Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 1)

2.1. Những vấn đề chung về nguồn vốn của ngân hàng thương mại

2.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và đặc điểm nguồn vốn

Nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm 2 nguồn chủ yếu: Vốn chủ sở hữu và Vốn

nợ (Vốn huy động). Mỗi loại nguồn vốn có nội dung kinh tế, yêu cầu quản lý và

phương pháp hạch toán khác nhau.

2.1.1.1. Vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là nguồn lực tự có mà chủ ngân hàng sở hữu và sử dụng vào mục đích

kinh doanh theo luật định. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn

của ngân hàng thương mại, song nó lại là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định sự tồn tại

và phát triển của một ngân hàng. Mặt khác, với chức năng bảo vệ vốn chủ sở hữu

được coi như tài sản đảm bảo gây lòng tin với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán

trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ; bên cạnh đó nó còn là căn cứ để tính toán các

hệ số đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu tài chính.

Vốn chủ sở hữu bao gồm:

 Vốn của ngân hàng thương mại:

o Vốn điều lệ;

o Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định;

o Vốn khác: Thặng dư phát hành cổ phiếu, lợi nhuận để lại không chia.

 Quỹ:

o Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ;

o Quỹ dự phòng tài chính;

o Quỹ đầu tư phát triển;

o Quỹ khen thưởng;

o Quỹ phúc lợi.

Các quỹ này được trích từ lợi nhuận hàng năm theo luật định (tỷ lệ trích và nội

dung sử dụng phải theo luật định).

 Một số tài sản nợ được xếp vào vốn chủ sở hữu của ngân hàng

o Chênh lệch đánh giá lại tài sản: Chênh lệch đánh giá lại tỷ giá, vàng bạc, đá

quý, tài sản trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng thương mại (chứng khoán,

tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu), đánh giá lại tài sản cố định.

o Chênh lệch thu nhập và chi phí: Chênh lệch tăng (dư có)  tăng vốn ngân hàng

thương mại; Chênh lệch giảm (dư nợ)  giảm vốn ngân hàng thương mại.

o Kết quả lợi nhuận năm sau chưa phân phối.

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 1) trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 1) trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 1) trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 1) trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 1) trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 1) trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 1) trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 1) trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 1) trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 1) trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang xuanhieu 17620
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 1)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 1)

Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại - Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá (Phần 1)
ược quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm và giấy tờ có giá. 
 Hiểu và làm được các ví dụ về kế toán tiền gửi tiết kiệm và giấy tờ có giá. 
Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành 
giấy tờ có giá (Phần 1) 
16 TXNHTM09_Bai2p1_v1.0015109208 
Tình huống dẫn nhập 
Cách tính lãi tiền gửi tiết kiệm 
Ngày 13/2/2015, Bà Nguyễn Thị Lan đến ngân hàng tất toán sổ tiết kiệm 100 triệu đồng, kỳ hạn 
3 tháng, ngày gửi 25/10/2014, lãi suất 0,5%/tháng. Biết ngân hàng trả lãi cuối kỳ, lãi suất không 
kỳ hạn áp dụng trong ngày là 0,18%/tháng. Sau khi nhận toàn bộ tiền, bà Lan thấy số tiền mình 
nhận được không giống như số tiền bà đã nhẩm tính trước. 
Bà liền thắc mắc với giao dịch viên và được giao dịch viên giải đáp tận tình. 
Để giải đáp được cho khách hàng về vấn đề này, giao dịch viên phải hiểu được: 
1. Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm và quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm. 
2. Cách tính lãi, trả lãi đối với tiền gửi tiết kiệm. 
Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành 
giấy tờ có giá (Phần 1) 
TXNHTM09_Bai2p1_v1.0015109208 17 
2.1. Những vấn đề chung về nguồn vốn của ngân hàng thương mại 
2.1.1. Cấu trúc nguồn vốn và đặc điểm nguồn vốn 
Nguồn vốn của ngân hàng thương mại gồm 2 nguồn chủ yếu: Vốn chủ sở hữu và Vốn 
nợ (Vốn huy động). Mỗi loại nguồn vốn có nội dung kinh tế, yêu cầu quản lý và 
phương pháp hạch toán khác nhau. 
2.1.1.1. Vốn chủ sở hữu 
Vốn chủ sở hữu là nguồn lực tự có mà chủ ngân hàng sở hữu và sử dụng vào mục đích 
kinh doanh theo luật định. Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn 
của ngân hàng thương mại, song nó lại là yếu tố cơ bản đầu tiên quyết định sự tồn tại 
và phát triển của một ngân hàng. Mặt khác, với chức năng bảo vệ vốn chủ sở hữu 
được coi như tài sản đảm bảo gây lòng tin với khách hàng, duy trì khả năng thanh toán 
trong trường hợp ngân hàng gặp thua lỗ; bên cạnh đó nó còn là căn cứ để tính toán các 
hệ số đảm bảo an toàn và các chỉ tiêu tài chính. 
Vốn chủ sở hữu bao gồm: 
 Vốn của ngân hàng thương mại: 
o Vốn điều lệ; 
o Vốn đầu tư xây dựng cơ bản và mua tài sản cố định; 
o Vốn khác: Thặng dư phát hành cổ phiếu, lợi nhuận để lại không chia. 
 Quỹ: 
o Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ; 
o Quỹ dự phòng tài chính; 
o Quỹ đầu tư phát triển; 
o Quỹ khen thưởng; 
o Quỹ phúc lợi. 
Các quỹ này được trích từ lợi nhuận hàng năm theo luật định (tỷ lệ trích và nội 
dung sử dụng phải theo luật định). 
 Một số tài sản nợ được xếp vào vốn chủ sở hữu của ngân hàng 
o Chênh lệch đánh giá lại tài sản: Chênh lệch đánh giá lại tỷ giá, vàng bạc, đá 
quý, tài sản trực tiếp tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng thương mại (chứng khoán, 
tài sản gán nợ đã chuyển quyền sở hữu), đánh giá lại tài sản cố định. 
o Chênh lệch thu nhập và chi phí: Chênh lệch tăng (dư có) tăng vốn ngân hàng 
thương mại; Chênh lệch giảm (dư nợ) giảm vốn ngân hàng thương mại. 
o Kết quả lợi nhuận năm sau chưa phân phối. 
2.1.1.2. Vốn nợ (vốn huy động) 
Vốn huy động của ngân hàng thương mại là giá trị tiền tệ mà các ngân hàng thương 
mại huy động được trên thị trường thông qua nghiệp vụ nhận tiền gửi, tiền vay và một 
số nguồn vốn khác. Bộ phận vốn huy động có ý nghĩa quyết định đến khả năng hoạt 
động của mỗi ngân hàng thương mại. 
Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành 
giấy tờ có giá (Phần 1) 
18 TXNHTM09_Bai2p1_v1.0015109208 
Gồm: 
 Nhận tiền gửi: 
Tiền gửi (của cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, kho bạc nhà nước). 
o Tiền gửi không kỳ hạn (Tài khoản tiền gửi thanh toán, tài khoản séc): 
Mục đích chính: Thực hiện các khoản chi trả trong hoạt động sản xuất kinh 
doanh và tiêu dùng. 
 Đặc điểm: 
 Người gửi tiền có thể gửi và rút bất cứ lúc 
nào trong phạm vi số dư tài khoản. 
 Lãi suất: do tính linh hoạt về số dư và tiện 
ích thanh toán nên ngân hàng thường không 
trả lãi hoặc trả lãi rất thấp. 
 Tính và trả lãi: hàng tháng vào ngày gần 
cuối tháng kế toán sẽ tình và trả lãi các 
khoản TGTT và lãi được nhập gốc. Phương pháp tính lãi theo phương pháp 
tích số (theo thời gian thực tế theo ngày): 
Số tiền lãi trong tháng = Tổng tích số tính lãi trong tháng Lãi suất 
tháng/30 ngày 
Trong đó: 
Tổng tích số tính lãi trong tháng = ∑ Số dư có TKTGTT Số ngày dư có 
thực tế trong tháng 
o Tiền gửi có kỳ hạn: 
 Mục đích chính: hưởng lãi. 
 Đặc điểm: 
 Người gửi tiền chỉ được lĩnh tiền sau một thời gian nhất định (tuy nhiên có 
thể rút trước hạn nhưng không được hưởng lãi hoặc hưởng lãi suất thấp theo 
quy định của ngân hàng). Lãi và gốc được trả vào cuối kỳ. Nếu quá hạn 
không rút lãi nhập gốc tự động chuyển sang kỳ hạn mới. 
 Tính lãi theo lãi đơn và theo thời gian thực tế. Hàng tháng tiến hành dự trả lãi. 
o Tiền gửi tiết kiệm: là khoản tiền của cá nhân được gửi vào tài khoản tiền gửi 
tiết kiệm, được xác nhận trên thẻ tiền gửi, được hưởng lãi theo quy định của tổ 
chức nhận tiền gửi tiết kiệm và được bảo hiểm theo quy định của pháp luật về 
bảo hiểm tiền gửi. 
Mục đích: hưởng lãi và tích lũy. Tiền gửi tiết kiệm không được dùng để phát 
hành séc hay thanh toán, trừ trường hợp người gửi tiền đề nghị trích tài khoản 
tiền gửi tiết kiệm để trả nợ vay hay chuyển sang một tài khoản khác của chính 
chủ tài khoản. 
Phân loại: 
 Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: người gửi tiền có thể rút tiền theo yêu cầu 
mà không cần báo trước vào bất kỳ ngày làm việc nào. 
Chi trả lãi: giống tiền gửi tiết kiệm. 
 Tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: người gửi tiền chỉ có thể rút tiền sau một kỳ 
hạn gửi tiền nhất định theo thỏa thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm. 
Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành 
giấy tờ có giá (Phần 1) 
TXNHTM09_Bai2p1_v1.0015109208 19 
Nếu khách hàng rút trước hạn thì phải có sự thỏa thuận trước, lãi suất được 
hưởng không vượt quá lãi suất tiền gửi tiết kiệm không kì hạn; nếu không có 
thỏa thuận trước thì sẽ phạt phí và lãi suất không vượt quá lãi suất tiền gửi 
tiết kiệm không kỳ hạn. 
Chi trả lãi: giống tiền gửi thanh toán có kỳ hạn. 
 Phát hành giấy tờ có giá 
Giấy tờ có giá là các công cụ nợ do ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị 
trường. Nguồn vốn này tương đối ổn định để sử dụng cho một mục đích nào đó. 
Lãi suất phụ thuộc sự cấp thiết của nguồn vốn huy động nên thường cao hơn lãi 
suất tiền gửi có kỳ hạn thông thường. 
Các loại giấy tờ có giá: 
o Ngắn hạn: Kỳ phiếu, Chứng chỉ tiền gửi có mệnh giá. 
o Dài hạn: Trái phiếu. 
 Nguồn vốn vay 
o Mục đích: Nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản của 
ngân hàng thương mại. 
o Nguồn: Tổ chức tín dụng trong nước, ngân hàng nước 
ngoài, ngân hàng nhà nước. 
 Nguồn vốn khác 
o Vốn tài trợ; 
o Vốn ủy thác đầu tư; 
o Vốn để cho vay đồng tài trợ; 
o Nhận vốn liên doanh, liên kết. 
2.1.2. Vai trò, ý nghĩa của nguồn tiền gửi 
 Tỷ trọng lớn trong nguồn vốn huy động (khoảng 70%). 
 Quyết định quy mô của hoạt động sử dụng vốn (tín dụng, đầu tư). 
 Đảm bảo khả năng chi trả. 
 Ảnh hưởng tới lợi nhuận và uy tín của ngân hàng. 
2.1.3. Nguyên tắc kế toán 
Dồn tích (dự chi – dự trả) 
Dự tính chi phí trả lãi: Chi phí ghi nhận tại thời điểm phát sinh không phải thời điểm 
có chi bằng tiền. 
Đảm bảo nguyên tắc: dồn tích – phù hợp. 
2.2. Chứng từ và tài khoản sử dụng 
2.2.1. Tài khoản sử dụng 
 Tài khoản tiền mặt VNĐ - 1011 
Nội dung: phản ánh thu chi, tồn quỹ tiền mặt tại quỹ của đơn vị ngân hàng. 
Kết cấu: 
o Nợ: số tiền mặt ngân hàng nhận vào quỹ. 
Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành 
giấy tờ có giá (Phần 1) 
20 TXNHTM09_Bai2p1_v1.0015109208 
o Có: số tiền mắt ngân hàng trả ra. 
o Dự nợ: số tiền mặt tồn quỹ. 
 Tài khoản tiền gửi của khách hàng – 42 
o Nội dung: phản ánh nghiệp vụ tiền gửi huy động được từ khách hàng. 
o Kết cấu: 
 Bên có: số tiền khách hàng gửi vào. 
 Bên nợ: số tiền khách hàng lấy ra. 
 Dư có: số tiền khách hàng hiện còn gửi ở ngân hàng. Trường hợp thấu chi 
(Tài khoản vãng lai): Tài khoản có thể có dư nợ, mức dư nợ cao nhất bằng 
hạn mức thấu chi đã thỏa thuận. 
o Tài khoản chi tiết: 
4231, 4232: Tiền gửi tiết kiệm không kì hạn, có kì hạn bằng VNĐ. 
Tài khoản tiền gửi không kì hạn, tiền gửi tiết kiệm không kì hạn: mở chi tiết 
theo khách hàng. 
Tài khoản tiền gửi có kì hạn, tiền gửi tiết kiệm có kì hạn: mở chi tiết theo từng 
món tiền gửi của khách hàng. 
 Tài khoản lãi phải trả cho cho tiền gửi – 4913 
Nội dung: phản ánh số lãi dồn tích trên tài khoản tiền gửi mà ngân hàng phải trả, 
đã được hạch toán vào chi phí trong kỳ nhưng chưa trả cho khách hàng. (Bản chất: 
Lãi dự trả). 
Kết cấu: 
o Có: Số lãi phải trả dồn tích. 
o Nợ: Số lãi đã trả. 
o Dư có: Số lãi phải trả dồn tích chưa thanh toán cho khách hàng. 
o Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng khoản tiền gửi. 
 Tài khoản chi phí trả lãi tiền gửi – 801 
Nội dung: phản ánh chi phí ngân hàng trả lãi cho các nguồn tiền gửi. 
Kết cấu: 
o Nợ: Chi phí trả lãi phát sinh. 
o Có: Thoái chi lãi (rút trước hạn), kết chuyển chi phí xác định lợi nhuận/kết quả 
kinh doanh. 
o Dư nợ: Chi phí trả lãi phát sinh trong kỳ. Sau khi kết chuyển dư nợ bằng 0. 
2.2.2. Chứng từ kế toán 
Chứng từ khá phong phú, đặc biệt chứng từ cho tiền gửi tiết kiệm. Ngoài chứng từ 
giấy còn có chứng từ điện tử. 
Một số loại chứng từ phổ biến: 
 Nhóm chứng từ tiền mặt: giấy nộp tiền, giấy lĩnh tiền, séc tiền mặt. 
 Các loại thẻ/sổ tiết kiệm. 
Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành 
giấy tờ có giá (Phần 1) 
TXNHTM09_Bai2p1_v1.0015109208 21 
2.3. Quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm 
Khách hàng gửi tiền vào ngân hàng: Nợ TK 1011 
 Có TK 4231/4232 
Định kỳ ngân hàng dự trả lãi: Nợ 801 
 Có 4913 
Ngân hàng trả lãi cho khách hàng: 
Trả lãi bằng tiền mặt: 
Lãi dự trả = lãi phải trả: 
Nợ TK 4913 
 Có TK 1011 
Lãi dự trả < Lãi phải trả: 
Nợ TK 4913 
Nợ TK 801 
 Có TK 1011 
Lãi dự trả > Lãi phải trả: 
BT1: Trả lãi 
Nợ TK 4913 
 Có TK 1011 
BT2: Thoái chi lãi 
Nợ TK 4913 
 Có TK 801 
Lãi nhập gốc: 
Nợ TK 4913/801 
 Có TK 4231/4232 
Rút gốc Nợ TK 4231/4232 
 Có 1011 
Chú ý: 
 Đối với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn: Lãi nhập gốc cuối ngày giao dịch của ngày 
đáo hạn (khi xác định chắc chắn khách hàng không đến rút). 
 Đối với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn: Lãi được trả vào thời điểm quy định của 
ngân hàng (thường là cuối hàng tháng). 
Tiền gửi thanh 
toán 4211/Tiền 
mặt 1011/TK 
thanh toán 
(3.i.b) 
(2) 
(3.i.c) 
(1) 
(4) 
(3.i.a) 
Tiền gửi thanh 
toán 4211/Tiền 
mặt 1011/TK 
thanh toán 
Tiền gửi 
tiết kiệm 
Lãi phải trả đối 
với tiền gửi tiết 
kiệm 4913 
Chi phí trả lãi 
tiền gửi 801 
(3.ii) 
Chi phí trả lãi 
tiền gửi 801 
Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành 
giấy tờ có giá (Phần 1) 
22 TXNHTM09_Bai2p1_v1.0015109208 
Tóm lược cuối bài 
 Nắm được cấu trúc nguồn vốn của ngân hàng thương mại; các thành phần của vốn nợ. 
 Vai trò của nguồn vốn huy động; đặc điểm tiền gửi tiết kiệm. 
 Hệ thống chứng từ và tài khoản sử dụng trong nghiệp vụ tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng 
thương mại. 
 Quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm và ví dụ minh họa. 
Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành 
giấy tờ có giá (Phần 1) 
TXNHTM09_Bai2p1_v1.0015109208 23 
Câu hỏi ôn tập 
1. Hãy trình bày cấu trúc của nguồn vốn của ngân hàng thương mại. 
2. Đặc điểm của tiền gửi tiết kiệm. 
3. Cách tính lãi cho tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn. 
4. Nêu các bước của quy trình kế toán tiền gửi tiết kiệm. 
Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành 
giấy tờ có giá (Phần 1) 
24 TXNHTM09_Bai2p1_v1.0015109208 
Bài tập 
1. Ngày 19/10/N, khách hàng X tới ngân hàng tất toán sổ tiết kiệm 100 triệu đồng, gửi ngày 
10/7/N, kỳ hạn 3 tháng. Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng là 0,6%/tháng. Lãi suất tiền gửi 
không kỳ hạn là 0,3%/tháng. Ngân hàng tính lãi dự trả vào ngày cuối tháng. Xử lý và hạch 
toán nghiệp vụ nêu trên vào tài khoản thích hợp. 
Gợi ý: 
Thời gian gửi: 1 kỳ 3 tháng (92 ngày) và 9 ngày. 
Hết kỳ 1 (tại ngày 10/10/N), khách hàng không đến giao dịch thì ngân hàng sẽ nhập lãi vào 
gốc. Số dư tài khoản tiền gửi tiết kiệm sau khi nhập lãi là: 100 + 100 0,6% 92/30 = 
101,84 triệu đồng. 
Số dư này sẽ sinh lãi ở kỳ thứ 2. Tuy nhiên, ở kỳ thứ 2 khách hàng mới gửi được 9 ngày thì 
đã tất toán sổ tiết kiệm. Do vậy, lãi ở kỳ thứ 2 khách hàng chỉ được hưởng theo mức lãi suất 
không kỳ hạn (do rút trước hạn). 
Lãi không kỳ hạn = 101,84 0,3% 9/30 = 50.225 đồng 
Hạch toán tại ngày 19/10/N: 
Nợ TK Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 4232 101.840.000 đồng 
Nợ TK Chi phí trả lãi tiền gửi 801 50.225 đồng 
Có TK Tiền mặt 1011 101.890.225 đồng 
2. Ngày 14/2/N, khách hàng A đến ngân hàng tất toán sổ tiết kiệm 100 triệu đồng, kỳ hạn 6 
tháng, gửi vào ngày 20/1/(N-1). Lãi suất tiền gửi kỳ hạn 6 tháng: 0,72%/tháng. Lãi suất tiền 
gửi không kỳ hạn: 0,3%/tháng. Ngân hàng dự trả ngày cuối tháng. Xử lý và hạch toán nghiệp 
vụ nêu trên vào tài khoản thích hợp. 
Gợi ý: 
Thời gian gửi: 2 kỳ 6 tháng và 25 ngày. 
Hết kỳ 1 (tại ngày 10/7/N-1) khách hàng không đến giao dịch thì ngân hàng sẽ nhập lãi vào 
gốc. Số dư TK tiền gửi tiết kiệm sau khi nhập lãi là: 100 + 100 0,72% 181/30 = 104,344 
triệu đồng. 
Số dư này sẽ sinh lãi ở kỳ thứ 2. Hết kỳ 2 (tại ngày 20/1/N) khách hàng không đến giao dịch 
thì ngân hàng sẽ nhập lãi vào gốc. Số dư TK tiền gửi tiết kiệm sau khi nhập lãi vào gốc là: 
104,344 + 104,344 0,72% 184/30 = 108,952 triệu đồng 
Số dư này sẽ sinh lãi ở kỳ thứ 3. Tuy nhiên, ở kỳ thứ 3 khách hàng mới gửi được 25 ngày thì 
đã tất toán sổ tiết kiệm. Do vậy lãi ở kỳ thứ 3 khách hàng được hưởng mức lãi suất không kỳ 
hạn (do rút trước hạn). 
Lãi không kỳ hạn là: 108,952 0,3% 25/30 = 272.380 đồng 
Tại Ngày 31/1/N, ngân hàng đã dự trả lãi của tháng 1 là: 108,952 0,72% 11/30 = 287.633 đồng 
Thoái chi lãi = 287.633 – 272.380 = 15.253 đồng 
Bài 2: Kế toán nhận tiền gửi và phát hành 
giấy tờ có giá (Phần 1) 
TXNHTM09_Bai2p1_v1.0015109208 25 
Hạch toán tại ngày 14/2/N: 
 Tất toán sổ tiết kiệm: 
Nợ TK tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 4232 108.952.000 đồng 
Nợ TK Lãi phải trả tiền gửi tiết kiệm 4913 272.380 đồng 
Có TK Tiền mặt 1011 109.224.380 đồng 
 Thoái chi: 
Nợ TK Lãi phải trả cho tiền gửi tiết kiệm 4913 15.253 đồng 
Có TK Chi phí trả lãi tiền gửi 801 15.253 đồng 
3. Ngày 30/9/N, khách hàng A đến yêu cầu tất toán sổ tiết kiệm không kỳ hạn, số tiền 20 triệu 
đồng, ngày gửi 8/4/N, lãi suất 0,2%/tháng. Ngân hàng tính dự trả vào đầu ngày cuối tháng. 
Xử lý và hạch toán nghiệp vụ nêu trên vào tài khoản thích hợp. 
Gợi ý: 
Đối với tiền gửi không kỳ hạn, ngân hàng trả lãi cuối hàng tháng. Do vậy, trong suốt thời 
gian từ lúc khách hàng gửi đến khi tất toán sổ tiết kiệm thì tiền lãi được tính theo phương 
pháp lãi kép. 
Số dư tài khoản tiết kiệm của khách hàng đến cuối ngày 31/8 (sau khi nhập lãi vào gốc) là: 
20 (1 + 0,2%/30 22) (1 + 0,2%/30 30) (1 + 0,2%/30 31)3 = 20.202.145 đồng 
Lãi tháng 9 là: 20.202.145 0,2%/30 30 = 40.404 đồng 
Tại thời điểm khách hàng đến tất toán ngân hàng hạch toán: 
Nợ TK 4231 20.202.145 đồng 
Nợ TK 4913 40.404 đồng 
Có TK 1011 20.242.549 đồng 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_ngan_hang_thuong_mai_bai_2_ke_toan_nhan_ti.pdf