Bài giảng Kiểm toán môi trường - Hồ Thị Lam Trà

1.1.Khái niệm về kiểm toán môi trường

1.1.1 Sự cần thiết khách quan của của hoạt động kiểm toán môi trường

Kiểm toán môi trường có nguồn gốc từ khu vực bắc Mỹ vào những năm 70 của thế kỷ XX. Đây là giai đoạn mà nền công nghiệp và kinh tế của khu vực Bắc Mỹ phát triển mạnh mẽ, các loại chất thải, nước thải, khí thải phát sinh từ các hoạt động công nghiệp và các hoạt động kinh tế khác đã làm ảnh hưởng xấu tới môi trường, sự ô nhiễm môi trường lan rộng và trở nên nghiêm trọng.

Trước các vấn đề bức xúc về môi trường thì hàng loạt các công cụ luật pháp, kinh tế đã được đưa ra nhằm quản lý tốt môi trường và bắt buộc các tổ chức, nhà máy, cơ sở sản xuất phải tuân theo. Trong bối cảnh đó thì Kiểm toán môi trường đã được ra đời và được xem như là một công cụ quản lý sắc bén và hiệu quả.

Kiểm toán môi trường là một công cụ quản lý giúp cho các nhà quản lý nhận thức rõ những vấn đề môi trường đang xảy ra tại những nơi cần quan tâm, trên cơ sở đó đề ra các biện pháp ngăn ngừa và cải thiện môi trường một cách có hiệu quả.

Kiểm toán môi trường được tiến hành nhằm mục đích kiểm tra và đánh giá sự tuân thủ của các cơ sở sản xuất đối với các luật lệ và quy định khắt khe của môi trường. Ban đầu thì kiểm toán môi trường chỉ tập trung vào nhiệm vụ trên, tuy nhiên cùng với thời gian và yêu cầu thực tế thì kiểm toán môi trường ngày càng được mở rộng và bao trùm nhiều khía cạnh hơn.

Kiểm toán môi trường thực sự phát triển mạnh mẽ vào những năm 80 của thế kỷ XX ở các nước Bắc Mỹ và Châu Âu, ngày nay thì nó đã được phát triển rộng rãi trên quy mô toàn cầu. Mỹ, Canada, Anh là những nước đầu tiên thực hiện hoạt động kiểm toán có hiệu quả và thành công. Các nước này cũng có những cơ quan tiến hành hoạt động kiểm toán môi trường chuyên nghiệp nhất với những luật sư, chuyên gia đầy kinh nghiệm, có uy tín, được cấp chứng chỉ chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm toán viên môi trường.

Ngày nay, khi mà vần đề môi trường ngày càng trở nên phức tạp và mang tính chất toàn cầu thì càng có nhiều các quốc gia trên thế giới sử dụng kiểm toán môi trường trong việc bảo vệ môi trường. Đây là một xu hướng phát triển tất yếu, khách quan.

1.1.2. Khái niệm về kiểm toán

Kiểm toán có nguồn gốc từ Latin là “Audit”, nguyên bản là “Auditing”. Từ “Auditing” lại có nguồn gốc từ động từ trong tiếng Latin “Audive”, nghĩa là nghe. Từ nguồn gốc này ta có thể hình dung ra hình ảnh của một cuộc kiểm toán cổ điển đó là việc một người ghi chép đọc to lên cho một bên độc lập “nghe” và chấp nhận. Trải qua thời gian dài phát triển thì ngày nay đã có rất nhiều các khái niệm khác nhau về kiểm toán.

Theo Liên đoàn kiểm toán quốc tế (International Federation of Accountants – IFAC) thì: “Kiểm toán là việc các kiểm toán viên độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các bản báo cáo tài chính”.

Ở nước ta theo Qui chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân (Ban hành theo Nghị định số 07/CP ngày 29/01/1994 của chính phủ) đã chỉ rõ: “Kiểm toán độc lập là việc kiểm tra và xác nhận của kiểm toán viên chuyên nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn hợp lý của các tài liệu, sổ kế toán và báo cáo quyết toán của các doanh nghiệp, các cơ quan, tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội khi có yêu cầu của các đơi vị này”.

 

Bài giảng Kiểm toán môi trường - Hồ Thị Lam Trà trang 1

Trang 1

Bài giảng Kiểm toán môi trường - Hồ Thị Lam Trà trang 2

Trang 2

Bài giảng Kiểm toán môi trường - Hồ Thị Lam Trà trang 3

Trang 3

Bài giảng Kiểm toán môi trường - Hồ Thị Lam Trà trang 4

Trang 4

Bài giảng Kiểm toán môi trường - Hồ Thị Lam Trà trang 5

Trang 5

Bài giảng Kiểm toán môi trường - Hồ Thị Lam Trà trang 6

Trang 6

Bài giảng Kiểm toán môi trường - Hồ Thị Lam Trà trang 7

Trang 7

Bài giảng Kiểm toán môi trường - Hồ Thị Lam Trà trang 8

Trang 8

Bài giảng Kiểm toán môi trường - Hồ Thị Lam Trà trang 9

Trang 9

Bài giảng Kiểm toán môi trường - Hồ Thị Lam Trà trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 56 trang xuanhieu 18640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán môi trường - Hồ Thị Lam Trà", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán môi trường - Hồ Thị Lam Trà

Bài giảng Kiểm toán môi trường - Hồ Thị Lam Trà
cấp nước cho các bộ phận sản xuất khác sau khi đã xử lý sơ bộ (để nguội, lắng đọng).
+ Cần chú ý tới các dòng thải của nhà máy, xem xét chúng có được phân tách hay không và có được đưa vào hệ thống sử lý nước thải tập trung của nhà máy hay là bị xả thải thẳng ra môi trường. Cần phải căn cứ vào tình hình cụ thể của mỗi nhà máy để có kế hoạch kiểm toán phù hợp.
+ Một vấn đề khác cần quan tâm đó là hệ thống cống thải của nhà máy. Cần phải xem xét hệ thống này có được xây dựng đảm bảo chất lượng hay không. Trong trường hợp cống thải không được xây dựng kiên cố mà chỉ là các mương, kênh nước bằng đất thì nước thải có thể bị ngấm vào đất gây ô nhiễm đất, hoặc trong trường hợp hệ thống cống xây bị hư hỏng thì nước thải cũng có thể bị rò rỉ. Điều này sẽ gây ra những hậu quả khác như ô nhiễm đất, ô nhiễm nước ngầm.
- Tóm lại để kiểm toán chính xác được nước thải của một nhà máy cần thiết phải áp dụng các phương pháp sau:
+ Xác định các nguồn thải, điểm thải đvà hướng thải.
+ Xác định rõ loại nước thải và lưu lượng thải tại các điểm.
+ Xác định tính chất nước thải của từng dòng thải.
+ Xác định các nguồn chứa nước thải.
* Khí thải
 Để kiểm soát ô nhiễm không khí của một cơ sở sản xuất chúng ta cần tiến hành song song việc phân tích thành phần khí quyển, quan trắc khí tượng, xác định các tham số của nguồn thải. Một số điểm cần chú ý khi tiến hành kiểm toán khí thải của một cơ sở sản xuất như sau:
- Tiến hành kiểm toán các nguồn phát sinh khí thải của nhà máy bao gồm:
+ Xác định hình thức nguồn thải.
+ Kích thước hình học của nguồn thải (VD với ống khói là chiều cao, đường kính miệng ống khói).
+ Các tham số của nguồn thải như lượng thải chất ô nhiễm vào khí quyển trong một đơn vị thời gian, lưu lượng khí thải, nhiệt độ khí thải.
- Tính toán lượng khí thải: Để đảm bảo tính chính xác cho việc tính toán cân bằng vật chất cần thiết phải tính toán chính xác tổng lượng khí thải thải ra của nhà máy. Do khí thải thường không hiện diện rõ ràng và khó đo nên nếu chúng ta không thể định lượng được thì phải ước tính lượng thải dựa vào các thông tin sẵn có.
VD: Xem xét khí thải ra của bộ phận nồi hơi sử dụng than của một nhà máy. Giả dụ ta không thể đo được lượng SO2 thoát ra khỏi ống khói vì thiếu các thiết bị đo đạc. Thông tin duy nhất mà nhóm kiểm toán có được là: than chất lượng kém chứa 3% lưu huỳnh (theo khối lượng) và có khoảng 1000 kg than được đốt trong một ngày. Trong trường hợp này để tính toán lượng SO2 thải ra ta có thể tiến hành như sau:
+ Bước 1: Tính tổng lượng lưu huỳnh đã bị đốt cháy trong một ngày:
1000 kg than * 0,03 kg lưu huỳnh/kg than = 30 kg lưu huỳnh/ngày
+ Bước 2: Viết phương trình đốt cháy lưu huỳnh: S + O2 = SO2
+ Bước 3: Dựa vào phương trình trên để ước tính: theo phương trình trên thì để đốt cháy 30 g S thì cần phải có 30 g O2 như vậy sau quá trình đốt cháy sẽ tạo ra 60 g SO2 (định luật bảo toàn khối lượng).
Như vậy thiết bị lò hơi thải ra ngoài môi trường khoảng 60 g SO2/ngày
- Trong quá trình kiểm toán các nguồn thải khí cần đặc biệt chú ý tới các nguồn thải độc hại có khả năng gây tác động xấu cho sức khỏe con người và môi trường. Sau đây là một số khí thải ô nhiễm điển hình như: các bon monoxit (CO), hydro sunfua (H2S), Các bon đíunfua (CS2) đối với các nhà máy sợi ...
- Bên cạnh việc xem xét định lượng các nguồn thải nhóm kiểm toán cũng nên chú ý tới việc xem xét định tính như: mùi phát thải, lượng khí phát thải, sự thay đổi khí tượng (tốc độ gió, nhiệt độ...), có hay không các thiết bị xử lý khí thải...
* Chất thải rắn
Tính chất, hàm lượng của chất thải rắn phụ thuộc vào loại hình sản xuất và quy mô của cơ sở sản xuất. Trong KTCT cần phải liệt kê, phân loại cụ thể chất thải rắn của từng công đoạn sản xuất, trong đó đặc biệt chú ý tới các loại chất thải rắn có khả năng tái sử dụng và các loại chất thải rắn nguy hại bởi:
+ Các loại chất thải rắn có thể tái sử dụng không những giúp cơ sở có thể tận thu một nguồn kinh phí đáng kể mà còn góp phần làm giảm lượng chất thải phát sinh cũng như giảm mức độ tác hại do chúng gây nên.
VD: Việc thu gom xơ sợi của nhà máy giấy để đưa vào tái chế tạo ra các loại sản phẩm khác đem lại hiệu quả kinh tế rất đáng kể.
+ Các chất thải rắn nguy hại cần đặc biệt chú ý vì chúng đòi hỏi phải có biện pháp xử lý đặc biệt nhằm hạn chế tối đa các tác động xấu mà chúng gây ra.
Khi tiến hành kiểm toán chất thải rắn cần phải chú ý tới các vấn đề sau:
+ Hàm lượng các chất ô nhiễm có trong các chất thải rắn
+ Nơi phân loại và xử lý chất thải rắn của nhà máy.
+ Phương tiện chuyên chở, nơi tạ giữ (trung chuyển) chất thải rắn của nhà máy.
+ Các chất thải nguy hại có trong chất thải rắn.
* Các loại chất thải khác
Bên cạnh ba loại chất thải phổ biến nói trên thì trong KTCT còn phải chú ý tới một số loại chất thải khác như: tiếng ồn, phóng xạ, nhiệt độ ...Tuy theo từng trường hợp cụ thể mà có các hình thức xác định và đánh giá cho phù hợp.
3.2.2.2. Đánh giá các nguồn thải
Việc đánh giá các nguồn thải thực chất là quá trình thiết lập cân bằng vật chất cho toàn bộ quy trình sản xuất của nhà máy. Như đã đề cập ở trên thì trong một quy trình sản xuất của một nhà máy bao giờ cũng có các yếu tố đầu vào và đầu ra. Và theo các định luật bảo toàn thì tổng khối lượng của các yếu tố đầu vào phải bằng tổng khối lượng các chất đầu ra. Đây chính là cơ sở để thiết lập cân bằng vật chất cho một quy trình sản xuất.
Thông thường trong một quy trình sản xuất sản phẩm của công đoạn này lại là nguyên liệu đầu vào của một công đoạn khác tiếp theo. Do đó các số liệu đầu vào và đầu ra của mỗi công đoạn sản xuất cần phải chỉ ra một cách chi tiết trong sơ đồ công nghệ sản xuất.
	Dưới đây là sơ đồ cân bằng vật chất của một quy trình sản xuất (hình 3.2). Theo hình này thì các yếu tố đầu vào của một cơ sở sản xuất sẽ bao gồm:
- Nhiên liệu
- Nguyên liệu thô
- Nước cấp
- Hóa chất
Trong khi đó đầu ra của cơ sở sản xuất sẽ bao gồm:
- Các sản phẩm (sản phẩm chính/sản phẩm phụ)
- Các loại chất thải: nước thải, khí thải, chất thải rắn và các loại chất thải khác (nhiệt độ, tiếng ồn...)
Quy trình sản xuất 1
Quy trình sản xuất 2
Quy trình sản xuất 3
..
Nước/không khí
Nhiên liệu
Chất phụ gia
Nước thải
Khí thải
Chất thải rắn
Chất thải khác
Sản phẩm
Nguyên liệu thô
Hình 3.2: Sơ đồ cân bằng vật chất (đầu vào, đầu ra) của quá trình sản xuất
Trong quá trình tính toán cân bằng vật chất của một quy trình sản xuất thì các yếu tố đầu vào thường có thể tính toán dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều so với các yếu tố đầu ra. Bởi để xác định chính xác các yếu tố đầu ra của một quy trình sản xuất đòi hỏi phải phân tích kỹ lưỡng, chi tiết các yếu tố đầu ra của từng công đoạn trong quy trình sản xuất đó.
Trong tính toán các yếu tố đầu ra thì việc xác định và phân loại các dòng thải là rất quan trọng. Quá trình này phụ thuộc vào các mục đích cụ thể như:
- Phân loại theo nguồn gốc chất thải
- Phân loại theo bản chất của chất thải
- Phân loại theo tác động môi trường của chất thải
- Phân loại theo điểm xả thải của chất thải.
Điều quan trọng nhất của KTCT là tìm cách hạn chế nguồn thải phát sinh và tăng khả năng sử dụng lại các nguồn thải. Khi đánh giá các nguồn thải có thể tiến hành đánh giá theo nguyên vật liệu, theo sản lượng hay đánh giá theo các tiêu chuẩn môi trường.
3.2.3. Xây dựng và đánh giá các phương án giảm thiểu chất thải
3.2.3.1. Nội dung của các phương pháp giảm thiểu
Để có thể thiết lập các phương án giảm thiểu chất thải một cách khả thi thì nhóm kiểm toán cần phải xem xét tất cả các nguyên nhân phát sinh chất thải bao gồm cả những sai sót trong quản lý điều hành sản xuất đến các nguyên nhân phức tạp khác.
Mức độ khả thi của các phương án giảm thiểu chất thải phụ thuộc rất nhiều vào trình độ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia thực hiện. Do đó khi tiến hành xây dựng các biện pháp giảm thiểu chất thải cần thiết phải lấy ý kiến của các chuyên gia tư vấn kỹ thuật môi trường, các nhà chế tạo và cung cấp thiết bị. Đồng thời tham khảo các biện pháp giảm thiểu của các nhà máy có công nghệ sản xuất tương tự. Nội dung giảm thiểu chất thải cho một nhà máy có thể bao gồm các vấn đề chính như sau:
- Lựa chọn giải pháp thích hợp cho từng loại chất thải, tăng khả năng tái sử dụng chất thải.
- Thay đổi quy trình công nghệ hoặc từng bộ phận của công nghệ nếu cần.
- Đổi mới các trang thiết bị có hiệu suất sử dụng cao về năng lượng và nguyên liệu.
- Thay đổi việc kiểm soát bằng quá trình tự động hóa.
- Thay đổi điều kiện kỹ thuật, thời gian lưu, nhiệt độ, tốc độ, khuấy, xúc tác.
- Thay đổi nhiên liệu hoặc chủng loại nhiên liệu thô.
- Xử lý chất thải bằng các biện pháp vật lý, hóa học, sinh học phối hợp.
- Tuần hoàn tái sử dụng chất thải.
Dưới đây là một số các biện pháp giảm thiểu chất thải cho các công đoạn sản xuất có thể áp dụng ngay mà không quá tốn kém về chi phí:
* Xác định và mua nguyên liệu
- Không nên mua quá nhiều nguyên vật liệu đặc biệt là những loại dễ hỏng và khó bảo quản.
- Cố gắng mua các nguyên vật liệu dưới dạng dễ gia công, bảo quản và chuyên chở.
* Nhận nguyên liệu
- Đòi hỏi nguyên liệu chất lượng cao từ người cung cấp: không nhận các thùng bị rò rỉ, không nhãn hoặc bị hư hỏng.
- Kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ nguyên liệu khi tiếp nhận.
+ Kiểm tra trọng lượng và thể tích của nguyên liệu.
+ Kiểm tra thành phần và chất lượng của nguyên liệu.
* Bảo quản nguyên liệu
- Tránh chảy tràn
- Dùng các thùng chứa tròn cạnh để rửa các nguyên liệu.
- Dùng các thùng chuyên đựng một loại nguyên liệu, tránh rửa thường xuyên.
- Bảo đảm các thùng chứa được bảo quản ở nơi bằng phẳng tránh hư hỏng.
- Kiểm tra thường xuyên tránh nhầm lẫn các thùng chứa.
- Giảm thất thoát do bay hơi bằng cách che phủ.
* Vận chuyển, xử lý nước và nguyên liệu
- Giảm bớt thời gian vận chuyển
- Kiểm tra chảy tràn và rò rỉ trên đường vận chuyển.
- Giảm thiểu lượng nước dùng lãng phí
* Kiểm tra quá trình sản xuất
- Các cán bộ vận hành phải được giải thích rõ về các thay đổi trong quá trình vận hành là để đạt được mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất đồng thời giảm thiểu chất thải.
- Lập chương trình kiểm sóat chất thải và khí thải từ mỗi công đoạn sản xuất.
- Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị.
* Quy trình rửa
- Giảm thiểu lượng nước dùng để rửa một cách tối đa
- Nghiên cứu tái sử dụng nước rửa trước khi thải ra môi trường
- Tăng cường biện pháp quản lý tại nơi sản xuất, kịp thời chấn chỉnh, thay đổi các hạn chế trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu chất thải.
3.2.3.2. Đánh giá các phương án giảm thiểu chất thải
Mặc dù các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, tuy nhiên quy trình phân tích đánh giá các biện pháp giảm thiểu/tính toán chi phí lợi ích đều được thực hiện trên cùng một nguyên tắc. Nội dung đánh giá bao gồm:
- Ảnh hưởng về lượng và mức độ gây ô nhiễm của chất thải.
* Đánh giá về môi trường
- Khả năng gây ô nhiễm, đặc biệt là ô nhiễm thứ cấp do thay đổi tính độc, tính phân hủy.
- Ảnh hưởng tới các nguồn nguyên liệu không tái tạo.
- Ảnh hưởng tới năng lượng tiêu thụ.
* Đánh giá về kinh tế
Để đánh giá về mặt kinh tế cần phải tính toán chi phí lợi ích. Các tính toán này được so sánh giữa chi phí hiện tại và chi phí theo phương án. Cần đặc biệt chú ý tới các chi phí xây dựng và vận hành.
Khi tính toán chi phí lợi ích của các phương án giảm thiểu chất thải, việc phân tích các chi phí giảm thiểu và xử lý chất thải, xác định các lợi ích kinh tế có thể thu được từ các quá trình giảm thiểu và xử lý chất thải đóng một vai trò quan trọng và quyết định tới việc lựa chọn phương án giảm thiểu khả thi, hiệu quả nhất. Sau đây là các bước cần thiết để tính toán chi phí sản xuất cho các nhà máy:
- Đánh giá/tính toán tiềm năng có thể tiết kiệm được trong việc sử dụng nguồn nhân lực và trong các quá trình sản xuất để hạn chế tạo ra chất thải.
- Đánh giá/tính toán chi phí đầu tư cần thiết và chi phí trong các biện pháp sử dụng nguyên vật liệu, nước, năng lượng một cách bền vững.
- Xác định chi phí cho việc giảm thiểu/xử lý chất thải tại các quá trình hoạt động khi xác định rõ các hoạt động tạo ra chất thải.
- Bước cuối cùng là xem xét tính khả thi: nếu chi phí hàng năm cho phương án giảm thiểu/xử lý chất thải nhỏ hơn chi phí hàng năm để xử lý chất thải hiện tại, thì cần phải xem xét các lợi ích thực thu được từ phương án giảm thiểu/xử lý có đủ bù lại các chi phí đầu tư cho phương án này hay không? Thời gian thu hồi vốn là bao lâu? Nếu xét thấy việc đầu tư này là có lợi hơn việc xử lý chất thải như hiện tại thì có thể thực hiện các bước tiếp theo.
3.2.3.3. Xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm thiểu chất thải
Việc xây dựng một kế hoạch giảm thiểu chất thải cho một cơ sở sản xuất cần thiết phải làm các việc như sau:
- Lên danh sách tất cả các biện pháp giảm thiểu và xử lý chất thải.
- Sắp xếp các giải pháp giảm thiểu theo thứ tự ưu tiên dựa trên nguyên tắc: ưu tiên thực hiện trước các phương án/biện pháp dễ thực hiện, chi phí thấp và cho hiệu quả ngay.
- Với các biện pháp xử lý phức tạp, đòi hỏi vốn đầu tư lớn cần phải lập kế hoạch một cách chi tiết, cụ thể.
Tóm lại một kế hoạch giảm thiểu chất thải cụ thể như sau:
- Xây dựng kế hoạch hành động khả thi.
- Sắp xếp các thứ tự ưu tiên thực hiện về thời gian.
- Thực hiện các phương án biện pháp ưu tiên.
- Lập chương trình giám sát hiệu quả của các phương án giảm thiểu chất thải
- Bổ xung sử đổi quy trình khi cần thiết.
Sau khi chuẩn bị xong kế hoạch thì bước tiếp theo của giai đoạn này là bước tiến hành thực hiện kế hoạch. Đây là giai đoạn quan trọng nhất, việc thực hiện kế hoạch giảm thiểu được tiến hành theo trình tự sau:
Xây lắp công trình
Đào tạo, huấn luyện
Khảo sát, thiết kế
Chọn vị trí
Khởi động hệ thống
Thẩm định
& hiệu chỉnh
Chạy thử không tải và hiệu chỉnh
Hình 3.3: Quy trình các bước thực hiện kế hoạch giảm thiểu/xử lý chất thải
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phạm Thị Việt Anh,“Kiểm toán môi trường”, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.
Bộ Tài nguyên và Môi trường, “Tiêu chuẩn Việt Nam hệ thống quản lý môi trường”, 2005.
TCVN ISO 14010: 1997 – ISO 14010: 1996 “Hướng dẫn đánh giá môi trường – Nguyên tắc chung”, Trang 185.
TCVN ISO 14011: 1997 – ISO 14011: 1996 “Hướng dẫn đánh giá môi trường – Thủ tục đánh giá. Đánh giá hệ thống quản lý môi trường”, Trang 193.
TCVN ISO 14012: 1997 – ISO 14012: 1996 “Hướng dẫn đánh giá môi trường – Chuẩn cứ trình độ đối với chuyên gia đánh giá môi trường”, Trang 203.
Cục Bảo vệ môi trường,“Hỏi đáp về bảo vệ môi trường”, Hà Nội, 2003, tr 125.
Caroline Lee, “UNB Fredicton Campus Waste Audit”, University of New Brunswick, 2005.
Đinh Xuân Dũng và Nguyễn Thị Chinh Lam, “Kiểm Toán”, Học viện Bưu chính Viễn thông, 2007.
Department of Environment in HongKong, “Environmental Audit: A simple Guide”.
Trịnh Thị Thanh – Nguyễn Thị Hà, “Kiểm toán chất thải công nghiệp”, NXB Đại học Quốc gia HN, 2003
Nguyễn Văn Hoạt và Mai Hoàng Minh, “Giáo trình kiểm toán 1&2”.
William C. Culley, “Environmental and Quality Systems Integration, Chapter 19 Environmental Management System Audit”, Lewis Publishers, 1998.

File đính kèm:

  • docbai_giang_kiem_toan_moi_truong_ho_thi_lam_tra.doc