Nâng tầm của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại theo quy định mới

Để hoạt động an toàn và hiệu quả, ngoài các biện pháp thanh tra, kiểm

tra, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước, trước hết đòi hỏi các

ngân hàng phải thiết lập được Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) một

cách đầy đủ và hiệu quả, vì trong mô hình quản trị ngân hàng thì HTKSNB

luôn là một yếu tố mang tính sống còn. Thông tư số 44/2011/TT-NHNN

được ban hành nhằm mục đích giúp các ngân hàng xây dựng và thiết lập

HTKSNB và kiểm toán nội bộ (KTNB). Nhưng trong quá trình triển khai

cho thấy, Thông tư 44 còn mang tính khái quát và chưa thật sự đầy đủ,

chưa thấy rõ được vai trò của HTKSNB trong hoạt động ngân hàng. Để

lấp đầy các“lỗ hổng”trong kiểm soát nội bộ tại các ngân hàng thương

mại (NHTM), Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành Thông

tư 13/2018/TT-NHNN ngày 26/5/2018 quy định về HTKSNB của NHTM

nhằm góp phần giải quyết được những vấn đề khó khăn trong thực tế xây

dựng HTKSNB cho hoạt động ngân hàng trong thời gian qua. Các quy định

trong Thông tư 13 cụ thể và rõ ràng, đã tiệm cận với các thông lệ quốc tế

về việc xây dựng HTKSNB; đặc biệt là các quy định liên quan đến KTNB.

Bài viết sẽ làm rõ những điểm mới của Thông tư 13 so với quy định trước

đó về KTNB để thấy rằng vai trò của bộ phận này đã được nâng lên đúng

tầm trong NHTM theo thông lệ; từ đó, có những gợi ý cho các NHTM trong

việc tuân thủ Thông tư 13 liên quan đến KTNB.

Nâng tầm của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại theo quy định mới trang 1

Trang 1

Nâng tầm của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại theo quy định mới trang 2

Trang 2

Nâng tầm của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại theo quy định mới trang 3

Trang 3

Nâng tầm của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại theo quy định mới trang 4

Trang 4

Nâng tầm của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại theo quy định mới trang 5

Trang 5

Nâng tầm của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại theo quy định mới trang 6

Trang 6

pdf 6 trang xuanhieu 7700
Bạn đang xem tài liệu "Nâng tầm của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại theo quy định mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Nâng tầm của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại theo quy định mới

Nâng tầm của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại theo quy định mới
i theo quy định mới
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201934
việc tuân thủ Thông tư 13 liên quan đến KTNB.
Từ khóa: Kiểm soát, Kiểm soát nội bộ, Hệ thống kiểm soát nội bộ, Thông 
tư 13/2018
1. Khái niệm kiểm toán nội bộ 
Hiện nay, có khá nhiều quan điểm khác 
nhau về KTNB. Tuy nhiên, tác giả muốn 
đề cập tới khái niệm về KTNB theo quan 
điểm của Viện Kiểm toán nội bộ (The 
Institute of Internal Auditors- IIA)- được 
thừa nhận là khái niệm chuẩn mực quốc tế 
về KTNB trên toàn thế giới. IIA đã nhiều 
lần đưa ra khái niệm về KTNB qua các 
thời kỳ, cho thấy rõ sự thay đổi của KTNB 
gắn liền cùng sự phát triển của quản trị 
doanh nghiệp. Năm 1944, IIA cho rằng 
KTNB là “hoạt động đánh giá độc lập 
trong một tổ chức về công tác kế toán, tài 
chính và các công tác khác của tổ chức 
đó. Hoạt động KTNB được xem như là các 
dịch vụ mang tính bảo vệ và xây dựng hỗ 
trợ cho ban giám đốc”. Theo đó, KTNB 
trong doanh nghiệp là hoạt động đưa ra 
các đánh giá độc lập về công tác tài chính 
kế toán để hỗ trợ cho Ban giám đốc, tức là 
làm cánh tay phải cho nhà quản lý trong 
việc nhận xét về tính trung thực hợp lý của 
các thông tin kế toán. Thực ra việc làm 
này là không cần thiết và có phần trùng 
lặp với công việc của kiểm toán độc lập 
và cũng chưa bao quát được nhiều hoạt 
động trong doanh nghiệp khi mới chỉ tập 
trung vào công tác kế toán, tài chính. Đến 
năm 1978, IIA chỉ ra “KTNB là một chức 
năng thẩm định độc lập được thiết lập bên 
trong một tổ chức để kiểm tra và đánh giá 
các hoạt động của tổ chức đó, với tư cách 
là một sự trợ giúp đối với tổ chức đó. Đó 
là một loại hình kiểm soát được thực hiện 
bằng cách kiểm tra và đánh giá sự đầy 
đủ và tính hiệu lực của các loại hình kiểm 
soát khác. Mục tiêu của KTNB là giúp đỡ 
cho các thành viên của tổ chức thực hiện 
một cách có hiệu quả nhiệm vụ. Để đạt 
được mục tiêu này, KTNB cung cấp cho 
các thành viên của tổ chức các phân tích, 
thẩm định, kiến nghị, tư vấn và các thông 
Hình 1. Khái niệm về Kiểm toán nội bộ
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
Định nghĩa năm 1947 Định nghĩa năm 1981 Định nghĩa năm 1999
KTNB là hoạt động đánh 
giá độc lập trong một tổ 
chức về công tác kế toán, 
tài chính và các công tác 
khác của tổ chức đó. 
Hoạt động KTNB được 
xem như là các dịch vụ 
mang tính bảo vệ và 
xây dựng hỗ trợ cho 
ban giám đốc.
KTNB là một chức năng 
thẩm định độc lập được 
thiết lập bên trong một tổ 
chức để kiểm tra và đánh 
giá các hoạt động kinh 
doanh của tổ chức đó. 
Hoạt động KTNB được 
xem như là một dịch 
vụ hỗ trợ cho chính tổ 
chức đó.
KTNB là hoạt động xác nhận và tư 
vấn mang tính độc lập, khách quan 
được thiết lập nhằm tạo ra giá trị gia 
tăng và cải thiện hoạt động của một 
tổ chức. KTNB giúp cho tổ chức đạt 
được các mục tiêu của mình thông 
qua việc tạo ra một cách tiếp cận 
có hệ thống, có tính kỷ luật để đánh 
giá, nâng cao hiệu quả của quy trình 
quản trị doanh nghiệp, quy trình kiểm 
soát và việc quản lý rủi ro.
ThS. NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 35
tin liên quan tới các hoạt động đang được 
xem xét. Mục tiêu kiểm toán bao gồm 
việc đề xuất khung kiểm soát hiệu quả ở 
mức chi phí hợp lý”. Như vậy, KTNB đã 
chuyển từ chỉ quan tâm tới hoạt động tài 
chính, kế toán sang đánh giá, kiểm tra các 
hoạt động kinh doanh của tổ chức đó. Sau 
đó, đến năm 1999, IIA tiếp tục cung cấp 
một định nghĩa khá toàn diện về loại hình 
nghề nghiệp này, trong đó coi “KTNB là 
hoạt động đảm bảo và tư vấn mang tính 
độc lập, khách quan được thiết lập nhằm 
tạo ra giá trị gia tăng và cải thiện hoạt 
động của một tổ chức. KTNB giúp cho 
tổ chức đạt được các mục tiêu của mình 
thông qua việc tạo ra một cách tiếp cận có 
hệ thống, có tính kỷ luật để đánh giá, nâng 
cao hiệu quả của quy trình quản trị doanh 
nghiệp, quy trình kiểm soát và việc quản 
lý rủi ro”. Có thể coi định nghĩa năm 1999 
của IIA về KTNB là một định nghĩa bản 
lề, then chốt, mô tả được tất cả mục tiêu, 
bản chất, phạm vi cần thiết của KTNB.
2. Sự cần thiết của kiểm toán nội bộ 
trong hoạt động ngân hàng
Ngân hàng là một doanh nghiệp đặc thù 
hoạt động trong lĩnh vực tài chính với đặc 
trưng hoạt động là tiếp nhận và chuyển 
hoá rủi ro thành lợi nhuận, cấu trúc tổ 
chức thường có quy mô lớn, nhiều chi 
nhánh, phòng giao dịch hoạt động trên 
diện rộng, nhiều nghiệp vụ kinh doanh tài 
chính phức tạp và không ngừng biến động, 
thì hoạt động KTNB với NHTM trở nên 
vô cùng cần thiết. Trong tác phẩm “Khung 
khổ của hệ thống kiểm soát nội bộ trong 
ngân hàng”, Uỷ ban Basel đã đưa ra bộ 
nguyên tắc nhằm hoàn thiện HTKSNB 
trong ngân hàng. Nguyên tắc số 10 khẳng 
định: Hoạt động ngân hàng vô cùng năng 
động và ẩn chứa nhiều rủi ro, bởi vậy ngân 
hàng cần duy trì việc đánh giá thường 
xuyên hoặc định kỳ HTKSNB. Việc đánh 
giá định kỳ của KTNB tuy được thực hiện 
sau quy trình, nhưng mang lại sự đánh giá 
tổng thể hơn so với các hoạt động giám 
sát liên tục. Trong tác phẩm “Chức năng 
kiểm toán nội bộ trong ngân hàng”, Uỷ 
ban Basel làm rõ vai trò của KTNB, đó 
là: “Một chức năng KTNB hiệu quả cung 
cấp sự đảm bảo độc lập với HĐQT và Ban 
giám đốc về chất lượng và hiệu quả của 
HTKSNB trong ngân hàng, quản lý rủi 
ro, hệ thống quản trị và các quy trình, qua 
đó giúp bảo vệ tổ chức và danh tiếng của 
họ”. Uỷ ban Basel cũng xác định rõ phạm 
vi KTNB trong ngân hàng: Mọi hoạt động 
và tất cả các đơn vị trong ngân hàng đều 
thuộc phạm vi của KTNB. Bộ phận KTNB 
được tiếp cận bất kỳ dữ liệu, tài liệu hoặc 
số liệu trong ngân hàng, bao gồm kể cả 
thông tin quản lý, biên bản... bất cứ khi 
nào liên quan đến nhiệm vụ của KTNB. 
Cũng theo Basel II, KTNB tại các ngân 
hàng cần được khuyến khích áp dụng các 
chuẩn mực quốc tế do IIA ban hành để 
thực hiện kiểm toán các lĩnh vực cụ thể. 
Như vậy, thông lệ quốc tế đã xác định 
rõ vai trò của KTNB trong việc giúp cho 
ngân hàng hoạt động an toàn và hiệu quả; 
KTNB thực sự cần thiết đối với sự phát 
triển bền vững của ngân hàng. Bởi một 
HTKSNB hữu hiệu chỉ có thể hạn chế tối 
đa các sai phạm chứ không thể đảm bảo 
rủi ro, gian lận và sai sót không xảy ra nên 
cần một bộ phận độc lập thực hiện đánh 
giá chất lượng của HTKSNB để đảm bảo 
cho hệ thống này có thể hoạt động hữu 
hiệu, đó chính là bộ phận KTNB. 
3. Thông tư 13 nâng tầm kiểm toán nội 
bộ trong ngân hàng thương mại Việt Nam 
Quy định về KTNB trong ngân hàng 
được phát triển từ Quyết định 37/2006/
QĐ-NHNN đến Thông tư 44/2011/TT-
Nâng tầm của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại theo quy định mới
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201936
NHNN, và đến nay là Thông tư 13/2018/
TT-NHNN. Nội dung của Thông tư 13 bao 
hàm nhiều lĩnh vực như Kiểm soát nội bộ, 
Tuân thủ, Quản lý rủi ro, Đánh giá mức 
độ đủ vốn (ICAAP), KTNB có hiệu lực 
thi hành từ ngày 01/01/2019 (riêng quy 
định về đánh giá mức độ đủ vốn có hiệu 
lực từ ngày 01/01/2021). Các chuyên gia 
đều nhận định Thông tư 13 được coi là 
văn bản có hàm lượng kỹ thuật cao nhất 
từ trước tới nay. Hầu hết các vấn đề được 
quy định trong Thông tư 13 hướng tới 
một thông điệp chung là thúc đẩy một nền 
quản trị doanh nghiệp lành mạnh, giảm 
thiểu tối đa các xung đột lợi ích. Các Ủy 
ban trực thuộc Hội động quản trị (HĐQT) 
và các Hội đồng thuộc Ban điều hành cần 
được xác lập rõ chức năng, nhiệm vụ và 
các tuyến báo cáo. Bên cạnh những quy 
định liên quan đến áp lực tăng vốn, sự 
thay đổi căn bản về nền tảng quản trị ngân 
hàng, sự thay đổi về mối quan hệ giữa 
Giám đốc điều hành (CEO), Giám đốc tài 
chính (CFO) và Giám đốc quản lý rủi ro 
(CRO) theo hướng tích hợp và gắn kết... 
thì KTNB cũng cần phải có sự thay đổi về 
Hình 2. Mô hình 3 tuyến phòng thủ theo Basel
Nguồn: 
ThS. NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG
Số 208- Tháng 9. 2019- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng 37
chất và lượng theo tinh thần của Thông 
tư 13, theo đó mức độ trưởng thành của 
KTNB sẽ cần phải theo kịp mức độ 
trưởng thành của quản trị ngân hàng nói 
chung và quản trị rủi ro nói riêng. Như 
vậy, quy định về KTNB theo Thông tư 
13 hiện nay đã tiệm cận với thông lệ 
quốc tế, cụ thể: 
Bộ phận KTNB trong ngân hàng vẫn thực 
hiện theo các nguyên tắc độc lập, nguyên 
tắc khách quan và nguyên tắc chuyên 
nghiệp căn cứ theo các quy định về cơ chế 
phối hợp, tiêu chuẩn và chuẩn mực đạo 
đức nghề nghiệp của kiểm toán viên nội 
bộ. 
- Về nguyên tắc độc lập: Một nội dung 
đáng chú ý của Thông tư 13 là quy định 
HTKSNB của ngân hàng phải có 03 
tuyến bảo vệ độc lập- tạo nên được cấu 
trúc cụ thể của HTKSNB so với các quy 
định trước đó. Theo đó, KTNB đảm bảo 
nằm ở tuyến bảo vệ độc lập thứ ba trong 
HTKSNB, thực hiện chức năng KTNB 
như đã được Basel quy định (Hình 2). Cụ 
thể, KTNB phải độc lập về công việc đảm 
nhiệm và mức thù lao nhận được. Như 
vậy, Thông tư 13 đã quy định một cách 
cụ thể, chi tiết hơn về mức độ độc lập của 
KTNB trong ngân hàng và phù hợp với 
thông lệ.
- Về nguyên tắc khách quan: Thông tư 13 
đã cụ thể về tính khách quan của KTNB 
như việc ghi nhận kiểm toán trong báo cáo 
phải được phân tích cẩn trọng và dựa trên 
cơ sở các dữ liệu, thông tin thu thập được; 
hay kiểm toán viên nội bộ phải trung thực, 
có quyền lợi và nghĩa vụ báo cáo các cấp 
có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến 
tính khách quan trong quá trình thực hiện 
KTNB. Đây là một điểm mới của Thông 
tư 13 so với Thông tư 44, tạo thuận lợi cho 
KTNB trong việc thực hiện được nguyên 
tắc khách quan.
- Về nguyên tắc chuyên nghiệp: Thông tư 
44 và Thông tư 13 đều có một yêu cầu cụ 
thể là bộ phận KTNB phải có ít nhất một 
kiểm toán viên nội bộ để thực hiện kiểm 
toán công nghệ thông tin, ứng dụng công 
nghệ. Theo các quy định mới trong Thông 
tư 13 về HTKSNB, KTNB cũng có những 
thay đổi về nội dung nhằm thực hiện chức 
năng là tuyến bảo vệ thứ ba của mình.
Nhiệm vụ của bộ phận KTNB sẽ bao gồm 
việc kiểm tra, đánh giá độc lập về việc 
tuân thủ cơ chế, chính sách, quy định nội 
bộ về HTKSNB của ngân hàng theo quy 
định của Thông tư 13, bao gồm: Giám sát 
quản lý cấp cao, kiểm soát nội bộ, quản 
lý rủi ro và đánh giá nội bộ mức đủ vốn 
nhằm xác định tồn tại, hạn chế và nguyên 
nhân. Mặc dù, kiểm toán tuân thủ vẫn là 
một mục tiêu quan trọng nhưng theo quy 
định mới thì vấn đề quan trọng hơn là đảm 
bảo sự an toàn, tồn tại và phát triển của 
mỗi ngân hàng trong thị trường cạnh tranh 
ngày nay với vai trò là tuyến bảo vệ cuối 
cùng nhằm phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro 
trong hoạt động ngân hàng.
Tóm lại, theo quy định mới tại Thông tư 
13, vai trò của KTNB phải đáp ứng kỳ 
vọng ngày càng tăng của Ban Lãnh đạo 
và Ban kiểm soát ngân hàng nhằm giúp 
ngân hàng đối phó rủi ro và nắm bắt cơ 
hội trong việc tuân thủ các quy định của 
pháp luật cũng như giúp cung cấp đầy đủ 
thông tin hỗ trợ quá trình ra quyết định 
của Ban Lãnh đạo. Vai trò của KTNB cần 
phải thay đổi về chất và lượng, từ việc chỉ 
là “kiểm toán viên” với vai trò đảm bảo 
việc đánh giá độc lập để đưa ra đề xuất, 
kiến nghị, trở thành “cố vấn tin cậy” với 
vai trò tư vấn và tạo lập giá trị, thông qua 
Nâng tầm của kiểm toán nội bộ trong ngân hàng thương mại theo quy định mới
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 208- Tháng 9. 201938
việc nâng cao giá trị của hoạt động KTNB, 
tập trung vào việc đạt được các mục tiêu 
tuân thủ, tính hiệu quả và tính kinh tế đối 
với các hoạt động ngân hàng. Qua đó, các 
ngân hàng có thể đạt chuẩn thông lệ quốc 
tế về KTNB cũng như theo kịp lộ trình 
triển khai Basel II tại Việt Nam. 
Việc triển khai Thông tư 13 không hề đơn 
giản, đòi hỏi các ngân hàng phải có sự 
chuẩn bị kỹ lưỡng để KTNB thực sự đảm 
nhiệm được vai trò tuyến bảo vệ cuối cùng 
nhằm phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro trong 
hoạt động. Trong đó, các ngân hàng cần 
phải cân nhắc những vấn đề liên quan như 
tổ chức bộ máy KTNB để đảm bảo tính 
độc lập, phương pháp áp dụng để đảm bảo 
tính khách quan hay chất lượng nhân sự 
KTNB để đảm bảo tính chuyên nghiệp. Cụ 
thể như sau: 
Thứ nhất, các ngân hàng cần thiết kế 
xây dựng mô hình và đội ngũ vận hành 
KTNB phù hợp. Việc xây dựng mô hình 
kiểm toán nội bộ cần theo nguyên tắc định 
hướng rủi ro (Risk-Based Audit- RBA) - 
được coi là phương pháp kiểm toán hiện 
đại thay thế cho phương pháp kiểm toán 
tuân thủ được áp dụng lâu nay. Phương 
pháp này sẽ được cụ thể hoá xuyên suốt 
từ khâu lập kế hoạch kiểm toán năm, cho 
đến lập kế hoạch cho từng cuộc kiểm toán, 
chương trình kiểm toán... nhằm kịp thời 
nhận diện và đánh giá các rủi ro tiềm tàng 
có khả năng ảnh hưởng đến việc hoàn 
thành các mục tiêu của ngân hàng cũng 
như có thể tập trung và tối ưu hóa nguồn 
lực vào các rủi ro trọng yếu.
Thứ hai, đội ngũ nhân sự KTNB của ngân 
hàng cần được xây dựng, đào tạo bài bản 
và trang bị đầy đủ kiến thức nhằm nâng 
cao trình độ và năng lực để đảm bảo tính 
độc lập, khách quan và chuyên nghiệp 
cũng như đẩy mạnh hiệu quả công việc 
KTNB. Để từ đó bộ phận KTNB có thể 
thực hiện tốt vai trò là tuyến phòng thủ 
cuối cùng trong quản trị rủi ro của ngân 
hàng, đặc biệt với những yêu cầu mới về 
giám sát quản lý cấp cao, kiểm soát nội 
bộ, quản lý rủi ro và đánh giá mức đủ vốn 
theo Thông tư 13. Bên cạnh đó, để đảm 
bảo yêu cầu mới thì bộ phận KTNB phải 
có ít nhất một kiểm toán viên nội bộ để 
thực hiện kiểm toán công nghệ thông tin, 
ứng dụng công nghệ ■
Tài liệu tham khảo
1. Basel Commitee on Banking Supervision (2002), Internal Audit in Banks and supervisor’s relationship with 
auditors: A survey. Bank for International Settlements.
2. Basel Committee on Banking Supervision (2001), Internal audit in banks and the supervisor’s relationship with 
auditors. 
3. Basel Committee on Banking Supervision (2012), The internal audit function in banks. Bank for international 
settelements.
4. IIA (1978), Standards for the Professional Practice of Internal Auditing.
5. IIA (1999), A Vision for the Future: Professional Practices Framework for Internal Auditing, Institute of Internal 
Auditors. Altamonte Springs, Florida. 
6. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2011), Thông tư 44/2011/TT-NHNN Quy định về Hệ thống Kiểm soát nội bộ và 
Kiểm toán nội bộ của TCTD, Chi nhánh NH nước ngoài.
7. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2018), Thông tư 13/2018/TT-NHNN Quy định về Hệ thống Kiểm soát nội bộ của 
Ngân hàng thương mại, Chi nhánh NH nước ngoài.

File đính kèm:

  • pdfnang_tam_cua_kiem_toan_noi_bo_trong_ngan_hang_thuong_mai_the.pdf