Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 4: Kiểm toán chu trình bán hàng & thu tiền - Phan Trung Kiên

1.1. BẢN CHẤT CỦA CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN

• Bán hàng – thu tiền là quá trình chuyển quyền sở hữu

của hàng hóa qua quá trình trao đổi hàng – tiền với

khách hàng.

• Chu trình bán hàng và thu tiền được xem là chu trình

cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, nó không

những đánh giá hiệu quả của những chu trình trước đó

mà còn đánh giá hiệu quả của toàn bộ quá trình sản

xuất kinh doanh

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 4: Kiểm toán chu trình bán hàng & thu tiền - Phan Trung Kiên trang 1

Trang 1

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 4: Kiểm toán chu trình bán hàng & thu tiền - Phan Trung Kiên trang 2

Trang 2

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 4: Kiểm toán chu trình bán hàng & thu tiền - Phan Trung Kiên trang 3

Trang 3

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 4: Kiểm toán chu trình bán hàng & thu tiền - Phan Trung Kiên trang 4

Trang 4

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 4: Kiểm toán chu trình bán hàng & thu tiền - Phan Trung Kiên trang 5

Trang 5

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 4: Kiểm toán chu trình bán hàng & thu tiền - Phan Trung Kiên trang 6

Trang 6

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 4: Kiểm toán chu trình bán hàng & thu tiền - Phan Trung Kiên trang 7

Trang 7

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 4: Kiểm toán chu trình bán hàng & thu tiền - Phan Trung Kiên trang 8

Trang 8

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 4: Kiểm toán chu trình bán hàng & thu tiền - Phan Trung Kiên trang 9

Trang 9

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 4: Kiểm toán chu trình bán hàng & thu tiền - Phan Trung Kiên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 48 trang xuanhieu 19100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 4: Kiểm toán chu trình bán hàng & thu tiền - Phan Trung Kiên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 4: Kiểm toán chu trình bán hàng & thu tiền - Phan Trung Kiên

Bài giảng Kiểm toán tài chính - Bài 4: Kiểm toán chu trình bán hàng & thu tiền - Phan Trung Kiên
 Xem xét các chứng từ vận chuyển các hóa đơn và các nghiệp vụ bán hàng khi ghi sổ
đúng thời gian;
 Xem xét dấu hiệu của đối chiếu nội bộ trên các chứng từ chịu ảnh hưởng.
• Các nghiệp vụ bán hàng được đưa vào sổ thu tiền và cộng lại đúng
Thử nghiệm kiểm soát đối với mục tiêu này bao gồm:
 Xem xét việc thực hiện các thủ tục phân cách nhiệm vụ kiểm tra việc thực hiện lập và
gửi cân đối thu tiền cho người mua;
 Xem xét dấu hiệu thực hiện kiểm soát nội bộ.
v1.0016101206
2.2. THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT TRONG CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN (tiếp theo)
b. Thử nghiệm kiểm soát liên quan tới nghiệp vụ thu tiền
• Các khoản thu tiền đã ghi sổ thực tế đã nhận
Thử nghiệm kiểm soát đối với mục tiêu này bao gồm:
 Thẩm tra việc phân cách nhiệm vụ giữa người giữ tiền và người giữ sổ;
 Xem xét việc thực hiện đối chiếu với ngân hàng.
• Khoản tiền chiết khấu đã được xét duyệt đúng đắn; phiếu thu tiền được đối chiếu và ký duyệt
Thử nghiệm kiểm soát đối với mục tiêu này bao gồm:
 Xem xét quy chế thu tiền hàng hoặc trao đổi với giám đốc phụ trách tài chính hoặc
kinh doanh;
 Xem xét giấy báo nhận được tiền trước hạn;
 Khảo sát trình tự lập phiếu thu tiền.
27
v1.0016101206
2.2. THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT TRONG CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN (tiếp theo)
28
• Tiền mặt thu được đã ghi đầy đủ vào Sổ quỹ và các nhật ký thu tiền
Thử nghiệm kiểm soát đối với mục tiêu này bao gồm:
 Thẩm tra phân cách nhiệm vụ giữa người giữ tiền với người ghi sổ;
 Xem xét dãy liên tục các giấy báo nhận tiền hoặc bảng kê tiền mặt.
• Các khoản tiền thu đã ghi sổ và đã nộp đều đúng với giá hàng bán
Thử nghiệm kiểm soát đối với mục tiêu này bao gồm:
 Khảo sát tổ chức kế toán chi tiết các khoản thu;
 Xem xét việc đối chiếu hàng tháng với ngân hàng.
v1.0016101206
2.2. THỬ NGHIỆM KIỂM SOÁT TRONG CHU TRÌNH BÁN HÀNG VÀ THU TIỀN (tiếp theo)
29
• Các khoản thu tiền đều được phân loại đúng
Thử nghiệm kiểm soát đối với mục tiêu này bao gồm:
 Kiểm tra việc tổ chức thực hiện sơ đồ tài khoản và quy định về đối ứng;
 Xem xét dấu hiệu của kiểm soát nội bộ.
• Các khoản thu tiền ghi đúng thời gian
Thử nghiệm kiểm soát đối với mục tiêu này bao gồm:
 Quan sát việc tổ chức ghi thu, chế độ báo cáo thu tiền ở các bộ phận có liên quan;
 Xem xét dấu hiệu của kiểm soát nội bộ về thu tiền.
• Các khoản thu tiền ghi đúng vào Sổ quỹ, Sổ cái và tổng hợp đúng
Thử nghiệm kiểm soát đối với mục tiêu này bao gồm:
 Xem xét việc phân cách nhiệm vụ giữa người ghi sổ quỹ với người ghi sổ thanh toán;
 Thẩm tra việc gửi các bảng cân đối thu tiền; Xem xét dấu hiệu của kiểm soát nội bộ.
v1.0016101206
3. THỬ NGHIỆM CƠ BẢN TRONG KIỂM TOÁN CHU TRÌNH BÁN HÀNG – THU TIỀN
3.2. Kiểm tra chi tiết trong chu trình
3.1. Thủ tục phân tích trong chu trình
30
v1.0016101206
3.1. THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CHU TRÌNH
a. Phân tích doanh thu
• Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc  và xem xét các
trường hợp tăng hay giảm bất thường.
• So sánh doanh thu bán hàng của từng loại hàng hóa, dịch vụ giữa kỳ này với các kỳ trước
theo từng tháng. Các biến động bất thường cần được giải thích nguyên nhân.
• Tính tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch vụ chủ yếu và so sánh với năm trước
để phát hiện và giải thích mọi thay đổi quan trọng.
• So sánh tỷ lệ doanh thu hàng bán bị trả lại, các khoản giảm giá trên tổng doanh thu của kỳ
này với các kỳ trước.
• So sánh số dư của các khách hàng có giá trị lớn giữa các kỳ nhằm phát hiện doanh thu hoặc
các khoản phải thu bị ghi khống.
• So sánh tỷ lệ chi phí dự phòng các khoản phải thu khó đòi trên tổng doanh thu hoặc các
khoản phải thu giữa kỳ này với các kỳ trước để xem xét tính hợp lý.
31
v1.0016101206
3.1. THỦ TỤC PHÂN TÍCH TRONG CHU TRÌNH (tiếp theo)
32
b. Phân tích khoản phải thu
• Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu.
• Tính số vòng quay nợ phải thu khách hàng.
• So sánh số dư nợ quá hạn năm nay so với năm trước.
• Tính tỷ số chi phí dự phòng trên số dư nợ phải thu khách hàng.
c. Những phân tích có liên quan khác
Phân tích số dư tài khoản của các khoản mục có liên hệ với nhau theo những mô hình định
trước, như: Sau khi thiết lập một mối quan hệ giữa doanh thu – hàng tồn kho xuất bán – đơn giá
– vòng quay hàng tồn kho – giá vốn hàng bán, KTV có thể ước tính được giá trị của khoản mục
này nếu khẳng định được số liệu của các khoản mục khác.
v1.0016101206
3.2. KIỂM TRA CHI TIẾT TRONG CHU TRÌNH
3.2.2. Kiểm tra chi tiết số dư khoản mục phải thu khách hàng
3.2.1. Kiểm tra chi tiết doanh thu
3.2.3. Kiểm tra dự phòng phải thu khó đòi
33
v1.0016101206
3.2.1. KIỂM TRA CHI TIẾT DOANH THU
• Kiểm tra sự có thực của các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã được
ghi chép
KTV có thể đạt được điều này bằng các thủ tục cụ thể sau:
 Đối chiếu các khoản doanh thu bán hàng được ghi chép trên nhật ký bán hàng với các
chứng từ gốc liên quan như đơn đặt hàng, hợp đồng kinh tế, lệnh bán hàng hoặc phiếu
xuất kho, vận đơn, hóa đơn,
 Lấy mẫu các nghiệp vụ bán hàng và xem xét quá trình thu tiền. Đối với các khoản đã
được thanh toán, đó chính là bằng chứng cho biết nghiệp vụ bán hàng đã thực sự
xảy ra.
 KTV cần tìm hiểu việc ghi nhận doanh thu có phù hợp với các điều kiện đã được quy
định trong chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành hay không.
• Kiểm tra việc ghi chép đầy đủ các khoản doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
KTV sẽ xuất phát từ những chứng từ gốc (hóa đơn, vận đơn) để kiểm tra việc ghi chép các
nghiệp vụ trên nhật ký bán hàng.
34
v1.0016101206
3.2.1. KIỂM TRA CHI TIẾT DOANH THU (tiếp theo)
35
• Kiểm tra tính chính xác của số tiền ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
KTV có thể thực hiện các thủ tục cụ thể bao gồm:
 So sánh với vận đơn, đơn đặt hàng, lệnh bán hàng để xác định về chủng loại và số
lượng hàng hóa tiêu thụ.
 Đối chiếu với bảng giá, các bảng xét duyệt giá, hợp đồng,.. để xác định đơn giá của
hàng hóa tiêu thụ. Rà soát lại các khoản chiết khấu, giảm giá để xem có phù hợp với
chính sách bán hàng của các đơn vị hay không.
 Kiểm tra việc tính toán trên hóa đơn.
 Đối với các trường hợp bán hàng bằng ngoại tệ, KTV cần kiểm tra việc quy đổi về tiền
Việt Nam.
v1.0016101206
3.2.1. KIỂM TRA CHI TIẾT DOANH THU (tiếp theo)
• Kiểm tra việc phân loại doanh thu
 KTV cần xem xét về sự phân biệt giữa: Doanh thu bán chịu và doanh thu thu tiền ngay,
doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ với các khoản doanh thu hoạt động tài chính, thu
nhập khác, các loại doanh thu là đối tượng của các loại thuế khác nhau, có thuế suất
khác nhau,..
 KTV xem xét nội dung kinh tế cụ thể của các nghiệp vụ và việc phân loại chúng.
• Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng và cung cấp dịch vụ
KTV sẽ lựa chọn một số nghiệp vụ xảy ra trước và sau thời điểm khóa sổ để kiểm tra
chứng từ gốc, so sánh giữa ngày ghi trên vận đơn với hóa đơn, nhật ký bán hàng và các sổ
chi tiết.
36
v1.0016101206
3.2.2. KIỂM TRA CHI TIẾT CÁC KHOẢN PHẢI THU
• Kiểm tra bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ và đối chiếu với sổ chi tiết và
sổ cái
Thử nghiệm chi tiết về nợ phải thu khách hàng và dự phòng nợ khó đòi chủ yếu dựa vào
bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ. Bảng này liệt kê số dư của từng khách hàng và
sắp xếp theo thời gian quá hạn trả nợ.
 KTV kiểm tra việc cộng dồn hàng ngang và hàng dọc.
 Xem xét tính hợp lý của việc phân loại công nợ, thông qua việc chọn ra một số khách để
đối chiếu với sổ chi tiết của họ và kỳ hạn thanh toán.
 Đối chiếu số tổng cộng trên bảng với tài khoản tổng hợp trên sổ cái.
 Kiểm tra lại tổng cộng số dư trên các sổ chi tiết và đối chiếu với tổng số dư trên sổ cái.
37
v1.0016101206
3.2.2. KIỂM TRA CHI TIẾT CÁC KHOẢN PHẢI THU (tiếp theo)
• Kiểm tra số dư các khoản phải thu khách hàng thông qua gửi thư xác nhận
Việc kiểm tra số dư các khoản phải thu khách hàng được tiến hành thông qua gửi thư
xác nhận.
 Đáp ứng mục tiêu hiệu lực, định giá và kịp thời.
 Loại hình thư xác nhận:
 Xác nhận dạng khẳng định.
 Xác nhận dạng phủ định.
 Thời gian xác nhận:
Thư xác nhận được gửi cho khách hàng để kiểm tra số dư của khách hàng trên Bảng
cân đối kế toán. Do đó, ngày gửi thư xác nhận cần tiến hành gần với ngày lập Bảng cân
đối kế toán.
38
v1.0016101206
3.2.2. KIỂM TRA CHI TIẾT CÁC KHOẢN PHẢI THU (tiếp theo)
39
 Kích cỡ mẫu
Số lượng thư xác nhận được gửi đi phụ thuộc vào các yếu tố sau:
 Tính trọng yếu của các khoản phải thu:
Nếu số dư các khoản phải thu có qui mô lớn so với số dư các tài khoản khác thì số 
lượng mẫu sẽ nhiều hơn.
 Số lượng các khoản phải thu:
Thư xác nhận gửi đi sẽ nhiều nếu doanh nghiệp có qui mô lớn, nhiều khách hàng.
 Mức đồng đều về qui mô của các khoản phải thu: Nếu qui mô các khoản phải thu xấp
xỉ nhau thì số lượng thư xác nhận sẽ ít hơn khi qui mô các khoản này có sự đột biến.
v1.0016101206
3.2.2. KIỂM TRA CHI TIẾT CÁC KHOẢN PHẢI THU (tiếp theo)
• Kiểm tra số dư các khoản phải thu khách hàng thông qua gửi thư xác nhận
 Về các khoản mục chi tiết để xác nhận
KTV chú ý về qui mô và thời gian các khoản phải thu: thông thường, gửi thư xác nhận
với số dư lớn, nợ đọng kéo dài. Các số dư còn lại thì chọn mẫu ngẫu nhiên để gửi thư
xác nhận.
 Kiểm soát của KTV trong quá trình gửi thư xác nhận
Để đảm bảo bằng chứng kiểm toán có độ tin cậy cao và khách quan, KTV phải trực tiếp
gửi thư xác nhận hoặc kiểm soát quá trình gửi thư xác nhận.
40
v1.0016101206
3.2.2. KIỂM TRA CHI TIẾT CÁC KHOẢN PHẢI THU (tiếp theo)
41
 Theo dõi và xử lý thư xác nhận không trả lời
 Nếu lần thứ nhất không nhận được thư xác nhận thì KTV tiến hành gửi thư xác nhận
lần thứ hai.
 Nếu lần thứ hai không nhận được thư xác nhận thì KTV thực hiện các thủ tục
bổ sung.
 Nếu có chênh lệch giữa số tiền trên thư xác nhận và trên sổ sách kế toán: KTV phải
tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng xử lý.
 Các thủ tục kiểm toán bổ sung: Áp dụng đối với các trường hợp không nhận được thư
trả lời thông thường là kiểm tra việc thu tiền nợ của khách hàng sau ngày khóa sổ kế
toán, hoặc kiểm toán viên có thể kiểm tra các hóa đơn bán hàng hợp thành số dư khoản
nợ phải thu cùng các vận đơn có liên quan.
v1.0016101206
3.2.3. KIỂM TRA DỰ PHÒNG PHẢI THU KHÓ ĐÒI
• Tìm kiếm dấu vết về việc xóa sổ khoản phải thu không đòi được và dự phòng phải thu khó
đòi của năm trước;
• Phỏng vấn ban quản trị về khả năng thu tiền đối với những khách hàng vẫn chưa thu được ở
kỳ sau (đặc biệt là những khoản phải thu số tiền lớn, thời gian thu hồi dài)
• Xem xét các báo cáo nợ phải thu;
• Kiểm tra toàn diện các khoản xóa sổ (Thẩm tra lại việc xét duyệt xóa sổ của người có
trách nhiệm,).
42
v1.0016101206
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Thủ tục kiểm soát 1
• Các thủ tục kiểm soát gồm: Phân tách chức năng nhân viên phòng kinh doanh với bộ phận
khác; đối chiếu; phê duyệt của Trưởng phòng Kinh doanh; Định dạng trước nội dung (Phiếu
giao hàng).
• Ảnh hưởng nếu thủ tục không hiệu lực: Phải thu khách hàng và Dự phòng phải thu khó đòi
có thể bị sai theo cơ sở dẫn liệu: tính giá.
• Thử nghiệm kiểm soát: Kiểm tra qui định đối chiếu số liệu khi phê duyệt bán chịu; kiểm tra
dấu hiệu phê duyệt giao hàng.
2. Thủ tục kiểm soát 2:
• Thủ tục kiểm soát: Định dạng trước (qui trình); Đối chiếu (hóa đơn bán hàng, phiếu giao
hàng, bảng giá); phê duyệt của trưởng phòng.
• Ảnh hưởng nếu không có thủ tục kiểm soát: Doanh thu và Phải thu khách hàng có thể bị sai
theo cơ sở dẫn liệu phát sinh (hiện hữu); Doanh thu cũng có thể bị sai theo cơ sở dãn liệu
Đo lường và tính giá.
• Thử nghiệm kiểm soát: Quan sát; kiểm tra tính đầy đủ và khớp đúng của một bộ chứng từ,
đồng thời quan sát thời gian trên các tài liệu có liên quan tới một nghiệp vụ ghi nhận.
43
v1.0016101206
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG (tiếp theo)
3. Thủ tục kiểm soát 3
• Các thủ tục kiểm soát gồm: Đối chiếu; phân tách chức năng nhân viên giao hàng và nhân
viên lập hóa đơn.
• Ảnh hưởng nếu thủ tục không hiệu lực: Doanh thu có thể bị sai theo cơ sở dẫn liệu phát
sinh, đầy đủ.
• Thử nghiệm kiểm soát: Phỏng vấn về cách lập hóa đơn và ghi nhận; kiểm tra mẫu về hình
thức và thực tế thực hiện đối chiếu; kiểm tra dấu hiệu của việc đối chiếu – có báo cáo, ký
của người thực hiện.
4. Thử nghiệm kiểm soát 4
• Thủ tục kiểm soát: đối chiếu, báo cáo bất thường; phân nhiệm (Lập bảng kê với đối chiếu và
xử lý chênh lệch).
• Ảnh hưởng nếu không thực hiện thủ tục: Phải thu khách hàng, Dự phòng phải thu khó đòi.
• Thử nghiệm kiểm soát: Phỏng vấn nhân viên; quan sát vào cuối tháng; kiểm tra báo cáo
chênh lệch và xử lý chênh lệch có tồn tại không.
44
v1.0016101206
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Kiểm soát nội bộ đối với nợ phải thu khách hàng được xem là hữu hiệu khi nhân viên kế toán
giữ sổ chi tiết các khoản phải thu KHÔNG được kiêm nhiệm việc:
A. phê chuẩn việc bán chịu cho khách hàng.
B. xóa sổ nợ phải thu khách hàng.
C. thực hiện thu tiền.
D. phê chuẩn việc bán chịu cho khách hàng, xóa sổ nợ phải thu khách hàng và thực hiện
thu tiền.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. phê chuẩn việc bán chịu cho khách hàng, xóa sổ nợ phải thu khách hàng
và thực hiện thu tiền.
• Giải thích: Việc phân tách các chức năng phê chuẩn việc bán chịu, ghi sổ chi tiết các khoản
phải thu, xóa sổ nợ phải thu khách hàng và thực hiện thu tiền sẽ ngăn chặn chặn được gian
lận, tạo ra sự kiểm tra chéo, tăng độ tin cậy của thông tin.
45
v1.0016101206
CÂU HỎI TRĂC NGHIỆM 2
Kiểm toán viên chọn mẫu để kiểm tra việc ghi chép các nghiệp vụ bán hàng từ các chứng từ gửi
ngân hàng lần theo đến hóa đơn bán hàng và đến sổ kế toán. Thử nghiệm này được thực hiện
nhằm thỏa mãn cơ sở dẫn liệu nào của khoản mục Nợ phải thu/ Doanh thu?
A. Tính giá.
B. Phát sinh.
C. Đầy đủ.
D. Chính xác cơ học.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. Đầy đủ.
• Giải thích: Kiểm tra từ các chứng từ gửi ngân hàng lần theo đến hóa đơn bán hàng và đến
sổ kế toán nhằm thu thập bằng chứng xác minh mục tiêu đầy đủ, thỏa mãn cơ sở dẫn liệu
đầy đủ của doanh thu/nợ phải thu.
46
v1.0016101206
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAI VÀ GIẢI THÍCH
Chức năng bán hàng và ghi sổ nên độc lập với chức năng thu tiền, vận tải hàng, chuyển giao và
lập hóa đơn?
Trả lời:
• Đúng.
• Giải thích: Việc phân tách chức năng bán hàng, ghi sổ với chức năng thu tiền, vận tải hàng,
chuyển giao và lập hóa đơn sẽ tạo ra sự kiểm soát chéo, tăng độ tin cậy của thông tin, ngăn
ngừa gian lận.
47
v1.0016101206
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền có ý nghĩa quan trọng trong một cuộc kiểm toán tài
chính. Trong bài này, chúng ta cần nắm được các vấn đề cơ bản bao gồm:
• Bản chất của chu trình bán hàng trong quan hệ với những tài khoản có liên quan trong
thực hiện kiểm toán;
• Trình tự thực hiện kiểm toán chu trình;
• Thử nghiệm kiểm soát đối với chu trình bán hàng và thu tiền bao gồm: Kiểm soát nội bộ
và thử nghiệm kiểm soát đối với nghiệp vụ bán hàng và nghiệp vụ thu tiền;
• Thử nghiệm cơ bản đối với chu trình bán hàng và thu tiền bao gồm: Kiểm tra chi tiết
doanh thu, Kiểm tra chi tiết các khoản phải thu, Kiểm tra lập dự phòng phải thu
khó đòi
48

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_tai_chinh_bai_4_kiem_toan_chu_trinh_ban.pdf