Bài giảng Kinh tế đầu tư - Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án

4.1. Thẩm định kỹ thuật

4.1.1. Mục đích và yêu cầu đối với công tác thẩm định kỹ thuật

4.1.1.1. Mục đích

 Thẩm định kỹ thuật là quá trình xem xét, đánh giá sự thích hợp của công nghệ,

nguyên liệu, địa điểm, giải pháp xây dựng, biện pháp giảm thiểu tác hại đối với

môi trường đã nêu trong hồ sơ dự án so với nội dung và các mục tiêu của dự án

đầu tư, trên cơ sở các chủ trương, chính sách, quy định của Nhà nước, của ngành

tại thời điểm thẩm định dự án.

 Nhiệm vụ của công tác thẩm định kỹ thuật là căn

cứ vào các thông tin đã có và kinh nghiệm của

mình kết hợp với việc tham khảo, tranh thủ ý kiến

của các nhà chuyên môn, Bộ (Sở) quản lý ngành,

của Bộ (Sở) Khoa học Công nghệ, Bộ (Sở) Tài

nguyên Môi trường, Bộ (Sở) Xây dựng để có

kiến nghị với chủ đầu tư, cấp quyết định đầu tư các

giải pháp tốt về kỹ thuật của dự án.

 Mục đích của công tác thẩm định kỹ thuật nhằm loại bỏ các dự án không khả thi về

mặt kỹ thuật và chấp nhận các dự án khả thi về mặt này. Điều đó cho phép một

mặt tiết kiệm được các nguồn lực, mặt khác tranh thủ được cơ hội để tăng thêm

nguồn lực. Bởi vì nếu chấp nhận dự án không khả thi do nghiên cứu chưa thấu đáo

hoặc do coi nhẹ yếu tố kỹ thuật, thì sẽ gây tổn thất nguồn lực. Trong trường hợp

bác bỏ dự án khả thi về mặt kỹ thuật do bảo thủ, do quá thận trọng là đã bỏ lỡ một

cơ hội để tăng nguồn lực.

Bài giảng Kinh tế đầu tư - Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án trang 1

Trang 1

Bài giảng Kinh tế đầu tư - Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án trang 2

Trang 2

Bài giảng Kinh tế đầu tư - Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án trang 3

Trang 3

Bài giảng Kinh tế đầu tư - Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án trang 4

Trang 4

Bài giảng Kinh tế đầu tư - Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án trang 5

Trang 5

Bài giảng Kinh tế đầu tư - Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án trang 6

Trang 6

Bài giảng Kinh tế đầu tư - Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án trang 7

Trang 7

Bài giảng Kinh tế đầu tư - Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án trang 8

Trang 8

Bài giảng Kinh tế đầu tư - Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án trang 9

Trang 9

Bài giảng Kinh tế đầu tư - Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 17 trang xuanhieu 2580
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kinh tế đầu tư - Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kinh tế đầu tư - Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án

Bài giảng Kinh tế đầu tư - Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự của dự án
yêu cầu phát triển trong tương lai. 
 Có tận dụng các cơ sở hạ tầng sẵn có trong vùng như: lưới điện quốc gia, hệ thống 
 cung cấp nước, thông tin liên lạc, bưu điện hay không? Nếu phải đầu tư thêm thì 
 chi phí là bao nhiêu? 
 Địa điểm có gần các nguồn cung cấp nguyên vật 
 liệu và thị trường tiêu thụ sản phẩm chủ yếu hay 
 không? Địa điểm đã chọn nên đảm bảo cự ly, 
 khối lượng và chi phí vận tải là thấp nhất (ví dụ: 
 vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào, vận chuyển 
 sản phẩm đi tiêu thụ, chở các loại phế phẩm đến 
 bãi thải). 
 Địa điểm có gần nguồn cung cấp lao động, có hợp lý với việc đi lại của cán bộ 
 công nhân viên hay không? (nhằm giảm chi phí đi lại hoặc chi phí đầu tư nhà ở 
 cũng như các công trình phục vụ sinh hoạt). 
 Xem xét số liệu địa chất công trình để ước tính chi phí xây dựng và gia cố nền 
 móng (một số dự án cần tránh đầu tư vào những địa điểm có chi phí nền móng 
 quá lớn). 
 Xem xét khả năng giải phóng mặt bằng, đền bù đất đai hoa màu ở những dự án 
 phải xây dựng ở địa điểm mới. Phương án giải phóng mặt bằng và bố trí địa điểm 
 tái định cư đã hợp lý chưa? Chi phí đền bù thiệt hại cho cộng đồng nơi đặt dự án 
 có theo khung giá của nhà nước quy định hay không? 
 Nếu dự án xây dựng tại địa điểm đã chọn thì sẽ tác động thế nào đến việc bảo vệ 
 cảnh quan thiên nhiên và các di tích lịch sử văn hóa; bảo vệ đất đai, rừng đầu 
 nguồn; chống ô nhiễm nước, không khí Phân tích lợi ích và ảnh hưởng xã hội 
 của dự án đối với đời sống dân cư, môi trường, an ninh quốc phòng, tài nguyên, 
 cảnh quan, di tích văn hóa tại địa điểm đó. 
 Tóm lại, địa điểm đã chọn có những ưu điểm gì so với các phương án địa điểm khác? 
 Tồn tại những vấn đề gì và khắc phục ra sao? So sánh chi phí đầu tư nếu xây dựng dự 
 án ở địa điểm này so với chi phí đầu tư ở địa điểm khác. 
4.1.2.5. Thẩm định giải pháp xây dựng dự án 
 Căn cứ vào yêu cầu công nghệ, các định mức, tiêu chuẩn xây dựng của từng loại dự 
 án, nhu cầu xây dựng các hạng mục công trình, phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật được xác 
 định cần kiểm tra các giải pháp xây dựng công trình theo các nội dung sau: 
 Xem xét quy mô xây dựng, giải pháp kiến trúc có phù hợp với dự án hay không, có 
 tận dụng được các cơ sở vật chất hiện có hay không? 
 Chọn dạng kết cấu nào (lắp ghép, đổ bê tông tại chỗ, khung thép hoặc là tổng hợp 
 các loại kết cấu)? Đây đã phải là phương án kết cấu hợp lý nhất để bảo đảm công 
72 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 
 Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự 
 của dự án 
 năng; thích hợp với hoàn cảnh kinh tế, điều kiện của địa phương và độ bền cần 
 thiết của công trình hay không? Đồng thời kết cấu này đã phải là dạng kết cấu ít 
 phải sửa chữa tu bổ hay không? Có những biện pháp gì để giảm chi phí sửa chữa, 
 bảo đảm sửa chữa, bảo dưỡng dễ dàng? 
 Phương án đặt các hệ thống bảo dưỡng kỹ thuật (ví dụ: nằm dưới đất, lộ thiên, giấu 
 trong công trình, đặt lộ hay đặt cả hệ thống) đã hợp lý chưa? 
 Đã dự kiến các hệ thống đường thi công và đường cho nhà máy (kể cả các điểm 
 nối với lưới giao thông chung) trên cơ sở đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật và kinh 
 tế hay chưa? 
 Những vật liệu xây dựng, thiết bị thi công hoặc dịch vụ kỹ thuật đặc biệt cần thiết 
 để thi công công trình gồm những gì? Những gì phải nhập khẩu? 
 Tổng dự toán/ dự toán của từng hạng mục công trình? Có hạng mục nào cần đầu tư 
 mà chưa được dự tính hay không? Có hạng mục nào không cần thiết hoặc chưa cần 
 thiết phải đầu tư hay không? 
 Tiến độ thi công có phù hợp với việc cung cấp máy móc thiết bị, có phù hợp với 
 thực tế hay không? 
 Vấn đề hạ tầng cơ sở: giao thông, điện, cấp thoát nước đã được tính toán đầy đủ 
 trong chi phí xây dựng chưa? 
4.1.2.6. Thẩm định bảo vệ môi trường 
 Cán bộ thẩm định cần đánh giá các giải pháp về môi 
 trường, PCCC của dự án xem đã đầy đủ, phù hợp 
 chưa? Đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận 
 trong trường hợp yêu cầu phải có hay chưa? Nội dung 
 nghiên cứu phần môi trường bao gồm: 
 (1) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường 
 (chất thải, tiếng ồn). 
 (2) Đánh giá các giải pháp bảo vệ môi trường do dự án đề xuất. 
 Trong phần này, cán bộ thẩm định cần phải đối chiếu với các quy định hiện hành về 
 việc dự án có phải lập, thẩm định và trình duyệt báo cáo đánh giá tác động môi 
 trường, PCCC hay không? 
 Theo quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường, các dự án cần xem xét mức độ ảnh 
 hưởng đến môi trường để xử lý hạn chế mức độ độc hại đến môi trường sống được 
 chia ra làm 2 loại: loại I và loại II. 
 o Các dự án loại I là những dự án có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường trên diện 
 rộng dễ gây sự cố môi trường, khó khống chế và khó xác định tiêu chuẩn môi 
 trường, được Nhà nước xác định danh mục và công bố cụ thể. 
 o Các dự án loại II là những dự án không nằm trong danh mục các dự án loại I. 
 Đối với các dự án loại I nằm ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ 
 cao chủ đầu tư dành riêng một phần hay một chương, nêu sơ lược về tác động tiềm 
 tàng của dự án đến môi trường (Báo cáo đánh giá tác động môi trường – theo mẫu 
 quy định chung). Đối với các dự án nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu 
TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 73 
 Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự 
 của dự án 
 công nghệ cao mà khu đó đã được cấp có thẩm quyền quyết định phê chuẩn "Báo 
 cáo đánh giá tác động môi trường" thì chủ đầu tư lập phiếu "Đăng ký đạt tiêu 
 chuẩn môi trường" như các dự án loại II. 
 Đối với các dự án loại II chủ đầu tư lập phiếu "Đăng ký đạt tiêu chuẩn môi 
 trường" (có mẫu quy định chung). 
 Thẩm định ảnh hưởng của dự án đến môi trường được tiến hành trong 3 giai đoạn: 
 o Giai đoạn xin giấy phép đầu tư: Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định 
 phê duyệt "Báo cáo đánh giá tác động môi trường" hoặc xác nhận phiếu "Đăng 
 ký đạt tiêu chuẩn môi trường" sơ bộ. 
 o Giai đoạn thiết kế xây dựng: Sau khi đã có quyết định đầu tư hoặc giấy phép 
 đầu tư và xác định địa điểm thực hiện đầu tư, chủ đầu tư phải lập chi tiết 
 "Báo cáo đánh giá tác động môi trường" hoặc phiếu "Đăng ký đạt tiêu chuẩn 
 môi trường". 
 o Giai đoạn kết thúc xây dựng: Trước khi công trình đưa vào sử dụng, cơ quan 
 Nhà nước về bảo vệ môi trường cùng cơ quan cấp phép đầu tư kiểm tra các 
 công trình xử lý chất thải, các điều kiện an toàn khác, theo quy định bảo vệ môi 
 trường và cấp giấy phép tương ứng. 
 Thẩm định môi trường thuộc thẩm quyền của Bộ (hoặc Sở) Tài nguyên và môi 
 trường hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường địa phương theo 
 phân cấp của Chính phủ. 
 Phương pháp thẩm định các nội dung kỹ thuật: 
 Khi thẩm định nội dung kỹ thuật, tùy theo tính phức tạp của mỗi dự án, cán bộ thẩm 
 định có thể áp dụng các phương pháp đánh giá sau: 
 Phương pháp so sánh đối chiếu các chỉ tiêu. 
 Phương pháp dự báo. 
 Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia. 
 Tổ chức họp liên ngành, liên cơ quan (có thể mời 
 chuyên gia ngoài đơn vị về các lĩnh vực chuyên môn có liên quan đến dự án) để 
 làm rõ các nội dung có liên quan đến kỹ thuật của dự án đầu tư. 
 Trong trường hợp cần thiết có thể yêu cầu chủ dự án làm rõ, bổ sung hoặc sửa đổi hồ 
 sơ dự án. Chủ dự án có nghĩa vụ đáp ứng các yêu cầu của tổ chức thẩm định về việc 
 làm rõ, bổ sung hoặc sửa đổi hồ sơ dự án. 
4.2. Thẩm định tổ chức quản lý và nhân sự của dự án 
4.2.1. Mục đích và yêu cầu 
4.2.1.1. Mục đích 
 Thẩm định nội dung tổ chức quản lý và nhân sự của dự án nhằm kiểm tra mô hình tổ 
 chức quản lý dự án khi đi vào vận hành khai thác, kiểm tra số lượng và chất lượng lao 
 động dự kiến tuyển dụng cho mỗi vị trí có đảm bảo cho dự án hoạt động sản xuất kinh 
 doanh có hiệu quả hay không? Có phù hợp với công nghệ đã chọn hay không? Chi phí 
 sử dụng lao động của dự án đã phải là chi phí tiết kiệm nhất hay chưa? 
74 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 
 Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự 
 của dự án 
4.2.1.2. Yêu cầu 
 Một bộ máy tổ chức quản lý dự án được coi là đạt yêu cầu khi đảm bảo 3 tiêu chuẩn sau: 
 Tính pháp lý: bộ máy quản lý dự án cũng như số lượng và chất lượng lao động 
 được tuyển dụng phải phù hợp với các văn bản pháp lý của Nhà nước quy định. 
 Cán bộ thẩm định cần căn cứ vào luật Lao động, luật Doanh nghiệp, luật Đầu tư 
 và các quy định của Nhà nước khi thẩm định. 
 Tính phù hợp: việc xây dựng bộ máy tổ chức quản lý; xác định số lượng và cơ cấu 
 lao động phải được thực hiện có khoa học. Một mặt dựa trên cơ sở các học thuyết 
 về quản lý lao động khoa học, mặt khác dựa trên những kinh nghiệm tổ chức lao 
 động tiên tiến của các đơn vị có cùng tính chất và quy mô quản lý kinh doanh; 
 đồng thời phải xem xét khả năng cung cấp cán bộ quản lý và công nhân kỹ thuật 
 trên thực tế. 
 Tính gọn nhẹ: Một bộ máy quản lý gọn nhẹ với số lượng nhân sự thích hợp đảm 
 bảo cho các mối quan hệ tác nghiệp bớt phức tạp, lại đạt được hiệu quả kinh tế 
 cao nhờ giảm được chi phí quản lý hành chính và chi phí lương công nhân. Đây 
 cũng là tiền đề quan trọng để tăng năng suất lao động trong quá trình sản xuất 
 kinh doanh. 
 Cán bộ thẩm định cần căn cứ vào 3 tiêu chuẩn trên để đánh giá nội dung tổ chức quản 
 lý và nhân sự của các dự án. 
4.2.2. Nội dung thẩm định 
4.2.2.1. Thẩm định cơ cấu bộ máy quản lý 
 Sơ đồ tổ chức, quản lý sản xuất phải thể hiện rõ các 
 chức năng, nhiệm vụ của mỗi bộ phận cần có và mối 
 quan hệ giữa các bộ phận để đảm bảo cho cơ sở sản 
 xuất hoạt động có hiệu quả, phù hợp với công nghệ đã 
 lựa chọn. Quá trình thẩm định cũng cần làm rõ các 
 cấp: cấp lãnh đạo, cấp điều hành, cấp thừa hành trong 
 dự án đã phù hợp với ngành nghề, quy mô dự án và 
 hình thức sở hữu vốn hay chưa? 
4.2.2.2. Đánh giá về nguồn nhân lực của dự án 
 Cán bộ thẩm định cần xem xét lại số lượng lao động dự án dự kiến tuyển dụng, đòi hỏi 
 về tay nghề, trình độ kỹ thuật. Khi thẩm định nội dung này, cán bộ thẩm định nên 
 tham khảo nhu cầu và cơ cấu lao động của những doanh nghiệp tương tự nhưng thuộc 
 loại tiên tiến ở trong và ngoài nước. Đồng thời, cán bộ thẩm định cần đánh giá khả 
 năng cung ứng nguồn nhân lực cho dự án từ xã hội, dự án có ưu tiên tuyển dụng lao 
 động địa phương không? Cần lưu ý trong quy định của nhà nước, lao động trong dự án 
 phải được tuyển chọn từ lao động trong nước, trừ các vị trí đặc biệt có thể sử dụng lao 
 động là người nước ngoài. Nhà nước cũng khuyến khích dự án tạo ra nhiều việc làm 
 cho người lao động. 
TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 75 
 Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự 
 của dự án 
4.2.2.3. Đánh giá công tác đào tạo nguồn nhân lực 
 Cán bộ thẩm định cần xem xét việc đào tạo người lao động trong dự án theo các nội 
 dung, yêu cầu của các vị trí làm việc kỹ thuật về tay nghề, nghiệp vụ và quy trình làm 
 việc. Đối với những dự án sử dụng công nghệ hiện đại, cần xem xét dự án đã có 
 những biện pháp gì để đào tạo và nâng cao trình độ công nhân điều khiển máy móc, 
 thiết bị mới? Cần có những trang bị gì để đào tạo, huấn luyện? Chi phí cho việc này? 
4.2.2.4. Thẩm định chế độ tiền lương, tiền thưởng, chế độ làm việc, nghỉ ngơi cho 
 người lao động trong dự án 
 Để thẩm định nội dung này, cán bộ thẩm định cần nắm vững và cập nhật các quy định 
 của nhà nước (do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bộ Quản lý ngành kinh tế kỹ 
 thuật đề xuất) về vấn đề lao động – tiền lương. Các quy định bao gồm: 
 Quy định thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi. 
 Quy định chi tiết về vấn đề tiền lương. 
 Điều lệ bảo hiểm xã hội. 
 Quyết định về mức lương tối thiểu đối với người lao động Việt Nam làm việc 
 trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 
 Thông tư hướng dẫn cách tính số lao động sử dụng trong dự án đầu tư nước ngoài. 
 Sau khi thẩm định chế độ tiền lương và chế độ làm việc, cán bộ thẩm định sẽ đánh giá 
 được quỹ lương khi dự án đi vào sản xuất đã hợp lý chưa? Lãng phí hay tiết kiệm? 
 Chế độ đãi ngộ đối với người lao động đã thoả đáng chưa? Có khuyến khích động 
 viên người lao động hăng hái tham gia sản xuất kinh doanh không? 
 Bảng 4.3: Dự kiến tổng quỹ lương hàng năm 
 Năm 
 STT Khoản mục 
 1 2 3 4  N 
 Nhân viên người nước ngoài 
 ở bộ phận.. 
 A 
 ở bộ phận.. 
 Tổng quỹ lương cho nhân viên người nước ngoài 
 Nhân viên người Việt Nam 
 ở bộ phận.. 
 B 
 ở bộ phận.. 
 Tổng quỹ lương cho nhân viên người Việt Nam 
 C Tổng quỹ lương của dự án (A + B) 
 Trong quá trình thẩm định nội dung tổ chức quản lý và nhân sự của dự án, phương pháp 
 sử dụng chủ yếu là phương pháp so sánh. Ví dụ, so sánh với các định mức, tiêu chuẩn, 
 quy định của nhà nước về sử dụng lao động; so sánh với các doanh nghiệp tương tự cùng 
 ngành, cùng quy mô về số lượng lao động, tiêu chuẩn lao động sẽ tuyển dụng. 
76 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 
 Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự 
 của dự án 
Tóm lược cuối bài 
 Mục đích của thẩm định kỹ thuật nhằm loại bỏ những dự án không khả thi về mặt kỹ thuật để 
 tránh gây tổn thất nguồn lực, chấp nhận dự án khả thi về mặt kỹ thuật để tranh thủ cơ hội tăng 
 thêm nguồn lực. 
 Trên cơ sở xem xét rất nhiều yếu tố liên quan, đặc biệt là yếu tố thị phần và khả năng của chủ 
 đầu tư về mọi mặt, từ đó đánh giá công suất của dự án đã phải là công suất tối ưu chưa? 
 Khi thẩm định công nghệ và nguyên liệu cho dự án, tiêu chuẩn lựa chọn đầu tiên phải là công 
 nghệ và nguyên liệu đó có tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt, được thị trường đón nhận hay 
 không? Sau đó mới thẩm định các tiêu chuẩn khác như: phải là những công nghệ và nguyên 
 liệu thông dụng và có sẵn trên thị trường, giá cả thích hợp 
 Đối với thẩm định địa điểm xây dựng dự án, cần làm rõ việc đầu tư vào địa điểm đó đem lại 
 thuận lợi gì? khó khăn gì? Có tận dụng được cơ sở hạ tầng sẵn có và thuận tiện cho sản xuất 
 kinh doanh của dự án sau này hay không? 
 Các giải pháp xây dựng công trình dự kiến có phù hợp với mục đích sử dụng của dự án 
 không? có tiết kiệm chi phí xây dựng công trình và chi phí bảo dưỡng sau này khi đi vào vận 
 hành hay không? 
 Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường đã được giải quyết thoả đáng chưa? 
 Bộ máy tổ chức quản lý quá trình sản xuất kinh doanh, số lượng và trình độ lao động được 
 tuyển dụng có đảm bảo 3 yêu cầu: tính pháp lý, tính phù hợp và tính gọn nhẹ hay không? 
TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 77 
 Bài 4: Thẩm định kỹ thuật và tổ chức quản lý nhân sự 
 của dự án 
Câu hỏi ôn tập 
1. Trình bày vị trí và yêu cầu đối với công tác thẩm định kỹ thuật. 
2. Trình bày mục đích và nội dung thẩm định công suất, thẩm định công nghệ trang thiết bị, 
 thẩm định nguyên liệu và các yếu tố đầu vào, thẩm định địa điểm và giải pháp xây dựng dự 
 án, thẩm định môi trường và các giải pháp khắc phục. 
3. Khi thẩm định địa điểm xây dựng dự án chịu sự ràng buộc của những nhân tố nào? 
4. Trình bày vị trí và yêu cầu đối với công tác thẩm định tổ chức quản trị và nhân sự của dự án. 
5. Trình bày nội dung thẩm định tổ chức quản trị và nhân sự của dự án. 
78 TXDTKT03_Bai4_v1.0015106227 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kinh_te_dau_tu_bai_4_tham_dinh_ky_thuat_va_to_chuc.pdf