Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp (Phần 1) - Hoàng Thị Nguyên

I vai trò, nhiệm vụ kế toán tài chính trong doanh nghiệp

1. Khái niệm về hạch toán kế toán:

Các nhà kinh tế học đã đa ra nhiều định nghĩa về hạch toán kế toán, mỗi

một định nghĩa về hạch toán kế toán đợc viết dới nhiều khía cạnh khác nhau.

Theo điều lệ tổ chức kế toán nhà nớc ban hành theo nghị định số

25/HĐBT ngày 18 tháng 3 năm 1989: “Kế toán là công việc tính toán, ghi chép

bằng các con số dới hình thức giá trị hiện vật và thời gian lao động, chủ yếu

dới hình thức giá trị để phản ánh kiểm tra tình hình vận động của các loại tài

sản, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh sử dụng vốn và kinh phí

của Nhà nớc cũng nh của từng tổ chức, Xí nghiệp.”

Từ định nghĩa trên có thể hiểu cách hạch toán kế toán trên theo các khía

cạnh khác nhau.

+ Xét trên khía cạnh khoa học thì kế toán đợc xác định là khoa học về

thông tin thực hiện việc phản ánh và kiểm tra các hoạt động kinh tế tài chính

thông qua việc sử dụng một hệ thống các phơng pháp riêng biệt gồm phơng

pháp chứng từ kế toán, phơng pháp tài khoản kế toán , phơng pháp tính giá và

phơng pháp tổng hợp cân đối kế toán.

+ Xét trên khía cạnh nghề nghiệp thì kế toán đợc xác định là công việc

tính toán và ghi chép bằng các con số, mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh

tại tổ chức nhất định để cung cấp thông tin đầy đủ kịp thời, trung thực và hợp lý

về tài sản và sự vận động của tài sản, tình hình và kết quả hoạt động kinh tế của

đơn vị cho những ngời ra quyết định.

2. Vị trị, vai trò kế toán tài chính trong công tác quản lý kinh tế

Kế toán là công cụ dụng cụ quản lý kinh tế, gắn liền với hoạt động quả lý

và xuất hiện cùng với sự hình thành đời sống kinh tế xã hội loài ngời.

Cùng với sự phát triển của xã hội loài ngời và sự tiến bộ của khoa học kĩ

thuật, kế toán – một môn khoa học cũng đã có sự thay đổi, phát triển không

ngừng về nội dung, phơng pháp để đáp ứng đợc yêu cầu quản lý ngày cang

cao của nền sản xuất xã hội.

Trong các tài liệu, sách kinh tế có thể gặp những định nghĩa, nhận thức về

kế toán ở những phạm vi, góc độ khác nhau.

Giáo s, tiến sĩ Robet Anthony – một nhà nghiên cứu lý luận kinh tế nổi

tiếng của trờng Đại Học Harward của Mỹ cho rằng “kế toán là ngôn ngữ kinh

doanh” .

Giáo s tiến sĩ Green Allen Gohlke của viện đại học Wýcónin lại định

nghĩa lại định nghĩa:“ Kế toán là một môn khoa học liên qua đến việc ghi nhận,

phân loại, tóm tắt và giảI thích các nghiệm vụ tài chính của một tổ chức, giúp

cho Ban Giám đốc có thể căn cứ vào đó đề ra các quyết định kinh tế”.

Trong cuốn sách “ Nguyên lý kế toán Mỹ”, Ronnanld.J.Thacker nêu quan

điểm của mình về kế toán xuất phát từ việc cung cấp thông tin cho công tác quản

lý. Ronnanld.J.Thacker thì “Kế toán là một phơng pháp cung cấp thông tin cần

thiết cho quản lý có hiệu quả và để đánh giá hoạt động của mọi tổ chức”.

 

Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp (Phần 1) - Hoàng Thị Nguyên trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp (Phần 1) - Hoàng Thị Nguyên trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp (Phần 1) - Hoàng Thị Nguyên trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp (Phần 1) - Hoàng Thị Nguyên trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp (Phần 1) - Hoàng Thị Nguyên trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp (Phần 1) - Hoàng Thị Nguyên trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp (Phần 1) - Hoàng Thị Nguyên trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp (Phần 1) - Hoàng Thị Nguyên trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp (Phần 1) - Hoàng Thị Nguyên trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp (Phần 1) - Hoàng Thị Nguyên trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 131 trang xuanhieu 18720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp (Phần 1) - Hoàng Thị Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp (Phần 1) - Hoàng Thị Nguyên

Bài giảng Kế toán tài chính doanh nghiệp (Phần 1) - Hoàng Thị Nguyên
thành, bảo đảm đúng tiêu chuẩn, kỹ thuật, chất lượng đã quy định và
đơn giá tiền lương tính cho một đơn vị sản phẩm, công việc lao vụ đó.
Tiền lương tính theo sản phẩm trực tiếp (không hạn chế)
Tiền lương lĩnh trong tháng = số lượng sản phẩm hoàn thành x đơn giá
tiền lương.
Theo cách tính này tiền lương được lãnh căn cứ vào số lượng sản phẩm
hoặc khối lượng công việc hoàn thành và đơn giá tiền lương, không hạn chế
khối lượng sản phẩm, công việc là hụt hay vượt mức quy định.
- Tiền lương tính theo sản phẩm có thưởng là tiền lương tính theo sản
phẩm trực tiếp hay gián tiếp kết hợp với chế độ khen thưởng do doanh nghiệp
quy định như thưởng chất lượng sản phẩm, tăng tỷ lệ sản phẩm chất
lượng cao, thưởng tăng năng suất lao động, tiết kiệm nguyên vật liệu
-Tiền lương khoán theo khối lượng công việc hay từng công việc tính
cho từng người lao động hay một tập thể người lao động nhận khoán.
Tiền lương khoán được áp dụng đối với những khối lượng công việc hoặc
từng công việc cần phải được hoàn thành trong một thời gian nhất định.
- Chia lương theo cấp bậc tiền lương và thời gian lao động thực tế của từng
người lao động trong tập thể đó. Các bước tiến hành như sau:
Tiền lương chia cho từng người:
Tiền lương lĩnh trong tháng = tiền lương cấp bậc x thời gian làm việc của
từng người x hệ số chia lương.
+ Xác định tiền lương được lĩnh của từng người là số tổng cộng phần
lương tính theo cấp bậc công việc và thời gian làm việc với phần lương được
lĩnh do tăng năng suất lao động.
- Chia lương theo bình công chấm điểm hàng ngày cho từng người lao
động trong tập thể đó.
Tùy thuộc vào tính chất công việc được phân công cho từng người lao
động trong tập thể lao động có phù hợp giữa cấp bậc kỹ thuật công nhân với
cấp bậc công việc được giao; lao động giản đơn hay lao động có yêu cầu kỹ
thuật cao  để lựa chọn phương án chia lương cho thích hợp nhằm động
viên, khuyến khích và tạo điều kiện cho người lao động phát huy hết năng lực
lao động của mình.
Hình thức tiền lương tính theo sản phẩm là hình thức có nhiều ưu điểm,
đảm bảo nguyên tắc phân phối theo lao động làm cho người lao động quan tâm
đến số lượng và chất lượng lao động của mình. Tiền lương tính theo sản phẩm
phát huy đầy đủ vai trò đòn bẩy kinh tế, kích thích sản xuất phát triển, thúc đẩy
tăng năng suất lao động, tăng sản phẩm cho xã hội.
1.3. Quỹ tiền lương
Quĩ lương là toàn bộ số tiền lương tính theo số công nhân viên của
doanh nghiệp trực tiếp quản lý và chi trả lương, bao gồm:
- Tiền lương tính theo thời gian
- Tiền lương tính theo sản phẩm
- Tiền lương tính theo công nhật, theo lương khoán
- Tiền lương tính trả cho người lao động chế tạo ra sản phẩm hỏng trong
124
phạm vi chế độ qui định
- Tiền lương tính trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do
nguyên nhân khách quan
- Tiền lương tính trả cho người lao động trong thời gian điều động công tác,
đi làm nghĩa vụ trong phạm vi qui định
- Tiền lương tính trả cho người lao động khi đã nghỉ phép, đi học theo chế độ.
- Tiền trả nhuận bút, giảng bài
- Tiền thưởng có tính chất thường xuyên
- Phụ cấp làm đêm, thêm giờ, thêm ca
- Phụ cấp dạy nghề
- Phụ cấp công tác lưu động
- Phụ cấp khu vực, thâm niên ngành nghề
- Phụ cấp trách nhiệm
- Phụ cấp cho những người làm công tác khoa học kỹ thuật
- Phụ cấp học nghề, tập sự
- Trợ cấp thôi việc
- Tiền ăn giữa ca của người lao động
- Ngoài ra, trong quĩ lương còn gồm cả khoản tiền chi trợ cấp BHXH cho
người lao động khi ốm đau, thai sản, tai nạn lao động
Quỹ tiền lương trong DN cần quản lý và kiểm tra một cách chặt chẽ
đảm bảo việc sử dụng quỹ tiền lương một cách hợp lý và có hiệu quả. Quỹ
tiền lương thực tế phải được thường xuyên đối chiếu với quỹ lương kế hoạch
trong mối quan hệ với việc thực hiện kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp
trong kỳ đó nhằm phát hiện kịp thời các khoản tiền lương không hợp lý, kịp
thời đề ra những biện pháp nhằm nâng cao năng suất lao động, đảm
bảo thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, thực hiện nguyên tắc
mức tăng năng suất lao động bình quân nhanh hơn mức tăng tiền lương bình
quân góp phần hạ thấp chi phí trong sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng
tích lũy xã hội
Tiền lương chính và lương phụ
- Tiền lương chính là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ
thực hiện nhiệm vụ của họ, bao gồm tiền lương theo cấp bậc và các khoản phụ
cấp kèm theo như trách nhiệm, khu vực, thâm niên.. .
- Tiền lương phụ là tiền lương trả cho nguời lao động trong thời gian họ
thực hiện nhiệm vụ khác ngoài nhiệm vụ chính của họ và thời gian công nhân
nghỉ theo chế độ như đi nghỉ phép, nghỉ do ngừng sản xuất, đi học.. . Khi phân
bổ tiền lương phụ vào chi phí sản xuất sản phẩm thường được tính tỷ lệ theo tiền
lương chính trực tiếp sản xuất, chế biến ra sản phẩm.
Việc phân chia tiền lương chính, tiền lương phụ có ý nghĩa quan trọng
trong công tác kế toán tiền lương và phân tích khoản mục chi phí tiền lương
và giá thành sản phẩm. Trong công tác kế toán, tiền lương chính của công
nhân sản xuất thường được hạch toán trực tiếp vào chi phí sản xuất cho từng
loại sản phẩm vì tiền lương chính của công nhân sản xuất có quan hệ trực tiếp
với khối lượng sản phẩm sản xuất ra, có quan hệ với năng suất lao động.
Tiền lương phụ của công nhân trực tiếp sản xuất không gắn bó với việc chế
tạo sản phẩm cũng như không quan hệ đến năng suất lao động cho nên tiền lương
phụ được phân bổ một cách gián tiếp vào chi phí sản xuất các loại sản phẩm.
125
2.Quỹ BHXH
Quỹ BHXH được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ qui định trên tiền
lương phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng
doanh nghiệp trích lậ quỹ BHXH theo tỷ lệ 20% trên tổng số tiền lương cơ bản
hải trả CNV, trong đó 15% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối
tượng sử dụng lao động, 5% trừ vào lương của người lao động.
Trong trường hợp người lao động tạm thời hay vĩnh viễn mất sức lao
động như khi bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, hưu trí mất sức
hay tử tuất sẽ được hưởng khoản trợ cấp BHXH nhằm giảm bớt khó khăn
trong cuộc sống
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHXH được nộp lên cơ quan quản lý
quỹ BHXH để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động.
Tại doanh nghiệp, hàng tháng doanh nghiệp trực tiếp chi trả BHXH cho CNV bị
ốm đau, thai sảntrên cơ sở các chứng từ hợp lý, hợp lệ. Cuối tháng (quý)
doanh nghiệp phải thanh quyết toán với cơ quan quản lý quỹ BHXH
3. Quỹ BHYT
Quỹ BHYT được hình thành do việc trích lập theo tỷ lệ qui định trên tiền lương
phải trả công nhân viên trong kỳ. Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh
nghiệp trích lậ quỹ BHYT theo tỷ lệ 3% trên tổng số tiền lương cơ bản hải trả
CNV, trong đó 2% tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử
dụng lao động, 1% trừ vào lương của người lao động
Nhằm xã hội hóa việc khám chữa bệnh, người lao động còn được
hưởng chế độ khám chữa bệnh không mất tiền bao gồm các khoản chi về viện
phí, thuốc men khi bị ốm đau. Điều kiện để người lao động được khám chữa
bệnh không mất tiền là họ phải có thẻ bảo hiểm y tế. Thẻ bảo hiểm y tế được
mua từ tiền trích Bảo hiểm y tế (BHYT).
Theo chế độ hiện hành, toàn bộ số trích BHYT được nộp lên cơ quan quản
lý quỹ BHYt để quản lý và trợ cấp cho người lao động thông qua mạng lưới y tế.
4. Quỹ KPCĐ
Ngoài ra để phục vụ cho hoạt động của tổ chức Công đoàn , chăm lo
bảo vệ quyền loqị của người lao động doanh nghiệp phải trích lập quỹ kinh phí
công đoàn. Quỹ kinh phí công đoàn được hình thành bằng cách trích theo tỷ lệ
quy định trên tiền lương thực tế phải trả CNV và được tính hết 2%vào chi phí sản
xuất kinh doanh trong kỳ
Toàn bộ số KPCĐ trích được một phần nộp lên cơ quan công đoàn cấp trên,
một phần để lại doanh nghiệp để chi tiêu cho hoạt động công đoàn tại doanh
nghiệp
III. Kế toán tiền lương, các khoản trích theo lương, trích trước tiền
lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
1.Kế toán tiền lương
1.1Kế toán chi tiết tiền lương
a Theo dõi số lượng lao động
- Số theo dõi danh sách lao động theo từng bộ phận, đơn vị công tác của
toàn doanh nghiệp do phòng tổ chức nhân sự quản lý
- Số theo dõi danh sách lao động theo từng bộ phận, đơn vị công tác của
doanh nghiệp do kế toán quản lý
126
- Cơ sở để ghi vào sổ danh sách lao động là các chứng từ tuyển dụng, các
quyết định thuyên chuyển công tác, cho thôi việc, hưu trí
b Theo dõi thời gian lao động
- Bảng chấm công do các bộ phận công tác lập, xác nhận gửi kèm theo các
chứng từ liên quan gửi đến phòng kế toán
- Phiếu nghỉ hưởng BHXH
- Phiếu báo làm thêm ca, làm đêm, độc hại
- Biên bản điều tra tai nạn lao động
c Kết quả lao động
Kết quả lao động được hạch toán dựa vào những chứng từ sau:
- Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành
- Hợp đồng giao khoán
d Tính lương
Việc tính lương, trợ cấp BHXH và các khoản khác phải trả cho người lao
động được thực hiện tại phòng kế toán của doanh nghiệp. Hàng tháng căn cứ vào
các tài liệu hạch toán về thời gian, kết quả lao động và chính sách xã hội về lao
động, tiền lương, BHXH do Nhà nước ban hành, kế toán tính tiền lương, trợ cấp
BHXH và các khoản khác phải trả người lao động.
-Căn cứ vào các chứng từ như: Bảng chấm công, Phiếu xác nhận sản phẩm
hoặc công việc hoàn thành, Hợp đồng giao kháon kế toán tính tiền lương thời
gian, lương sản phẩm, tiền ăn ca cho người lao động.
Tiền lương được tính riêng cho từng người và tổng hợp theo từng bộ phận sử
dụng lao đông và phản ánh vào “ Bảng thanh toán tiền lương” lập cho bộ phận đó.
-Căn cứ vào các chứng từ: Phiếu nghỉ hưởng BHXH, Biên bản điều tra tai
nạn lao động kế toán tính trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên và phản ánh
vào bảng thanh toán BHXH
-Đối với các khoản tiền thưởng của CNV, kế toán tính toán và lập Bảng
thanh toán tiền thưởng.
Căn cứ vào “ Bảng thanh toán tiền lương” của từng bộ phận để chi trả,
thanh toán tiền lương cho CNV, đồng thời tổng hợp tiền lương phải trả trong kỳ
theo từng đối tượng sử dụng lao động, tính toán trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo
tỷ lệ quy định. Kết quả tổng hợp, tính toán được phản ánh trong Bảng phân bổ
tiền lương và BHXH
 Đơn vị...
Bộ phận..
BảNG THANH TOáN TIềN LƯƠNG
Tháng .. năm .
Lương sản
phẩm
Lương thời
gian và nghỉ
việc, ngừng
việc hưởng
100%
Nghỉ việc,
ngừng việc
hưởng ..%
Nghỉ việc,
ngừng việc
hưởng ..%
Phụ cấp
thuộc quĩ
lươngSố
T.T
Họ
và
Tên
Bậc
lương
Số sản
phẩm
Số
tiền
Số
công
Số
tiền
Số
công
Số
tiền
Số
công
Số
tiền
Số
công
Số
tiền
A B C 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
127
Tạm ứng
kỳ 1
Các khoản phải
khấu trừ
Kỳ 2 được lĩnhPhụ
cấp
khác
Tổng
số
Thuế thu
nhập phải
nộp Số
tiền
Ký
nhận
... ... Cộng Số tiền Ký nhận
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
Kế toán thanh toán Kế toán trưởng
e) Thanh toán lương
Việc trả lương cho CNV trong doanh nghiệp hiện nay thường được tiến hành
theo 2 kỳ trong tháng.
Kỳ 1: Tạm ứng lương cho CNV đối với những người có tham gia lao động trong
tháng.
Kỳ 2: Sau khi tính lương và các khoản phải trả cho CNV trong tháng doanh
nghiệp thanh toán nốt số tiền còn được lĩnh trong tháng đó cho CNV sau khi đã
trừ đi các khoản khấu trừ
1.2.Kế toán tổng hợp tiền lương
Tài khoản sử dụng
TK 334- PHảI TRả NGƯờI LAO ĐộNG
Bên Nợ Bên Có
- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền
thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản
khác đẫ trả cho công nhân viên
- Các khoản đã khấu trừ vào lương,
tiền công của công nhân viên
- Các khoản tiền lương, tiền công,
tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các
khoản khác phải trả cho công nhân
viên
Số dư Bên Có: Các khoản tiền
lương, tiền công, thiền thưởng, bảo
hiểm xã hội và các khoản khác còn
phải trả cho công nhân viên
Phương pháp kế toán tổng hợp tiền lương
- Hàng tháng căn cứ vào bảng tổng hợp lương và các chứng từ hạch toán lao
động, kế toán ghi:
Nợ TK 622
Nợ TK 623
Nợ TK 641
Nợ TK 642
Nợ TK 241..
Có TK 334
- Khi tính tiền thưởng trả cho cán bộ công nhân viên:
Nợ TK 431
Có TK 334
128
- Khi tính BHXH phải trả thay lương cho CNV, ghi:
Nợ TK 338 (3383)
Có TK 334
- Khi các khoản khấu trừ vào lương và thu nhập của CNV, ghi:
Nợ TK 334
Có TK 141
Có TK 338 (3382,3,4)
Có TK 138
- Khi ứng trước hoặc thực thanh toán tiền lương, tiền công, tiền thưởng, các
khoản theo lương, ghi:
Nợ TK 334
Có TK 111
- Khi tính thuế thu nhập của CNV phải nộp Nhà nước, ghi:
Nợ TK 334
Có TK 333 (3335)
2. Kế toán các khoản trích theo lương
Tài khoản sử dụng
TK 338- Phải trả phải nộp khỏc
TK3382- Kinh phí công đoàn
TK3383- Bảo hiểm xã hội
TK3384- Bảo hiểm y tế
Bên Nợ Bên Có
- Số BHXH, BHYT đã
nộp cho cơ quan quản
lý
- Số BHXH phải trả
cho công nhân viên
- Kinh phí công đoàn
chi tại đơn vị
-Trích BHXH, BHYT và kinh phí công đoàn tính vào
chi sản xuất, kinh doanh của đơn vị
- Số BHXH, BHYT mà công chức, viên chức phải nộp
được trừ vào lương hàng tháng
- Số tiền BHXH dược cơ quan BHXH cấp để chi trả
cho các đối tượng hưởng chế độ B. hiểm của đơn vị
Số dư Bên Có:
BHXH, BHYT và KPCĐ đã trích chưa nộp đủ cho cơ
quan quản lý hoặc số quỹ để lại cho đơn vị chưa chi
hết
Phương pháp kế toán
- Căn cứ vào tiền lương phải trả cho CNV tính vào chi phí sản xuất kinh
doanh ở các bộ phận, đơn vị và tỷ lệ trích KPCĐ, BHXH, BHYT theo qui định,
kế toán ghi:
Nợ TK 622
Nợ TK 632
Nợ TK 641
Nợ TK 642
Nợ TK 241..
Có TK 338
- Căn cứ vào tiền lương trả cho CNV ở các bộ phận, đơn vị và tỷ lệ trích
BHXH, BHYT theo qui định, tính trừ vào lương của CNV, kế toán ghi
Nợ TK 334
129
Có TK 338
- Khi tính BHXH phải trả thay lương cho CNV, ghi:
Nợ TK 338 (3383)
Có TK 334
- Khi nộp BHXH , BHYT, KPCĐ cho các cơ quan quản lý, hoặc được chi
tại doanh nghiệp, kế toán ghi:
Nợ TK 338 (3383)
Có TK 111
Có TK 112
- Khi được cấp bù về các khoản KPCĐ, BHXH, kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112
Có TK 338
3.Kế toán trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất
- Đối với công nhân viên nghỉ phép hàng năm, theo chế độ quy định thì
công nhân trong thời gian nghỉ phép đó vẫn được hưởng lương đầy đủ như
thời gian đi làm việc.
-Tiền lương nghỉ phép phải được tính vào chi phí sản xuất một cách
hợp lý vì nó ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
-Nếu doanh nghiệp không bố trí được cho công nhân nghỉ phép
đều đặn trong năm (có tháng công nhân tập trung nghỉ nhiều, có tháng nghỉ ít
hoặc không nghỉ), thì để đảm bảo cho giá thành không bị đột biến, tiền lương
nghỉ phép của công nhân được tính vào chi phí sản xuất thông qua phương
pháp trích trước theo kế hoạch.
-Khi trích trước tiền lương nghỉ phép, kế toán ghi:
Nợ TK 622
Có TK 335
-Thực tế khi trả lương nghỉ phép:
Nợ TK 335
Có TK 334
130
tài liệu tham khảo
1. Kế toán doanh nghiệp - Bộ tài chính
2. Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán - Dành cho hệ trung học (Bộ tài chính)
3. Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán - Đại học kinh tế quốc dân
4. Giáo trình kế toán quản trị - Trường đại học kinh tế quốc dân.
5. Hệ thống tài khoản kế toán - Bộ tài chính
6. Chuẩn mực kế toán Việt Nam và hướng dẫn thực hiện - Bộ tài chính
7. Hệ thống kế toán doanh nghiệp - Bộ tài chính.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_tai_chinh_doanh_nghiep_phan_1_hoang_thi_ng.pdf