Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Các loại kiểm toán - Bùi Thị Minh Hải

1. KHÁI QUÁT CÁC TIÊU THỨC PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN

• Theo đối tượng cụ thể, kiểm toán được phân loại thành

kiểm toán (bảng khai) tài chính, kiểm toán hoạt động và

kiểm toán liên kết.

• Theo tổ chức bộ máy kiểm toán, kiểm toán được phân

thành kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm

toán nội bộ.

• Theo phương pháp áp dụng trong kiểm toán, kiểm toán

được phân thành kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài

chứng từ.

• Theo quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán, kiểm

toán được phân thành nội kiểm và ngoại kiểm

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Các loại kiểm toán - Bùi Thị Minh Hải trang 1

Trang 1

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Các loại kiểm toán - Bùi Thị Minh Hải trang 2

Trang 2

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Các loại kiểm toán - Bùi Thị Minh Hải trang 3

Trang 3

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Các loại kiểm toán - Bùi Thị Minh Hải trang 4

Trang 4

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Các loại kiểm toán - Bùi Thị Minh Hải trang 5

Trang 5

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Các loại kiểm toán - Bùi Thị Minh Hải trang 6

Trang 6

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Các loại kiểm toán - Bùi Thị Minh Hải trang 7

Trang 7

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Các loại kiểm toán - Bùi Thị Minh Hải trang 8

Trang 8

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Các loại kiểm toán - Bùi Thị Minh Hải trang 9

Trang 9

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Các loại kiểm toán - Bùi Thị Minh Hải trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 25 trang xuanhieu 8520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Các loại kiểm toán - Bùi Thị Minh Hải", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Các loại kiểm toán - Bùi Thị Minh Hải

Bài giảng Kiểm toán căn bản - Bài 2: Các loại kiểm toán - Bùi Thị Minh Hải
v1.0015105212
BÀI 2
CÁC LOẠI KIỂM TOÁN
TS. Bùi Thị Minh Hải
ThS. Phan Thị Thanh Loan
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0015105212
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Hoàng, Lan, Dũng, An và Vinh là một nhóm bạn thân cùng góp vốn thành lập Công ty Cổ
phần Gỗ Việt Yến vào tháng 8 năm 2009. Hoàng là cổ đông lớn nhất sở hữu 40% cổ phần,
đồng thời là Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều hành. Trong quá trình quản lý và
điều hành Công ty, giữa Hoàng và các bạn trong nhóm phát sinh mâu thuẫn gay gắt, đặc biệt
là về tài chính. Để giải quyết những mâu thuẫn này, cả nhóm thống nhất phương án sẽ kiểm
toán báo cáo tài chính của Công ty hàng năm, bắt đầu từ năm 2012.
1. Xác định loại hình kiểm toán phù hợp với tình huống trên? 
2. Xác định chủ thể kiểm toán phù hợp với Công ty Cổ phần Gỗ Việt Yến?
3. Kiểm toán viên có thể cung cấp các dịch vụ nào kèm theo kiểm toán báo cáo 
tài chính?
2
v1.0015105212
MỤC TIÊU
• Trình bày được các loại kiểm toán được phân loại theo các tiêu thức khác nhau.
• Trình bày được bản chất của từng loại và phân biệt kiểm toán theo đối tượng cụ
thể bao gồm kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm toán liên kết.
• Trình bày được bản chất của từng loại và phân biệt kiểm toán theo hệ thống
bộ máy tổ chức bao gồm: kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm toán
nội bộ.
3
v1.0015105212
NỘI DUNG
Khái quát các tiêu thức phân loại kiểm toán
Phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể
Phân loại kiểm toán theo tổ chức bộ máy kiểm toán
4
v1.0015105212
1. KHÁI QUÁT CÁC TIÊU THỨC PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN
• Theo đối tượng cụ thể, kiểm toán được phân loại thành
kiểm toán (bảng khai) tài chính, kiểm toán hoạt động và
kiểm toán liên kết.
• Theo tổ chức bộ máy kiểm toán, kiểm toán được phân
thành kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và kiểm
toán nội bộ.
• Theo phương pháp áp dụng trong kiểm toán, kiểm toán
được phân thành kiểm toán chứng từ và kiểm toán ngoài
chứng từ.
• Theo quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán, kiểm
toán được phân thành nội kiểm và ngoại kiểm.
5
v1.0015105212
1. KHÁI QUÁT CÁC TIÊU THỨC PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN (tiếp theo)
• Theo tính chu kỳ của kiểm toán, kiểm toán được phân
thành kiểm toán thường kỳ, kiểm toán định kỳ và kiểm
toán bất thường (đột xuất).
• Theo thời điểm tiến hành, kiểm toán được phân thành
kiểm toán trước, kiểm toán hiện hành và kiểm toán sau.
• Theo quan hệ pháp lý của kiểm toán, kiểm toán được
phân thành kiểm toán tự nguyện và kiểm toán bắt buộc.
• Theo tính chất và phạm vi kiểm toán, kiểm toán được phân
thành kiểm toán ngân sách và tài sản công, kiểm toán các
chương trình dự án, kiểm toán các đơn vị dự toán.
6
v1.0015105212
2. PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN THEO ĐỐI TƯỢNG CỤ THỂ
2.2. Kiểm toán hoạt động
2.1. Kiểm toán tài chính
2.3. Kiểm toán liên kết
7
v1.0015105212
2.1. KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH
• Khái niệm: Kiểm toán tài chính là một loại hình kiểm
toán hướng vào việc xác minh và bày tỏ ý kiến về tính
trung thực và hợp lý của các thông tin được trình bày
trên bảng khai tài chính do các kiểm toán viên có trình
độ tương xứng thực hiện trên cơ sở hệ thống pháp lý
đang có hiệu lực.
8
v1.0015105212
2.1. KIỂM TOÁN TÀI CHÍNH (tiếp theo)
• Các đặc điểm chính:
 Đối tượng kiểm toán là các bảng khai tài chính.
 Mục tiêu kiểm toán: Xác minh về tính trung thực và
hợp lý của các thông tin trình bày trên bảng khai
tài chính.
 Chủ thể kiểm toán: Kiểm toán nhà nước, kiểm toán
độc lập và kiểm toán nội bộ.
 Cơ sở tiến hành kiểm toán: là hệ thống các chuẩn
mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành và các văn
bản pháp lý đang có hiệu lực.
 Kết quả kiểm toán: Thể hiện ý kiến của chủ thể
kiểm toán về độ tin cậy của thông tin được trình
bày trong bảng khai tài chính được kiểm toán. Kết
quả kiểm toán được thể hiện trong báo cáo kiểm
toán và thư quản lý (nếu có).
9
v1.0015105212
2.2. KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG
• Khái niệm: Kiểm toán hoạt động là một loại hình kiểm toán hướng vào việc đánh giá tính
hiệu lực của hệ thống thông tin và quản trị nội bộ, hiệu quả của hoạt động và hiệu năng
quản lý các hoạt động đã và đang diễn ra trong một tổ chức, cơ quan.
10
v1.0015105212
2.2. KIỂM TOÁN HOẠT ĐỘNG (tiếp theo)
• Các đặc điểm chính:
 Đối tượng kiểm toán là các hoạt động thực hiện trong các tổ chức, cơ quan.
 Mục tiêu kiểm toán: Đánh giá về tính hiệu lực của hệ thống thông tin và quản trị nội
bộ, hiệu quả và hiệu năng của các hoạt động được kiểm toán.
 Chủ thể kiểm toán: Chủ yếu là kiểm toán nhà nước và kiểm toán nội bộ.
 Cơ sở tiến hành: Không có một khuôn mẫu hay chuẩn mực nào thống nhất để đánh
giá các hoạt động. Trên cơ sở đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, các tiêu chí
và tiêu chuẩn cần được thiết lập hoặc lựa chọn phù hợp để đánh giá các hoạt động
trong một bối cảnh cụ thể.
 Kết quả kiểm toán được thể hiện trên báo cáo hoặc biên bản kiểm toán. Nội dung
trọng tâm của báo cáo hoặc biên bản kiểm toán cần thể hiện được: các phát hiện
kiểm toán, nguyên nhân và các đề xuất, giải pháp để giải quyết các phát hiện đó.
11
v1.0015105212
2.3. KIỂM TOÁN LIÊN KẾT
• Khái niệm: Kiểm toán liên kết là sự sáp nhập giữa kiểm toán tài chính và kiểm toán
hoạt động và thường được thực hiện trong các đơn vị công.
• Các đặc điểm chính:
 Bản chất của kiểm toán liên kết: nhằm thẩm định và soát xét công việc quản lý các
nguồn tài chính, nhân lực, vật lực đã ủy quyền cho người sử dụng theo các mục
tiêu đã đặt ra.
 Mục tiêu của kiểm toán liên kết:
 Một là, xác minh tính trung thực và hợp lý của các thông tin tài chính. Khía cạnh
này gắn liền với bản chất của kiểm toán tài chính;
 Hai là, đánh giá thành tích và hiệu quả của khách thể kiểm toán, trong đó tập
trung vào việc xem xét hệ thống thông tin và điều hành, thẩm định tính hiệu quả
và hiệu năng trên cơ sở tối ưu hóa nguồn lực sử dụng. Khía cạnh này gắn liền
với bản chất của kiểm toán hoạt động.
12
v1.0015105212
3. PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN THEO HỆ THỐNG TỔ CHỨC
3.2. Kiểm toán độc lập
3.1. Kiểm toán Nhà nước
3.3. Kiểm toán nội bộ
13
v1.0015105212
3.1. KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC 
• Khái niệm: Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy
chuyên môn của Nhà nước thực hiện các chức năng
kiểm toán ngân sách và tài sản công.
• Các đặc trưng cơ bản:
 Chủ thể kiểm toán là các kiểm toán viên nhà nước.
 Mô hình tổ chức:
 Trong quan hệ với bộ máy nhà nước, kiểm
toán nhà nước có thể độc lập với hệ thống lập
pháp và hệ thống hành pháp hoặc trực thuộc
một phía hành pháp hoặc lập pháp.
 Trong liên hệ nội bộ cơ quan kiểm toán nhà
nước có thể liên hệ theo chiều dọc và theo
chiều ngang.
14
v1.0015105212
3.1. KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC (tiếp theo)
• Các đặc trưng cơ bản:
 Khách thể kiểm toán là các đơn vị, tổ chức, cá
nhân có sử dụng nguồn vốn và kinh phí từ ngân
sách nhà nước.
 Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu là kiểm toán tài
chính và kiểm toán tuân thủ.
 Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm
toán là ngoại kiểm. Kiểm toán nhà nước tiến
hành kiểm toán mang tính bắt buộc theo kế
hoạch hàng năm và không được thu phí kiểm
toán đối với các đơn vị, tổ chức, cá nhân có sử
dụng vốn và kinh phí từ ngân sách nhà nước.
 Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán: có giá trị
pháp lý cao.
15
v1.0015105212
3.2. KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP
• Khái niệm: Kiểm toán độc lập là các tổ chức kinh doanh
dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu của khách hàng.
• Các đặc trưng cơ bản:
 Chủ thể kiểm toán là các kiểm toán viên độc lập.
 Mô hình tổ chức:
 Công ty kiểm toán là bộ máy tổ chức bộ máy kiểm
toán với số lượng lớn các kiểm toán viên độc lập.
Các công ty này thực hiện nhiều loại dịch vụ trên địa
bàn rộng lớn.
 Văn phòng kiểm toán tư được hình thành bởi một
hoặc vài kiểm toán viên độc lập để kinh doanh dịch
vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan. Mô
hình này phát triển phổ biến ở Cộng hoà Pháp và
các nước Tây Âu.
16
v1.0015105212
3.2. KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP (tiếp theo)
• Các đặc trưng cơ bản:
 Khách thể kiểm toán bao gồm: khách thể bắt buộc và khách thể tự nguyện.
 Khách thể bắt buộc là các tổ chức, đơn vị theo quy định của pháp luật bắt buộc
phải thuê công ty kiểm toán độc lập tiến hành kiểm toán.
 Khách thể tự nguyện là tất cả các đơn vị, cá nhân còn lại có nhu cầu kiểm toán.
 Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu là kiểm toán tài chính. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của
khách hàng mà kiểm toán độc lập có thể tiến hành cung cấp các dịch vụ khác như tư
vấn tài chính, kế toán,
 Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán là ngoại kiểm. Kiểm toán độc lập
tiến hành kiểm toán dựa trên cơ sở thỏa thuận với khách hàng thông qua hợp đồng
và được thu phí kiểm toán.
 Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán có giá trị pháp lý cao.
17
v1.0015105212
3.3. KIỂM TOÁN NỘI BỘ
• Khái niệm: Kiểm toán nội bộ là bộ máy thực hiện chức
năng kiểm toán trong phạm vi đơn vị, phục vụ yêu cầu quản
lý nội bộ đơn vị.
• Các đặc trưng cơ bản:
 Chủ thể kiểm toán là các kiểm toán viên nội bộ.
 Mô hình tổ chức:
 Giám định viên kế toán: Mô hình này ứng dụng
phổ biến ở các xí nghiệp nhà nước và các doanh
nghiệp có quy mô nhỏ không cần biên chế kiểm
toán viên nội bộ.
 Hội đồng hay bộ phận kiểm toán nội bộ: Mô hình
này phổ biến ở Bắc Mỹ, thích hợp với các doanh
nghiệp có quy mô lớn.
 Khách thể kiểm toán là các bộ phận cấu thành trong
đơn vị hoặc các nghiệp vụ, chương trình, dự án.
18
v1.0015105212
3.3. KIỂM TOÁN NỘI BỘ (tiếp theo)
• Các đặc trưng cơ bản:
 Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu là kiểm toán hoạt động.
 Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm toán:
Kiểm toán nội bộ tiến hành kiểm toán mang tính bắt
buộc theo yêu cầu của các nhà quản lý và không
được thu phí kiểm toán.
 Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán chỉ có giá trị
tương đối trong nội bộ đơn vị.
19
v1.0015105212
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
1. Đây là loại hình kiểm toán tài chính. Đối tượng kiểm toán là báo cáo tài chính của Công
ty Cổ phần Gỗ Việt Yến.
2. Chủ thể kiểm toán phù hợp là kiểm toán độc lập. Công ty Gỗ Việt Yến có thể tìm hiểu,
thỏa thuận và ký kết hợp đồng kiểm toán với một doanh nghiệp kiểm toán độc lập để
kiểm toán Báo cáo tài chính cho mình.
3. Kiểm toán viên có thể cung cấp các dịch vụ tư vấn nhằm hoàn thiện hệ thống kế toán tại
Công ty.
20
v1.0015105212
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Kiểm toán tài chính là một loại hình kiểm toán hướng đến việc xác minh:
A. độ tin cậy của thông tin tài chính và tính hiệu quả trong việc sử dụng tài sản của khách
thể kiểm toán.
B. tính hiệu lực của hệ thống thông tin và quản trị nội bộ cùng tính hợp thức của các biểu
mẫu kế toán.
C. tính trung thực và hợp lý của các thông tin được trình bày trên bảng khai tài chính.
D. mức độ hoàn thành các kế hoạch về doanh thu trên cơ sở tiết kiệm các chi phí của
khách thể kiểm toán.
Trả lời:
• Đáp án: C. tính trung thực và hợp lý của các thông tin được trình bày trên bảng khai
tài chính.
• Giải thích: Các đáp án (a), (b), (d) sai vì đều phản ánh bản chất của kiểm toán hoạt
động. Kiểm toán tài chính có chức năng chính là xác minh độ tin cậy của thông tin tài
chính và tính hợp thức của các biểu mẫu kế toán (hay tính trung thực và hợp lý của các
thông tin được trình bày trên bảng khai tài chính).
21
v1.0015105212
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
Nếu phân loại kiểm toán thành kiểm toán (bảng khai) tài chính, kiểm toán hoạt động
và kiểm toán liên kết thì tiêu chí để phân loại là:
A. phạm vi kiểm toán.
B. bộ máy kiểm toán.
C. đối tượng cụ thể.
D. phương pháp kiểm toán.
Trả lời:
• Đáp án: C. đối tượng cụ thể.
• Giải thích: Căn cứ vào đối tượng cụ thể của kiểm toán, kiểm toán được phân loại thành:
(i) kiểm toán tài chính với đối tượng cụ thể là bảng khai tài chính, (ii) kiểm toán hoạt
động với đối tượng cụ thể là các hoạt động đã và đang diễn ra trong các cơ quan, tổ
chức, (iii) kiểm toán liên kết là sự sáp nhập của hai loại hình kiểm toán trên.
22
v1.0015105212
CÂU HỎI TỰ LUẬN
Câu hỏi: Hãy trình bày những dịch vụ kiểm toán chung nhất mà kiểm toán độc lập có thể
cung cấp.
Trả lời:
Kiểm toán độc lập thường cung cấp các dịch vụ sau:
• Kiểm toán tài chính (là chủ yếu);
• Ghi sổ và lập báo cáo kế toán;
• Tư vấn thuế;
• Tư vấn về quản trị doanh nghiệp, đặc biệt là quản trị rủi ro,
23
v1.0015105212
CÂU HỎI ĐÚNG SAI
Nhận định: “Trong khi thực hiện kiểm toán hoạt động, mọi kiểm toán viên bắt buộc phải
sử dụng một chương trình kiểm toán chuẩn quốc gia.” Đúng hay sai? Giải thích.
Trả lời:
Sai.
Giải thích: Khi kiểm toán các hoạt động, không có một chương trình kiểm toán chuẩn quốc
gia. Do các hoạt động đa dạng, có đặc điểm khác nhau nên kiểm toán viên cần thiết lập
hoặc lựa chọn tiêu chí và tiêu chuẩn phù hợp để đánh giá về tính hiệu lực, hiệu quả và hiệu
năng của các hoạt động.
24
v1.0015105212
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Kiểm toán có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên tiêu thức
phân loại cơ bản nhất là phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể và phân loại theo tổ
chức bộ máy.
• Căn cứ vào đối tượng kiểm toán, có kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động và kiểm
toán liên kết. Mục tiêu cơ bản của kiểm toán tài chính là xác minh tính trung thực và
hợp lý của các thông tin trên bảng khai tài chính. Kiểm toán hoạt động hướng đến việc
đánh giá tính hiệu lực của hệ thống thông tin quản trị nội bộ, tính hiệu lực và hiệu năng
của các hoạt động. Kiểm toán liên kết là sự sáp nhập của hai loại hình kiểm toán trên.
• Căn cứ vào tổ chức bộ máy kiểm toán, có kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập và
kiểm toán nội bộ. Kiểm toán nhà nước là cơ quan chuyên môn trong bộ máy nhà
nước, thực hiện chức năng kiểm toán ngân sách và tài sản công. Kiểm toán độc lập là
các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách
hàng. Kiểm toán nội bộ là bộ máy kiểm toán được thiết lập trong một đơn vị, thực hiện
chức năng kiểm toán để phục vụ cho mục đích quản trị nội bộ của đơn vị đó.
25

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_can_ban_bai_2_cac_loai_kiem_toan_bui_thi.pdf