Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp của kiểm toán (Phần 1) - Đinh Thế Hùng

1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐỐI TƯỢNG KIỂM TOÁN VÀ KHÁCH THỂ KIỂM TOÁN

• Đối tượng của kiểm toán là tất cả các vấn đề cần kiểm

toán trước hết và chủ yếu là thực trạng hoạt động tài

chính trong các đơn vị.

• Đối tượng của kiểm toán gồm:

 Thực trạng hoạt động tài chính;

 Tài liệu kế toán;

 Thực trạng của tài sản và các nghiệp vụ tài chính;

 Hiệu quả sử dụng nguồn lực, hiệu năng của các

chương trình, mục tiêu, dự án cụ thể.

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp của kiểm toán (Phần 1) - Đinh Thế Hùng trang 1

Trang 1

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp của kiểm toán (Phần 1) - Đinh Thế Hùng trang 2

Trang 2

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp của kiểm toán (Phần 1) - Đinh Thế Hùng trang 3

Trang 3

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp của kiểm toán (Phần 1) - Đinh Thế Hùng trang 4

Trang 4

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp của kiểm toán (Phần 1) - Đinh Thế Hùng trang 5

Trang 5

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp của kiểm toán (Phần 1) - Đinh Thế Hùng trang 6

Trang 6

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp của kiểm toán (Phần 1) - Đinh Thế Hùng trang 7

Trang 7

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp của kiểm toán (Phần 1) - Đinh Thế Hùng trang 8

Trang 8

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp của kiểm toán (Phần 1) - Đinh Thế Hùng trang 9

Trang 9

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp của kiểm toán (Phần 1) - Đinh Thế Hùng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 42 trang xuanhieu 9600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp của kiểm toán (Phần 1) - Đinh Thế Hùng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp của kiểm toán (Phần 1) - Đinh Thế Hùng

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 4: Đối tượng và phương pháp của kiểm toán (Phần 1) - Đinh Thế Hùng
 pháp
luật và thể lệ tài chính.
12
v1.0015105212
1.2.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH (tiếp theo)
• Đặc điểm của hoạt động tài chính
Thực trạng hoạt động tài chính được thể hiện ở hai phần rõ rệt:
 Một phần đã được phản ánh trong các tài liệu kế toán do đó kiểm toán đã có chứng
từ, tài liệu kế toán để thực hiện chức năng của mình. Kiểm toán trên cơ sở những
chứng từ, tài liệu kế toán đã có như vậy gọi là kiểm toán chứng từ.
 Phần còn lại chưa được phản ánh trong tài liệu kế toán nên kiểm toán cần có những
phương pháp thu thập bằng chứng thích hợp. Kiểm toán thực hiện trên cơ sở chưa
có tài liệu làm căn cứ như vậy được gọi là kiểm toán ngoài chứng từ.
13
v1.0015105212
1.2.2. TÀI LIỆU KẾ TOÁN
• Đối tượng cụ thể của kiểm toán
 Tài liệu kế toán là hệ thống các chứng từ, sổ
sách, các bảng biểu và báo cáo tài chính kế toán.
 Theo Luật kế toán, Tài liệu kế toán là chứng từ,
sổ kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo kế toán
quản trị, báo cáo kiểm toán, báo cáo kiểm tra kế
toán và các tài liệu khác có liên quan đến kế toán.
14
v1.0015105212
1.2.2. TÀI LIỆU KẾ TOÁN (tiếp theo)
• Nguyên nhân tài liệu kế toán trở thành đối tượng kiểm toán
 Tài liệu kế toán được nhiều người quan tâm vì:
 Là cơ sở để tổng kết các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp;
 Là tài liệu để kiểm tra, lưu trữ và bảo vệ tài sản;
 Là cơ sở cho mọi người quan tâm ra các quyết định quản lý về đầu tư, về thanh
toán, phân phối...
 Trong quá trình xử lý thông tin kế toán gặp nhiều khó khăn do kết cấu của các bảng
khai tài chính và tính phức tạp của hoạt động tài chính.
 Không phải ai trong số những người quan tâm cũng đều am hiểu một cách tường
tận về tài liệu kế toán.
 Do đó cần có kiểm toán làm trung gian để đảm bảo các thông tin được phản ánh
trung thực và hợp lý.
15
v1.0015105212
1.2.2. TÀI LIỆU KẾ TOÁN (tiếp theo)
16
• Kiểm toán tài liệu kế toán cần hướng vào các vấn đề sau:
Tính trung thực của các con số, 
các thông tin đã được lượng hoá.
Tính hợp pháp của các biểu mẫu, của trình
tự lập và luân chuyển các tài liệu kế toán.
Tính hợp lý của các đối tượng kế toán phù hợp
với nội dung của nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
Tính pháp lý trong việc thực hiện các luật 
pháp, chuẩn mực và chế độ kế toán tài chính.
v1.0015105212
1.2.3. THỰC TRẠNG TÀI SẢN
• Đối tượng cụ thể của kiểm toán:
 Tài sản được biểu hiện dưới nhiều hình thái vật chất,
điều kiện lưu trữ và với người quản lý khác nhau.
 Có sự cách biệt giữa người sở hữu tài sản với người
bảo quản và người sử dụng tài sản ngày càng lớn làm
cho người chủ sở hữu luôn nghi ngờ về thực trạng tài
sản của mình.
 Tài sản ngày càng đa dạng, phức tạp làm cho việc quản
lý và đánh giá về thực trạng tài sản gặp nhiều khó khăn.
 Dẫn tới sự tồn tại khoảng cách giữa thực trạng tài sản
với việc phản ánh trên các tài liệu kế toán.
 Vì vậy cần có kiểm toán để đảm bảo tính trung thực của
các thông tin được phản ánh.
17
v1.0015105212
1.2.3. THỰC TRẠNG TÀI SẢN (tiếp theo)
• Kiểm toán chia các nghiệp vụ thành các phần hành kiểm toán cụ thể sau:
Kiểm toán các nghiệp vụ về tiền mặt hoặc quỹ
Kiểm toán các nghiệp vụ về thanh toán
Kiểm toán các nghiệp vụ về tài sản cố định
Kiểm toán các nghiệp vụ về vật tư
Kiểm toán các giai đoạn của quá trình kinh doanh
Kiểm toán các nghiệp vụ tạo vốn và hoàn trả vốn
18
v1.0015105212
1.2.4. HIỆU QUẢ VÀ HIỆU NĂNG
• Đối tượng cụ thể của kiểm toán:
 Theo quan điểm hiện đại, đối tượng kiểm toán còn bao
gồm cả hiệu năng và hiệu quả.
 Việc mở rộng đối tượng kiểm toán xuất phát từ những
đòi hỏi thực tế của quản lý trong điều kiện quy mô kinh
doanh ngày càng mở rộng, trong khi nguồn lực ngày
càng bị giới hạn.
 Trong cạnh tranh hiện nay, để thực hiện tiết kiệm và
giành thắng thế trong cạnh tranh thì vấn đề hiệu quả,
hiệu năng cần được đặt ra cho từng nghiệp vụ cụ thể.
19
v1.0015105212
1.2.4. HIỆU QUẢ VÀ HIỆU NĂNG (tiếp theo)
• Đặc điểm hiệu quả và hiệu năng:
Đây là đối tượng mới phát sinh của kiểm toán
và nó bắt đầu phát triển mạnh mẽ 
từ thập kỷ 80 của thế kỷ XX trở lại đây.
Hiệu quả và hiệu năng là một bộ phận của
kiểm toán hoạt động và gắn với một nghiệp
vụ hay một dự án, một chương trình cụ thể.
Trước khi tiến hành cuộc kiểm toán hiệu năng,
hiệu quả thì cần phải đặt ra các chuẩn mực
cụ thể và rõ ràng.
20
v1.0015105212
2. PHƯƠNG PHÁP CỦA KIỂM TOÁN
2.2. Hệ thống phương pháp kiểm toán chứng từ
2.1. Khái quát về hệ thống phương pháp kiểm toán
2.3. Hệ thống phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ
21
v1.0015105212
2.1. KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN
2.1.2. Hệ thống phương pháp kiểm toán
2.1.1. Cơ sở hình thành phương pháp kiểm toán
22
v1.0015105212
2.1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN
23
Cơ sở 
phương pháp luận
Cơ sở 
phương pháp
kỹ thuật
Ảnh hưởng 
của đối tượng
kiểm toán
Cơ sở hình thành phương pháp kiểm toán
v1.0015105212
2.1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN
24
• Cơ sở phương pháp luận
 Phép biện chứng duy vật đem lại khả năng nhìn nhận
các hoạt động phức tạp đi từ trực quan sinh động đến
tư duy trừu tượng.
 Phép biện chứng duy vật chỉ ra tính logic của quá
trình nhận thức và các mối quan hệ quy luật vận động
của mỗi sự vật, hiện tượng thông qua các cặp phạm
trù và các quy luật.
v1.0015105212
2.1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN
25
 Cần quán triệt các mối quan hệ và quy luật sau khi xây dựng hệ thống phương
pháp kiểm toán:
 Mọi sự vật và hiện tượng cũng như giữa các mặt của sự vật hiện tượng đó
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau nên khi xác minh, phán định về một mặt
hay sự vật hiện tượng phải xem xét nó trong mối quan hệ biện chứng với các
mặt, các sự vật hiện tượng khác.
 Mọi sự vật và hiện tượng đều vận động: khi nghiên cứu và phán xét sự vật,
hiện tượng tại thời điểm kiểm toán phải có phương pháp nghiên cứu trạng
thái động của nó.
 Nội tại mỗi sự vật, hiện tượng đều có tính thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập: đấu tranh giữa các mặt đối lập phá vỡ sự thống nhất tạm thời và
tạo ra một thống nhất mới.
 Mỗi sự vật và hiện tượng đều có bản chất riêng và được biểu hiện dưới
những hình thức cụ thể khi nghiên cứu và kết luận về bản chất sự việc, hiện
tượng phải xem xét trên những hỡnh thức thể hiện khác nhau và tính phổ
biến của chúng.
v1.0015105212
2.1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN (tiếp theo)
26
• Cơ sở phương pháp kỹ thuật:
 Kiểm toán sử dụng phương pháp kỹ thuật của các môn học:
 Môn Toán học.
 Môn Kế toán.
 Môn Phân tích.
 Quan hệ với đối tượng kiểm toán:
 Một phần là thực trạng hoạt động tài chính đã được phản ánh trong tài liệu kế
toán do vậy, kiểm toán kế thừa phương pháp của kế toán, của phân tích để xây
dựng phương pháp kiểm toán chứng từ.
 Một phần khác chưa được phản ánh kể cả phản ánh chưa trung thực trong tài
liệu này do đó kiểm toán chưa có cơ sở dữ liệu và kiểm toán đã xây dựng
phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ.
v1.0015105212
2.1.2. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN
Kiểm toán 
chứng từ
Kiểm toán 
ngoài chứng từ
Kiểm kê Thực nghiệm Điều tra
Kiểm toán 
cân đối 
Đối chiếu 
lôgic
Đối chiếu 
trực tiếp
27
v1.0015105212
2.2. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN CHỨNG TỪ
2.2.2. Đối chiếu trực tiếp
2.2.1. Kiểm toán cân đối
2.2.3. Đối chiếu logic
28
v1.0015105212
2.2.1. KIỂM TOÁN CÂN ĐỐI
• Khái niệm: Kiểm toán cân đối là phương pháp dựa trên các phương trình kế toán và
các cân đối khác để kiểm tra các quan hệ nội tại của các yếu tố cấu thành quan hệ cân
đối đó.
• Cơ sở hình thành phương pháp
 Dựa vào mối quan hệ giữa các mặt đối lập như giữa tài sản và nguồn vốn, giữa thu
và chi...
 Dựa vào các quan hệ cân đối trong kế toán.
• Các phương pháp kiểm tra tính cân đối
 Kiểm tra cân đối cụ thể: Cân đối cụ thể là biểu hiện thông qua các định khoản kế
toán và thể hiện trong các sổ sách kế toán.
 Các cân đối cụ thể
Số phát sinh Bên Nợ = Số phát sinh Bên Có
29
v1.0015105212
2.2.1. KIỂM TOÁN CÂN ĐỐI (tiếp theo)
• Các phương pháp kiểm tra tính cân đối
 Kiểm tra cân đối tổng quát.
 Kiểm tra cân đối tổng quát là xem xét mối tương quan của một phương trình
kế toán cơ bản.
 Các cân đối tổng quát:
Tài sản = Vốn chủ sở hữu + Công nợ
Nguồn vốn = Vốn chủ sở hữu + Công nợ
Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn.
30
v1.0015105212
2.2.2. ĐỐI CHIẾU TRỰC TIẾP
• Khái niệm: Đối chiếu trực tiếp là so sánh, đối chiếu trị số
(về mặt lượng) của cùng một chỉ tiêu trên các nguồn tài liệu
khác nhau.
• Cơ sở hình thành phương pháp
 Dựa vào mối quan hệ giữa các mặt đối lập như giữa tài
sản và nguồn vốn, giữa thu và chi...
 Dựa vào các quan hệ giữa các tài liệu, chứng từ, sổ
sách trong kế toán.
31
v1.0015105212
2.2.2. ĐỐI CHIẾU TRỰC TIẾP (tiếp theo)
• Các loại đối chiếu trực tiếp:
 Loại 1: Đối chiếu giữa số cuối kỳ và số đầu năm hoặc đối chiếu giữa các kỳ trên các
Bảng cân đối tài sản để nghiên cứu động thái của các mặt hoạt động tương ứng với
chỉ tiêu đó (đối chiếu ngang).
 Loại 2: Đối chiếu giữa các bộ phận của tổng thể với tổng thể để xem xét cơ cấu, sự
phân bố của từng quần thể (đối chiếu dọc).
 Loại 3: Đối chiếu giữa số dự đoán, định mức, kế hoạch với số thực tế để đánh giá
mức độ phấn đấu thực hiện các mục tiêu tương ứng.
 Loại 4: Đối chiếu trị số của cùng một chỉ tiêu trong cùng một thời kỳ trên các chứng
từ, tài liệu khác nhau.
 Loại 5: Đối chiếu các con số của cùng một chứng từ nhưng được bảo quản, lưu trữ
ở các địa điểm khác nhau.
 Loại 6: Đối chiếu trị số của các chỉ tiêu trong đơn vị với trị số của các chỉ tiêu của
ngành hoặc của đơn vị có cùng quy mô.
32
v1.0015105212
2.2.3. ĐỐI CHIẾU LOGIC
• Khái niệm: Đối chiếu logic là đối chiếu trị số của các chỉ tiêu có quan hệ với nhau theo
xu hướng nhất định hay tỷ lệ nhất định.
• Cơ sở hình thành phương pháp
 Dựa vào mối quan hệ giữa các mặt đối lập như giữa tài sản và nguồn vốn, giữa thu
và chi...
 Dựa vào các quan hệ giữa các tài liệu, chứng từ, sổ sách trong kế toán.
• Các loại đối chiếu logic
 Phân tích xu hướng: Đây là quá trình phân tích những thay đổi của một số dư tài
khoản hoặc một loại nghiệp vụ dựa trên sự hiểu biết về yếu tố tạo ra xu hướng của
số dư tài khoản và loại hình nghiệp vụ.
 Phân tích tỷ suất: Nhằm đánh giá sự tương quan giữa các khoản mục với nhau và
xem xét tính trọng yếu cũng như khả năng tài chính hoặc tính hợp lý của bản thân
tỷ suất.
33
v1.0015105212
2.3. HỆ THỐNG PHƯƠNG PHÁP KIỂM TOÁN NGOÀI CHỨNG TỪ
2.3.2. Thực nghiệm
2.3.1. Kiểm kê
2.3.3. Điều tra
34
v1.0015105212
2.3.1. KIỂM KÊ
• Kiểm kê là phương pháp kiểm tra tại chỗ các loại tài sản
trong kho và trong két nhằm cung cấp các bằng chứng về
sự tồn tại, tình trạng tài sản, số lượng và cũng có thể là giá
trị của tài sản.
• Đối tượng áp dụng kiểm kê: Áp dụng đối với tài sản có
dạng vật chất cụ thể.
• Quy trình kiểm kê:
 Chuẩn bị kiểm kê: Xác định rõ mục tiêu, quy mô, thời
gian, nhân lực, chuẩn bị thiết bị đo lường phù hợp cần
thiết khác.
 Thực hiện kiểm kê: Tiến hành theo kế hoạch và ghi
chép đầy đủ trên phiếu kiểm kê để hình thành kết luận
kiểm toán.
 Kết thúc kiểm kê: Lập biên bản kiểm kê ghi rõ mục tiêu,
nội dung, trình tự tiến hành, các chênh lệch đã phát
hiện và kiến nghị về cách xử lý các chênh lệch.
35
v1.0015105212
2.3.2. THỰC NGHIỆM
• Khái niệm: Thực nghiệm là phương pháp thực hiện lại hoặc nghiên cứu, phân tích từng
yếu tố cấu thành của một tài sản, một quá trình đã có, đã diễn ra và cần xác minh lại.
• Quy trình tiến hành thực nghiệm
Các 
bước
tiến hành 
Chuẩn bị: đầy đủ các điều kiện về 
vật chất kỹ thuật, nhân lực, thời gian 
và các điều kiện pháp lý khác.
Thực hiện: triển khai theo kế hoạch 
đã định, cần quan sát và ghi chép 
đầy đủ để tạo bằng chứng kiểm toán.
Kết thúc: đưa ra được biên bản thực nghiệm 
và phải nêu rõ kết luận về vấn đề cần xem xét.
36
v1.0015105212
2.3.3. ĐIỀU TRA
• Khái niệm: Điều tra là phương pháp xác định lại
một tài liệu hay một thực trạng để đi đến những
quyết định hay kết luận cho kiểm toán.
• Theo VSA 500: Điều tra là việc tìm kiếm thông tin
từ những người có hiểu biết ở bên trong hoặc bên
ngoài đơn vị.
• Các kỹ thuật điều tra
 Quan sát;
 Phỏng vấn, tiếp xúc;
 Chọn mẫu các đối tượng kiểm toán, xác minh
làm rõ vấn đề cần kiểm toán;
 Xác minh bằng văn bản qua thư xác nhận.
37
v1.0015105212
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
38
• Đối tượng kiểm toán là Báo cáo tài chính.
 Tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả kinh doanh và thu nộp ngân sách Nhà nước.
 Tình hình tuân thủ luật pháp, các chính sách, chế độ tài chính – kế toán của Nhà nước.
• Khách thể kiểm toán: Tập đoàn Viễn thông Việt Nam (VNPT).
v1.0015105212
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Khi tiến hành kiểm toán tài khoản tiền gửi ngân hàng, kiểm toán viên tiến hành đối
chiếu số dư cuối năm trên sổ chi tiết, trên bảng cân đối kế toán, giấy báo có tiền gửi
ngân hàng tại ngày cuối năm, thư xác nhận tiền gửi ngân hàng. Theo cách đó, kiểm
toán viên đã sử dụng:
A. phương pháp đối chiếu logic.
B. phương pháp đối chiếu trực tiếp.
C. phương pháp kiểm toán cân đối.
D. phương pháp điều tra.
Trả lời:
• Đáp án: B. phương pháp đối chiếu trực tiếp.
• Giải thích: Vì đối chiếu trực tiếp là đối chiếu trị số của các chỉ tiêu trên các chứng từ
kiểm toán khác nhau.
39
v1.0015105212
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ gồm:
A. phương pháp kiểm kê.
B. phương pháp kiểm toán cân đối.
C. phương pháp đối chiếu trực tiếp.
D. phương pháp đối chiếu logic.
Trả lời:
• Đáp án: A. phương pháp kiểm kê.
• Giải thích: Vì các phương pháp kiểm toán cân đối, đối chiếu trực tiếp, đối chiếu logic là
các phương pháp kiểm toán chứng từ.
40
v1.0015105212
CÂU HỎI ĐÚNG SAI
41
Nhận định: “Kiểm toán viên khi kiểm toán tài khoản phải thu khách hàng, kiểm toán viên đã
lập và gửi thư xác nhận tới khách hàng để xác nhận số dư tài khoản phải thu tại thời điểm
khóa sổ kế toán. Phương pháp kiểm toán được kiểm toán viên sử dụng trong trường hợp
này là kiểm toán cân đối”. Đúng hay sai? Vì sao?
Trả lời:
Sai vì đây là phương pháp điều tra
v1.0015105212
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Trong mục 1, trên cơ sở nhận thức kiểm toán vừa là một môn khoa học độc lập, vừa là
hoạt động độc lập trong nền kinh tế thị trường, nội dung bài nêu những điểm chung và
phân biệt đối tượng kiểm toán với đối tượng của các môn khoa học và các hoạt động
khác như kế toán, tài chính, phân tích kinh doanh và diễn giải chi tiết đối tượng
chung của kiểm toán và các đối tượng cụ thể của kiểm toán.
• Mục 2 sẽ cung cấp những cơ sở khoa học chung về phương pháp luận, phương pháp
của mỗi môn khoa học đều xuất phát từ cơ sở phương pháp luận chung (duy vật biện
chứng), từ cơ sở phương pháp kỹ thuật chung (toán học) và từ đặc điểm đối tượng
nghiên cứu của mình, kiểm toán xây dựng các phân hệ phương pháp chung cho kiểm
toán. Hệ thống phương pháp gồm: Phương pháp kiểm toán chứng từ (như Kiểm toán
cân đối, Đối chiếu trực tiếp, Đối chiếu logic) và Phương pháp kiểm toán ngoài chứng từ
(Kiểm kê, Thực nghiệm, Điều tra).
42

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_can_ban_bai_4_doi_tuong_va_phuong_phap_c.pdf