứ chủ yếu này bao gồm:

 Các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện án đầu tư; và

 Xác định thị trường của sản phẩm dự án.

2.1.1. Nghiên cứu các điều kiện vĩ mô ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện

án đầu tư

2.1.1.1. Môi trường vĩ mô

Nghiên cứu môi trường vĩ mô nhằm đánh giá khái quát quy mô và tiềm năng của dự

tế, chính trị, luật pháp, môi trường xã hội, văn hóa, các điều kiện về tự nhiên có thể

ảnh hưởng đến triển vọng ra đời và quá trình thực hiện cũng như vận hành kết quả đầu

tư. Tác động của các yếu tố vĩ mô đến một dự án đầu tư có thể minh họa qua hình 2.1

dưới đây.

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án đầu tư trang 1

Trang 1

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án đầu tư trang 2

Trang 2

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án đầu tư trang 3

Trang 3

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án đầu tư trang 4

Trang 4

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án đầu tư trang 5

Trang 5

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án đầu tư trang 6

Trang 6

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án đầu tư trang 7

Trang 7

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án đầu tư trang 8

Trang 8

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án đầu tư trang 9

Trang 9

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án đầu tư trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 33 trang xuanhieu 5400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án đầu tư

Bài giảng Lập dự án đầu tư - Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án đầu tư
tượng này có nhiều tổ chức tham gia. Nếu nhà thầu có cơ 
 cấu tổ chức theo chức năng, khi đó giám đốc dự án của khách hàng sẽ có thể phải liên 
 hệ đồng thời với nhiều phòng ban chức năng cũng như với nhiều nhà thầu phụ, các cơ 
 quan quản lý nhà nước và các đơn vị tư vấn độc lập. Trong trường hợp này, cơ cấu tổ 
 chức của dự án nên được thiết kế sao cho có thể dự đoán và giảm thiểu được những 
 xung đột có thể nảy sinh và gia tăng khi phân bổ nguồn lực, xác định các công việc ưu 
 tiên trong chu kỳ hoạt động của dự án, phân công nhân sự và quản lý những thay đổi 
 có tính kỹ thuật. 
2.3.3. Cơ cấu tổ chức quản lý vận hành dự án đầu tư 
 Cơ cấu tổ chức quản lý vận hành dự án được hiểu là hình thức tổ chức quá trình quản 
 lý sản xuất kinh doanh của dự án được đặc trưng bởi thành phần, số lượng các bộ phận 
 quản lý và cả hệ thống quy chế quy định nhiệm vụ, quyền hạn và những mối liên hệ 
 tác động qua lại giữa các bộ phận trong nội bộ cơ cấu tổ chức của dự án. 
 Việc xây dựng một cơ cấu tổ chức quản lý dự án phải được thực hiện ngay trong thời 
 kỳ nghiên cứu, soạn thảo dự án. Bởi vì một mặt nó giúp nhà đầu tư dễ dàng nghiên 
 cứu về nhu cầu nhân sự, mặt khác giúp nhà đầu tư hoàn thiện hệ thống tổ chức điều 
 hành khi dự án được thực thi. 
 Xây dựng một cơ cấu tổ chức quản lý vận hành dự án là một công việc khá phức tạp. 
 Công việc này đòi hỏi phải nắm vững mục tiêu của dự án, quy mô của các hoạt động 
 trong quá trình vận hành dự án và hình thức tổ chức doanh nghiệp mà dự án đã chọn. 
 Những nhiệm vụ chủ yếu của các bộ phận trong cơ cấu tổ chức quản lý vận hành dự 
 án phải thực hiện bao gồm: 
 Nhiệm vụ kỹ thuật bao gồm từ việc nghiên cứu cải 
 tiến kỹ thuật, thiết kế, quản lý quy trình công nghệ 
 sản xuất phục vụ kỹ thuật sản xuất cho đến việc 
 kiểm tra chất lượng sản phẩm. 
 Nhiệm vụ sản xuất bao gồm từ việc điều hành tổ 
 chức quá trình sản xuất sản phẩm, đảm bảo đầy đủ 
 các yếu tố đầu vào của sản xuất, xây dựng kế hoạch 
 sản xuất kinh doanh cho đến công tác điều phối tiến độ sản xuất hàng ngày. 
 Nhiệm vụ tiếp thị bao gồm từ việc nghiên cứu, tìm kiếm thị trường, lập kế hoạch 
 tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại, dự trù doanh số bán, xác lập số dư thành phẩm tồn 
 kho cho đến việc đưa sản phẩm vào kênh phân phối. 
 Nhiệm vụ tài chính bao gồm việc xây dựng kế hoạch thu chi tài chính, sử dụng, 
 bảo tồn, phát huy và tăng trưởng nguồn vốn, thanh toán và tính toán các khoản 
 thuế khóa, bảo hiểm, kế toán, kiểm toán các chi phí đầu vào và đầu ra cho đến việc 
 theo dõi con nợ, thu nợ thanh toán nợ và quản lý tiền mặt. 
 Nhiệm vụ tổ chức nhân sự bao gồm từ việc tổ chức, sử dụng và tuyển dụng lao 
 động, áp dụng các hình thức tổ chức tiền lương, các công cụ đòn bẩy về tiền 
 thưởng cho đến công tác hành chính, đối ngoại. 
54 TXDTKT02_Bai2_v1.0015106220 
 Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án 
 đầu tư 
 Dựa vào những nhiệm vụ nói trên, căn cứ vào quy mô sản xuất hoặc cung ứng dịch vụ 
 của dự án, người ta xác lập các bộ phận quản lý chức năng trong cơ cấu tổ chức quản 
 lý vận hành dự án, tiến hành phân công công việc xây dựng các mối quan hệ giữa các 
 bộ phận và được minh họa bằng những sơ đồ tổ chức cụ thể. 
 Sơ đồ cơ cấu tổ chức vận hành dự án có thể được bố trí theo nhiệm vụ, theo địa điểm 
 hoặc theo sản phẩm tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi dự án mà có thể xây dựng 
 một cơ cấu tổ chức quản lý phù hợp. Một mô hình tổ chức quản lý có thể thích ứng 
 với điều kiện cụ thể của dự án này nhưng lại không phù hợp và hiệu quả với dự án 
 khác. Sau đây là một số sơ đồ tổ chức quản lý vận hành dự án thường gặp. 
 Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức quản lý theo nhiệm vụ 
 Hội đồng quản trị 
 Tổng giám đốc 
 Giám đốc tài 
 Giám đốc Giám đốc Giám đốc 
 chính và 
 sản xuất tiếp thị dịch vụ 
 hành chính 
 Nghiên cứu 
 Phân Trung tâm 
 thị trường Tài chính 
 xưởng A dịch vụ A 
 Phân Quảng cáo Trung tâm 
 Kế toán 
 xưởng B khuyến mại dịch vụ B 
 Phân Tiếp thị theo Trung tâm Nhân sự – 
 xưởng C từng khu vực dịch vụ C hành chính 
TXDTKT02_Bai2_v1.0015106220 55 
 Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án 
 đầu tư 
 Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức quản lý theo vùng lãnh thổ 
 Hội đồng quản trị 
 Tổng giám đốc 
 Giám đốc Giám đốc Giám đốc Giám đốc 
 khu vực A khu vực B khu vực C tài chính 
 Chế tạo Chế tạo Chế tạo Tài chính 
 Tiếp thị Tiếp thị Tiếp thị Kế toán 
 Nhân sự – 
 Dịch vụ Dịch vụ Dịch vụ 
 hành chính 
 Hành chính Hành chính Hành chính 
56 TXDTKT02_Bai2_v1.0015106220 
 Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án 
 đầu tư 
 Hình 2.4. Sơ đồ tổ chức quản lý theo sản phẩm 
 Hội đồng quản trị 
 Tổng giám đốc 
 Giám đốc phụ Giám đốc phụ Giám đốc phụ 
 Giám đốc 
 trách sản trách sản trách sản 
 tài chính 
 phẩm A phẩm B phẩm C 
 Phân Phân Phân 
 Tài chính 
 xưởng A xưởng C xưởng E 
 Phân Phân Phân 
 Kế toán 
 xưởng B xưởng D xưởng F 
 Dịch vụ Dịch vụ Dịch vụ Nhân sự 
 Tiếp thị Tiếp thị Tiếp thị Hành chính 
 Dù sơ đồ tổ chức quản lý được xác lập dưới hình thức nào thì thông thường bộ máy 
 quản lý cũng đều được chia làm 3 cấp: cấp lãnh đạo, cấp điều hành và cấp thực hiện. 
 Cấp lãnh đạo: quyền lãnh đạo trong quá trình vận hành dự án phụ thuộc vào quyền sở 
 hữu vốn tài trợ cho dự án đó. Nếu vốn đầu tư từ nguồn vốn nhà nước thì người đại 
 diện quyền sở hữu vốn nhà nước hoặc người được giao vốn sẽ thực hiện quyền của 
 cấp lãnh đạo trực tiếp dự án. Đối với dự án của các thành phần kinh tế khác thì cấp 
 lãnh đạo chính là người chủ sở hữu vốn đầu tư. Đối với dự án có vốn góp từ nhiều 
 nguồn thì thông thường cấp lãnh đạo có thể là Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng 
 quản trị. Cấp lãnh đạo với địa vị pháp lý là đại diện cho quyền sở hữu vốn đầu tư nên 
 có thể thực hiện công tác tổ chức, quản lý mọi hoạt động vận hành dự án. Chức năng 
 chính của cấp quản lý này là vạch ra những chỉ dẫn mang tính chiến lược bao gồm 
 những kế hoạch tài chính, những vấn đề có liên quan đến tài chính, đến công tác tổ 
 chức, nhân sự và ra những quyết định xây dựng phương án đầu tư. Đối với cấp lãnh 
 đạo theo hình thức Hội đồng quản trị thì tùy thuộc vào quy mô của từng dự án mà số 
 lượng các thành viên Hội đồng quản trị sẽ được xác định là nhiều hay ít. 
TXDTKT02_Bai2_v1.0015106220 57 
 Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án 
 đầu tư 
 Cấp điều hành: cấp lãnh đạo chịu trách nhiệm tổ chức và quản lý mọi hoạt động của 
 dự án trong giai đoạn điều hành. Tuy nhiên, do tính chất phức tạp và mức độ cạnh 
 tranh ngày càng tăng nên cấp lãnh đạo thường ủy quyền quản trị của mình cho cấp 
 điều hành. Đó chính là Ban giám đốc hoặc tổng giám đốc. 
 Ban giám đốc hoặc tổng giám đốc là cấp điều hành trực tiếp mọi công việc quản lý 
 trên các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án và ứng phó kịp thời với mọi 
 tình huống thay đổi trong môi trường kinh doanh. Ban giám đốc hoặc tổng giám đốc 
 bao gồm một giám đốc (hoặc tổng giám đốc) và một số phó giám đốc hoặc phó tổng 
 giám đốc giúp việc. Theo luật Đầu tư của Việt Nam, đối với các dự án đầu tư liên 
 doanh với nước ngoài bắt buộc có phó giám đốc hoặc phó tổng giám đốc. Trong đó, 
 nếu giám đốc (tổng giám đốc) là người nước ngoài thì phó giám đốc thứ nhất (phó 
 tổng giám đốc) phải là người Việt Nam và ngược lại. 
 Giám đốc hoặc tổng giám đốc là người quản lý điều hành toàn bộ các hoạt động sản 
 xuất kinh doanh trên toàn bộ hệ thống quản lý của đơn vị; chịu trách nhiệm toàn bộ 
 đối với sự phát triển của dự án trước hội đồng quản trị nói riêng và người sở hữu vốn 
 nói chung. Vì vậy, giám đốc (hoặc tổng giám đốc) phải là người có tài quản trị, có 
 năng lực tổ chức, nhạy bén trong kinh doanh, có tầm nhìn chiến lược, biết sử dụng 
 quyền lực khi cần thiết, được sự tín nhiệm của cấp lãnh đạo và tập thể người lao động. 
 Giám đốc hoặc tổng giám đốc do Hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc do người sở hữu 
 vốn thuê. Trong một số trường hợp, chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm chức giám 
 đốc hoặc tổng giám đốc. 
 Cấp thực hiện: đây là cấp trực tiếp thực hiện mọi ý đồ 
 trong hoạt động vận hành, sản xuất kinh doanh của dự 
 án theo tư tưởng chỉ đạo của cấp lãnh đạo và cấp điều 
 hành bằng những nghiệp vụ quản lý cụ thể để đưa đến 
 những kết quả cụ thể theo mục tiêu của dự án đầu tư. 
 Cấp thực hiện bao gồm hệ thống các phòng ban và hệ 
 thống các phân xưởng, nhà máy, chi nhánh, cửa hàng 
 tùy theo điều kiện cụ thể của từng dự án đầu tư. Hệ thống các phòng ban chức năng 
 trong cấp điều hành của bộ máy quản lý dự án được xem là hình thức tổ chức quản lý 
 được thiết lập lên nhằm thực hiện chức năng quản lý cụ thể trong giai đoạn vận hành 
 dự án. Giữa các chức năng quản lý với các phòng ban chức năng có mối liên hệ mật 
 thiết với nhau. Để tổ chức hợp lý hệ thống các phòng ban chức năng trong cấp điều 
 hành của bộ máy quản lý cần phải xuất phát trên cơ sở xác định hệ thống các chức 
 năng quản trị và khối lượng công việc mà mỗi chức năng phải đảm nhận. 
 Nói chung, trường hợp lý tưởng nhất là mỗi chức năng quản lý do một phòng ban 
 chức năng quản lý. Song, thực tế tùy thuộc vào quy mô dự án và đặc điểm hoạt động 
 sản xuất kinh doanh ở giai đoạn vận hành mà khối lượng công việc và nhiệm vụ cụ thể 
 của mỗi phòng ban có thể khác nhau. Đối với các dự án có quy mô nhỏ, khối lượng 
 công việc của mỗi chức năng không lớn nên có thể gộp một số chức năng quản trị cho 
 một phòng, ban phụ trách. Ngược lại, đối với các dự án có quy mô lớn, khối lượng 
 công việc của một chức năng quá lớn nên có thể giao cho nhiều phòng ban chức năng 
 đảm nhận. 
58 TXDTKT02_Bai2_v1.0015106220 
 Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án 
 đầu tư 
2.3.4. Dự kiến nhân sự và chi phí cho nhân lực thực hiện dự án 
 Dự kiến nhân sự và cơ cấu lao động 
 Sau khi xây dựng được sơ đồ tổ chức vận hành dự án, công việc cần thiết tiếp theo 
 là dự kiến số lượng lao động, bao gồm: lao động trong nước, lao động nước ngoài, 
 lao động trực tiếp, lao động gián tiếp. 
 Dự kiến chi phí nhân lực 
 Sau khi xác định đầy đủ tiêu chuẩn và nguồn nhân sự, cần tiếp tục nghiên cứu và 
 dự tính chi phí nhân lực. Chi phí nhân lực bao gồm: chi phí lương cơ bản, phụ cấp, 
 tiền thưởng, phúc lợi và chi phí đào tạo, tuyển dụng. 
 Tiền lương cơ bản là tiền lương được xác định trên cơ sở tính đủ các nhu cầu cơ 
 bản về sinh hoạt, xã hội học, về mức độ phức tạp và mức tiêu hao lao động trong 
 điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề công việc. Khái niệm tiền 
 lương cơ bản được sử dụng rộng rãi đối với những người làm việc trong các doanh 
 nghiệp nhà nước hoặc các đơn vị hành chính sự nghiệp và được xác định thông 
 qua hệ thống, thang, bảng lương của nhà nước. Mức lương tối thiểu của từng loại 
 cán bộ, nhân viên từ tổng giám đốc đến công nhân. Về chế độ trả lương, mức bảo 
 hiểm xã hội, các chế độ đi lại, nghỉ lễ đối với liên doanh với nước ngoài có quy 
 định riêng. 
 Tùy theo quy định của Chính phủ, lương tối thiểu có thể áp dụng thống nhất trong 
 toàn quốc hoặc khác nhau cho các vùng, các ngành, các thành phần kinh tế khác 
 nhau. Các số liệu dự kiến được lập thành các bảng rõ ràng. Về mức lương đối với 
 cán bộ quản lý, công nhân có thể lấy bình quân, nhưng không được thấp hơn 
 lương tối thiểu do Nhà nước quy định đối với trường hợp trong nước và trường 
 hợp liên doanh với nước ngoài. 
 Trong danh sách cán bộ, nhân viên cũng như mức 
 lương, không bao gồm Hội đồng quản trị, vì việc 
 thành lập Hội đồng quản trị có quyết định riêng cả 
 về số lượng, lẫn tên người cụ thể. Hội đồng quản 
 trị không ăn lương, mà hưởng theo chế độ thù lao 
 hoặc theo phần lợi nhuận được chia cho các bên. 
 Sau khi dự kiến được mức lương, ta có được quỹ lương, trong đó cần phân rõ số 
 tiền lương phải trả bằng tiền Việt Nam và bằng ngoại tệ. 
 Cần lưu ý rằng, hiện nay mức lương của người nước ngoài và người Việt Nam 
 chênh lệch nhau rất lớn, tạo nên một sự mất cân đối lớn đến vô lý. Vì vậy, cần hạn 
 chế đến mức tối thiểu việc sử dụng người nước ngoài. Trong trường hợp bắt buộc 
 phải sử dụng người nước ngoài thì phải đào tạo người Việt Nam dần thay thế cho 
 người nước ngoài. Làm như vậy sẽ tăng được việc làm cho người Việt Nam, đồng 
 thời cũng có lợi chung cho cả liên doanh (giảm quỹ lương). 
 Mức lương tối thiểu, tối đa: 
 Với nhân viên người nước ngoài: 
 Tối đa:  USD/tháng (chức danh tương ứng) 
 Tối thiểu:  USD/tháng 
 Với nhân viên người Việt Nam 
 Tối đa:  USD/tháng (chức danh tương ứng) 
TXDTKT02_Bai2_v1.0015106220 59 
 Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án 
 đầu tư 
 Tối thiểu:  USD/tháng 
 Tính toán quỹ lương hàng năm 
 Bảng 2.2. Dự kiến tổng quỹ lương hàng năm 
 Năm 
 1 2 3 4  N 
 Nhân viên người nước ngoài 
 ở bộ phận 
 ở bộ phận 
 Tổng quỹ lương cho nhân viên người 
 nước ngoài 
 Nhân viên người Việt Nam 
 ở bộ phận 
 ở bộ phận 
 Tổng quỹ lương của dự án (A+B) 
 Để ước tính đúng quỹ lương của nhân công trực tiếp làm việc cho dự án cần phân 
 biệt cách tính phần cứng và phần mềm trong cơ cấu lương của người lao động. 
 Phần cứng của tiền lương tức là phần tiền lương cố định được thanh toán cho 
 người lao động dưới hình thức lương tháng, lương ngày hay lương giờ. Phần mềm 
 của tiền lương tức là phần phụ cấp bổ sung có tính chất lương mà hàng tháng hoặc 
 sau một thời gian nhất định người lao động được nhận thêm dưới các hình thức 
 khác nhau như tiền thưởng, phụ cấp các loại 
60 TXDTKT02_Bai2_v1.0015106220 
 Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án 
 đầu tư 
Tóm lược cuối bài 
 Điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi làm xuất hiện những ý tưởng đầu tư, tạo điều kiện cho các 
 dự án ra đời, hoạt động có hiệu quả. 
 Thị trường là nhân tố quan trọng quyết định việc lựa chọn mục tiêu và quy mô của dự án. 
 Nghiên cứu thị trường nhằm xác định sản phẩm của dự án, thị phần của dự án và cách thức 
 chiếm lĩnh thị trường. 
 Nghiên cứu kỹ thuật của dự án cho biết: cách thức sản xuất sản phẩm của dự án, địa điểm xây 
 dựng và giải pháp xây dựng dự án, đánh giá tác động của dự án đối với môi trường và các 
 biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực 
 Nghiên cứu khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự của dự án nhằm đề xuất hình thức tổ chức 
 quản lý dự án đầu tư phù hợp, dự kiến nhân sự và chi phí nhân lực cho quá trình vận hành, 
 khai thác dự án sau này... 
TXDTKT02_Bai2_v1.0015106220 61 
 Bài 2: Những nội dung cần nghiên cứu khi lập dự án 
 đầu tư 
Câu hỏi ôn tập 
1. Tại sao phải nghiên cứu các điều kiện vĩ mô khi lập dự án? Các yếu tố thuộc môi trường vĩ 
 mô ảnh hưởng đến dự án bao gồm những yếu tố nào? 
2. Nghiên cứu thị trường có cần thiết đối với tất cả các loại dự án hay không? 
3. Xác định quy mô đầu tư cần dựa trên những căn cứ nào? 
4. Nên lựa chọn địa điểm thực hiện dự án ở gần thị trường đầu vào của nguyên vật liệu sản xuất 
 hay gần thị trường đầu ra của sản phẩm dự án? 
5. Nội dung cần nghiên cứu khi dự kiến nhân sự cho dự án? 
62 TXDTKT02_Bai2_v1.0015106220 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_lap_du_an_dau_tu_bai_2_nhung_noi_dung_can_nghien_c.pdf