Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Bài 10: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giới thiệu Mục tiêu
Tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm có
thế nói là khâu quan trọng nhất trong hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc
tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
quyết định giá bán của một sản phẩm ra ngoài
thị trường và lợi nhuận thu được từ sản phẩm
đó sẽ như thế nào. Vì vậy, doanh nghiệp cần
lựa chọn cho mình phương thức tập hợp chi phí
và phương pháp tính giá thành phù hợp với đặc
điểm sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp để
có thể ghi chép và phản ánh chính xác nhất chi
phí sản xuất và giá thành sản phẩm thực tế của
doanh nghiệp.
Hiểu rõ thế nào là chi phí, thế nào là
giá thành, có bao nhiêu loại chi phí
cũng như có bao nhiêu loại giá thành.
Nắm được mối quan hệ giữa chi phí
sản xuất và giá thành sản phẩm.
Nắm vững các phương pháp tập hợp
chi phí và tính giá thành sản xuất. Mối
quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá
thành sản xuất.
Nắm vững các loại chứng từ, tài khoản
sử dụng và trình tự ghi sổ kế toán chủ
yếu liên quan đến chi phí sản xuất và
giá thành sản phẩm.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán tài chính 2 - Bài 10: Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
liệu xuất dùng rất khó phân biệt được là xuất cho mục đích sản xuất, quản lý hay cho tiêu thụ sản phẩm. Vì vậy, để phục vụ cho việc tính toán giá thành sản phẩm, kế toán cần theo dõi chi tiết các chi phí phát sinh có liên quan đến từng đối tượng (phân xưởng, bộ phận sản xuất, sản phẩm,) hoặc dựa vào mục đích sử dụng hay tỷ lệ định mức để phân bổ vật liệu xuất dùng cho từng mục đích. Tài khoản kế toán: Để phản ánh các chi phí vật liệu xuất dùng cho sản xuất sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp”. Các chi phí được phản ánh trên tài khoản 621 không ghi theo từng chứng từ xuất dùng nguyên vật liệu mà được ghi một lần vào cuối kỳ hạch toán, sau khi tiến hành kiểm kê và xác định giá trị nguyên vật liệu tồn kho và đang đi đường. Kết cấu và nội dung của tài khoản 621 như sau: Tài khoản 621 Giá trị vật liệu đã xuất dùng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ. Kết chuyển chi phí vật liệu và giá thành sản phẩm, dịch vụ. Bài 10 – Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 38 Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu: Kế toán các nghiệp vụ liên quan tới việc xác định trị giá vật liệu xuất dùng đã được trình bày ở bài 5 – Kế toán hàng tồn kho (Phần kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ theo phương pháp kiểm kê định kỳ). (1) Cuối kỳ, kế toán tiến hành xác định giá trị vật liệu sử dụng trực tiếp để sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ trong kỳ, ghi: Nợ TK 621 (chi tiết đối tượng): Tập hợp chi phí NVL trực tiếp Có TK 611 (6111): Giá trị vật liệu xuất dùng. (2) Kết chuyển chi phí nguyên, vật liệu vào giá thành sản phẩm , dịch vụ (chi tiết từng đối tượng) Nợ TK 631: Tổng hợp chi phí sản xuất Có TK 621: Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. TK621TK 331, 111, 112, 311, 411 TK 631 Giá trị vật liệu TK 611 (2) Kết chuyển tăng trong kỳ (1) Giá trị nguyên vật liệu dùng chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp TK 151, 152 Giá trị nguyên vật liệu chưa dùng cuối kỳ Kết chuyển giá trị vật liệu chua dùng đầu kỳ Sơ đồ 10.11: Kế toán chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp theo phương pháp kiểm kê định kỳ 10.2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp Đối với chi phí nhân công trực tiếp, tài khoản sử dụng và cách tập hợp chi phí giống như phương pháp kê khai thường xuyên. Cuối kỳ, để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ, kế toán tiến hành kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp vào TK 631 theo từng đối tượng. Nợ TK 631: Tổng hợp chi phí sản xuất Có TK 622: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp. 10.2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung Toàn bộ chi phí sản xuất chung được tập hợp vào tài khoản 627, chi tiết theo các tiểu khoản tương ứng và tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. Sau đó sẽ được kết chuyển sang tài khoản 631 chi tiết theo từng đối tượng tính giá thành. Nợ TK 631: Tổng hợp chi phí sản xuất Có TK 627: Kết chuyển chi phí sản xuất chung Bài 10 – Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 39 10.2.3.4. Tổng hợp chi phí sản xuất, kiểm kê, đánh giá giá trị sản phẩm dở dang Tài khoản kế toán Để phục vụ cho việc tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, kế toán sử dụng tài khoản 631 “Giá thành sản xuất”. Tài khoản này được mở chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất) và theo loại, nhóm sản phẩm, chi tiết sản phẩm, dịch vụ tương tự như tài khoản 154. Kết cấu và nội dung của tài khoản 631 như sau: Tài khoản 631 - Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ và các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ liên quan tới chế tạo sản phẩm hay thực hiện dịch vụ. - Kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ. - Tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành. - Giá trị thu hồi bằng tiền hoặc phải thu ghi giảm chi phí từ sản xuất. Trình tự ghi sổ một số nghiệp vụ kế toán chủ yếu như sau: (1) Đầu kỳ, kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang: Nợ TK 631 (chi tiết đối tượng): Ghi tăng chi phí sản xuất Có TK 154 (chi tiết đối tượng). (2) Trong kỳ kinh doanh, các chi phí sản xuất phát sinh được tập hợp qua các tài khoản liên quan (các tài khoản 621, 622, 627). Đối với sản phẩm đã tiêu thụ đã bị trả lại, phần giá vốn chuyển về nhập kho hay đang gửi tại kho của người mua kế toán ghi: Nợ TK 631 (chi tiết đối tượng): Ghi tăng chi phí sản xuất Có TK 632 : Ghi giảm giá vốn hàng bán. (3) Cuối kỳ, kết chuyển các chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo từng loại sản phẩm, dịch vụ Nợ TK 631 (chi tiết đối tượng): Ghi tăng chi phí sản xuất Có TK 621 : Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Có TK 622: Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp Có TK 627: Kết chuyển chi phí sản xuất chung. (4) Căn cứ vào kết quả kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang, ghi bút toán kết chuyển giá trị sản phẩm dở dang: Nợ TK 154 (chi tiết đối tượng) Có TK 631 (chi tiết đối tượng). (5) Căn cứ vào bảng (phiếu, thẻ) tính giá thành, phản ánh tổng giá thành sản phẩm, dịch vụ hoàn thành: Nợ TK 632 : Ghi tăng giá vốn hàng bán. Có TK 631: Kết chuyển giá thành sản phẩm, dich vụ. Bài 10 – Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 40 Việc kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang theo phương pháp kiểm kê định kỳ cũng tiến hành tương tự như phương pháp kê khai thường xuyên. TK631 TK 621 TK 154 TK 622 (3) Kết chuyển chi phí NVL trực tiếp TK 627 TK 632 (4) Giá trị sản phẩm (3) Kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp (3) Kết chuyển (phân bổ) chi phí sản suất chung dịch vụ dở dang cuối kỳ (5) Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ hoàn thành nhập kho, gửi bán hay tiêu thụ trực tiếp (1) (2) Sơ đồ 10.12: Kế toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ Bài 10 – Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 41 TÓM LƯỢC CUỐI BÀI Tập hợp chi phí là công việc thường xuyên của kế toán. Công việc này được tiến hành vào cuối kỳ kế toán, các chi phí tổng hợp lại theo đối tượng tập hợp chi phí hoặc đối tượng tính giá thành. Chi phí sản xuất chung được lựa chọn tiêu thức thích hợp (tiền công, chi phí trực tiếp) để phân bổ hợp lý cho từng đối tượng. o Những chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp vào tài khoản “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” (Ghi bên Nợ TK 621). o Những chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp vào tài khoản “Chi phí nhân công trực tiếp” (Ghi vào bên Nợ TK 622). o Chi phí sản xuất chung là chi phí phát sinh ở phân xưởng sản xuất, bao gồm chi phí phát sinh phục vụ cho công việc tổ chức, quản lý điều hành quá trình sản xuất. Trong thực tế có ba tiêu thức phân bổ chi phí sản xuất chung được sử dụng chủ yếu là: Chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu chính) và phân bổ theo số giờ máy chạy. Sản phẩm dở dang là sản phẩm chưa hoàn thành, còn đang sản xuất dang dở trên dây chuyền sản xuất hay ở các phân xưởng sản xuất, đánh giá giá trị sản phẩm dở dang được thực hiện bằng phương pháp như phương pháp ước lượng tương đương hoặc phương pháp CPNVL trực tiếp Đánh giá sản phẩm dở dang là tìm chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ, việc đánh giá được thực hiện dựa trên cơ sở số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, bằng các phương pháp nhằm tính toán một cách tương đối chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ ứng với số lượng dở dang cuối kỳ. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là cách thức để kế toán tính được tổng giá thành và giá thành đơn vị cho sản phẩm lao vụ hoàn thành. Bài 10 – Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 42 CÂU HỎI ÔN TẬP 1. Nêu khái niệm và các cách phân loại chi phí sản xuất. 2. Nêu khái niệm và các cách phân loại giá thành sản phẩm. 3. Mối quan hệ giữa chi phí và giá thành? 4. Nêu các cách đánh giá sản phẩm dở dang và tính giá thành sản phẩm. 5. Nêu các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 6. Nêu các phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. BÀI TẬP THỰC HÀNH Bài 10.1 Doanh nghiệp Nam Sơn có quy trình sản xuất phức tạp gồm 2 giai đoạn. Sau mỗi giai đoạn đều thu được bán thành phẩm chuyển sang giai đoạn sau, sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn 2. Trong kỳ có các nghiệp vụ phát sinh được kế toán ghi nhận như sau: Chi phí phát sinh trong các giai đoạn được xác định trong bảng sau: Khoản mục chi phí Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Tổng cộng Chi phí NVLTT 240.000.000 0 240.000.000 Chi phí NCTT 72.000.000 36.000.000 108.000.000 Chi phí SXC 96.000.000 52.000.000 148.000.000 Tổng 408.000.000 88.000.000 496.000.000 Tình hình kết quả sản xuất ở từng giai đoạn: o Giai đoạn 1 sản xuất 360 bán thành phẩm, đã hoàn thành và chuyển sang giai đoạn 2, sản phẩm dở dang cuối kỳ là 80 bán thành phẩm, mức độ hoàn thành 20%. o Giai đoạn 2 sản xuất hoàn thành 300 thành phẩm nhập kho, sản phẩm dở dang cuối kỳ là 60 sản phẩm, mức độ hoàn thành 70%. Yêu cầu: Tính giá thành thành phẩm theo phương án phân bước có tính và không tính giá thành bán thành phẩm. Đầu tháng không có sản phẩm dở dang. Biết rằng doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng hoàn thành tương đương. Bài 10.2 Tại một doanh nghiệp sản xuất trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Xuất kho nguyên vật liệu chính đưa vào sản xuất sản phẩm trị giá xuất kho là 32.000.000 đồng. 2. Xuất kho vật liệu phụ đưa vào sản xuất sản phẩm trị giá 8.000.000 đồng. 3. Tính tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp 20.000.000 đồng, lương phải trả cho bộ phận quản lý phân xưởng 12.000.000 đồng. 4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN theo tỷ lệ quy định. 5. Xuất kho công cụ, dụng cụ dùng ở bộ phận quản lý phân xưởng 4.000.000 đồng. 6. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất là 4.000.000 đồng. Biết rằng: Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất được 1000 sản phẩm. Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ là 4.000.000 đồng. Bài 10 – Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 43 Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 100, phế liệu thu hồi là 80.000 đồng. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, vật liệu phụ bỏ ngay từ đầu quá trình sản xuất. Yêu cầu: Tính giá thành đơn vị sản phẩm. Bài 10.3 Tại một doanh nghiệp sản xuất trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Xuất kho nguyên vật liệu chính đưa vào sản xuất sản phẩm trị giá xuất kho là 24.000.000 đồng. 2. Xuất kho vật liệu phụ đưa vào sản xuất sản phẩm trị giá 6.000.000 đồng. 3. Tính tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp 15.000.000 đồng, lương phải trả cho bộ phận quản lý phân xưởng 9.000.000 đồng. 4. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN theo tỷ lệ quy định. 5. Xuất kho công cụ, dụng cụ dùng ở bộ phận quản lý phân xưởng 3.000.000 đồng. 6. Khấu hao TSCĐ ở phân xưởng sản xuất là 3.000.000 đồng. 7. Chi phí điện nước trả bằng tiền mặt là 3.000.000 đồng. Biết rằng: Trong kỳ doanh nghiệp sản xuất được 1000 sản phẩm. Trị giá sản phẩm dở dang đầu kỳ 2.400.000 đồng. Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ là 100, phế liệu thu hồi là 360.000 đồng. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp, vật liệu phụ bỏ dần vào trong quá trình sản xuất, mức độ hoàn thành là 50%. Yêu cầu: Tính giá thành đơn vị sản phẩm. Bài 10.4 Doanh nghiệp X sản xuất một nhóm sản phẩm ABC gồm 3 sản phẩm A, B, C. Doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên và phương pháp thuế GTGT được khấu trừ. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ là 3.000.000 đồng. Trong kỳ có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh như sau: 1. Xuất kho nguyên vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm là 120.000.000 đồng. 2. Tính tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp 48.000.000 đồng, lương phải trả cho bộ phận quản lý phân xưởng 6.000.000 đồng. 3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ theo tỷ lệ quy định. 4. Xuất kho công cụ, dụng cụ thuộc loại phân bổ 2 lần dùng ở phân xưởng sản xuất sản phẩm, trị giá ban đầu là 4.000.000 đồng. 5. Trích khấu hao TSCĐ sử dụng cho sản xuất sản phẩm là 11.700.000 đồng. Chi phí khác phát sinh tại phân xưởng sản xuất sản phẩm thanh toán bằng tiền mặt là 4.000.000 đồng. 6. Kết quả sản xuất thu được là 1.000 sản phẩm A, 1.200 sản phẩm B và 1.500 sản phẩm C hoàn thành. Kết quả hạch toán chi phí sản xuất dở dang đầu tháng là 3.000.000 đồng, số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng của nhóm sản phẩm ABC là 300. Đơn vị đánh giá sản phẩm dở dang theo nguyên vật liệu trực tiếp. Yêu cầu: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng quy cách A, B, C. Bài 10 – Kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 44 Biết rằng: Giá thành kế hoạch đơn vị của A là 59.000 đồng, sản phẩm B là 50.000 đồng, sản phẩm C là 54.000 đồng. Sản phẩm CPNVLTT CPNCTT CPSXC Tổng cộng A 24.000 20.000 15.000 59.000 B 28.000 12.000 10.000 50.000 C 30.000 16.000 8.000 54.000 Nhóm ABC 82.000 48.000 33.000 163.000 Bài 10.5 Một doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, sản xuất kinh doanh hàng chịu thuế GTGT, tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Có tài liệu liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ được kế toán ghi nhận như sau: Tài liệu 1: Số dư đầu kỳ của một số tài khoản: o Tài khoản 152: 127.800.000 đồng Tài khoản 1521 (5.250 kg): 105.000.000 đồng Tài khoản 1522 (2.280 kg): 22.800.000 đồng o Tài khoản 154: 3.750.000 đồng Vật liệu chính: 2.050.000 đồng Vật liệu phụ: 1.700.000 đồng o Nhân công trực tiếp 1.500.000 đồng o Sản xuất chung 1.000.000 đồng Tài liệu 2: Các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ: 1. Xuất kho 5.100 kg nguyên vật liệu chính dùng để trực tiếp sản xuất sản phẩm. 2. Tính tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp 60.000.000 đồng, lương phải trả cho bộ phận phục vụ sản xuất là 4.000.000đồng, cho bộ phận quản lý phân xưởng là 16.000.000 đồng. 3. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tỷ lệ quy định. 4. Xuất kho 1.200 kg vật liệu phụ dùng trực tiếp sản xuất sản phẩm và 40 kg dùng ở bộ phận quản lý phân xưởng. 5. Khấu hao máy móc thiết bị trực tiếp sản xuất sản phẩm là 7.800.000 đồng, các phương tiện quản lý tại phân xưởng là 2.200.000 đồng. 6. Các chi phí khác phát sinh tại phân xưởng chưa thanh toán cho người bán là 13.200.000 đồng (gồm cả thuế GTGT 10%). 7. Chi phí điện, nước phát sinh tại phân xưởng sản xuất thanh toán bằng tiền mặt, theo hóa đơn là 8.800.000, thuế GTGT 10%. 8. Phân xưởng sản xuất được 5.000 sản phẩm nhập kho thành phẩm. Cuối kỳ còn 800 sản phẩm dở dang. Doanh nghiệp đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương, mức độ hoàn thành là 60%, doanh nghiệp xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền cuối kỳ. Phế liệu thu hồi nhập kho là 350.000 đồng. Nguyên vật liệu chính để lại phân xưởng là 200 kg. Yêu cầu: Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tính giá thành đơn vị sản phẩm và lập phiếu tính giá thành sản phẩm.
File đính kèm:
- bai_giang_ke_toan_tai_chinh_2_bai_10_ke_toan_chi_phi_san_xua.pdf