Bài giảng Kế toán thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế (Mới)
1.1. Một số vấn đề chung về thuế
1.1.1. Khái niệm, đặc trưng, phân loại thuế
1.1.1.1. Khái niệm
Lịch sử phát triển xã hội loài người đã chứng minh thuế
ra đời là cần thiết khách quan gắn liền với sự ra đời, tồn
tại và phát triển của Nhà nước. Cho đến nay, thuế được
nhìn nhận từ nhiều khía cạnh khác nhau, vì vậy chưa có
một định nghĩa chung nhất về thuế.
Xét trên góc độ của người nộp thuế, thuế được coi là
khoản đóng góp bắt buộc mà mỗi tổ chức, cá nhân phải
có nghĩa vụ đóng góp cho Nhà nước theo luật định để
đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Xét trên góc độ của Nhà nước, thuế là công cụ để Nhà nước tập trung nguồn tài chính
cho mình nhằm đáp ứng nhu cầu cho chi tiêu khi thực hiện các chức năng, nhiệm vụ.
Trên góc độ kinh tế học, thuế được xem xét là một biện pháp đặc biệt, theo đó, Nhà
nước sử dụng quyền lực của mình để chuyển một phần nguồn lực từ khu vực tư sang
khu vực công nhằm thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nước.
Từ các khía cạnh trên, có thể tổng hợp một khái niệm về thuế như sau: thuế là một
khoản đóng góp bắt buộc của Nhà nước đối với các chủ thể trong nền kinh tế nhằm sử
dụng cho việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán thuế - Bài 1: Tổng quan về thuế (Mới)
ế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn: o Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế ; o Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp; o Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán; o Sử dụng hoá đơn, chứng từ bất hợp pháp để hạch toán hàng hoá, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn; o Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn; o Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan trong thời gian sáu mươi ngày, kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan; o Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; o Cấu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hoá nhằm mục đích trốn thuế; v1.0 Bài 1: Tổng quan về Thuế 19 o Sử dụng hàng hoá được miễn thuế không đúng với mục đích quy định mà không khai thuế. • Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với cơ quan quản lý thuế o Cơ quan quản lý thuế thực hiện không đúng theo quy định, gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định của pháp luật. o Trường hợp ấn định thuế, hoàn thuế sai do lỗi của cơ quan quản lý thuế thì cơ quan quản lý thuế phải bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế theo quy định. • Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với công chức quản lý thuế o Công chức quản lý thuế gây phiền hà, khó khăn cho người nộp thuế làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người nộp thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. o Công chức quản lý thuế thiếu tinh thần trách nhiệm hoặc xử lý sai quy định của pháp luật về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại cho người nộp thuế thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. o Công chức quản lý thuế dụng chức vụ, quyền hạn để thông đồng, bao che cho người nộp thuế, tổ chức kinh doanh dịch vụ làm thủ tục về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. o Công chức quản lý thuế lợi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự và phải bồi thường cho Nhà nước toàn bộ số tiền thuế, tiền phạt đã sử dụng trái phép, chiếm dụng, chiếm đoạt theo quy định của pháp luật. • Xử lý vi phạm đối với ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác, người bảo lãnh nộp tiền thuế. o Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác không thực hiện trách nhiệm trích chuyển từ tài khoản của người nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước đối với số tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp luật về thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế (nếu tài khoản đủ số dư) o Người bảo lãnh việc thực hiện nghĩa vụ thuế phải nộp tiền thuế, tiền phạt thay cho người nộp thuế được bảo lãnh trong trường hợp người nộp thuế không nộp thuế vào tài khoản của ngân sách nhà nước hoặc vi phạm pháp luật về thuế. • Xử lý vi phạm pháp luật về thuế đối với tổ chức, cá nhân có liên quan. o Tổ chức, cá nhân có liên quan có hành vi thông đồng, bao che người nộp thuế trốn thuế, gian lận thuế, không thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. o Tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện trách nhiệm của mình theo quy định của Luật này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. v1.0 Bài 1: Tổng quan về Thuế 20 Mức xử phạt các hành vi vi phạm trên được quy định cụ thể trong các văn bản sau: o Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, o Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế; o Nghị định số 13/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 98/2007/NĐ-CP ngày 07/6/2007 của Chính phủ quy định về việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính • Các trường hợp bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế: o Đối tượng nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp Luật Thuế đã quá 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế, nộp tiền phạt vi phạm pháp Luật Thuế theo quy định. o Đối tượng nộp thuế nợ tiền thuế, tiền phạt vi phạm pháp Luật Thuế khi đã hết thời hạn gia hạn nộp tiền thuế. o Đối tượng nộp thuế còn nợ tiền thuế, tiền phạt có hành vi phát tán tài sản, bỏ trốn. • Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế o Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại Kho bạc nhà nước, Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; o Yêu cầu phong toả tài khoản; o Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; o Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quyết định của pháp luật để thu đủ tiền thuế, tiền phạt; o Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ; o Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; o Thu hồi mã số thuế; đình chỉ việc sử dụng hóa đơn; o Thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề. v1.0 Bài 1: Tổng quan về Thuế 21 PHỤ LỤC Phụ lục: Các văn bản pháp quy 1. Thuế giá trị gia tăng • Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; • Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của LuậtThuế giá trị gia tăng. • Thông tư 129/2008/TT-BTC ngày 26 tháng 12 năm 2008 hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 của Chính phủ. 2. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu • Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005; • Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan số 42/2005/QH11 ngày 14/6/2005; • Nghị định số 149/2005/NĐ-CP ngày 8/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; • Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan; • Nghị định số 66/2002/NĐ-CP ngày 1/7/2002 của Chính phủ quy định về định mức hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh và quà biếu, tặng nhập khẩu được miễn thuế; • Nghị định số 40/2007/NĐ-CP ngày 16/3/2007 quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.; • Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/04/2009 hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu. 3. Thuế tiêu thụ đặc biệt • Luật thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008; • Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế tiêu thụ đặc biệt; • Thông tư số 64/2009/TT-BTC ngày 27/03/2009 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 26/2009/NĐ-CP ngày 16/03/2009 của Chính phủ; 4. Thuế thu nhập doanh nghiệp • Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008; • Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 11/12/2008 qui định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp; • Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 124/2007/NĐ-CP ngày 11/12/2008 qui định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp; • Thông tư 203/TT-BTC ngày 20/10/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ. 5. Thuế môn bài • Điều lệ thuế công thương nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 200/NQ-TVQH ngày 18 tháng 01 năm 1996 của ủy ban Thường vụ Quốc hội; • Pháp lệnh ngày 03 tháng 3 năm 1989 của Hội đồng Nhà nước sử đổi, bổ sung một số điều trong các Pháp lệnh, điều lệ về thuế công thương nghiệp và thuế hàng hoá; • Nghị quyết số 473/NQ-HĐNN ngày 10 tháng 9 năm 1991 của Hội đồng Nhà nước về thuế môn bài và thuế sát sinh; v1.0 Bài 1: Tổng quan về Thuế 22 • Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế môn bài; • Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 75/2002/NĐ-CP ngày 30/8/2002 của Chính phủ về việc điều chỉnh mức thuế môn bài; • Thông tư số 113/2002/TT-BTC ngày 16/12/2002 Bộ Tài Chính hướng dẫn bổ sung Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài Chính về việc điều chỉnh mức thuế môn bài; • Thông tư số 42/2003/TT-BTC ngày 07/5/2003 Bộ Tài Chính hướng dẫn bổ sung, sửa đổi Thông tư số 96/2002/TT-BTC ngày 24/10/2002 của Bộ Tài Chính về việc điều chỉnh mức thuế môn bài; 6. Thuế sử dụng đất nông nghiệp • Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp được Quốc hội khóa IX thông qua ngày 10/7/1993; • Nghị định số 74-CP ngày 24 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp; • Thông tư số 89 TT/TCT ngày 09/11/1993 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 74-CP ngày 24 tháng 10 năm 1993 của Chính phủ; • Nghị định 129-CP ngày 03/11/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; • Thông tư số 122 Hướng dẫn việc miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2003 đến năm 2010 theo Nghị định số 129/2003/NĐ-CP ngày 3/11/2003 của Chính phủ; • Thuế tài nguyên • Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội số 05/1998/PL-UBTVQH10 ngày 16/4/1998 về thuế tài nguyên (sửa đổi); • Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/9/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi); • Nghị định số 147/2006/NĐ-CP ngày 01/12/2006 của Chính Phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 68/1998/NĐ-CP • Thông tư số 42/2007/TT-BTC ngày 27/04/2007 của Bộ Tài Chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 68/1998/NĐ-CP ngày 03/9/1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế tài nguyên (sửa đổi) và Nghị định số 147/2006/NĐ-CP. 7. Thuế thu nhập cá nhân • Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 qui định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân; • Thông tư số 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và hướng dẫn thi hành Nghị định số 100/2008/NĐ-CP ngày 08/09/2008 qui định chi tiết một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân; 8. Thuế nhà, đất • Pháp lệnh thuế nhà đất ngày 31/7/1992; • Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều Pháp lệnh thuế nhà đất ngày 19/5/1994; • Nghị định số 94/CP ngày 25/8/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh về thuế nhà, đất và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh về thuế nhà, đất; • Thông tư số 83 TC/TCT ngày 07/10/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 94/CP ngày 25/8/1994 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thuế nhà, đất; v1.0 Bài 1: Tổng quan về Thuế 23 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Trong bài học này chúng ta đã nghiên cứu 3 nhóm vấn đề chủ yếu. Thứ nhất là khái niệm, các đặc trưng và phân loại thuế. Thứ hai là các yếu tố cấu thành một sắc thuế và hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam. Thứ ba là các nội dung cơ bản của Luật Quản lý thuế. Chúng ta đã xem xét khái niệm thuế trên các góc độ khác nhau và tìm hiểu 4 đặc trưng của thuế đồng thời nghiên cứu hai cách phân loại thuế theo nguồn thu nhập và theo phương thức đánh thuế. Trong phần này chúng ta cần nắm chắc các đặc trưng của thuế gián thu và thuế trực thu. Các yếu tố cấu thành một sắc thuế được đề cập đến bao gồm tên gọi, đối tượng chịu thuế, đối tượng nộp thuế, cơ sở tính thuế, mức thuế, khởi điểm tính thuế, miễn giảm thuế.... Khi nghiên cứu bất kỳ sắc thuế nào chúng ta cũng đều phải quan tâm đến các yếu tố này trong đó cần đặc biệt quan tâm đến đối tượng chịu thuế, cơ sở tính thuế và các quy định về miễn giảm, hoàn thuế. Luật quản lý thuế là công cụ pháp lý nhằm điều chỉnh hành vi của cơ quan thu thuế và người nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thu nộp thuế cho Ngân sách nhà nước. Do vậy các chủ thể nộp thuế cần nghiên cứu các quy định trong Luật này nhằm đảm bảo các lợi ích hợp pháp cũng như trách nhiệm mà mình phải thực hiện trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế. v1.0 Bài 1: Tổng quan về Thuế 24 CÂU HỎI THƯỜNG GẶP 1. Tại sao Nhà nước cần thu thuế. Xét ở khía cạnh doanh nghiệp thuế được hiểu là gì? 2. Tại sao nói thuế không có tính hoàn trả trực tiếp? 3. Thế nào là thuế gián thu và thuế trực thu, sự khác biệt giữa các loại thuế này là gì? 4. Thế nào là thuế tiêu dùng, thuế thu nhập và thuế tài sản và thuế chuyển nhượng tài sản? Hãy phân chia các sắc thuế trong hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam vào từng nhóm thuế trên. 5. Hãy kể tên các yếu tố cơ bản của một sắc thuế. Thế nào là đối tượng chịu thuế, chủ thể chịu thuế, cơ sở tính thuế và thuế suất? 6. Hãy cho biết quyền và nghĩa vụ của chủ thể nộp thuế. 7. Cho biết thủ tục và thời hạn đăng ký, kê khai, nộp thuế đối với chủ thể là các doanh nghiệp. 8. Khi nào doanh nghiệp có thể bị ấn định thuế? Cơ sở để ấn định thuế? 9. Doanh nghiệp có thể bị xử phạt trong những trường hợp nào và các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt hành chính thuế? 10. Khi nào cơ quan thuế tiến hành kiểm tra thuế tại cơ quan thuế, tại trụ sở của chủ thể nộp thuế, thanh tra thuế? CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Thuế là gì? Hãy phân tích các đặc trưng của thuế. 2. Nêu các cách phân loại thuế. Phân biệt thuế trực thu và thuế gián thu. 3. Nêu các quy định về đăng ký thuế. 4. Nêu các quy định về khai thuế. 5. Hãy trình bày quyền và nghĩa vụ của chủ thể nộp thuế. 6. Việc ấn định thuế được áp dụng trong trường hợp nào? Căn cứ để cơ quan thuế ấn định thuế? 7. Hãy cho biết các hành vi vi phạm hành chính thuế và hình thức xử lý. 8. Khi nào cơ quan thuế sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế? Trình tự các biện pháp cưỡng chế được áp dụng. v1.0
File đính kèm:
- bai_giang_ke_toan_thue_bai_1_tong_quan_ve_thue_moi.pdf