Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính

1.1. Bản chất và đặc trưng của kiểm toán tài chính

1.1.1. Bản chất của kiểm toán tài chính

Thuật ngữ tính minh bạch (transparency) ngày nay

được biết đến nhiều hơn và được quan tâm đến nhiều

hơn cả ở khu vực tài chính công và khu vực kinh tế

tư nhân. Nền kinh tế ngày càng phát triển, đòi hỏi về

tính minh bạch của thông tin ngày càng được đề cao.

Kiểm toán nói chung và kiểm toán tài chính nói riêng

đóng vai trò không thể thiếu để tạo được tính minh

bạch của thông tin trong nền kinh tế.

Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng của kiểm toán và chứa đựng các sắc thái

khác nhau của kiểm toán.

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính trang 1

Trang 1

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính trang 2

Trang 2

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính trang 3

Trang 3

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính trang 4

Trang 4

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính trang 5

Trang 5

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính trang 6

Trang 6

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính trang 7

Trang 7

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính trang 8

Trang 8

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính trang 9

Trang 9

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang xuanhieu 19560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính

Bài giảng Kiểm toán - Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính
 vẹn 
Cơ sở dẫn liệu này nhằm đưa ra khẳng định mọi tài sản và nghiệp vụ cần phải 
được khai báo đều đã bao hàm trong bảng khai tài chính. Kiểm toán viên kiểm 
toán trên cơ sở dẫn liệu này nhằm hướng đến khẳng định đơn vị đã không bỏ sót 
bất kỳ khoản mục hay nghiệp vụ nào. 
Ví dụ kiểm toán viên kiểm tra xem mọi hàng mua đang đi đường và hàng gửi bán đã 
được phản ánh đầy đủ trong số dư của hàng tồn kho sẽ liên quan đến cơ sở dẫn liệu này. 
 Cơ sở dẫn liệu về quyền và nghĩa vụ (right and obligation) 
Cơ sở dẫn liệu này nhằm khẳng định đơn vị có 
quyền đối với tài sản và nghĩa vụ đối với nguồn 
vốn. Quyền đối với tài sản được hiểu là quyền 
sở hữu hoặc quyền định đoạt lâu dài, nghĩa vụ 
đối với nguồn vốn được hiểu là nghĩa vụ phải 
thanh toán đối với nợ phải trả và nghĩa vụ bảo 
toàn, sử dụng hợp lý và phát triển đối với nguồn 
vốn chủ sở hữu. 
Khi tiến hành kiểm toán liên quan đến cơ sở dẫn liệu này, kiểm toán viên phải lưu 
ý đến các trường hợp tài sản tồn tại tại doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp không 
có quyền sở hữu (ví dụ như các tài sản doanh nghiệp thuê ngắn hạn) hoặc tài sản 
thuộc sở hữu của doanh nghiệp nhưng được đặt tại các đơn vị khác (ví dụ như 
hàng gửi bán, tài sản cố định cho thuê ngắn hạn). 
Ví dụ về cơ sở dẫn liệu về quyền và nghĩa vụ: “Công ty là chủ sở hữu tất cả các tài sản 
trên báo cáo tài chính và không có bất kỳ tài sản nào đang được cầm cố thế chấp ngoại 
trừ những tài sản được nêu trong phần thuyết minh báo cáo tài chính của công ty”. 
 Cơ sở dẫn liệu về tính giá và đo lường 
Cơ sở dẫn liệu này nhằm khẳng định mọi tài sản, giá phí được phản ánh đúng và 
đầy đủ theo nguyên tắc hoạt động liên tục. Đây là cam kết của nhà quản lý về số 
tiền phản ánh tài sản và nghiệp vụ được tính toán đúng cả về nội dung, phương 
pháp và kỹ thuật tính toán. 
Ví dụ nhà quản lý đưa ra xác nhận tài sản của doanh nghiệp được ghi nhận theo 
giá phí lịch sử (historical cost) hay xác nhận giá trị hàng tồn kho được ghi theo giá 
trị hợp lý (giá thấp hơn giữa giá thực tế và giá trị thực hiện thuần NRV). 
Ví dụ về cơ sở dẫn liệu về tính giá và đo lường: “Chúng tôi không có bất kỳ một 
kế hoạch hay dự tính nào có thể làm sai lạc đáng kể giá trị kế toán đã được phản 
ánh trong báo cáo tài chính. Chúng tôi không có bất kỳ một kế hoạch nào nhằm 
ngừng sản xuất một loại sản phẩm đang được sản xuất, cũng không có một kế 
hoạch hay dự tính nào có thể dẫn đến tình trạng hàng tồn kho ứ đọng hoặc lạc hậu, 
không có bất kỳ một khoản hàng tồn kho nào được hạch toán với giá trị cao hơn 
giá trị thực hiện thuần”. 
 Cơ sở dẫn liệu về phân loại và trình bày 
Cơ sở dẫn liệu này là sự khẳng định về việc phân loại và trình bày các yếu tố của 
bảng khai tài chính phù hợp với quy định hiện hành trong chuẩn mực và chế độ. 
 Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính
ACC509_Bai 1_v1.0011105219 11 
Theo đó, các khoản mục và số dư cũng như các nghiệp vụ được ghi nhận đúng 
theo chủng loại, cơ cấu. Các khai báo liên quan đến các khoản mục, nghiệp vụ 
được phản ánh đầy đủ trong thuyết minh báo cáo tài chính. 
Ví dụ: “Chúng tôi cam kết khoản nợ dài hạn trong bảng cân đối kế toán chủ gồm 
những khoản nợ chưa đến hạn thanh toán trong vòng một năm, các khoản nợ dài 
hạn sẽ phải thanh toán trong năm tới đã được đáo hạn”.` 
Ngoài những cơ sở dẫn liệu trên, kiểm toán cần 
quan tâm đến những cơ sở dẫn liệu khác có liên 
quan như cam kết hay giải trình về mối quan hệ 
của nhà quản lý với kiểm toán viên. Cam kết 
này có thể về một vấn đề cụ thể như tính độc lập 
khách quan của ban giám đốc, của ban kiểm 
toán nội bộ và kiểm toán viên bên ngoài. 
Ngoài ra, cam kết hay giải trình của nhà quản lý có thể liên quan đến cách thức làm 
việc, phối hợp giữa ban quản lý và kiểm toán nội bộ với kiểm toán viên bên ngoài. 
Chẳng hạn: “Chúng tôi đã chuyển cho ông bà xem xét tất cả các sổ sách kế toán, 
các tài liệu, chứng từ liên quan và tất cả các biên bản họp Đại hội cổ đông, họp 
Hội đồng quản trị hoặc họp Ban giám đốc. Chúng tôi khẳng định là đã cung cấp 
toàn bộ các thông tin có liên quan.” 
Các cơ sở dẫn liệu trên là phần quan trọng giúp kiểm toán viên hình thành ý kiến của 
mình về báo cáo tài chính được kiểm toán. Tuy nhiên, đây không phải là nguồn duy 
nhất thu thập bằng chứng kiểm toán mà còn có các loại chứng từ, sổ sách kế toán và 
các bằng chứng khác do kiểm toán viên tự khai thác. 
Trong trường hợp nhà quản lý từ chối cung cấp giải trình theo yêu cầu của kiểm 
toán làm hạn chế phạm vi kiểm toán thì kiểm toán viên có thể đưa ra ý kiến chấp 
nhận từng phần hoặc từ chối cho ý kiến. 
1.3.2. Mục tiêu kiểm toán 
Trách nhiệm của nhà quản lý là công khai thông tin trên các bảng khai tài chính, còn 
trách nhiệm của kiểm toán viên tập trung vào việc xem xét độ tin cậy của các thông tin 
mà nhà quản lý đã công bố. 
Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên hướng đến đánh giá các nhóm cơ sở dẫn liệu 
nhằm chứng thực các cơ sở dẫn liệu này. Việc kiểm chứng theo các nhóm cơ sở dẫn 
liệu này sẽ hình thành các mục tiêu kiểm toán. Theo đó, kiểm toán tài chính sẽ hướng 
tới các mục tiêu kiểm toán. Tuy nhiên, với kiểm toán viên, việc xác minh không chỉ 
dừng ở các mục tiêu chung mà phải cụ thể vào từng phần hành. 
Việc xác định mục tiêu kiểm toán chủ yếu gắn với từng khoản mục và phần hành là 
công việc đỏi hỏi tính xét đoán nghề nghiệp của kiểm toán viên. Xác định đúng mục 
tiêu của khoản mục hay nghiệp vụ sẽ giúp cho kiểm toán viên rút ngắn thời gian kiểm 
toán, tăng cường hiệu quả của cuộc kiểm toán. Mục tiêu kiểm toán sẽ là kim chỉ nam 
cho kiểm toán viên định hướng kỹ thuật kiểm toán cần thực hiện. 
Thông thường, kiểm toán tài chính sử dụng các mục tiêu kiểm toán sau: 
 Mục tiêu hiệu lực 
Là hướng đến xác minh tính có thật của số tiền trên các khoản mục. Mục tiêu này 
có thể hiểu là xác minh sự tồn tại (existence) đối với tài sản hoặc đã xảy ra 
(occurrence) đối với nghiệp vụ. 
 Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính
12 ACC509_Bai 1_v1.0011105219 
o Đối với tài sản, kiểm toán viên phải tìm kiếm bằng chứng nhằm khẳng định số 
tiền ghi trên báo cáo tài chính là tồn tại thực tế. 
Ví dụ nếu kiểm toán viên phát hiện ra đơn vị ghi khống số lượng hàng gủi bán 
có nghĩa là đã vi phạm mục tiêu này. 
o Đối với nghiệp vụ, kiểm toán viên cần xem xét các nghiệp vụ đã ghi chép trong 
sổ sách thực tế đã xảy ra chưa. 
Để hướng tới mục tiêu này kiểm toán viên có thể sử dụng nhiều kỹ thuật khác 
nhau để xác minh. Tuy nhiên, kỹ thuật được sử dụng nhiều nhất là kiểm tra tài liệu 
và đối chiếu. 
Khi hướng đến xác minh mục tiêu này, hướng xác minh tài liệu thường theo hướng 
ngược. Nghĩa là kiểm toán viên cần kiểm tra các nghiệp vụ đã được trình bày trên sổ 
sách nhưng trong thực tế có thể không xảy ra, do đó khi tiến hành kiểm toán viên có 
thể đối chiếu từ sổ sách đến chứng từ. 
 Mục tiêu trọn vẹn 
Nhằm khẳng định mọi nghiệp vụ đã xảy ra đều 
được ghi chép đầy đủ trên sổ kế toán, toàn bộ các 
tài sản đều đã được phản ánh đầy đủ trên báo cáo 
tài chính. Về bản chất, mục tiêu này hướng đến 
xác minh việc bỏ sót hay không phản ánh các tài 
sản, nghiệp vụ đã tồn tại đã xảy ra. 
Mục tiêu này đòi hỏi kiểm toán viên khi sử dụng 
các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán phải hướng theo trình tự xuôi với kế 
toán hoặc quản lý. Nghĩa là kiểm toán viên tìm kiếm các nghiệp vụ, các tài sản đã 
phát sinh và tồn tại trong thực tế nhưng chưa được phản ánh trong sổ kế toán. Khi 
kiểm chứng trên tài liệu kế toán, kiểm toán viên sẽ thực hiện theo hướng đối chiếu 
từ chứng từ đến sổ sách. 
 Mục tiêu quyền và nghĩa vụ 
Hướng đến xác minh quyền sở hữu và quyền định đoạt lâu dài của đơn vị khách thể 
đối với tài sản, nghĩa vụ phải thanh toán của đơn vị đối với các khoản nợ phải trả. 
Mục tiêu này thường gắn liền với mục tiêu hiệu lực vì vậy, trong quá trình triển khai 
chương trình kiểm toán, các công ty kiểm toán có xu hướng ghép mục tiêu này với 
mục tiêu hiệu lực. 
Ví dụ khi xác minh đến tính có thật của khoản mục hàng gửi bán kiểm toán viên sẽ 
hướng đến khẳng định tồn tại một lượng hàng gửi bán tại đại lý đồng thời cũng 
đưa ra khẳng định đơn vị có quyền sở hữu đối với số hàng này. 
 Mục tiêu phân loại và trình bày 
Mục tiêu này hướng tới kiểm tra các tài khoản, nghiệp vụ trên sổ kế toán có được 
phân loại và ghi nhận đúng vào các tài khoản thích hợp hay không. Ví dụ, nếu 
doanh nghiệp ghi nhận một thiết bị có giá trị dưới 10 triệu vào tài khoản tài sản cố 
định thì sẽ vi phạm mục tiêu này. 
 Mục tiêu tính giá và định giá 
Mục tiêu này hướng tới kiểm tra nhằm khẳng định tài sản, vốn được định giá đúng, 
các phương pháp được áp dụng nhất quán. Mục tiêu này có thể được cụ thể hóa khi 
gắn với những khoản mục nhất định. Chẳng hạn, trong kiểm toán khoản mục hàng 
tồn kho, mục tiêu này sẽ được hiểu là đúng với giá trị có thể thực hiện được và các 
phương pháp tính giá nhập, giá xuất của hàng tồn kho được áp dụng nhất quán. 
 Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính
ACC509_Bai 1_v1.0011105219 13 
Ví dụ, nếu kiểm toán viên phát hiện doanh nghiệp thay đổi phương pháp tính giá 
vốn hàng bán trong cùng một niên độ từ FIFO sang LIFO thì có thể khẳng định 
doanh nghiệp đã vi phạm mục tiêu này. 
 Mục tiêu về tính chính xác số học 
Mục tiêu này giúp kiểm toán viên hướng đến đánh giá và khẳng định tính chính 
xác của các phép tính số học, các con số chuyển sổ sang trang đều trùng khớp. 
Tính chính xác này có thể được cụ thể hóa thành các mục tiêu đặc thù cho từng 
khoản mục hay nghiệp vụ. Với số dư, mục tiêu chính xác số học được hiểu là các 
phép tính số học liên quan đến khoản mục, nghiệp vụ đều chính xác (accuracy). 
Tính chính xác còn được hiểu là sự khớp đúng (detail tie – in) của số dư chi tiết 
với số tiền tổng cộng trên sổ tổng hợp, khớp đúng với số tiền trên khoản mục của 
báo cáo tài chính. 
 Mục tiêu về tính đúng kỳ 
Mục tiêu này hướng tới việc khẳng định các tài 
khoản, nghiệp vụ được ghi nhận theo đúng thời 
gian quy định. 
Mục tiêu này có thể được cụ thể hóa thành mục 
tiêu đặc thù là tính cập nhật (timing) đối với các 
nghiệp vụ về tiền, thanh toán và các nghiệp vụ 
khác có liên quan. 
Mục tiêu này cũng có thể được hiểu là các nghiệp vụ ghi chép tại giao điểm của kỳ 
kế toán (đầu niên độ sau, cuối niên độ trước) được ghi nhận đúng (cut-off). Ví dụ, 
nếu kiểm toán viên phát hiện đơn vị đã ghi chép nghiệp vụ bán hàng phát sinh ngày 
3/1/200N+1 vào năm 200N thì đơn vị đã vi phạm mục tiêu này và mục tiêu hiệu lực. 
Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên căn cứ vào đặc điểm của từng khoản mục 
nghiệp vụ để xây dựng hệ thống mục tiêu đặc thù cho mỗi khoản mục nghiệp vụ 
hoặc phần hành cụ thể. Hệ thống mục tiêu này sẽ giúp kiểm toán viên định hướng 
lựa chọn chuẩn mực kiểm toán phù hợp. Bảng dưới đây là ví dụ về xây dựng hệ 
thống mục tiêu kiểm toán cho khoản mục hàng tồn kho. 
Mục tiêu Các mục tiêu kiểm toán liên quan đến số dư khoản mục hàng tồn kho
Tồn tại Số dư khoản mục hàng tồn kho ghi trên bảng cân đối kế toán tồn tại vào ngày lập bảng cân đối kế toán. 
Trọn vẹn 
 Tất cả các khoản mục hàng tồn kho đều được ghi chép đầy đủ. 
 Không bỏ sót các khoản mục hàng tồn kho đang đi đường hoặc hàng tồn 
kho gửi bán. 
Quyền và 
nghĩa vụ 
Trong số dư khoản mục hàng tồn kho không bao gồm những hàng tồn kho 
bị cầm cố. 
Định giá 
 Hàng tồn kho được ghi nhận đúng giá trị và có xem xét tới giá trị thuần có 
thể thực hiện được. 
 Tất cả những điều chỉnh đối với số dư tài khoản hàng tồn kho được ghi chép 
trong mối liên hệ với các nguyên tắc kế toán được chấp nhận rộng rãi (GAAP). 
 Các phương pháp tính giá hàng tồn kho được áp dụng đúng đắn và nhất quán. 
Trình bày 
và công bố Tất cả các nghiệp vụ phát sinh được phân loại đúng đắn. 
 Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính
14 ACC509_Bai 1_v1.0011105219 
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI 
 Kiểm toán tài chính là hoạt động gắn liền với sự hình thành và phát triển của kiểm toán và 
mang những đặc trưng của kiểm toán. 
 Trong bài mở đầu của môn học này, chúng ta xem xét các khái niệm về kiểm toán tài chính 
từ đó hiểu được bản chất của kiểm toán tài chính, các đặc trưng cơ bản của kiểm toán tài 
chính. Trên cơ sở đó, bài học này nghiên cứu đến cách thức tiếp cận đối tượng của kiểm toán 
tài chính từ đó có được hiểu biết sâu hơn về phương pháp kiểm toán áp dụng trong kiểm toán 
tài chính. Ngoài ra, qua bài học này, các bạn sẽ nắm được khái niệm về cơ sở dẫn liệu, hiểu 
được cách xây dựng mục tiêu kiểm toán và mối liên hệ giữa cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm 
toán. Đây là những vấn đề cơ bản nhất và là cơ sở vững chắc giúp các bạn nắm được nội 
dung các bài học sau. 
 Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính
ACC509_Bai 1_v1.0011105219 15 
CÂU HỎI ÔN TẬP 
1. Nêu bản chất và đặc trưng của kiểm toán tài chính. 
2. Trình bày đặc điểm phương pháp tiếp cận trong kiểm toán tài chính. 
3. Nêu các trắc nghiệm áp dụng trong kiểm toán tài chính. 
4. Cơ sở dẫn liệu quản lý là gì? 
5. Nêu mục tiêu của kiểm toán tài chính. 
 Bài 1: Tổng quan về kiểm toán tài chính
16 ACC509_Bai 1_v1.0011105219 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG 
Bài 1.1. Thông tin cho dưới đây được thu thập bởi kiểm toán viên Kim trong cuộc kiểm toán báo 
cáo tài chính của công ty cổ phần vật tư y tế Nam Thanh. 
 Không có khoản phải thu khách hàng nào không được ghi nhận. 
 Những khoản phải thu khách hàng lớn đều được theo dõi chi tiết, đối với khách hàng vãng lai 
Công ty đã lập bảng kê cụ thể. 
 Khoản phải thu khách hàng không thu được đã được cung cấp thông tin và đối chiếu công 
nợ, từ đó Công ty đã lập Bảng phân tích thời hạn thanh toán đối với khoản phải thu và lập dự 
phòng đối với các khoản khó đòi. 
 Những khoản phải thu khách hàng nhưng không thu được đã được xoá bỏ. 
 Cơ sở dẫn liệu quản lý: 
1. Hiện hữu/Tồn tại hoặc xảy ra. 
2. Trọn vẹn. 
3. Đánh giá hoặc phân bổ. 
4. Quyền và nghĩa vụ. 
5. Trình bày và công bố. 
Yêu cầu: Nhận diện các cơ sở dẫn liệu có liên quan đến các nghiệp vụ trên. 
Bài 1.2. Kiểm toán viên Nam đang tiến hành kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty Cổ phần 
PATIT năm tài chính kết thúc ngày 31/12/200N. Anh ta phát hiện một số dữ kiện sau: 
 Kế toán áp dụng sai phương pháp tính giá hàng tồn kho làm giá vốn hàng bán giảm xuống 
200 triệu. 
 Một khách hàng của công ty PATIT có số dư nợ 220 triệu tuyên bố phá sản do không có khả 
năng chi trả các khoản nợ quá hạn. Công ty này đã gặp khó khăn về tài chính do hàng hóa 
của công ty không tiêu thụ được khi có nhiều hàng hóa thay thế xuất hiện trên thị trường 
trong một vài năm gần đây. 
 Kế toán bỏ sót nghiệp vụ nhận hàng ngày 30/12/200N trị giá 120 triệu. Kế toán chỉ ghi nhận 
nghiệp vụ này khi đã nhận hóa đơn. Biết VAT là 10%. 
 Công ty đã ghi nhận nghiệp vụ bán hàng của năm 200N+1 vào năm 200N với giá bán 200 
triệu, giá vốn 150 triệu. Thuế VAT 10%. 
Yêu cầu: 
1. Xác định cơ sở dẫn liệu bị vi phạm qua các sai phạm kể trên. 
2. Các nghiệp vụ kể trên có thể nằm trong phần hành kiểm toán nào nếu phân chia đối tượng 
kiểm toán theo chu trình? 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_kiem_toan_bai_1_tong_quan_ve_kiem_toan_tai_chinh.pdf