Bài giảng Kỹ thuật thông tin số chung - Chương 2: Tín hiệu và phân tích tín hiệu
Như đã giới thiệu trong chương trước, chương này chúng ta sẽ tìm hiểu những nét chính về tín
hiệu và phương pháp phân tích tín hiệu.
Tín hiệu (signal) là biểu diễn vật lý của tin tức. Trong hệ thống truyền tin, tín hiệu nhận được
thường bao gồm phần chứa tin tức mong muốn và phần không mong muốn thêm vào. Phần
mong muốn gọi là tín hiệu có ích, phần không mong muốn gọi là nhiễu (noise). Trong
chương này giả sử tín hiệu và nhiễu được cộng vào nhau ở bên thu và gọi chung là tín hiệu.
Trong thực tế có thể nhiễu tác động vào tín hiệu bằng cách nhân ví dụ như fading.
Chương này đưa ra các công cụ toán học để biểu diễn tín hiệu, trên cơ sở biểu diễn này tiến
hành phân tích tín hiệu để rút ra các đặc trưng thích hợp cho tín hiệu tùy theo các khía cạnh
ứng dụng kỹ thuật khác nhau của nó.
Chương này tập trung giới thiệu phương pháp phân tích thời gian, phân tích phổ (spectral
analysis) và phân tích tương quan (correlation analysis).
Phân tích thời gian được hiểu theo nghĩa biểu diễn tín hiệu trong miền thời gian và trên cơ sở
đó, tìm ra các đại lượng đặc trưng của tín hiệu như năng lượng, công suất, trị trung bình.
Phân tích phổ liên quan đến việc mô tả tín hiệu trong miền tần số và mối liên quan giữa mô
tả trong miền tần số và miền thời gian. Phân tích tương quan ở cuối chương dành để phân
tích tín hiệu ngẫu nhiên. Tín hiệu trong thông tin chính là loại tín hiệu ngẫu nhiên này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
File đính kèm:
- bai_giang_ky_thuat_thong_tin_so_chung_chuong_2_tin_hieu_va_p.pdf