Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 2) - Nguyễn Thị Ngọc Diệp

1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA GIẤY TỜ CÓ GIÁ (GIẤY NỢ)

• Giấy tờ có giá bao gồm:

 Ngắn hạn: Kỳ phiếu, Chứng chỉ tiền gửi.

 Dài hạn: Trái phiếu.

• Đặc điểm:

 Là loại vốn nợ chỉ có 1 kỳ hạn.

 Lãi không được nhập vào gốc.

 Phần lớn các ngân hàng thương mại chỉ giữ hộ

tiền khi khách hàng không đến thanh toán vào

ngày đáo hạn.

 Nếu thanh toán trước hạn, ngân hàng thương

mại sẽ thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có

giá đó.

 Ngân hàng tính lãi giấy tờ có giá giống như tính

lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 2) - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 2) - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 2) - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 2) - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 2) - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 2) - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 2) - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 2) - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 2) - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 2) - Nguyễn Thị Ngọc Diệp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 28 trang xuanhieu 20460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 2) - Nguyễn Thị Ngọc Diệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 2) - Nguyễn Thị Ngọc Diệp

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 2) - Nguyễn Thị Ngọc Diệp
v1.0015108226
BÀI 2
KẾ TOÁN NHẬN TIỀN GỬI 
VÀ PHÁT HÀNH GIẤY TỜ CÓ GIÁ
(Phần 2)
ThS. Nguyễn Thị Ngọc Diệp
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
1
v1.0015108226
TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
Mua giấy nợ ngân hàng có khác với gửi tiết kiệm tại ngân hàng?
Ngày 13/10/2014, Ông Trương Đình Hùng đến ngân hàng thanh toán 100 kỳ phiếu,
mệnh giá 1 triệu đồng, kỳ hạn 9 tháng, ngày phát hành 25/12/2013, lãi suất 0,7%/tháng.
Biết ngân hàng trả lãi cuối kỳ. Sau khi nhận toàn bộ tiền, ông Hùng thấy số tiền mình
nhận được không giống như số tiền mình đã nhẩm tính trước.
Ông liền thắc mắc với giao dịch viên và được giao dịch viên giải đáp tận tình.
Để giải đáp được cho khách hàng về vấn đề này, giao dịch viên phải hiểu được:
2
1. Đặc điểm của giấy tờ có giá (giấy nợ) và quy trình kế toán giấy tờ có giá?
2. Cách tính lãi, trả lãi đối với giấy tờ có giá?
v1.0015108226
MỤC TIÊU
• Nắm được cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng thương mại.
• Hiểu được đặc điểm của giấy tờ có giá.
• Hiểu được nội dung, cấu trúc của các tài khoản sử dụng trong
hạch toán giấy tờ có giá.
• Hiểu được quy trình kế toán giấy tờ có giá.
• Hiểu và làm được các ví dụ về kế toán giấy tờ có giá.
3
v1.0015108226
NỘI DUNG
4
Những vấn đề chung về nghiệp vụ huy động vốn của ngân hàng thương mại
Chứng từ và tài khoản sử dụng
Quy trình kế toán giấy tờ có giá
v1.0015108226 5
1.2. Đặc điểm của giấy tờ có giá
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 
THƯƠNG MẠI 
1.1. Cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng thương mại
1.3. Nguyên tắc kế toán
v1.0015108226
1.1. CẤU TRÚC NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
6
Vốn chủ sở hữu Vốn nợ
Vốn Nhận tiền gửi
Quỹ Phát hành giấy nợ
Khác Đi vay
Nhận tài trợ, ủy thác
Khác
v1.0015108226
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA GIẤY TỜ CÓ GIÁ (GIẤY NỢ)
7
• Giấy tờ có giá bao gồm:
 Ngắn hạn: Kỳ phiếu, Chứng chỉ tiền gửi.
 Dài hạn: Trái phiếu.
• Đặc điểm:
 Là loại vốn nợ chỉ có 1 kỳ hạn.
 Lãi không được nhập vào gốc.
 Phần lớn các ngân hàng thương mại chỉ giữ hộ
tiền khi khách hàng không đến thanh toán vào
ngày đáo hạn.
 Nếu thanh toán trước hạn, ngân hàng thương
mại sẽ thực hiện nghiệp vụ chiết khấu giấy tờ có
giá đó.
 Ngân hàng tính lãi giấy tờ có giá giống như tính
lãi tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
v1.0015108226
1.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA GIẤY TỜ CÓ GIÁ (GIẤY NỢ) (tiếp theo)
8
• Cùng với nguồn tiền gửi tạo nên nguồn vốn huy động cho ngân hàng thương mại.
• Phát hành theo đợt chứ không thường xuyên liên tục như huy động tiền gửi.
• Tính linh hoạt cũng như sinh lời của giấy tờ có giá kém hơn so với tiền gửi nên thông
thường lãi suất của giấy tờ có giá cao hơn so với lãi suất của tiền gửi.
• Ngân hàng thương mại có thể có 3 phương thức phát hành giấy tờ có giá: phát hành
ngang giá, phát hành có chiết khấu, phát hành có phụ trội. Tuy nhiên trên thực tế chủ
yếu vẫn là phát hành ngang giá.
• Có 2 hình thức trả lãi: trả lãi trước (trả lãi ngay tại thời điểm phát hành); trả lãi sau
(trả lãi nhiều lần trong kỳ, trả lãi một lần vào cuối kỳ).
v1.0015108226
1.3. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN
Dồn tích (Dự thu – dự chi/ dự thu – dự trả)
Doanh thu và Chi phí được ghi nhận tại
• Thời điểm phát sinh.
• Thời điểm có thu, chi bằng tiền.
9
v1.0015108226 10
2.2. Tài khoản
2. CHỨNG TỪ VÀ TÀI KHOẢN SỬ DỤNG
2.1. Chứng từ
v1.0015108226
2.1. CHỨNG TỪ
• Giấy nộp tiền.
• Phiếu thu/Phiếu chi.
• Phiếu tính lãi, phiếu chuyển khoản.
• Giấy nợ ngân hàng: kỳ phiếu, trái phiếu,
chứng chỉ tiền gửi.
11
v1.0015108226
2.2. TÀI KHOẢN
12
• Tiền mặt.
• Phát hành giấy tờ có giá: mệnh giá 431.
• Lãi phải trả cho giấy tờ có giá.
• Chi phí trả lãi giấy tờ có giá.
• Chi phí trả trước chờ phân bổ.
v1.0015108226
2.2. TÀI KHOẢN (tiếp theo)
13
• Tài khoản mệnh giá giấy tờ có giá – 431
 Tài khoản này dùng để phản ánh mệnh giá của giấy tờ có giá bằng VND/bằng
ngoại tệ mà ngân hàng phát hành để huy động vốn.
 Bên Có: Phản ánh mệnh giá giấy tờ có giá bằng VND/bằng ngoại tệ khi ngân hàng
phát hành.
 Bên Nợ: Phản ánh mệnh giá giấy tờ có giá bằng VND/bằng ngoại tệ khi ngân hàng
thanh toán.
 Dư Có: Phản ánh mệnh giá giấy tờ có giá bằng VND/bằng ngoại tệ đã phát hành
vào cuối kỳ.
• Tài khoản lãi phải trả cho giấy tờ có giá – 492
 Phản ánh lãi dồn tích trên tài khoản giấy tờ có giá (mệnh giá) mà ngân hàng phải
trả, đã được hạch toán vào chi phí trong kỳ nhưng ngân hàng chưa trả cho khách.
 Kết cấu: Giống TK 4913.
v1.0015108226
2.2. TÀI KHOẢN (tiếp theo)
14
• Tài khoản chi phí trả lãi giấy tờ có giá – 803
 Phản ánh chi phí ngân hàng trả lãi cho các nguồn tiền gửi.
 Kết cấu: Giống TK 801.
• TK Chi phí chờ phân bổ – 388
 Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí đã phát sinh (ví dụ trả lãi trước)
nhưng có liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của nhiều kỳ kế toán và việc
phân bổ chi phí này vào chi phí hoạt động trong từng kỳ kế toán phải phù hợp với
quy định của chuẩn mực kế toán.
 Bên Nợ: Phản ánh chi phí chờ phân bổ (chi phí trả trước) phát sinh trong kỳ.
 Bên Có: Phản ánh chi phí trả trước được phân bổ vào chi phí hoạt động từng kỳ.
 Dư Nợ: Phản ánh chi phí trả trước chưa được phân bổ.
v1.0015108226 15
3.2. Quy trình kế toán phát hành ngang giá, trả lãi trước
3. QUY TRÌNH KẾ TOÁN GIẤY TỜ CÓ GIÁ
3.1. Quy trình kế toán phát hành ngang giá, trả lãi sau
v1.0015108226
3.1. QUY TRÌNH KẾ TOÁN PHÁT HÀNH NGANG GIÁ, TRẢ LÃI SAU
16
Tiền mặt 1011
Lãi phải trả đối 
với giấy tờ có 
giá 492
Chi phí trả lãi 
giấy tờ có giá 
803
(2)
Tiền mặt 1011
Mệnh giá giấy 
tờ có giá 431
(1)
(4)
(3.a)
(3.b)
(3.c)
Chi phí trả lãi giấy 
tờ có giá 803
v1.0015108226
3.1. QUY TRÌNH KẾ TOÁN PHÁT HÀNH NGANG GIÁ, TRẢ LÃI SAU (tiếp theo)
17
(1). Khách hàng mua giấy tờ có giá.
(2). Định kỳ dự trả lãi tại ngân hàng.
(3). Cuối kỳ, ngân hàng thanh toán lãi cho khách hàng.
a. Lãi dự trả = lãi phải trả.
b. Lãi dự trả nhỏ hơn lãi phải trả.
c. Lãi dự trả lớn hơn lãi phải trả (hiếm gặp hơn so
với tiền gửi tiết kiệm).
(4). Thanh toán mệnh giá giấy tờ có giá.
v1.0015108226
3.2. QUY TRÌNH KẾ TOÁN PHÁT HÀNH NGANG GIÁ, TRẢ LÃI TRƯỚC
18
(1). Khách hàng mua giấy tờ có giá.
(2). Định kỳ phân bổ chi phí lãi trả trước vào chi phí trả lãi trong kỳ.
(3). Thanh toán mệnh giá giấy tờ có giá.
Tiền mặt 1011
Mệnh giá giấy 
tờ có giá 431 Tiền mặt 1011
Chi phí lãi trả 
trước chờ 
phân bổ Tiền mặt 1011
(2)
(1)
(3)
v1.0015108226
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
19
Câu hỏi:
1. Đặc điểm của giấy tờ có giá và quy trình kế toán giấy tờ có giá?
2. Cách tính lãi, trả lãi đối với tiền gửi tiết kiệm?
Trả lời:
1. Đặc điểm giấy tờ có giá và cách tính và trả lãi:
 Đối tượng mua giấy tờ có giá: cá nhân, tổ chức kinh tế.
 Mục đích: an toàn và hưởng lãi.
 Lãi:
 Lãi suất: cao hơn tiền gửi tiết kiệm.
 Cách tính lãi: tính theo thời gian thực tế trong kỳ (giống tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn).
 Thời điểm trả lãi: trả vào cuối kỳ, đầu kỳ, nhiều lần trong kỳ.
 Chỉ có 1 kỳ hạn duy nhất nên lãi không được nhập gốc, và ngân hàng chỉ giữ hộ tiền
nếu ngày đáo hạn khách hàng không đến thanh toán.
v1.0015108226
GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG
20
2. Vì giấy tờ có giá chỉ có 1 kỳ hạn nên tại ngày đáo hạn, nếu khách hàng không đến
thanh toán thì ngân hàng chỉ giữ hộ tiền.
• Do vậy, ông Hưng chỉ được hưởng lãi trong khoảng thời gian từ ngày phát hành đến
ngày đáo hạn (từ 25/12/2013 đến 25/9/2014). Khoảng thời gian từ ngày đáo hạn đến
ngày ông đến thanh toán (từ 25/9/2014 đến 13/10/2014) ngân hàng chỉ giữ hộ tiền
(lãi không nhập gốc, ngân hàng không trả lãi trong khoảng thời gian này).
• Số tiền ông Hưng nhận được khi thanh toán số kỳ phiếu đó là:
100 (1 + 276 0,7%/30) = 106,44 (triệu đồng).
v1.0015108226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1
Ngày 4/3/2007, ngân hàng phát hành kỳ phiếu. Tổng mệnh giá 100 tỷ đồng, kỳ hạn 90
ngày, lãi suất 1,8% cả kỳ, trả lãi cuối kỳ. Khi đó, kế toán hạch toán:
A.Nợ TK 431 100.000.000.000 đồng
Có TK 1011 100.000.000.000 đồng
B.Nợ TK 431 100.000.000.000 đồng
Có TK 801 100.000.000.000 đồng
C.Nợ TK 1011 100.000.000.000 đồng
CóTK 431 100.000.000.000 đồng
D.Nợ TK 1011 100.000.000.000 đồng
Có TK 801 100.000.000.000 đồng
Trả lời:
• Đáp án đúng là: C.
• Vì tại thời điểm ngày 4/3 ngân hàng phát hành giấy tờ có giá theo mệnh giá, trả lãi
cuối kỳ nên bút toán tại ngày 4/3 là bút toán “phát hành giấy tờ có giá” (khách hàng
mua giấy tờ có giá).
21
v1.0015108226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
22
Ngày 4/3/2007, ngân hàng phát hành kỳ phiếu. Tổng mệnh giá 100 tỷ đồng, kỳ hạn 90
ngày, lãi suất 1,8% cả kỳ, trả lãi cuối kỳ. Ngày 2/6/2007, khách hàng đến thanh toán toàn
bộ. Khi đó, kế toán hạch toán:
A. Nợ TK 431 100.000.000.000 đồng
Nợ TK 803 1.800.000.000 đồng
Có TK 1011 101.800.000.000 đồng
B. Nợ TK 431 100.000.000.000 đồng
Nợ TK 492 1.760.000.000 đồng
Nợ TK 803 40.000.000 đồng
Có TK 1011 101.800.000.000 đồng
C. Nợ TK 1011 100.000.000.000 đồng
Nợ TK 803 1.800.000.000 đồng
Có TK 431 101.800.000.000 đồng
D. Nợ TK 431 100.000.000.000 đồng
Nợ TK 492 1.800.000.000 đồng
Có TK 1011 101.800.000.000 đồng
v1.0015108226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 2
23
Trả lời:
• Đáp án đúng là: B.
• Vì: Khi khách hàng đến thanh toán giấy tờ có giá thì kế toán phải thực hiện bút toán
trả cả gốc và lãi.
 Gốc: 100 tỷ đồng.
 Lãi = 100 1,8% = 1,8 (tỷ đồng).
 Trong đó, số lãi đã dự trả là: 100 1,8%/ 90 88 = 1,76 (tỷ đồng).
Số tiền lãi đã dự trả khi trả cho khách hàng thì tất toán trên TK 492 (Lãi phải trả), số
lãi còn lại (40 triệu đồng) là lãi phát sinh nên hạch toán vào TK 803 (Chi phí trả lãi).
v1.0015108226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 3
24
Ngày 4/4/2007, tổng mệnh giá 100 tỷ đồng, kỳ hạn 90 ngày, lãi suất 1,8% cả kỳ, trả lãi
trước. Khi đó kế toán hạch toán:
A. Nợ TK Tiền mặt 1011 98.200 triệu đồng
Nợ TK Chi phí lãi trả trước chờ phân bổ 388 1.800 triệu đồng
Có TK Mệnh giá GTCG 431 100.000 triệu đồng
B. Nợ TK Tiền mặt 1011 100.000 triệu đồng
Nợ TK Lãi phải trả 492 1.800 triệu đồng
Có TK Mệnh giá GTCG 431 101.800 triệu đồng
C. Nợ TK Mệnh giá GTCG 431 100.000 triệu đồng
Nợ TK Chi phí trả lãi 803 1.800 triệu đồng
Có TK Tiền mặt 1011 101.800 triệu đồng
D. Nợ TK Mệnh giá GTCG 431 101.800.000.000 triệu đồng
Có TK Tiền mặt 1011 101.800.000.000 triệu đồng
v1.0015108226
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 3
25
Trả lời:
• Đáp án đúng là: A.
• Vì: Do ngân hàng phát hành theo hình thức trả lãi trước nên tại thời điểm phát hành
ngân hàng thanh toán lãi cho khách hàng.
Số lãi thanh toán cho khách hàng là:
100 1,8% = 1,8 (tỷ đồng)
Số tiền lãi này vì trả trước nên được hạch toán vào TK 388 (Chi phí trả trước chờ
phân bổ).
Do vậy, tại thời điểm phát hành số tiền ngân hàng thu về là:
100 – 1,8 = 98,2 (tỷ đồng)
v1.0015108226
BÀI TẬP
26
Ngày 30/9/2006 tại ngân hàng thương mại A có phát sinh các nghiệp vụ sau:
1. Nhằm huy động vốn cho đầu tư xây dựng một số trường học mới, Ngân hàng phát
hành trái phiếu kỳ hạn 5 năm, mệnh giá 1 triệu đồng, lãi suất 0,8%/tháng. Số trái
phiếu đã phát hành là 50.000.
2. Ngân hàng phát hành kỳ phiếu 12 tháng với lãi suất 0,7%/tháng, mệnh giá 1 triệu
đồng, trả lãi trước. Số kỳ phiếu đã phát hành 30.000.
3. Ngân hàng phát hành 10.000 chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 6 tháng, lãi suất
0,65%/tháng. Mệnh giá 2 triệu đồng. Lãi thanh toán 3 tháng một lần.
4. Ngân hàng xem xét kỳ phiếu phát hành đợt ngày 6/9/2006, tổng mệnh giá 20 tỷ
đồng, kỳ hạn 12 tháng, lãi suất 0,75%/tháng.
5. Ngân hàng phát hành 20.000 trái phiếu chuyển đổi kỳ hạn 5 năm, lãi suất 9,5%/năm.
Mệnh giá 1 triệu đồng.
Yêu cầu: Xử lý nghiệp vụ và hạch toán vào tài khoản thích hợp tại các thời điểm 30/9,
31/10 và 31/12/2006.
v1.0015108226
BÀI TẬP
27
Trả lời:
Nghiệp vụ 1
1. Tại thời điểm 30/9 (thời điểm phát hành):
Nợ TK 1011 50 tỷ đồng
Có TK 431 50 tỷ đồng
2. Tại thời điểm 31/10 (dự trả lãi):
Lãi dự trả tháng 10 = 50 tỷ 0,8%/30 31 = 413,333 triệu đồng
Nợ TK 803 413,333 triệu đồng
Có TK 492 413,333 triệu đồng
3. Tại thời điểm 31/12 (dự trả lãi):
Lãi dự trả tháng 12 = 50 tỷ 0,8%/30 31 = 413,333 triệu đồng
Nợ TK 803 413,333 triệu đồng
Có TK 803 413,333 triệu đồng
v1.0015108226
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
• Nắm được cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng thương mại; các thành phần của vốn nợ;
• Đặc điểm của giấy tờ có giá;
• Hệ thống chứng từ và tài khoản sử dụng trong nghiệp vụ giấy tờ có giá của ngân hàng
thương mại;
• Quy trình kế toán phát hành ngang giá trả lãi sau, phát hành ngang giá trả lãi trước và ví
dụ minh họa.
28

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_ngan_hang_thuong_mai_bai_2_ke_toan_nhan_ti.pdf