Bài giảng Kỹ năng tranh luận của đại biểu quốc hội
BÀI TẬP ĐỘNG NÃO
Anh/chị hãy nêu lên một công việc nên làm để chuẩn bị và thực hiện việc tranh luận tại kỳ họp Quốc hội về các giải pháp ổn định KT-XH theo đề nghị của CP.
Mỗi học viên ghi vào giấy bìa màu một câu ngắn gọn, rõ ý về 1 công việc và gởi cho người phụ trách.
Giảng viên tổng hợp và sử dụng thông tin khi trình bày.
Tranh luận là hoạt động thường xuyên của ĐBQH trong quá trình thực hiện các chức năng lập pháp, quyết định và giám sát.
Tranh luận là giải pháp nâng cao chất lượng và tính khả thi của các chính sách, luật pháp được ban hành.
Tranh luận đòi hỏi ĐBQH phải có những kỹ năng cần thiết.
Tranh luận được thực hiện như thế nào trong các hoạt động của ĐBQH:
1-Nhữngtrường hợp thườngxảy ra tranh luận :
Khi một vấn đề có nhiều ý kiến trái ngược nhau.
Khi các chính sách KT-XH không đáp ứng được sự cân bằng lợi ích với nhóm cử tri mà ĐBQH đại diện.
Khi có sự mâu thuẫn giữa các nội dung của các văn bản luật hoặc các chính sách.
Khi gặp những vấn đề hoàn toàn mới mẻ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kỹ năng tranh luận của đại biểu quốc hội
KỸ NĂNG TRANH LUẬN CỦA ĐBQH Người trình bày : Ông Nguyễn Văn Mễ , Nguyên Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên – Huế TP Hồ Chí Minh,tháng 2-2009 Nội dung trình bày : Gồm 4 phần : I- Đặt vấn đề . II- Tranh luận được thực hiện như thế nào trong các hoạt động của ĐB Quốc hội . III- Nh ững bài học rút ra trong tranh luận . III- Kết luận . BÀI TẬP ĐỘNG NÃO Anh/chị hãy nêu lên một công việc nên làm để chuẩn bị và thực hiện việc tranh luận tại kỳ họp Quốc hội về các giải pháp ổn định KT-XH theo đề nghị của CP. Mỗi học viên ghi vào giấy bìa màu một câu ngắn gọn , rõ ý về 1 công việc và gởi cho người phụ trách . Giảng viên tổng hợp và sử dụng thông tin khi trình bày . I- ĐẶT VẤN ĐỀ: Tranh luận là hoạt động thường xuyên của ĐBQH trong quá trình thực hiện các chức năng lập pháp , quyết định và giám sát . Tranh luận là giải pháp nâng cao ch ấ t lượng và tính khả thi của các chính sách , luật pháp được ban hành . Tranh luận đòi hỏi ĐBQH phải có những kỹ năng cần thiết . II- Tranh luận được thực hiện như thế nào trong các hoạt động của ĐBQH: 1-Nhữngtrường hợp thườngxảy ra tranh luận : Khi một vấn đề có nhiều ý kiến trái ngược nhau . Khi các chính sách KT-XH không đáp ứng được sự cân bằng lợi ích với nhóm cử tri mà ĐBQH đại diện . Khi có sự mâu thuẫn giữa các nội dung của các văn bản luật hoặc các chính sách . Khi gặp những vấn đề hoàn toàn mới mẻ . II- Tranh luận được thực hiện như thế nào trong các hoạt động của ĐBQH ( tiếp theo ): 2- Các bước tiến hành để làm tốt việc tranh luận : 2.1- Chuẩn bị để tranh luận . 2.2- Tiến hành tranh luận . 2.3- Rút kinh nghiệm và tiếp tục theo dõi sau tranh luận II- Tranh luận được thực hiện như thế nào trong hoạt động của ĐBQH (tiếp theo)? 3- Những việc cần làm qua các bước tranh luận : 3.1- Lựa chọn vấn đề để tham gia tranh luận : Chọn vấn đề đang có nhiều ý kiến khác nhau trong các dự thảo luật hoặc tờ trình . Xác địnhmức độ , phạm vi của vấn đề , ảnh hưởng hay tác động của vấn đề đó với các nhóm lợi ích , trong đó có lợi ích của cử tri mà mình đại diện ( chú ý mức độ đại chúng hoá;khả năng ảnh hưởng đến sự ổn định của hệ thống và sự liên đới với các vấn đề khác Nên chọn các vấn đề mà ĐBQH có chuyên môn sâu hoặc có căn cứ vững chắc về lý luận và thực tiễn . II- Tranh luận được thực hiện như thế nào trong hoạt động của ĐBQH (tiếp theo )? 3.2- Thu thập thông tin liên quan đến vấn đề tham gia tranh luận : 3.2.1- Nguồn thông tin: Cơ sở dữ liệu về luật pháp , về KT-XH do ĐBQH thu thập hoặc được cung cấp kể cả cơ sở DL của ĐP, đơn vị nơi ĐB sinh sống hoặc công tác . Các tờ trình , dự thảo Luật do các cơ quan QH,CP gởi cho ĐBQH(+TL tham khảo ). Ý kiến của các cơ quan chuyên môn , của tư vấn , chuyên gia ; của cơ quan thông tin BC. Thông tin từ tổ chức , cá nhân ; đặc biệt là của cử tri. II- Tranh luận được thực hiện như thế nào trong hoạt động của ĐBQH (tiếp theo )? 3.2.2- Phân tích , xử lý thông tin: Kiểm tra kỹ xuất xứ , tính đầy đủ và cập nhật của thông tin. Nên áp dụng một số phương pháp phổ biến : phân tích theo thứ tự thời gian ; theo các chủ thể và địa bàn khác nhau tại một thời điểm ; so sánh theo cùng một chuẩn Áp dụng rộng rãi phương pháp đối chiếu , so sánh để phát hiện những mâu thuẫn với hệ thống luật pháp và các qui định hiện hành . Áp dung phương pháp cho điểm theo từng nhân tố để chọn PA tốí ưu khi có nhiều kịch bản khác nhau ( Ví dụ : khi chọn cao trình đập thuỷ điện Sơn La). II- Tranh luận được thực hiện như thế nào trong hoạt động của ĐBQH ( tiếp theo )? 3.2.3- Chủ động có phương án để xử lý các phản ứng đối nghịch : Suy nghĩ một số tình huống có thể xảy ra khi ĐBQH trình bày lập luận của mình ? Phản ứng có thể có của ĐB khác hoặc của cơ quan chịu trách nhiệm về tờ trình . Dự kiến một số lập luận mà họ sẽ nêu ra để bày tỏ sự không đồng tình hoặc phản bác lại . Chuẩn bị lập luận để bảo vệ luận cứ của mình trong các tình huống dự kiến.Xác định thái độ . II- Tranh luận được thực hiện như thế nào trong hoạt động của ĐBQH (tiếp theo )? 3.2.4- Chuẩn bị tốt bài phát biểu để tham gia tranh luận : Phải xây dựng đề cương bài phát biểu Nhằm xác định nội dung trọng tâm cần tham gia tranh luận;tính toán quĩ thời gian . Để việc tranh luận không mang tính áp đặt , không gây mâu thuẫn giữa các bên đối thoại phải chú trọng khâu lập luận theo ba cách chủ yếu : + Lập luận dựa vào hệ thống giá trị chung: l à tranh luận dựa vào các giá trị đã được ghi nhận.Ví dụ khi tranh luận về các giải pháp ổn định tình hình KT-XH do CP đệ trình , ĐBQH xây dựng lập luận dựa trên những bài học chống lạm phát và ngăn ngừa thiểu phát đã được thực hiện thành công ở nhiều nước trên thế giới và ở nước II- Tranh luận được thực hiện như thế nào trong hoạt động của ĐBQH (tiếp theo )? + Lập luận dựa vào quyền thế : Là cách dùng quyền thế để áp đặt chính kiến của mình . Cách làm này thường được áp dụng khi các căn cứ ra quyết định chưa hội đủ nhưng tình hình đòi hỏi phải ra quyết định trong thời gian ngắn nhất . Ví dụ : TTCP và các ĐBQH là thành viên CP đã nêu các luân cứ sau đây để thuyết phục QH đồng tình với chủ trương điều hành của CP khi chưa có ý kiến của QH về việc tạm dừng ký kết xuất khẩu gạo từ quí 1/2008: - Tình hình sản xuất diễn biến phức tạp ; có nguy cơ mất mùa .( d ự đoán 50% trúng và 50%mất mùa ). - Giá cả thị trường lương thực thế giới tăng đột biến ảnh hưởng trực tiếp đến gi á thu mua và đời sống nhân dân . - Dự trữ lương thực quốc gia quá mỏng , chỉ 107.116 tấn . - Ngu ồn lương thực hàng hoá cân đối cho 6 tháng đầu năm chỉ 2,3-2,5 triệu tấn ; đã ký HĐ 2,4 triệu , mới thực hiện 0,8 triệu ; phải ưu tiên thực hiện hợp đồng đã ký II- Tranh luận được thực hiện như thế nào trong hoạt động của ĐBQH( tiếp theo )? + Lập luận dựa vào chứng cứ và logic: Là cách lập luận dựa vào logic dẫn dắt và được thực tiễn xác nhận . Ví dụ:Lập luận của CP , được Uỷ ban KT và UBTC&NS Quốc hội xác nhận về kết quả chống lạm phát sau khi thực hiện các nhóm giải pháp mà QH và CP ban hành đã dựa vào tính logic và thực tiễn tình hình KT-XH cuối năm 2008, tháng 1/2009: - Mức tăng trưởng GDP xấp xỉ đạt KH đã điều chỉnh (6,5 %). - Chỉ số tăng giá hàng tiêu dùng liên tục giảm so với tháng trước và so với cùng kỳ.(mức tăng giá bình quân trong 5 tháng chỉ 0,9%/tháng so với 3% trong 6 tháng đầu năm ). - Kết quả bước đầu trên lĩnh vực tín dụng và đầu tư. - Các chính sách hổ trợ nông ngư dân và người nghèo có tác động tích cực . II- Tranh luận được thực hiện như thế nào trong hoạt động của ĐBQH ( tiếp theo )? Trong ba cách , việc lập luận dựa vào chứng cứ và logic là thiết thực và đúng đắn nhất giúp tiết kiệm thời gian , tránh công kích lẫn nhau . Có trường hợp kết hợp nhiều cách lập luận để sớm quyết định v/đ quan trọng như việc sát nhập Hà tây vào Hà nội . Trong trường hợp này , lập luận đồng tình và phản đối đều dựa vào các chứng cứ và logic chủ yếu : - Mức độ hoàn thành và chất lượng qui họach xây dựng thủ đô . - Nguồn lực xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng KT-XH trong những năm trước mắt và lâu dài . - Vấn đề tổ chức và cán bộ , năng lực quản lý của bộ máy điều hành và quản lý thủ đô với qui mô được mở rộng nhiều lần . - Sử lý các vấn đề phát sinh về tách , nhập các đơn vị hành chính . Riêng TTCP và các Bộ chức năng ngoài việc lập luận theo chứng cứ và logic còn phải vận dung quyền lực và uy tín của cơ quan lãnh đạo . II- Tranh luận được thực hiện như thế nào trong hoạt động của ĐBQH ( tiếp theo )? Xây dựng tốt thông điệp : Khi tranh luận , trong phạm vi thời gian hạn hẹp ĐBQH phải biết lựa chọn cách đưa thông điệp để làm rõ mục đích mà mình muốn tác động lên người đối thoại . Gởi thông điệp là cách đưa những thông tin ngắn gọn,dễ hiễu ; làm cho người đối thoại hiểu rõ mục đích của mình nhằm thuyết phục và hướng dẫn hành động của họ . Ví dụ : Thông điệp về việc sát nhập Hà tây vào Hà nội là hãy ủng hộ chủ trương này để “ Xây dựng một thủ đô xứng tầm ; đàng hoàng và to đẹp hơn ”. Muốn xây dựng tốt thông điệp cần : + Xác định rõ mục tiêu tập trung nhất mà ĐB muốn tác động lên người đối thoại . + Lựa chọn cách thể hiện thông điệp đáp ứng tốt nhất mục tiêu đặt ra . ( Ngôn từ phải kích thích sự chú ý, giàu hình tượng;bám sát chủ đề ). II- Tranh luận được thực hiện như thế nào trong hoạt động của ĐBQH(tiếp theo )? 3.3- Tiến hành tranh luận : ĐBQH phải có kỹ năng phát biểu ý kiến để tăng sức thuyết phục trong tranh luận ; qua đó xây dựng hình ảnh tích cực trong công chúng . Kỹ năng phát biểu ý kiến đòi hỏi ĐBQH phải nghiên cứu kỹ thông tin chính thức và thông tin bổ sung liên quan v/đ tranh luận ; chú ý các chính sách ảnh hưởng đến việc thực thi luật pháp và việc triển khai các nhiệm vụ KT-XH ở ĐP, đơn vị mình ; kể cả những đặc thù chưa được đề cập trong các qui phạm PL. Khi tranh luận , ĐBQH phải vận dụng đồng thời nhiều kỹ năng khác nhau : + đảm bảo phù hợp nội dung phiên thảo luận , có tính bao quát cao và được minh hoạ . + Kỹ năng xây dựng và truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả . + Kỹ năng biểu cảm biết đưa thông điệp đúng thời điểm , luôn hướng tới người nghe , sơ bộ đánh giá được tác động . + Khi phát biểu phải làm chủ nội dung, thời gian;tránh lan man, lac đề . II- Tranh luận được thực hiện như thế nào trong hoạt động của ĐBQH( tiếp theo )? 3.3- Tiến hành tranh luận (tiếp ) Để tranh luận có kết quả , ĐBQH còn phải có kỹ năng thương thuyết , kỹ năng thuyết phục.QH quyết định theo nguyên tắc đa số nên việc tranh thủ sự đồng tình của ĐB khác thông qua thương lượng , thuyết phục là hết sức cần thiết nhằm bảo vệ lập luận của mình ; bác bỏ được quan điểm đối nghịch ; tạo sự ủng hộ của những người còn phân vân để có thể chọn lựa giải pháp mong muốn . II- Tranh luận được thực hiện như thế nào trong hoạt động của ĐBQH (tiếp theo)? 3.4- Những công việc nên làm sau khi thực hiện việc tranh luận : Theo dõi để các kiến nghị của ĐBQH đã được chấp nhận được thể hiện trong chính sách , luật pháp . Cân nhắc việc tham gia tranh luận tiếp hay không khi vẫn còn những ý kiến trái ngược Rút kinh nghiệm về việc vận dụng các kỹ năng trong tranh luận III- Một số bài học rút ra từ tranh luận : 1- Tôn trọng ý kiến người khác , dừng vội khẳng định ý kiến của mình là đúng , của người đối thoại là sai . 2- Nên đặt mình vào hoàn cảnh người đối thoại để hiểu họ và làm rõ sự khác biệt về điểm xuất phát của hai bên . 3- Thừa nhận sớm khi phát hiện rõ mình đã có lập luận sai khi tranh luận . 4- Thái độ khi bắt đầu tranh luận phải hết sức nhẹ nhàng , điềm tĩnh ; làm cho người tham gia tranh luận cảm thấy thoải mái , dễ tiếp thu . 5- Dẫn dắt để từng bước thuyết phục người đối thoại đồng ý với một trong những lập luận của mình . 6- Dành thời gian cho người đối thoại ; biết lắng nghe để tìm sự thực trong tranh luận và đưa ra quan điểm thuyết phục của mình . III- Một số bài học rút ra từ tranh luận ( tiếp theo ) 7- Dựa trên chính ý tưởng của người tham gia tranh luận để dẫn dắt họ đi đến kết luận mong muốn . 8- Cởi mở , chân thành , đi sâu tìm hiểu vì sao người tranh luận lại nhận thức v/đ khác mình . Xác định những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến thái độ của họ để có cơ sở củng cố lập luận đã nêu ra . 9- Áp dụng nguyên tắc thắng - thắng trong tranh luận bằng cách chứng minh giải pháp do mình đề xuất sẽ đáp ứng nguyện vọng của cả hai bên . 10- Thiết lập các luận cứ vững chắc kèm theo ví dụ và thực tiễn minh hoạ . 11- đưa ra những phương án giả định để kích thích tranh luận và cùng tìm ra giải pháp tối ưu . III- Một số bài học rút ra từ tranh luận ( tiếp theo ): 12- Hãy tỏ ra là người chuyên nghiệp , biết bám vào dữ liệu để chứng minh không để cảm xúc chi phối làm mất bình tĩnh và sơ hở khi tranh luận . 13- Cần khai thác những lý do về trách nhiệm , đạo đức và tính nhân văn để tăng sức thuyết phục vì chắc chắn người tham gia tranh luận cũng mong muốn điều này . 14- Phải biết dừng lại đúng lúc khi cảm thấy đã đạt được mục đích tranh luận hoặc nhận thấy cuộc tranh luận bắt đầu vô bổ và đi quá xa làm sứt mẻ các mối quan hệ khác . IV- KẾT LUẬN: Mức độ và chất lượng thảo luận , tranh luận của ĐBQH tại các kỳ họp sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của QH; của bản thân đại biểu . Đồng thời xay dựng hình ảnh tích cực của QH và đại biểu trong công chúng ; tăng thực quyền của cơ quan dân của trong hoạt động lập pháp , quyết định và giám sát . Để thảo luận , tranh luận có kết quả mỗi đại biểu phải không ngừng học tập để nâng cao kiến thức , kỹ năng và xây dựng bản lĩnh để theo đuổi đến cùng những kiến nghị mà mình cho là đúng đắn Trong điều kiện cơ cấu ĐBQH có tỉ lệ khá cao những người làm việc trong bộ máy điều hành , cần có cơ chế khuyến khích tranh luận nhằm giúp ĐB vượt qua rào cản tâm lý thường có trong mối quan hệ giữa cơ quan dân cử và cơ quan điều hành;giữa người bị lãnh đạo với người lãnh đạo . BT thảo luận nhóm hoặc cả lớp : Anh / chị hãy làm tốt công tác chuẩn bị và thực hiện việc tranh luận về chủ trương của CP dự kiến sử dụng khoản ngân sách lên đến 6 tỉ đô la để kích cầu đầu tư , góp phần vượt qua khó khăn KT-XH hiện nay.Lập luận của CP: + Có nhiều dấu hiệu chứng minh là đã xuất hiện tình trạng thiểu phát . + Kích cầu đầu tư trong nước là giải pháp có tính quyết định trong hoàn cảnh chịu tác động mạnh của khủng hoảng KT thế giới . + Khoảng đầu tư dự kiến ban đầu hơn 1 tỉ đô la không đủ xoay chuyển tình thế . Cả lớp chia thành 4 nhóm : Hai nhóm đóng vai hai nhóm tranh luận có ý kiến trái ngược nhau . Mỗi nhóm phải tiến hành các bước : chuẩn bị , xây dựng lập luân ; lập thông điệp và thực hiện tranh luận . Hai nhóm còn lại tham gia ý kiến . Sau đó đảo vị trí . Mỗi nhóm chuẩn bị trong 15 phút ; thực hiện tranh luận 15 phút.Tham gia ý kiến 5 phút/cặp 2nhóm. Giảng viên tham gia ý kiến . Xin chân thành cảm ơn quí anh , chị đã chú ý lắng nghe .
File đính kèm:
- bai_giang_ky_nang_tranh_luan_cua_dai_bieu_quoc_hoi.ppt