Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp

1.1. BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY

• Bản chất nghiệp vụ cho vay của ngân hàng:

 Quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng;

 T – T’;

 Đảm bảo (tài sản/uy tín).

• Đặc điểm của hoạt động cho vay: Hoạt động cho vay

nói riêng hay hoạt động tín dụng nói chung có 3 đặc

điểm cơ bản:

 Luôn có thời hạn;

 Luôn có lãi suất;

 Luôn được đảm bảo (bằng tài sản, bằng uy tín

hoặc bảo lãnh)

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 36 trang xuanhieu 19060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 4: Kế toán nghiệp vụ cho vay của ngân hàng thương mại - Nguyễn Thị Ngọc Diệp
v1.0015108226
BÀI 4 
KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY 
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0015108226
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Cách tính toán lãi trong hoạt động cho vay 
Ngày 20/4/2015, đại diện Công ty TNHH May Thắng Lợi đến NHTMCP Đông Á – Chi
nhánh Hà Nội để trả nợ vay và thanh lý hợp đồng. Hợp đồng tín dụng ghi ngày giải ngân
là 12/2/2014, thời hạn vay 12 tháng, số tiền 300 triệu đồng, lãi suất 1,2%/tháng. Lãi trả
vào ngày 12 hàng tháng, gốc trả đều 6 lần trong kỳ (2 tháng trả 1 lần). Lãi suất phạt bằng
140% lãi suất trong hạn.
Tuy nhiên, khi tính toán số tiền thu nợ thì giữa ngân hàng và khách hàng không khớp
nhau. Để giải thích cho khách hàng về tiền lãi phải thu, kế toán phải nắm bắt được:
2
1. Đặc điểm của hoạt động cho vay của ngân hàng?
2. Các hình thức cho vay?
3. Cách thu lãi, gốc và cách tính lãi trong hoạt động cho vay của ngân hàng?
v1.0015108226
MỤC TIÊU
• Nắm được khái niệm và các hình thức cho vay của ngân hàng thương mại.
• Hiểu được những quy định về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại.
• Hiểu và nắm bắt được quy trình kế toán về giải ngân, dự thu lãi, thu lãi và thu
gốc; quy trình về xử lý các phát sinh về lãi; quy trình kế toán dự phòng.
• Hiểu và làm được các ví dụ về kế toán nghiệp vụ cho vay.
3
v1.0015108226
NỘI DUNG
4
Những vấn đề chung về hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Chứng từ và tài khoản sử dụng
Quy trình kế toán nghiệp vụ cho vay
v1.0015108226 5
1.2. Các loại hình cho vay
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
1.1. Bản chất và đặc điểm của hoạt động cho vay
1.3. Các quy định về hoạt động cho vay và nguyên tắc kế toán 
v1.0015108226
1.1. BẢN CHẤT VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA HOẠT ĐỘNG CHO VAY
• Bản chất nghiệp vụ cho vay của ngân hàng:
 Quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng;
 T – T’;
 Đảm bảo (tài sản/uy tín).
• Đặc điểm của hoạt động cho vay: Hoạt động cho vay
nói riêng hay hoạt động tín dụng nói chung có 3 đặc
điểm cơ bản:
 Luôn có thời hạn;
 Luôn có lãi suất;
 Luôn được đảm bảo (bằng tài sản, bằng uy tín
hoặc bảo lãnh).
6
v1.0015108226
1.2. CÁC LOẠI HÌNH CHO VAY
• Thấu chi;
• Theo món/từng lần;
• Theo hạn mức;
• Theo dự án;
• Hợp vốn/đồng tài trợ;
• Trả góp;
• Qua thẻ tín dụng.
7
v1.0015108226
1.3. CÁC QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VÀ NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
1.3.1. Các quy định về hoạt động cho vay
1.3.2. Nguyên tắc kế toán
8
v1.0015108226
1.3.1. CÁC QUY ĐỊNH VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY
• Phân loại nợ (theo 493): nợ được chia thành 5 nhóm/loại:
 Nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn.
 Nhóm 2: Nợ cần chú ý.
 Nhóm 3: Nợ dưới tiêu chuẩn.
 Nhóm 4: Nợ nghi ngờ.
 Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn.
• Tương ứng với 5 nhóm nợ này, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể lần lượt là 0%, 5%,
20%, 50%, 100%.
 Dự phòng rủi ro tín dụng: dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
 Dự phòng cụ thể tính trên phần dư nợ gốc ko được đảm bảo bằng tài sản, dự
phòng chung tính trên dư nợ gốc (không tính đến giá trị tài sản đảm bảo).
9
v1.0015108226
1.3.2. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
Thận trọng trên cơ sở dồn tích. Nghĩa là
tính lãi dự thu đối với nợ tốt (Nợ loại 1: Nợ
đủ tiêu chuẩn).
10
v1.0015108226 11
2.2. Tài khoản
2. CHỨNG TỪ VÀ TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
2.1. Chứng từ
v1.0015108226
2.1. CHỨNG TỪ
• Các chứng từ trong bộ hồ sơ vay vốn;
• Các chứng từ thanh toán, chứng từ tiền mặt;
• Các chứng từ khác liên quan.
12
v1.0015108226
2.2. TÀI KHOẢN
13
• Tiền mặt 1011, Tiền gửi 4211.
• Nhóm các tài khoản cho vay:
 21X1: Nợ trong hạn;
 21X2: Nợ quá hạn.
• Tài khoản dự phòng 219.
• Tài khoản lãi phải thu từ cho vay 394.
• Tài khoản thu lãi cho vay 702.
• Các tài khoản thanh toán và các tài khoản ngoại bảng
v1.0015108226
CẤU TRÚC CÁC TÀI KHOẢN CHO VAY 21
Phản ánh các hoạt động cho vay.
• Bên Nợ: Ghi số tiền ngân hàng cho khách hàng vay.
• Bên Có: Ghi số tiền khách hàng trả nợ ngân hàng; hoặc ghi số nợ bị/được chuyển
loại. Riêng đối với TK 21X5 - Nợ có khả năng mất vốn: Bên Có còn có thể được
dùng để ghi số nợ khó đòi đã xử lý, chuyển theo dõi ngoại bảng hoặc hoàn toàn tất
toán nợ khó đòi.
• Dư Nợ: Số dư phản ánh số tiền khách hàng đang vay ngân hàng.
14
v1.0015108226
CẤU TRÚC TÀI KHOẢN DỰ PHÒNG 219
Phản ánh số dự phòng rủi ro đối với nợ gốc.
• Bên Có: Ghi số dự phòng rủi ro nợ phải thu khó đòi.
• Bên Nợ: Ghi số dự phòng được sử dụng để bù đắp tổn thất hoặc được hoàn nhập
(do đã dự phòng vượt mức).
• Dư Có: Phản ánh số dự phòng rủi ro chưa được sử dụng.
15
v1.0015108226
CẤU TRÚC TÀI KHOẢN LÃI PHẢI THU TỪ CHO VAY 394
Phản ánh số lãi ngân hàng dự tính sẽ thu được từ khách hàng, nhưng khách hàng chưa
thanh toán cho ngân hàng.
• Bên Nợ: Ghi số lãi ngân hàng dự thu.
• Bên Có: Ghi số lãi khách hàng thanh toán cho ngân hàng; hoặc ghi số lãi ngân hàng
đã dự thu nhưng không thu được, phải xóa lãi, trích lập chi phí tương ứng với số lãi
đã dự thu.
• Dư Nợ: Phản ánh tổng số lãi ngân hàng đã dự thu nhưng chưa được khách hàng
thanh toán.
16
v1.0015108226
CẤU TRÚC TÀI KHOẢN THU LÃI CHO VAY 702
Theo dõi thu nhập từ lãi trong hoạt động cho vay.
• Bên Có: Ghi số tiền lãi ngân hàng thu được từ hoạt động cho vay.
• Bên Nợ: Ghi số tiền lãi được kết chuyển vào tài khoản lợi nhuận (để xác định kết quả
kinh doanh cuối kỳ).
• Dư Có: Số dư phản ánh số lãi ngân hàng thu được chưa kết chuyển để xác định kết
quả kinh doanh.
17
v1.0015108226
CÁC TÀI KHOẢN NGOẠI BẢNG
• Tài khoản Tài sản cầm cố thế chấp của khách hàng 994.
• Tài khoản Lãi cho vay chưa thu được bằng đồng Việt Nam 941.
18
v1.0015108226 19
3.2. Kế toán xử lý các phát sinh về lãi
3. QUY TRÌNH KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ CHO VAY
3.1. Kế toán giải ngân, dự thu lãi, thu lãi và thu gốc
3.3. Kế toán dự phòng rủi ro
v1.0015108226
3.1. KẾ TOÁN GIẢI NGÂN, DỰ THU LÃI, THU LÃI VÀ THU GỐC
20
Tiền mặt 1011/ 
Thanh toán/ 
Cho vay khách 
hàng 21
Tiền mặt 1011/ 
Thanh toán/ 
Thu lãi cho vay 
702
Lãi phải thu từ 
cho vay 394
(2)
(3.b)
(3.c) (1’)
Tài sản cầm cố 
thế chấp 994
(4’)
(1) (4)
(3.a)
v1.0015108226
3.1. KẾ TOÁN GIẢI NGÂN, DỰ THU LÃI, THU LÃI VÀ THU GỐC (tiếp theo)
21
(1). Giải ngân bằng tiền mặt/hoặc qua các tài khoản thanh toán và cầm cố thế chấp tài sản
đảm bảo (1’).
(2). Định kỳ dự thu lãi.
(3). Định kỳ thu lãi.
a. Lãi dự thu = lãi phải thu .
b. Lãi dự thu < lãi phải thu.
c. Thu lãi chưa dự thu.
(4). Thu gốc, và giải chấp (4’).
v1.0015108226
3.2. XỬ LÝ CÁC PHÁT SINH VỀ LÃI
• Lãi đã dự thu nhưng không thu được.
Xoá lãi, tính số lãi chưa thu được vào chi phí tín dụng khác 809, chuyển theo dõi ngoại
bảng trên tài khoản 941. Sau khi xử lý phần gốc mất vốn, số lãi chưa thu được còn dư
trên 941 chuyển sang 9712.
• Lãi đã dự thu nhưng chưa thu được, nay đang theo dõi ngoại bảng, lại thu được.
Tính luôn vào thu nhập tín dụng khác (709) và xuất ngoại bảng.
22
v1.0015108226
3.3. KẾ TOÁN DỰ PHÒNG RỦI RO
23
• Xác định số dự phòng phải trích.
• Dự phòng cụ thể:
 R = max {0,(A - C)} r
 Trong đó:
 R: Số tiền dự phòng cụ thể phải trích.
 A: Dư nợ gốc.
 C: Giá trị của tài sản đảm bảo.
 r: Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể.
• Dự phòng chung 0,75% tổng dư nợ gốc từ nhóm 1 đến nhóm 4.
v1.0015108226
3.3. KẾ TOÁN DỰ PHÒNG RỦI RO
24
• Trích lập dự phòng:
Nợ tài khoản chi phí dự phòng rủi ro nợ phải thu khó đòi 8822.
Có tài khoản dự phòng (cụ thể/chung) (2191/2192).
• Hoàn nhập dự phòng:
Nợ tài khoản dự phòng (cụ thể/chung) (2191/2192).
Có tài khoản chi phí dự phòng rủi ro nợ phải thu khó đòi 8822.
v1.0015108226
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
Trả lời:
Chủ yếu ở tình huống này là giao dịch viên sẽ giải thích cho khách hàng của mình cách tính lãi
của ngân hàng.
Vì phương án trả nợ là lãi trả hàng tháng, gốc trả đều 6 lần (tức 2 tháng trả lãi 1 lần), cho nên
lần trả nợ vào ngày 20/4/2015 là lần trả nợ cuối cùng. Vậy:
• Dư nợ gốc: 50 triệu đồng.
• Lãi = lãi 1 tháng trong hạn (lãi từ 12/1/2015 – 12/2/2015) lãi quá hạn (lãi từ 12/2/2015 
20/4/2015)
= 50 triệu 1,2% 31/30 50 triệu 1,2% 140% 67/30 = 2,496 (triệu đồng)
Vậy tổng số tiền khách hàng phải nộp vào trả nợ là: 52,496 triệu đồng.
25
v1.0015108226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
26
Khoản vay 100 triệu đồng, ngày 26/3, thời hạn 3 tháng, lãi suất 1,2%/30 ngày. Tài sản
đảm bảo 150 triệu đồng. Biết ngân hàng dự thu ngày cuối tháng; Gốc, lãi trả cuối kỳ. Kế
toán hạch toán:
A. Nợ TK Cho vay ngắn hạn trong hạn (2111) 100 triệu đồng
Có TK Tiền mặt (1011) 100 triệu đồng
Đồng thời: Nhập TK tài sản thế chấp cầm cố (994) 150 triệu đồng
B. Nợ TK Cho vay ngắn hạn quá hạn (2112) 100 triệu đồng
Có TK Tiền mặt (1011) 100 triệu đồng
Đồng thời: Nhập TK tài sản thế chấp cầm cố (994) 150 triệu đồng
C. Nợ TK Cho vay ngắn hạn trong hạn (2111) 100 triệu đồng
Có TK Tiền mặt (1011) 100 triệu đồng
D. Nợ TK Tiền mặt (1011) 100 triệu đồng
Có TK 2111 100 triệu đồng
v1.0015108226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
27
Trả lời:
• Đáp án đúng là: A.
• Vì nghiệp vụ phát sinh tài thời điểm ngày 26/3 là nghiệp vụ giải ngân và cầm cố thế
chấp tài sản đảm bảo. Do vậy, kế toán thực hiện bút toán giải ngân (nợ trong hạn) và
bút toán ngoại bảng về tài sản thế chấp.
v1.0015108226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
28
Khoản vay 100 triệu đồng, ngày 26/3, thời hạn 3 tháng, lãi suất 1,2%/30 ngày. Tài sản
đảm bảo 150 triệu đồng. Biết ngân hàng dự thu ngày cuối tháng; Gốc, lãi trả cuối kỳ. Tại
ngày 26/6 khách hàng đem tiền mặt đến thực hiện đúng cam kết. Kế toán hạch toán:
A. Nợ TK Tiền gửi (4211) 101,24 triệu đồng
Có TK Cho vay ngắn hạn trong hạn (2111) 100 triệu đồng
Có TK Thu lãi cho vay (702) 1,24 triệu đồng
Đồng thời: Xuất TK tài sản Thế chấp cầm cố (994) 150 triệu đồng
B. Nợ TK Tiền mặt (1011) 103,68 triệu đồng
Có TK Cho vay ngắn hạn trong hạn (2111) 100 triệu đồng
Có TK Lãi phải thu (394) 2,64 triệu đồng
Có TK Thu lãi cho vay (702) 1,04 triệu đồng
Đồng thời: Xuất TK tài sản thế chấp cầm cố 150 triệu đồng.
v1.0015108226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
29
C. Nợ TK Tiền gửi (4211) 103,68 triệu đồng
Có TK Cho vay ngắn hạn trong hạn (2111) 100 triệu đồng
Có TK Thu lãi cho vay (702) 3,68 triệu đồng
Đồng thời: Xuất TK tài sản thế chấp cầm cố (994) 150 triệu đồng
D. Nợ TK Tiền mặt (1011) 103,68 triệu đồng
Có TK Cho vay ngắn hạn trong hạn (2111) 100 triệu đồng
Có TK Lãi phải thu (394) 2,64 triệu đồng
Có TK Thu lãi cho vay (702) 1,04 triệu đồng
v1.0015108226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
30
Trả lời:
• Đáp án đúng là: B.
• Vì đây là nghiệp vụ thu nợ lãi và gốc.
Lãi phải thu = 100 triệu 1,2% 92/30 = 3,68 triệu đồng.
Trong đó lãi đã dự thu cộng dồn là: 100 triệu 1,2% 66/30 = 2,64 triệu đồng.
 Toàn bộ số tiền thu được (cả gốc và lãi) là: 103,68 triệu đồng. Phần gốc tất toán
trên TK 2111, phần lãi đã dự thu tất toán trên TK 394, phần lãi còn lại hạch toán
vào TK 702.
 Khi khách hàng trả đầy đủ đúng hạn, thanh lý hợp đồng tín dụng thì kế toán sẽ
giải chấp tài sản đảm bảo.
v1.0015108226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 3
31
Khoản vay 100 triệu đồng, ngày 26/3, thời hạn 3 tháng, lãi suất 1,2%/30 ngày. Tài sản
đảm bảo 150 triệu đồng. Ngân hàng dự thu ngày cuối tháng. Lãi trả ngày 26 hàng tháng,
từ tháng 4; Gốc trả cuối kỳ. Tại ngày 26/6, khi khách hàng đem tiền đến trả và thanh lý
hợp đồng thì kế toán hạch toán:
A. Nợ TK Tiền mặt (1011) 101,24 triệu đồng
Có TK Cho vay ngắn hạn trong hạn (2111) 100 triệu đồng
Có TK Lãi phải thu (394) 1,24 triệu đồng
Đồng thời: Xuất TK tài sản thế chấp cầm cố 50 triệu đồng
B. Nợ TK Tiền mặt (1011) 101,24 triệu đồng
Có TK Cho vay ngắn hạn trong hạn (2111) 100 triệu đồng
Có TK Thu lãi cho vay (702) 1,24 triệu đồng
Đồng thời: Xuất TK tài sản thế chấp cầm cố 150 triệu đồng
v1.0015108226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 3
32
C. Nợ TK Tiền mặt (1011) 101,24 triệu đồng
Có TK Cho vay ngắn hạn trong hạn (2111) 100 triệu đồng
Có TK Lãi phải thu (394) 0,2 triệu đồng
Có TK Thu lãi cho vay (702) 1,04 triệu đồng
Đồng thời: Xuất TK tài sản thế chấp cầm cố 150 triệu đồng
D. Nợ TK Tiền mặt (1011) 101,24 triệu đồng
Có TK Cho vay ngắn hạn trong hạn (2111) 100 triệu đồng
Có TK Thu lãi cho vay (702) 1,24 triệu đồng
v1.0015108226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 3
33
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C.
• Vì nghiệp vụ phát sinh ngày 26/6 là nghiệp vụ ngân hàng thu nợ gốc và lãi tháng thứ 3
(từ 26/5 đến 26/6).
Lãi tháng thứ 3 = 100 triệu 1,2% 31/30 = 1,24 triệu đồng.
Trong đó lãi đã dự thu = 100 triệu 1,2% 5/30 = 0,2 triệu đồng.
 Do vậy phần tiền gốc kế toán tất toán trên TK 2111, phần lãi đã dự thu tất toán trên
TK 394, phần lãi còn lại hạch toán vào TK 702. Toàn bộ số tiền thu được hạch toán
vào TK 1011.
 Do khách hàng thanh toán đầy đủ nên thanh lý hợp đồng tín dụng, giải chấp tài sản
đảm bảo.
v1.0015108226
BÀI TẬP
34
Ngày 23/10/N, tại NHCT A có các nghiệp vụ:
1. Khách hàng A đến xin vay 50 triệu đồng để mua ôtô, thế chấp một sổ TGTK 100 triệu
đồng , thủ tục hợp lệ và ngân hàng giải quyết ngay, giải ngân bằng tiền mặt.
2. Khoản cho vay của khách hàng B kỳ hạn 9 tháng, trả lãi theo định kỳ 3 tháng đã đến
hạn thanh toán lãi lần 2. Gốc: 50 triệu đồng; lãi suất: 1,2%/tháng. Khách hàng không
trả lãi được, ngân hàng không cho phép điều chỉnh kỳ hạn trả lãi. Ngân hàng hạch
toán lãi dự thu vào ngày cuối tháng.
3. Ngân hàng giải ngân cho Công ty X 120 triệu đồng để thanh toán cho Công ty Y có
TK tiền gửi tại chi nhánh NHCT khác tỉnh.
4. Khách hàng D nộp tiền mặt để thanh toán nợ vay và lãi vay của 1 hợp đồng tín dụng
đến hạn thanh toán. Số tiền vay là 80 triệu đồng, lãi suất cho vay là 1,7%/tháng, ngày
vay 23/6/N.
Yêu cầu: Xử lý và hạch toán các nghiệp vụ phát sinh trên.
v1.0015108226
BÀI TẬP
35
Trả lời:
Nghiệp vụ 2:
• Lãi phải thu kỳ 2 = 50 triệu 1,2% 92/30 = 1,84 triệu đồng.
• Lãi đã dự thu cộng dồn = 50 triệu 1,2% 69/30 = 1,38 triệu đồng.
• Vì khách hàng không trả được nên phần lãi đã dự thu ngân hàng sẽ xóa, toàn bộ số
tiền lãi không thu được sẽ trở thành lãi treo (theo dõi ngoại bảng).
Nợ TK Chi phí tín dụng khác (809) 1,38 triệu đồng
Có TK Lãi phải thu (394) 1,38 triệu đồng
Đồng thời: Nhập TK Lãi cho vay chưa thu được (941) 1,84 triệu đồng
v1.0015108226
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Nắm được khái niệm và đặc điểm của nghiệp vụ cho vay; các loại hình cho vay của
ngân hàng thương mại;
• Chứng từ và tài khoản sử dụng trong kế toán cho vay;
• Quy trình kế toán.
36

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_ngan_hang_thuong_mai_bai_4_ke_toan_nghiep.pdf