Bài giảng Kế toán quản trị - Chương VI: Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận (CVP)
Phân tích CPV: là một kỹ thuật được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi về CP, giá bán và sản lượng đối với lợi nhuận của DN
- Chi phí (CP): cần được phân loại theo cách ứng xử - Sản lượng (SL): mức bán hàng của DN - Lợi nhuận (LN): phần chênh lệch giữa DT và CP
Nội dung phân tích CVP: + Phân tích điểm hòa vốn + Phân tích mức SL cần thiết để đạt LN mong muốn + Xác định giá bán sp với SL, CP và LN mong muốn + Phân tích ảnh hưởng của giá bán đối với LN theo các thay đổi dự tính về biến phí và định phí
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán quản trị - Chương VI: Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận (CVP)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán quản trị - Chương VI: Phân tích mối quan hệ chi phí – sản lượng – lợi nhuận (CVP)
1 CHƯƠNG VI PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ CHI PHÍ – SẢN LƯỢNG – LỢI NHUẬN (CVP) 2 1. NỘI DUNG PHÂN TÍCH CVP Phân tích CPV: là một kỹ thuật được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của những thay đổi về CP, giá bán và sản lượng đối với lợi nhuận của DN - Chi phí (CP): cần được phân loại theo cách ứng xử - Sản lượng (SL) : mức bán hàng của DN - Lợi nhuận (LN): phần chênh lệch giữa DT và CP - Nội dung phân tích CVP: + Phân tích điểm hòa vốn + Phân tích mức SL cần thiết để đạt LN mong muốn + Xác định giá bán sp với SL, CP và LN mong muốn + Phân tích ảnh hưởng của giá bán đối với LN theo các thay đổi dự tính về biến phí và định phí 3 1. NỘI DUNG PHÂN TÍCH CVP Các giả thuyết khi phân tích CVP: + Giá bán đơn vị sản phẩm không đổi + Tất cả CP phải phân ra thành định phí và biến phí với mức độ chính xác có thể lý giải được + CP biến đổi thay đổi tỉ lệ với sản lượng tiêu thụ + Định phí không thay đổi trong phạm vi hoạt động + Năng suất lao động không thay đổi + Khi DN kinh doanh nhiều sản phẩm, kết cấu sp giả định không thay đổi ở các mức doanh thu khác nhau + DN áp dụng pp tính giá trực tiếp (pp tính giá toàn bộ: giả định là số lượng sp sản xuất = số lượng sp tiêu thụ) 4 2. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN Điểm hòa vốn: điểm về sản lượng tiêu thụ (hoặc doanh số) mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí DOANH THU HÒA VỐN BIẾN PHÍ SỐ DƯ ĐẢM PHÍ TỔNG ĐỊNH PHÍ TỔNG CHI PHÍ 2.1 PP xác định điểm hòa vốn: 2.1.1. Trường hợp kinh doanh một sản phẩm: 3 cách - Bằng phương trình hòa vốn: 5 2. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN Lợi nhuận = Doanh thu - Tổng chi phí Lợi nhuận = Doanh thu - (Tổng biến phí + Tổng định phí) Doanh thu - Tổng biến phí - Tổng định phí = 0 Q * P - Q * VC - TFC = 0 Sản lượng hòa vốn: Q = TFC (P – VC) Doanh thu hòa vốn: S = TFC * P (P – VC) = TFC (P – VC) * 1 P = TFC (1 – t) t: tỷ lệ biến phí trên giá bán hay tổng biến phí trên doanh thu 6 2. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN Báo cáo lãi lỗ - Công ty A Năm X7 (đvt: 1.000đ) Tổng số % Doanh thu (8.000sp x 50) 400.000 100 Biến phí của giá vốn hàng bán 240.000 60 Biến phí bán hàng và QLDN 40.000 10 Số dư đảm phí 120.000 30 Định phí SXC 110.000 27.5 Định phí BH và QLDN 40.000 10 Lỗ (30.000) (7.5) 7 VD: Sản lượng hòa vốn: Q= 150.000/(50 - 35) = 10.000sp Doanh thu hòa vốn: 150.000/(1 – 0.7) = 500.000 Với t = 35/50 = 0.7 Bằng số dư đảm phí (SDĐP): Số dư đảm phí = Doanh thu - Tổng biến phí Số dư đảm phí đơn vị = Đơn giá bán - Biến phí đơn vị Tỷ lệ số dư đảm phí Số dư đảm phí 100% * = Doanh thu Tỷ lệ số dư đảm phí Số dư đảm phí đơn vị 100% * = Đơn giá bán Sản lượng hòa vốn Q = TFC Doanh thu hòa vốn S = TFC SDĐP đơn vị Tỷ lệ SDĐP 8 2.1.2. Trường hợp kinh doanh một sản phẩm Bằng đồ thị: Đường biểu diễn doanh thu: S = 50Q Đường biểu diễn biến phí: TVC = 35Q Đường biểu diễn định phí: TFC = 150.000 Đường biểu diễn tổng chi phí: TC = 150.000+ 35Q Trong đó, Q là sản lượng tiêu thụ 2. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN 9 lãi lỗ 10 11 Các khái niệm liên quan: + Doanh thu an toàn: phần chênh lệch giữa doanh thu dự kiến và doanh thu hòa vốn 2. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN + Công suất hòa vốn = Sản lượng hòa vốn Sản lượng công suất nhà xưởng + Thời gian hòa vốn = Sản lượng hòa vốn SL tiêu thụ bình quân tháng theo kế hoạch 12 Trường hợp 1: chuyển thành phân tích hòa vốn như trường hợp kinh doanh một loại sp (nếu mỗi sản phẩm, hoạt động, dịch vụ được tổ chức kinh doanh riêng) Trường hợp 2: xem xét toàn bộ hoạt động của đơn vị. Giả thuyết là kết cấu sản phẩm tiêu thụ ổn định tại các mức doanh số khác nhau 2. PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN Doanh thu hòa vốn = Tổng định phí Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân Tỷ lệ SDĐP bình quân = Tỷ lệ SDĐP của hoạt động i * Kết cấu doanh thu của hoạt động i Doanh thu hòa vốn của hoạt động i = Doanh thu hòa vốn * Kết cấu doanh thu của hoạt động i 2.1.2. Trường hợp kinh doanh nhiều sản phẩm 13 VD: Công ty tiêu thụ 2 loại sp A và B với số liệu như sau: Sản phẩm A Sản phẩm B Đơn giá bán 50 80 Biến phí đơn vị 35 48 Tổng định phí kinh doanh hai sp: 184 triệu đồng Kết cấu tiêu thụ của hai sp: A: 80 % và B: 20 % Hãy xác định doanh thu hòa vốn của công ty của từng sp Tỷ lệ SDĐP của sp A = (50 - 35)/50 = 0.3 Tỷ lệ SDĐP của sp B = (80 - 48)/80 = 0.4 Tỷ lệ SDĐP bình quân = (0.3*80%) + (0.4*20%) = 0.32 Doanh thu hòa vốn của công ty = 184.000/0.32 = 575.000 Doanh thu hòa vốn của sp A = 184.000*0.8 = 460.000 Doanh thu hòa vốn của sp B = 184.000*0.2 = 115.000 14 3. LẬP KẾ HOẠCH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN TRONG MQH VỚI PHÂN TÍCH CVP 3.1. Doanh thu và kế hoạch lợi nhuận của DN Trường hợp không quan tâm đến thuế thu nhập DN Số lượng sản phẩm tiêu thụ cần thiết = Định phí + Mức lãi mong muốn Số dư đảm phí đơn vị Doanh thu tiêu thụ cần thiết = Định phí + Mức lãi mong muốn Tỷ lệ số dư đảm phí đơn vị Ví dụ: công ty lập kế hoạch lợi nhuận cho năm đến là 60.000.000 đồng (giá bán và các chi phí không đổi) Doanh thu tiêu thụ cần thiết = (150.000 + 60.000) / 0.3 = 700.000 Số lượng tiêu thụ cần thiết: 700.000/50 = 14.000sp 15 Trường hợp tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập DN LN sau thuế / (1- thuế suất) = LN trước thuế Ví dụ: công ty mong muốn tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu theo kế hoạch là 10% Doanh thu tiêu thụ cần thiết (S) = Định phí + 10%*S Tỷ lệ số dư đảm phí 0,3 S = 150.000 + 0,1 S 0,2 S = 150.000 S = 750.000 Doanh thu tiêu thụ cần thiết = Định phí + Lợi nhuận sau thuế (1 – thuế suất) Tỷ lệ số dư đảm phí đơn vị 16 0,3 S = 150.000 + 70.000 S = 733.333 Sản lượng tiêu thụ cần thiết = Định phí + Lợi nhuận sau thuế (1 – thuế suất) Số dư đảm phí đơn vị Ví dụ: công ty mong muốn kế hoạch lợi nhuận sau thuế là 42.000.000 đồng. Thuế suất thu nhập DN là 40 % Doanh thu tiêu thụ cần thiết (S) = 150.000 + 42.000 (1 – 40%) 0.3 tóm lại: vượt quá sản lượng hòa vốn thì 1 sp tiêu thụ gia tăng sẽ làm gia tăng mức lợi tức bằng SDĐP đơn vị Thay đổi về LN = Thay đổi sp tiêu thụ * SDĐP đơn vị * (1 – thuế suất) 17 3. LẬP KẾ HOẠCH TIÊU THỤ VÀ LỢI NHUẬN (tt) 3.2. Lợi nhuận và ảnh hưởng do thay đổi chi phí, sản lưọng Thay đổi giá bán: Ví dụ: Phòng kinh doanh dự báo, nếu giá bán giảm 10 % thì số lượng sản phẩm tiêu thụ sẽ gia tăng 50 % Báo cáo lãi lỗ 1 Báo cáo lãi lỗ 2 Doanh thu 8.000*50=400.000 12.000*45=540.000 Biến phí GVHB 8.000*30=240.000 12.000*30=360.000 Biến phí BH và QLDN 8.000*5=40.000 12.000*5=60.000 Số dư đảm phí 120.000 120.000 Định phí SXC 110.000 110.000 Định phí BH và QLDN 40.000 40.000 Lỗ (30.000) (30.000) Sản lượng hòa vốn tăng từ 10.000sp lên 15.000sp 18 b. Thay đổi biến phí: Ví dụ: thay đổi trong quá trình sản xuất sẽ sử dụng lao động có hiệu quả hơn và biến phí đơn vị giảm 5.000đ Báo cáo lãi lỗ 1 Báo cáo lãi lỗ 2 Doanh thu 8.000*50=400.000 8.000*50=400.000 Biến phí GVHB 8.000*30=240.000 8.000*25=200.000 Biến phí BH và QLDN 8.000*5=40.000 8.000*5=40.000 Số dư đảm phí 120.000 160.000 Định phí SXC 110.000 110.000 Định phí BH và QLDN 40.000 40.000 Lỗ (30.000) 10.000 Sản lượng hòa vốn giảm từ 10.000sp xuống 7.500sp 19 c. Thay đổi định phí và biến phí: Ví dụ: Theo kế hoạch mới, tiền lương cho nhân viên phòng bán hàng sẽ cố định ở mức là 40.000.000 đ/năm Báo cáo lãi lỗ 1 Báo cáo lãi lỗ 2 Doanh thu 8.000*50=400.000 8.000*50=400.000 Biến phí GVHB 8.000*30=240.000 8.000*30=240.000 Biến phí BH và QLDN 8.000*5=40.000 0 Số dư đảm phí 120.000 160.000 Định phí SXC 110.000 110.000 Định phí BH và QLDN 40.000 80.000 Lỗ (30.000) (30.000) Sản lượng hòa vốn giảm từ 10.000sp xuống 7.500sp 20 d. Thay đổi định phí và doanh thu (sản lượng tiêu thụ): Ví dụ: Theo chi phí quảng cáo tăng 30.000.000 đ/năm thì sản lượng tiêu thụ sẽ tăng đến 13.000 sp Báo cáo lãi lỗ 1 Báo cáo lãi lỗ 2 Doanh thu 8.000*50=400.000 13.000*50=650.000 Biến phí GVHB 8.000*30=240.000 13.000*30=390.000 Biến phí BH và QLDN 8.000*5=40.000 13.000*5=65.000 Số dư đảm phí 120.000 195.000 Định phí SXC 110.000 110.000 Định phí BH và QLDN 40.000 70.000 Lỗ (30.000) 15.000 Sản lượng hòa vốn tăng lên từ 10.000sp đến 12.000sp 21 4. ĐÒN BẨY KINH DOANH - Chỉ tiêu đo lường ảnh hưởng của những thay đổi doanh thu đối với lợi nhuận kinh doanh của của DN Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = % thay đổi lợi nhuận kinh doanh % thay đổi doanh thu Độ lớn đòn bẩy kinh doanh = Tổng số dư đảm phí Tổng số dư đảm phí – Tổng định phí Ví dụ: báo cáo lãi lỗ của một doanh nghiệp như sau: Doanh thu 1.500.000 Biến phí 825.000 Số dư đảm phí 675.000 Định phí 475.000 Lợi nhuận thuần 225.000 22 4. ĐÒN BẨY KINH DOANH (tt) Tại mức doanh thu là 1.500 triệu, độ lớn đòn bẩy kinh doanh của đơn vị là: 675.000 / (675.000 – 475.000) = 3 1 % thay đổi về doanh thu sẽ dẫn đến 3 % thay đổi về lợi nhuận kinh doanh - Mối quan hệ giữa định phí và độ lớn đòn bẩy kinh doanh - Mối quan hệ giữa điểm hòa vốn và độ lớn đòn bẩy kinh doanh Đòn bẩy kinh doanh: cơ sở để dự kiến mức lợi nhuận, là cơ sở để đánh giá rủi ro kinh doanh khi hoạt động trong môi trường mà doanh thu dễ thay đổi
File đính kèm:
- bai_giang_ke_toan_quan_tri_chuong_vi_phan_tich_moi_quan_he_c.ppt