Quan hệ hợp tác giưa kiểm toán nhà nước với hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - Kết quả và định hướng

1. Tổng quan về phát triển của hệ thống kiểm

toán Việt Nam

Hệ thống kiểm toán ở Việt Nam - với 3 phân hệ

cấu thành là Kiểm toán nhà nước (KTNN), kiểm

toán độc lập và kiểm toán nội bộ có vị trí, vai trò và

phạm vi hoạt động khác nhau - là một trong những

công cụ quản lý kinh tế - tài chính của nền kinh tế

thị trường, của hội nhập kinh tế quốc tế đã được

hình thành và có những bước phát triển đáng ghi

nhận khi đất nước bước vào thời kỳ “Đổi mới”. Hệ

thống kiểm toán cùng thực hiện chức năng kiểm

tra, kiểm soát đối với các hoạt động kinh tế - tài

chính, có sự tương đồng nhất định về phương pháp

chuyên môn nghiệp vụ, hoạt động kiểm toán độc

lập được hình thành từ năm 1991, KTNN từ năm

1994 và kiểm toán nội bộ từ năm 1997. Từ đó đến

nay, các phân hệ kiểm toán đã dần khẳng định

được vị trí, vai trò và có những đóng góp tích cực

và hiệu quả trong quản lý, sử dụng các nguồn lực

tài chính và tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp

và xã hội; góp phần làm lành mạnh các quan hệ tài

chính - tiền tệ; thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế

quốc tế và hoàn thiện các yếu tố của nền kinh tế thị

trường ở Việt Nam.

Quan hệ hợp tác giưa kiểm toán nhà nước với hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - Kết quả và định hướng trang 1

Trang 1

Quan hệ hợp tác giưa kiểm toán nhà nước với hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - Kết quả và định hướng trang 2

Trang 2

Quan hệ hợp tác giưa kiểm toán nhà nước với hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - Kết quả và định hướng trang 3

Trang 3

Quan hệ hợp tác giưa kiểm toán nhà nước với hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - Kết quả và định hướng trang 4

Trang 4

Quan hệ hợp tác giưa kiểm toán nhà nước với hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - Kết quả và định hướng trang 5

Trang 5

Quan hệ hợp tác giưa kiểm toán nhà nước với hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - Kết quả và định hướng trang 6

Trang 6

Quan hệ hợp tác giưa kiểm toán nhà nước với hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - Kết quả và định hướng trang 7

Trang 7

pdf 7 trang xuanhieu 15960
Bạn đang xem tài liệu "Quan hệ hợp tác giưa kiểm toán nhà nước với hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - Kết quả và định hướng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Quan hệ hợp tác giưa kiểm toán nhà nước với hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - Kết quả và định hướng

Quan hệ hợp tác giưa kiểm toán nhà nước với hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam - Kết quả và định hướng
a nền kinh tế nói 
chung và phát triển của thị trường chứng khoán nói 
riêng, cùng với các yêu cầu ngày càng cao về tuân 
thủ, minh bạch thông tin tài chính, quản trị doanh 
nghiệp đang tạo ra không ít cơ hội và thách thức 
cho doanh nghiệp kiểm toán độc lập, đặc biệt là 
các doanh nghiệp trong nước trong việc cạnh tranh 
kinh doanh dịch vụ, nâng cao chất lượng, tạo dựng 
thương hiệu, phát triển nguồn nhân lực... Trong sự 
phát triển nhanh của hoạt động kiểm toán độc lập, 
tính đặc thù của quản lý hoạt động nghề nghiệp đối 
với công ty kiểm toán, đối với kiểm toán viên và 
thực hiện các cam kết hội nhập quốc tế trong lĩnh 
vực dịch vụ kế toán, kiểm toán đặt ra yêu cầu phải 
có một tổ chức nghề nghiệp chuyên nghiệp để phối 
hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước trong quản 
lý hoạt động kiểm toán, đồng thời tập hợp, đoàn kết 
tổ chức, cá nhân làm nghề kiểm toán. Chính vì thế, 
đầu năm 2005, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt 
52
KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC - 25 NAÊM XAÂY DÖÏNG VAØ TRÖÔÛNG THAØNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 140 - tháng 6/2019
Nam đã được thành lập theo mô hình và cách thức 
tổ chức tương tự như một Hội nghề nghiệp kế toán 
và kiểm toán quốc tế với mục tiêu hoạt động là nâng 
cao chất lượng dịch vụ, uy tín, danh tiếng hội viên, 
đảm bảo tính độc lập, khách quan của nghề nghiệp 
và tuân thủ theo pháp luật, góp phần nâng cao tính 
trung thực và minh bạch của thông tin tài chính 
của doanh nghiệp, tổ chức. VACPA đang hoạt động 
theo phương châm: “Nâng cao chất lượng dịch vụ, 
uy tín của Hội viên và VACPA” và “VACPA hoạt 
động vì lợi ích Hội viên”.
Giai đoạn vừa qua, VACPA đã phát huy năng 
lực của một hội nghề nghiệp trong việc phối hợp 
với Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng và ban hành 
các văn bản pháp luật của Luật Kiểm toán độc lập, 
Luật Kế toán, các chuẩn mực kế toán, kiểm toán 
và các văn bản pháp luật có liên quan; thực hiện 
bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên 
(KiTV), kế toán viên hành nghề; nghiên cứu, soạn 
thảo, cập nhật hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt 
Nam trên cơ sở hệ thống Chuẩn mực kiểm toán 
quốc tế; tham gia tổ chức thi KiTV; phối hợp với Bộ 
Tài chính trong việc thực hiện kiểm tra, kiểm soát 
chất lượng dịch vụ, tuân thủ pháp luật về kế toán, 
kiểm toán của các doanh nghiệp kiểm toán trên cả 
nước... Đồng thời đã triển khai các biện pháp nâng 
cao tính chuyên nghiệp của tổ chức nghề nghiệp và 
đã đạt được những kết quả nổi bật, đó là:
(1) Tổ chức bộ máy của VACPA đã được xây 
dựng theo mô hình quốc tế và phù hợp với quy 
định của pháp luật Việt Nam, trực tiếp quản lý từ 
Văn phòng Trung ương đến từng hội viên với hệ 
thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ gồm các quy chế 
tương ứng với các lĩnh vực hoạt động của Hội.
(2) Công tác hội viên của VACPA luôn được 
ưu tiên quan tâm và đã mang lại kết quả tích cực, 
tập hợp được lực lượng hội viên có trình độ, chuẩn 
mực nghề nghiệp và chất lượng hoạt động chuyên 
môn cao theo các tiêu chí đã đề ra, là cơ sở đảm bảo 
cho sự thành công và xu thế phát triển bền vững 
của hoạt động Hội.
(3) VACPA đã thiết lập được mạng lưới đối tác 
và duy trì hiệu quả mối quan hệ hợp tác với các 
cơ quan, tổ chức, Hội nghề nghiệp, trường đại học 
trong nước và với các tổ chức Hội nghề nghiệp quốc 
tế; đã ký biên bản hợp tác và triển khai nhiều hoạt 
động phối hợp với các tổ chức, Hội nghề nghiệp 
quốc tế có uy tín lớn trên thế giới như ACCA, CPA 
Australia, ICAEW, ISCA, CIMA, IMA để tranh 
thủ được sự hợp tác, hỗ trợ cho hoạt động nghề 
nghiệp; đồng thời tuyên truyền và quảng bá rộng 
rãi thông tin về hoạt động Hội, giúp xã hội hiểu biết 
nhiều hơn về kiểm toán viên hành nghề của Việt 
Nam, góp phần nâng cao hình ảnh và uy tín của 
Hội cũng như hội viên.
(4) VACPA luôn tập trung nguồn lực cho các 
hoạt động thường xuyên, liên tục hỗ trợ hội viên 
trau dồi đạo đức hành nghề, kiến thức chuyên môn 
nghề nghiệp thông qua các hoạt động chuyên môn 
để đạt được mục tiêu cốt lõi của VACPA là nâng 
cao chất lượng dịch vụ nghề nghiệp, danh tiếng và 
uy tín của hội viên, trong đó tập trung ngày càng rõ 
vào các hoạt động như: 
- Đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ cho hội viên; 
đào tạo thực hành kiểm toán theo Chương trình 
kiểm toán mẫu cho trợ lý kiểm toán viên, sinh viên.
- Tư vấn cho hội viên về các lĩnh vực kế toán, 
kiểm toán, tài chính...
- Trực tiếp tham gia các Đoàn kiểm tra của Bộ 
Tài chính thực hiện kiểm tra chất lượng dịch vụ 
kiểm toán tại các công ty kiểm toán cùng với việc 
đề xuất xử lý sai phạm sau kiểm tra, qua đó kịp thời 
nắm bắt được những yếu kém của hội viên, lập kế 
hoạch hỗ trợ đào tạo để khắc phục trong quá trình 
hành nghề, đồng thời kiến nghị với Bộ Tài chính 
bổ sung các quy định còn thiếu trong khuôn khổ 
pháp lý về quản lý nghề nghiệp.
- Chủ trì xây dựng các Chuẩn mực kiểm toán, 
thực hiện trách nhiệm phản biện xã hội và tham gia 
với cơ quan Nhà nước xây dựng các cơ chế chính 
sách quản lý kinh tế - tài chính.
53NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 140 - tháng 6/2019
(5) Công tác tuyên truyền, quảng bá, đối ngoại 
được chú trọng đã góp phần giúp VACPA nhanh 
chóng xây dựng được hình ảnh, danh tiếng tại Việt 
Nam và trong mạng lưới các Hội và các Tổ chức 
nghề nghiệp quốc tế.
Từ đó, VACPA đã tạo lập được sự tin cậy của các 
cơ quan Nhà nước, ngày càng khẳng định được vị 
thế của mình trong các tổ chức nghề nghiệp trong 
nước và quốc tế, trong cộng đồng doanh nghiệp và 
xã hội: VACPA là thành viên của Liên hiệp các Hội 
Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), là thành 
viên của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt 
Nam (VCCI) và là thành viên chính thức của Liên 
đoàn Kế toán Châu á - Thái Bình Dương (CAPA) 
và là thành viên liên kết của Liên đoàn Kế toán 
Quốc tế (IFAC)...
3. Hợp tác phát triển nghề nghiệp giữa Hội 
kiểm toán viên hành nghề Việt Nam và kiểm 
toán nhà nước
3.1. Đánh giá kết quả hợp tác giai đoạn 
2013-2018
Là đại diện cho một trong ba phân hệ cấu thành 
của hệ thống kiểm toán Việt Nam, với tư cách là 
một tổ chức Hội của nghề nghiệp kiểm toán độc 
lập, Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam luôn 
nhận thức được tầm quan trọng của quan hệ hợp 
tác với KTNN nhằm phát huy thế mạnh về hoạt 
động nghề nghiệp trong từng giai đoạn phát triển 
để đóng góp nhiều hơn nữa cho các cơ quan quản 
lý Nhà nước trong việc quản lý, kiểm tra, giám 
sát hoạt động tài chính - tiền tệ của quốc gia và 
đảm bảo tính trung thực, công khai, minh bạch 
các thông tin tài chính của doanh nghiệp và các tổ 
chức kinh tế; cũng như cho sự phát triển của nghề 
nghiệp kế toán, kiểm toán. 
VACPA và các Hội viên tổ chức của mình luôn 
ghi nhận và đánh giá cao tầm quan trọng, sự cần 
thiết và ý nghĩa thực tiễn của việc thiết lập và 
triển khai có hiệu quả mối quan hệ hợp tác song 
phương trên cơ sở tự nguyện và tôn trọng lẫn nhau 
giữa VACPA và KTNN, là cơ sở cùng nhau chia sẻ 
những lợi ích chung nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hoạt 
động hỗ trợ phát triển nghề nghiệp, nâng cao trình 
độ chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức hành nghề 
của các Kiểm toán viên nhà nước và của các Kiểm 
toán viên độc lập.
Trên tinh thần đó, ngày 19/9/2013 hai bên đã ký 
Biên bản hợp tác cho giai đoạn 05 năm (2013-2018). 
Có thể đánh giá những kết quả đã đạt được từ các 
54
KIEÅM TOAÙN NHAØ NÖÔÙC - 25 NAÊM XAÂY DÖÏNG VAØ TRÖÔÛNG THAØNH
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁNSố 140 - tháng 6/2019
hoạt động hợp tác giữa KTNN với VACPA cùng 
các hội viên VACPA là có hiệu quả, cụ thể: 
- Các chuyên gia hai bên đã tích cực tham gia 
vào công tác soạn thảo Luật Kiểm toán nhà nước, 
Hệ thống Chuẩn mực KTNN đã được KTNN ban 
hành năm 2016 và hướng dẫn kiểm toán công nghệ 
thông tin; hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp 
siêu nhỏ...
- VACPA và KTNN đã cùng phối hợp tổ chức 
và tham dự các sự kiện, hội thảo, hội nghị, khảo 
sát về nghề nghiệp tại các đơn vị Hội viên tổ chức 
của VACPA có trách nhiệm và chất lượng, như: 
Tổ chức khảo sát, nghiên cứu về biểu mẫu hồ sơ 
kiểm toán; khảo sát, nghiên cứu về các chuẩn mực 
kiểm toán và hướng dẫn đánh giá rủi ro và xác định 
trọng yếu kiểm toán tại Công ty TNHH Deloitte 
Việt Nam, Công ty TNHH hãng kiểm toán AASC, 
Công ty TNHH Ernst & Young và Công ty TNHH 
KPMG, Công ty TNHH A&C...
- VACPA đã trao tặng KTNN một số sản phẩm 
chuyên môn như: Bộ sách Hệ thống 37 Chuẩn 
mực kiểm toán Việt Nam, sách hệ thống 10 Chuẩn 
mực Việt Nam (Đợt 2), Sách Chương trình kiểm 
toán mẫu kiểm toán báo cáo tài chính, Sách Hồ 
sơ kiểm toán mẫu kiểm toán BCQTDAHT, E.Book 
“Công cụ hỗ trợ tra cứu Văn bản liên quan đến 
kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành” 
và “Công cụ hỗ trợ tra cứu văn bản về kiểm toán 
báo cáo tài chính”...
3.2. Định hướng hợp tác giai đoạn 2018-2022
Phát huy các kết quả đã đạt được, tiếp tục thúc 
đẩy thực hiện có hiệu quả mối quan hệ hợp tác giữa 
VACPA và KTNN để duy trì việc trao đổi thông tin, 
chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp hoạt động giữa 
hai tổ chức sẽ không chỉ tăng cường năng lực cho 
các bên, mà còn luôn mang lại nhiều lợi ích thiết 
thực cho các Kiểm toán viên nhà nước và Kiểm 
toán viên độc lập và đáp ứng các yêu cầu mới trong 
hoạt động kiểm toán nhằm nâng cao hiệu quả quản 
lý kinh tế - tài chính phục vụ Nhà nước, doanh 
nghiệp và xã hội.
Với mục tiêu: Một là, nhằm tăng cường mối 
quan hệ hợp tác giữa VACPA và KTNN để trao đổi 
thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp hoạt 
động giữa hai tổ chức góp phần thực hiện công 
khai, minh bạch trong chi tiêu tài chính công; công 
khai minh bạch thông tin tài chính doanh nghiệp, 
minh bạch thị trường tài chính và phát triển nghề 
nghiệp kế toán, kiểm toán; 
Hai là, nhằm mang lại nhiều lợi ích thiết thực, 
góp phần nâng cao trình độ, năng lực, đạo đức 
nghề nghiệp của các Kiểm toán viên nhà nước và 
Kiểm toán viên độc lập, Hội viên của VACPA.
Từ sự thống nhất cao trong nhận thức chung 
giữa VACPA và KTNN, hai bên đã cùng nhau tiếp 
tục xác định mở rộng phạm vi hợp tác trong hoạt 
động đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm để: (1) Giải đáp 
vướng mắc về các lĩnh vực kế toán công, kiểm toán 
cho Hội viên VACPA và Kiểm toán viên nhà nước; 
(2) Trao đổi kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt 
động kiểm toán; (3) Cập nhật, hoàn thiện hệ thống 
Chuẩn mực kiểm toán, triển khai Chuẩn mực kiểm 
toán; (4) Tiếp cận và xây dựng Chuẩn mực Báo cáo 
tài chính quốc tế (IFRS); (5) Triển khai kiểm toán 
hoạt động áp dụng đối với Kiểm toán nhà nước và 
Kiểm toán độc lập; (6) Trao đổi kinh nghiệm về quản 
lý, kiểm soát, đánh giá chất lượng kiểm toán... và (7) 
VACPA hỗ trợ chia sẻ tài liệu nghiệp vụ của VACPA 
để KTNN tham khảo xây dựng tài liệu đào tạo giúp 
Kiểm toán viên nhà nước tra cứu, tham khảo, sử 
dụng trong quá trình nghiên cứu và làm việc.
Cụ thể hơn, Deloitte Việt Nam - Hội viên 
VACPA là công ty kiểm toán độc lập trong Big 4 tại 
Việt Nam đã cam kết hỗ trợ Kiểm toán nhà nước 
thông qua các hoạt động đào tạo, chia sẻ những 
kinh nghiệm thực tiễn của Deloitte Việt Nam về 
công tác kiểm toán như: Lập kế hoạch kiểm toán, 
kiểm soát nội bộ, chọn mẫu... đặc biệt là các nội 
dung kiểm toán trong môi trường công nghệ thông 
tin; đồng thời chia sẻ kinh nghiệm với KTNN về 
kiểm toán doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước hay 
kiểm toán lĩnh vực CNTT.
55NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN Số 140 - tháng 6/2019
Trong các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ 
khác, căn cứ Quy chế sử dụng cộng tác viên kiểm 
toán và Quy chế thuê hoặc ủy thác doanh nghiệp 
kiểm toán thực hiện kiểm toán của KTNN, hai 
bên cùng phối hợp xây dựng cơ chế để các kiểm 
toán viên độc lập, công ty kiểm toán tham gia vào 
chương trình và kế hoạch kiểm toán của KTNN 
nhất là kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán theo 
chuyên đề đối với doanh nghiệp nhà nước, các dự 
án đầu tư bằng ngân sách nhà nước. KTNN phối 
hợp với VACPA để cùng xem xét, lựa chọn ủy thác 
hoặc thuê kiểm toán theo Quy chế Ủy thác hoặc 
thuê doanh nghiệp kiểm toán thực hiện kiểm toán. 
Đồng thời, hai bên phối hợp trao đổi và cung cấp 
thông tin về nghề nghiệp, kinh nghiệm đào tạo, 
quản lý, đảm bảo và tuân thủ đạo đức hành nghề...
Đặc biệt, hai bên sẽ cùng nhau đẩy mạnh hoạt 
động phối hợp tuyên truyền và quảng bá giá trị 
nghề kiểm toán nhà nước và kiểm toán độc lập 
với cộng đồng doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà 
nước và xã hội.
Trên tinh thần đó, VACPA và KTNN sẽ tập 
trung ưu tiên:
a) Mở rộng các hoạt động đào tạo và chia sẻ 
kinh nghiệm thông qua cử chuyên gia tham gia các 
hội thảo, tọa đàm, lớp đào tạo chuyên đề về nghề 
nghiệp phù hợp do KTNN và do VACPA tổ chức. 
Hai bên phối kết hợp để cập nhật, chia sẻ các chuẩn 
mực, thông lệ kiểm toán tốt nhất, quy trình kiểm 
toán chuyên ngành và kinh nghiệm kiểm toán báo 
cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ... Phối hợp trao 
đổi và cung cấp thông tin về nghề nghiệp, kinh 
nghiệm đào tạo, quản lý nghề nghiệp, đảm bảo và 
tuân thủ đạo đức hành nghề.
b) VACPA hỗ trợ chia sẻ tài liệu nghiệp vụ của 
VACPA để KTNN tham khảo xây dựng tài liệu đào 
tạo giúp Kiểm toán viên nhà nước tra cứu, tham 
khảo, sử dụng trong quá trình nghiên cứu và làm 
việc. Phối hợp xây dựng những quy trình hoặc 
chuẩn mực kiểm toán chung, trên cơ sở đó để thừa 
nhận kết quả của kiểm toán độc lập, triển khai thuê 
và ủy quyền cho kiểm toán độc lập thực hiện kiểm 
toán/phân tích Báo cáo tài chính như thông lệ của 
các nước.
c) Căn cứ Quy chế sử dụng cộng tác viên kiểm 
toán và Quy chế thuê hoặc ủy thác doanh nghiệp 
kiểm toán thực hiện kiểm toán của KTNN, hai Cơ 
quan cùng phối hợp xây dựng cơ chế để các kiểm 
toán viên độc lập, công ty kiểm toán tham gia vào 
chương trình kế hoạch kiểm toán của KTNN nhất 
là kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán theo 
chuyên đề đối với doanh nghiệp nhà nước, các dự 
án đầu tư bằng ngân sách nhà nước. KTNN phối 
hợp với VACPA để cùng xem xét, lựa chọn ủy thác 
hoặc thuê kiểm toán theo Quy chế này.
d) KTNN và VACPA sẽ thông qua liên kết 
Website, tọa đàm trên diễn đàn phát thanh, truyền 
hình, tham gia giao lưu các hoạt động văn hóa, thể 
thao... nhằm đẩy mạnh hoạt động phối hợp tuyên 
truyền và quảng bá giá trị nghề kiểm toán nhà nước 
và kiểm toán độc lập với cộng đồng doanh nghiệp, 
cơ quan quản lý nhà nước và xã hội.
Với các mục tiêu và nội dung hợp tác nghề 
nghiệp đã được Kiểm toán nhà nước và Hội Kiểm 
toán viên hành nghề Việt Nam thống nhất xác định 
cho giai đoạn phát triển mới, VACPA hy vọng giữa 
KTNN và VACPA sẽ luôn hướng đến sự hiểu rõ 
nhau hơn và chia sẻ về đặc thù hoạt động nghề 
nghiệp của mỗi bên. Từ đó, tìm ra và có bước đi 
thiết thực, cụ thể để cùng nhau hợp tác, cùng chia 
sẻ, cùng có tiếng nói chung trên các diễn đàn nghề 
nghiệp và cùng triển khai thực hiện có kết quả 
các chương trình, kế hoạch hoạt động của hai bên 
nhằm phục vụ hiệu quả quản lý kinh tế - tài chính, 
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và cho sự 
phát triển tốt đẹp của Kiểm toán nhà nước và Kiểm 
toán độc lập.
Ngày nhận bài: 30/5/2019
Ngày duyệt đăng: 3/6/2019

File đính kèm:

  • pdfquan_he_hop_tac_giua_kiem_toan_nha_nuoc_voi_hoi_kiem_toan_vi.pdf