Bài giảng Kế toán quản trị 2 - Bài 8: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn - Lê Ngọc Thăng

1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC QUYẾT ĐỊNH KINH DOANH NGẮN HẠN

• Quyết định ngắn hạn là những quyết định thường liên quan đến

một kỳ kế toán hoặc trong phạm vi thời hạn dưới một năm. Việc

ra các quyết định kinh doanh ngắn hạn là chức năng cơ bản của

các nhà quản trị doanh nghiệp.

• Do thời gian quyết định tương đối ngắn nên các quyết định kinh

doanh ngắn hạn của doanh nghiệp thường mang một số đặc

điểm như sau:

 Vốn đầu tư ít hơn quyết định trung và dài hạn nên các quyết định ngắn hạn thường

gặp vấn đề về sự giới hạn nguồn lực khi thực hiện.

 Các quyết định ngắn hạn gắn liền với quản trị tác nghiệp nên phát sinh một cách

thường xuyên và ngay lập tức có tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp.

 Các quyết định ngắn hạn có hiệu lực trong thời gian ngắn nên thường tập trung tác

động trực tiếp tới doanh thu, chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp

Bài giảng Kế toán quản trị 2 - Bài 8: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn - Lê Ngọc Thăng trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán quản trị 2 - Bài 8: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn - Lê Ngọc Thăng trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán quản trị 2 - Bài 8: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn - Lê Ngọc Thăng trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán quản trị 2 - Bài 8: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn - Lê Ngọc Thăng trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán quản trị 2 - Bài 8: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn - Lê Ngọc Thăng trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán quản trị 2 - Bài 8: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn - Lê Ngọc Thăng trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán quản trị 2 - Bài 8: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn - Lê Ngọc Thăng trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán quản trị 2 - Bài 8: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn - Lê Ngọc Thăng trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán quản trị 2 - Bài 8: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn - Lê Ngọc Thăng trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán quản trị 2 - Bài 8: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn - Lê Ngọc Thăng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 35 trang xuanhieu 16560
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán quản trị 2 - Bài 8: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn - Lê Ngọc Thăng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán quản trị 2 - Bài 8: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn - Lê Ngọc Thăng

Bài giảng Kế toán quản trị 2 - Bài 8: Thông tin kế toán quản trị cho việc ra quyết định kinh doanh ngắn hạn - Lê Ngọc Thăng
0
triệu đồng/tháng.
Giá bán mỗi sản phẩm hiện tại là 120.000 đồng/sản phẩm. Công suất tối đa một tháng là
5.000 bộ sạc nhưng công ty chỉ hoạt động ở mức 80% công suất.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn NC muốn đặt hàng 800 chiếc với giá 100.000 đồng/sản phẩm.
Để thực hiện đơn hàng này công ty Battery đã phải thuê thêm máy để gia công với chi phí 10
triệu đồng.
Công ty có nên chấp nhận đơn hàng này không?
v1.0015107228
VÍ DỤ
15
Trả lời:
• Hiện tại công ty mới đạt 80% công suất nên số lượng sản phẩm công ty có thể sản xuất
thêm là 5.000 20% = 1.000 sản phẩm > 800 sản phẩm (yêu cầu của NC).
• Việc thực hiện đơn hàng này không làm ảnh hưởng tới hoạt động của công ty, sản
phẩm không quá khác biệt.
• Doanh thu mang lại từ đơn hàng: 100.000 đồng 800 sản phẩm = 80.000.000 đồng.
• Chi phí tăng thêm khi tiếp nhận đơn hàng:
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
30.000 đồng 800 sản phẩm = 24.000.000 đồng.
 Chi phí nhân công trực tiếp và biến phí quản lý phân xưởng:
30.000 đồng 800 sản phẩm = 24.000.000 đồng.
 Chi phí thuê thêm thiết bị: 10.000.000 đồng.
• Lợi nhuận thu được: 22.000.000 đồng > 0
 Công ty nên chấp nhận đơn hàng.
v1.0015107228
3.2. DUY TRÌ HAY LOẠI BỎ MỘT BỘ PHẬN KINH DOANH
16
• Trong thực tế, các doanh nghiệp thường có xu hướng kinh doanh đa dạng sản phẩm
dịch vụ và mỗi một sản phẩm, dịch vụ sẽ hình thành nên các bộ phận kinh doanh (các
trung tâm lợi nhuận). Tại một thời điểm luôn tồn tại những bộ phận hoạt động chưa hiệu
quả nên các nhà quản trị luôn phải đối mặt với quyết định duy trì hay loại bỏ các bộ
phận này.
• Để đưa ra quyết định về việc duy trì hay loại bỏ một bộ phận kinh doanh các nhà quản
trị cần xem xét những thông tin sau:
 Lợi nhuận của các bộ phận tạo ra cho doanh nghiệp.
Một bộ phận chỉ nên bị loại bỏ nếu chi phí tiết kiệm
được lớn hơn doanh thu mà bộ phận tạo ra.
 Mối quan hệ giữa chi phí cố định trực tiếp và chi phí cố
định chung của từng bộ phận đối với doanh nghiệp.
 Tác động của việc loại bỏ bộ phận tới kết quả hoạt
động của các bộ phận khác và của toàn doanh nghiệp.
v1.0015107228
VÍ DỤ
17
Doanh nghiệp H chuyên kinh doanh các mặt hàng điện, điện tử trong đó có bộ phận kinh
doanh ổn áp. Doanh nghiệp đang muốn dừng hoạt động kinh doanh của bộ phận này vì
kết quả kinh doanh không khả quan:
Chỉ tiêu Số tiền
Doanh thu 500.000
Chi phí biến đổi: 200.000
+ Giá vốn hàng bán 150.000
+ Chi phí vận chuyển 50.000
Số dư đảm phí 300.000
Chi phí cố định 400.000
+ Chi phí quảng cáo 60.000
+ Chi phí tiền lương 160.000
+ Chi phí thuê mặt bằng 180.000
Lợi nhuận thuần (100.000)
v1.0015107228
VÍ DỤ
18
Trả lời:
• Nếu công ty loại bỏ bộ phận kinh doanh ổn áp:
 Doanh thu bị mất: 500 triệu đồng.
 Chi phí tiết kiệm được bao gồm:
 Giá vốn hàng bán: 150 triệu đồng.
 Chi phí vận chuyển: 50 triệu đồng.
 Chi phí quảng cáo: 60 triệu đồng.
 Chi phí tiền lương: 160 triệu đồng.
• Nhưng chi phí thuê mặt bằng không tiết kiệm được vì cửa hàng được sử dụng để kinh
doanh cả mặt hàng khác. Như vậy lợi nhuận của công ty sẽ giảm thêm 80 triệu đồng.
• Bên cạnh đó việc loại bỏ bộ phận có thể làm giảm doanh thu các sản phẩm phụ thuộc
như tivi, tủ lạnh, điều hòa nhập ngoại.
 Công ty không nên loại bỏ bộ phận ổn áp.
v1.0015107228
3.3. TỰ SẢN XUẤT HAY MUA NGOÀI CÁC CHI TIẾT SẢN PHẨM
19
• Trong các sản phẩm của doanh nghiệp có thể bao gồm nhiều bộ phận, chi tiết cấu thành. Có
những bộ phận, chi tiết doanh nghiệp tự sản xuất được hoặc mua ngoài để lắp ráp tạo ra sản
phẩm cuối cùng thỏa mãn nhu cầu của thị trường.
• Để đưa ra quyết định về việc tự sản xuất hay mua ngoài các chi tiết sản phẩm các nhà
quản trị cần xem xét những thông tin sau:
 Lợi nhuận của từng phương án mang về của hai
phương án.
 Khả năng tự sản xuất chi tiết của doanh nghiệp trong
tương lai.
 Khả năng tìm kiếm chi tiết tương tự trên thị trường
trong ngắn hạn và dài hạn cũng như ảnh hưởng của
chi tiết mua ngoài tới chất lượng sản phẩm.
 Khả năng phụ thuộc của doanh nghiệp vào nhà cung
cấp bên ngoài.
v1.0015107228
VÍ DỤ
20
Công ty Rạng Đông chuyên kinh doanh phích nước trong đó
ruột phích có thể mua ngoài hoặc tự sản xuất. Tình hình sản
xuất ruột phích nếu tự thực hiện như sau:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 9.000 đồng/sản phẩm.
Chi phí nhân công trực tiếp: 5.000 đồng/sản phẩm.
Biến phí sản xuất chung: 1.000 đồng/sản phẩm.
Định phí sản xuất chung: 15.000 đồng/sản phẩm (Trong đó
8.000 đồng được phân bổ từ các chi phí cố định phát sinh
chung cho tất cả các bộ phận sản xuất như chi phí thuê nhà
xưởng, tiền lương quản lý sản xuất).
Nếu mua ngoài ruột phích từ nhà cung cấp Trung Quốc thì
giá mua cho mỗi ruột phích là 25.000 đồng/sản phẩm.
Công ty có nên tiếp tục sản xuất ruột phích không?
v1.0015107228
VÍ DỤ (tiếp theo)
21
Trả lời:
• Nếu công ty ngừng sản xuất chi tiết thì các chi phí tiết kiệm được sẽ bao gồm:
 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 9.000 đồng/sản phẩm.
 Chi phí nhân công trực tiếp: 5.000 đồng/sản phẩm.
 Biến phí sản xuất chung: 1.000 đồng/sản phẩm.
 Định phí sản xuất chung: 7.000 đồng/sản phẩm (những khoản chi phí thuê nhà xưởng
và tiền lương quản lý sản xuất không tiết kiệm được do các khoản chi phí này vẫn
phát sinh cho sản xuất những chi tiết khác của sản phẩm).
• Nếu mua ngoài từ nhà cung cấp Trung Quốc thì chi phí cho mỗi sản phẩm là 25.000 đồng.
• Vậy công ty nên tiếp tục sản xuất chi tiết ruột phích thay vì mua ngoài.
• Bên cạnh đó ruột phích là bộ phận chính cấu thành nên sản phẩm nên khi dừng sản xuất
để mua ngoài doanh nghiệp sẽ khó kiểm soát được chất lượng sản phẩm cũng như không
chủ động về sản lượng sản xuất.
v1.0015107228
3.4. TIẾP TỤC CHẾ BIẾN HAY BÁN NGAY BÁN THÀNH PHẨM
22
• Đối với một số doanh nghiệp sản xuất, sản phẩm có thể trải qua nhiều công đoạn chế
biến dưới dạng các bán thành phẩm và có thể tiêu thụ ngay. Tại mỗi bước chế biến
nhà quản trị luôn phải đối mặt với quyết định bán bán thành phẩm hay tiếp tục hoàn
thiện sản phẩm.
• Để đưa ra quyết định tiếp tục chế biến hay bán ngay bán thành phẩm các nhà quản trị
cần xem xét những thông tin sau:
 Khả năng chế biến tiếp của doanh nghiệp.
 Khả năng tiêu thụ sản phẩm sau chế biến.
 Lợi nhuận thu được từ việc chế biến tiếp.
 Ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm tới
uy tín của doanh nghiệp.
v1.0015107228
VÍ DỤ
23
Công ty Hoàng Anh Gia Lai là công ty có kinh nghiệp trong ngành công nghiệp khai thác và
chế biến gỗ. Quá trình chế biến tạo ra hai loại sản phẩm là gỗ xẻ thô và mùn cưa.
Hai sản phẩm trên có thể tiếp tục chế biến để tạo nên gỗ xẻ tinh và gỗ ép.
Công ty nên tiếp tục chế biến sản phẩm nào? Biết tình hình sản xuất như sau:
Chỉ tiêu
Chi phí 1 m3
Gỗ xẻ Mùn cưa
Giá bán bán thành phẩm 1,8 400
Giá bán thành phẩm 2,7 500
Chi phí chế biến bước 1 1,76 240
Chi phí chế biến bước 2 500 200
v1.0015107228
VÍ DỤ (tiếp theo)
24
Trả lời:
• Đối với gỗ xẻ:
 Nếu bán ngay gỗ xẻ thô công ty sẽ bị lỗ: 1.800 – 1.760 = 40 (nghìn đồng/m3)
 Nếu chế biến gỗ xẻ tinh công ty sẽ lãi: 2.700 – (1.760 + 500) = 440 (nghìn đồng/m3)
 Vây công ty nên tiếp tục chế biến đối với sản phẩm gỗ xẻ.
• Đối với mùn cưa:
 Nếu bán ngay mùn cưa công ty sẽ lãi: 400 – 240 = 160 (nghìn đồng/m3)
 Nếu chế biến gỗ ép công ty sẽ có lãi: 500 – (240 + 200) = 60 (nghìn đồng/m3)
 Vậy công ty nên bán ngay đối với sản phẩm mùn cưa.
v1.0015107228
3.5. SẢN XUẤT TRONG ĐIỀU KIỆN NGUỒN LỰC BỊ HẠN CHẾ
25
• Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mong muốn của doanh nghiệp đối với sản
lượng sản xuất cũng như lợi nhuận tạo ra là vô hạn nhưng nguồn lực của doanh
nghiệp là hữu hạn. Chính vì vậy các nhà quản trị doanh nghiệp luôn phải ra quyết
định trong điều kiện nguồn lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị hạn chế.
• Để đưa ra quyết định sản xuất trong điều kiện nguồn lực bị hạn chế các nhà quản trị
cần xem xét những thông tin sau:
 Nguồn lực nào doanh nghiệp đang bị hạn chế.
 Phương án nào có lợi ích thu được từ một đơn vị
nguồn lực bỏ ra lớn nhất sẽ được ưu tiên lựa chọn.
 Nếu doanh nghiệp bị giới hạn bởi nhiều nguồn lực thì
phương án nào tốn ít chi phí nhất trên cùng một đơn
vị lợi ích sẽ được lựa chọn.
v1.0015107228
VÍ DỤ
26
Cửa hàng Doraemon chuyên bán các loại bánh rán mặn, ngọt cho các bé học sinh tiểu
học trong khu vực quận Đống Đa. Hiện tại của hàng chỉ có duy nhất một nhân công làm
bánh và trong một ngày anh ta chỉ làm việc tại cửa hàng 8 tiếng.
Cửa hàng sẽ sản xuất mỗi loại bánh bao nhiêu chiếc biết:
Chỉ tiêu
Sản phẩm
Bánh mặn Bánh ngọt
Giá bán 10 8
Chi phí vật liệu 3 3
Sản lượng tiêu thụ/ngày 150 200
Thời gian sản xuất 1 chiếc bánh 2 phút 1 phút
v1.0015107228
VÍ DỤ (tiếp theo)
27
Trả lời:
Thời gian làm việc của anh thợ làm bánh trong ngày: 8 60 = 480 phút.
Thời gian cần thiết để làm bánh: 150 2 + 200 1 = 500 phút.
Vậy nguồn lực bị hạn chế chính là thời gian làm việc của anh thợ.
Lợi nhuận tạo ra khi sử dụng một phút làm bánh mặn:
(10.000 – 3.000)/2 = 3.500 (đồng/phút)
Lợi nhuận tạo ra khi sử dụng một phút làm bánh ngọt:
(8.000 – 3.000)/1 = 5.000 (đồng/phút)
Như vậy mặc dù lợi nhuận đơn vị của bánh mặt tốt hơn nhưng khi tính lợi nhuận trên
một phút làm việc của anh thợ thì cửa hàng nên ưu tiên bánh ngọt.
Số lượng bánh ngọt: 200 chiếc.
Số lượng bánh mặn: (480 – 200 1)/2 = 140 chiếc.
v1.0015107228
3.5. SẢN XUẤT TRONG ĐIỀU KIỆN NGUỒN LỰC BỊ HẠN CHẾ (tiếp)
Thực tế doanh nghiệp có thể bị ràng buộc bởi đồng thời nhiều nguồn lực sản xuất. Để
đưa ra được quyết định sản xuất trong trường hợp này nhà quản trị doanh nghiệp phải
sử dụng mô hình toán để phân tích thông tin theo các bước:
• Bước 1: Xác định hàm mục tiêu và biểu diễn dưới dạng phương trình đại số đảm
bảo chi phí tối thiểu, doanh thu và lợi nhuận tối đa.
• Bước 2: Xác định các điều kiện giới hạn của của bài toán kinh tế và thể hiện nó dưới
dạng phương trình đại số.
• Bước 3: Biểu diễn hệ phương trình đại số trên đồ thị, xác định các vùng sản xuất tối ưu.
• Bước 4: Căn cứ vào vùng sản xuất tối ưu đã xác định để đưa ra phương án tối ưu.
28
v1.0015107228
VÍ DỤ
29
Giả sử cửa hàng Doraemon còn bị hạn chế năng lực sản xuất bới số lượng vật liệu
trong ngày:
• Tổng lượng vật liệu trong ngày: 15,3 kg vật liệu.
• Định mức tiêu hao vật liệu cho mỗi chiếc bánh mặn 0,04 kg/chiếc.
• Định mức tiêu hao vật liệu cho mỗi chiếc bánh ngọt 0,05 kg/chiếc.
Cửa hàng nên sản xuất mỗi loại bao nhiêu chiếc?
v1.0015107228
VÍ DỤ
30
• Theo sơ đồ, miền khả thi là vùng đa giác
được gạch dọc, các điểm sản xuất tối ưu
là các đỉnh của đa giác.
• So sánh các đỉnh ta có sản lượng sản
xuất tối đa là:
 Số lượng bánh ngọt: 190 chiếc.
 Số lượng bánh mặn: 145 chiếc.
Tại đó lợi nhuận góp và lợi nhuận thuần của
doanh nghiệp là lớn nhất.
Trả lời:
• Giả sử số lượng sản xuất bánh mặn là X; bánh ngọt là Y.
• Hàm giới hạn năng lực sản xuất theo thời gian làm bánh: 2X + Y < 480
• Hàm giới hạn năng lực sản xuất theo nguyên vật liệu: 0,04 X + 0,05 Y < 15,3
Đồ thị biểu diễn nguồn lực hạn chế
Bánh mặn
Bánh ngọt
0,04X+0,05Y < 15,3
2X+Y < 480
v1.0015107228
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
31
• “Khi thực hiện đơn hàng phần doanh thu và chi phí nào tăng thêm” đó là những thông tin
mà công ty TĐ cần quan tâm trong trường hợp này.
• “Các khoản doanh thu, chi phí không chịu ảnh hưởng từ đơn hàng” là những thông tin
mà công ty TĐ không cần quan tâm và loại bỏ khi phân tích.
• Quyết định kinh doanh chỉ nên thực hiện nếu nó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Trong trường hợp này chúng ta có kết quả như sau:
 Doanh thu tăng thêm: 1.000 đôi 250.000 đồng/đôi = 250.000.000 đồng.
 Chi phí tăng thêm:
 Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp:
1.000 đôi 120.000 đồng/đôi = 120.000.000 đồng.
 Chi phí trang trí:
(1.000 đôi 70.000 đồng/đôi) + 10.000.000 = 80.000.000 đồng.
 Lợi nhuận tăng thêm: 50.000.000 đồng.
 Công ty nên chấp nhận đơn hàng.
v1.0015107228
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1 
Một bộ phận kinh doanh chỉ nên bị loại bỏ nếu doanh thu bộ phận tạo ra:
A. bù đắp được các chi phí biến đổi.
B. bù đắp được chi phí biến đổi và chi phí cố định tính được trực tiếp cho bộ phận.
C. không bù đắp được chi phí biến đổi; chi phí cố định trực tiếp và chi phí cố định chung
phân bổ cho bộ phận.
D. không bù đắp được chi phí biến đổi và chi phí cố định tính được trực tiếp cho bộ phận.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: D. không bù đắp được chi phí biến đổi và chi phí cố định tính được trực
tiếp cho bộ phận.
• Vì: Khi doanh thu bộ phận tạo ra không bù đắp được chi phí biến đổi và các chi phí cố định
tính được trực tiếp cho bộ phận nghĩa là lợi nhuận bộ phận < 0. Khi loại bỏ bộ phận phần
doanh thu mất đi < chi phí tiết kiệm được (chi phí biến đổi và chi phí cố định trực tiếp).
32
v1.0015107228
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2 
Đâu là thông tin KHÔNG phù hợp cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn?
A. Chi phí biến đổi.
B. Chi phí cố định.
C. Chi phí không chênh lệch.
D. Chi phí chênh lệch.
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C. Chi phí không chênh lệch.
• Vì: Chi phí không chênh lệch là chi phí phát sinh trong tương lai nhưng không khác biệt
giữa các phương án nên không phù hợp cho các quyết định kinh doanh ngắn hạn.
33
v1.0015107228
BÀI TẬP
Công ty Thanh Tám chuyên bán lẻ các loại gỗ nguyên liệu đóng đồ nội thất. Công ty mới tiếp
nhận được đơn hàng của một xưởng sản xuất bàn ghế X tấn (1 < X < 9) gỗ thông Pallet. Giá
bán 1 tấn là 2,8 triệu đồng/tấn và bà Tám phải chịu toàn bộ chi phí đến khi kết thúc giao dịch.
Giá mua gỗ bà Tám phải trả cho nhà cung cấp là 1,5 triệu đồng/tấn, chi phí vận chuyển 0,5
triệu đồng/tấn, chi phí bến bãi để tập kết gỗ là 4 triệu đồng. Nếu thực hiện đơn hàng bà Tám
sẽ phải cắt bớt gỗ cho những đơn hàng hiện tại và các đơn hàng hiện tại đang mang lại lợi
nhuận góp là 0,2 triệu đồng/tấn.
Bà Tám có nên chấp nhận đơn hàng không?
Trả lời:
Giả sử X = 8 tấn
Doanh thu từ đơn hàng: 8 2,8 = 22,4 (triệu đồng).
Chi phí cho đơn hàng: (1,5 + 0,5) 8 + 4 = 20 (triệu đồng).
Lợi nhuận mất đi từ những đơn hàng hiện tại: 0,2 8 = 1,6 (triệu đồng).
Bà Tám nên chấp nhận đơn hàng vì lợi nhuận đơn hàng là 2,4 triệu đồng > 1,6 triệu đồng.
34
v1.0015107228
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Vai trò của nhân viên kế toán quản trị là cung cấp những thông tin thích hợp cho các
nhà quản lý đưa ra quyết định tối ưu nhất.
• Khái niệm chi phí và doanh thu thích hợp được vận dụng rộng rãi trong quản trị.
Trong bài này, chúng ta đã nghiên cứu việc sử dụng nó trong quyết định liên quan
đến việc chấp nhận hoặc từ chối một đơn hàng đặc biệt, trong quyết định nên làm
hay nên mua, trong quyết định nên ngừng hay tiếp tục kinh doanh một loại sản phẩm
cũng như trong các quyết định liên quan đến việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
sản xuất có giới hạn.
• Thông tin về chi phí và doanh thu liên quan đến tương lai và khác biệt giữa các
phương án là căn cứ quan trọng cho việc đưa ra quyết định kinh doanh ngắn hạn.
• Chi phí chìm và chi phí không chênh lệch giữa các phương án luôn luôn là những chi
phí cần loại bỏ trước khi đưa ra các quyết định kinh doanh ngắn hạn.
35

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_quan_tri_2_bai_8_thong_tin_ke_toan_quan_tr.pdf