Bài giảng Kế toán công ty - Bài 3: Kế toán biến động vốn góp trong các công ty - Nguyễn Minh Phương

Các nghiệp vụ tăng, giảm vốn trong công ty TNHH thường bao gồm:

• Thành viên hiện tại chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho thành viên khác

trong công ty hoặc cho thành viên mới.

• Thành viên hiện tại góp thêm vốn.

• Tiếp nhận thành viên mới.

• Công ty mua lại phần vốn góp của thành viên.

• Điều chuyển từ các loại vốn khác của chủ sở hữu.

• Hoàn trả vốn cho thành viên.

• Dùng vốn góp để bù lỗ.

 

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 3: Kế toán biến động vốn góp trong các công ty - Nguyễn Minh Phương trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 3: Kế toán biến động vốn góp trong các công ty - Nguyễn Minh Phương trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 3: Kế toán biến động vốn góp trong các công ty - Nguyễn Minh Phương trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 3: Kế toán biến động vốn góp trong các công ty - Nguyễn Minh Phương trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 3: Kế toán biến động vốn góp trong các công ty - Nguyễn Minh Phương trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 3: Kế toán biến động vốn góp trong các công ty - Nguyễn Minh Phương trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 3: Kế toán biến động vốn góp trong các công ty - Nguyễn Minh Phương trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 3: Kế toán biến động vốn góp trong các công ty - Nguyễn Minh Phương trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 3: Kế toán biến động vốn góp trong các công ty - Nguyễn Minh Phương trang 9

Trang 9

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 3: Kế toán biến động vốn góp trong các công ty - Nguyễn Minh Phương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 34 trang xuanhieu 11400
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán công ty - Bài 3: Kế toán biến động vốn góp trong các công ty - Nguyễn Minh Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán công ty - Bài 3: Kế toán biến động vốn góp trong các công ty - Nguyễn Minh Phương

Bài giảng Kế toán công ty - Bài 3: Kế toán biến động vốn góp trong các công ty - Nguyễn Minh Phương
 nhượng chỉ làm thay đổi cơ cấu chứ không làm thay đổi tổng số vốn, kế
toán ghi:
Nợ TK 4111: Vốn góp – Chi tiết thành viên chuyển nhượng.
Có TK 4111: Vốn góp – Chi tiết thành viên nhận chuyển nhượng.
16
3.2. KẾ TOÁN TĂNG, GIẢM VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
3.2.1. Các trường hợp 
tăng, giảm vốn trong 
công ty cổ phần
3.2.2. Kế toán tăng vốn 
trong công ty cổ phần
3.2.3. Kế toán giảm vốn 
trong công ty cổ phần
3.2.4. Kế toán một số 
nghiệp vụ khác 
17
3.2.1. CÁC TRƯỜNG HỢP TĂNG, GIẢM VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
• Công ty cổ phần có thể phát sinh các nghiệp vụ tăng, giảm vốn cổ phần sau:
 Tăng vốn bằng cách cổ đông hiện có góp thêm vốn.
 Tăng vốn bằng cách phát hành cổ phần bổ sung.
 Tăng vốn do điều chuyển từ vốn chủ sở hữu khác.
 Giảm vốn để lành mạnh hóa tình hình tài chính.
 Giảm vốn để bình ổn giá cổ phần trên thị trường.
 Giảm vốn do mua lại cổ phần của cổ đông.
 Giảm vốn do mua lại cổ phần để hủy bỏ.
 Giảm vốn do hoàn trả bớt vốn cho cổ đông.
18
3.2.2. KẾ TOÁN TĂNG VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
a. Kế toán tăng vốn bằng cách gọi thêm vốn góp của cổ đông hiện có
• Theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông, công ty cổ phần có thể tăng vốn bằng
cách huy động thêm vốn góp của các cổ đông hiện có theo các cách sau:
 Thu hồi cổ phiếu, sau đó phát hành cổ phiếu mới với mệnh giá cổ phần cao hơn.
 Thu hồi cổ phiếu, sau đó đóng dấu mệnh giá cổ phần mới cao hơn.
 Cấp bổ sung cổ phiếu cho cổ đông tương ứng với số cổ phần tăng thêm.
• Việc tăng vốn bằng cách huy động thêm vốn góp của cổ đông hiện tại được thực
hiện theo quy trình kế toán sau:
 Phản ánh số cổ phần mà cổ đông cam kết góp thêm:
Nợ TK 138(8) – Phải thu cổ đông cam kết góp vốn.
Có TK 4118 – Vốn cổ phần đăng ký mua.
 Phản ánh số vốn mà cổ đông đã góp:
Nợ TK 111, 112, 152, 156, 211, 213.
Có TK 138(8) – Phải thu cổ đông cam kết góp vốn.
 Kế toán kết chuyển số vốn đăng ký thành vốn cổ phần của công ty khi các cổ
đông đã hoàn thành việc góp vốn bổ sung:
Nợ TK 4118 – Vốn cổ phần đăng ký mua.
Có TK 4111 – Vốn cổ phần.
19
3.2.2. KẾ TOÁN TĂNG VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN (tiếp theo)
b. Kế toán tăng vốn bằng cách phát hành cổ phần bổ sung
• Việc phát hành cổ phần mới bao gồm 3 trường hợp: Giá phát hành bằng mệnh giá,
giá phát hành lớn hơn mệnh giá và giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá.
• Về mặt kế toán, khi tăng vốn bằng cách phát hành cổ phần mới, kế toán phản ánh
các bút toán sau:
 Phản ánh tổng số vốn cổ phần cổ đông cam kết mua:
Nợ TK138(8) – Phải thu cổ đông góp vốn.
Có TK 4118 – Vốn đăng ký mua.
 Phản ánh số vốn mà cổ đông đã góp theo cam kết:
Nợ TK 144, 152, 156, 211, 213.
Có TK 138(8) – Phải thu cổ đông góp vốn.
 Kế toán kết chuyển số vốn đăng ký mua thành vốn cổ phần của công ty khi cổ
đông đã thực hiện góp vốn:
 Nếu giá phát hành bằng với mệnh giá cổ phần:
Nợ TK 4118 –Vốn đăng ký mua: Theo giá phát hành đã ghi nhận tại thời điểm
cổ đông cam kết mua cổ phiếu.
Có TK 4111 – Vốn cổ phần: Theo mệnh giá.
20
3.2.2. KẾ TOÁN TĂNG VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN (tiếp theo)
 Nếu giá phát hành lớn hơn mệnh giá cổ phần:
Nợ TK 4118 – Vốn đăng ký mua: Theo giá phát hành đã ghi nhận tại thời điểm 
cổ đông cam kết mua cổ phiếu.
Có TK 4111 – Vốn cổ phần: Theo mệnh giá.
Có TK 4112 – Thặng dư vốn: Số chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh
giá của số phiếu đã phát hành.
 Nếu giá phát hành nhỏ hơn mệnh giá cổ phần:
Nợ TK 4118 – Vốn đăng ký mua: Theo giá phát hành đã ghi nhận tại thời điểm 
cổ đông cam kết mua cổ phiếu.
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn: Số chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá 
cổ phiếu đã phát hành.
Có TK 4111 – Vốn cổ phần: Theo mệnh giá.
 Phản ánh các chi phí liên quan đến việc phát hành cổ phần mới
Nợ TK 635: Nếu chi phí phát sinh nhỏ.
Nợ TK 142 (1421), 242: Nếu chi phí phát sinh lớn cần phân bổ cho nhiều kỳ
kinh doanh.
Có TK 111, 112, 331.
21
3.2.2. KẾ TOÁN TĂNG VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN (tiếp theo)
c. Kế toán tăng vốn do điều chuyển từ các nguồn vốn chủ sở hữu khác
• Nếu các nguồn vốn chủ sở hữu khác của công ty khá dồi dào, có thể sử dụng để
tăng vốn bằng các cách:
 Thu hồi cổ phiếu cũ và phát hành cổ phiếu mới với mệnh giá cao hơn.
 Thu hồi cổ phiếu cũ và đóng dấu với mệnh giá cao hơn.
 Cấp cho cổ đông các cổ phần mới tương ứng với tỷ lệ góp vốn.
• Về mặt kế toán ghi:
Nợ TK 421, 4112, 412, 414, 415,
Có TK 4111 – Vốn cổ phần: chi tiết số vốn góp của từng cổ đông.
• Việc kết chuyển nguồn thặng dư vốn để bổ sung vốn điều lệ phải tuân thủ các điều
kiện sau:
 Đối với khoản chênh lệch tăng giữa giá bán và giá vốn mua vào của cổ phiếu
quỹ, công ty sử dụng hoàn toàn bị chênh lệch để tăng vốn điều lệ.
 Đối với khoản chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá cổ phiếu được phát hành để
thực hiện các dự án đầu tư.
 Đối với khoản chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá được phát hành để cơ cấu
lại nợ, bổ sung vốn kinh doanh.
22
3.2.2. KẾ TOÁN TĂNG VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN (tiếp theo)
d. Kế toán tăng vốn bằng cách chuyển đổi trái phiếu đã phát hành thành
cổ phần
• Căn cứ vào số lượng cổ phiếu phát hành để chuyển đổi từ trái phiếu đáo hạn và giá
chuyển đổi, kế toán ghi:
Nợ TK 3431 – Mệnh giá trái phiếu: Giá chuyển đổi của số cổ phiếu được
phát hành.
Nợ/ Có TK 4112 – Thặng dư vốn: Chênh lệch giữa giá chuyển đổi và mệnh giá
cổ phiếu.
Có TK 4111 – Vốn cổ phần: Mệnh giá của số cổ phiếu phát hành.
e. Kế toán tăng vốn do trả cổ tức bằng cổ phiếu
• Khi bổ sung vốn góp do trả cổ tức bằng cổ phiểu cho các cổ đông, kế toán ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối: Theo giá phát hành.
Nợ/ Có TK 4112 – Thặng dư vốn: Chênh lệch giữa giá phát hành và mệnh giá
cổ phiếu.
Có TK 4111 – Vốn cổ phần: Mệnh giá của số cổ phiếu phát hành.
23
3.2.3. KẾ TOÁN GIẢM VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN
a. Kế toán giảm vốn để lành mạnh hóa tình hình tài sản
• Việc giảm vốn có thể thực hiện theo các cách sau:
 Thu hồi cổ phiếu cũ, phát hành cổ phần mới có mệnh giá thấp hơn.
 Thu hồi cổ phiếu cũ và đóng dấu vào cổ phiếu cũ mệnh giá cổ phần thấp hơn.
 Việc giảm vốn để bù lỗ nhằm lành mạnh hóa tình hình tài chính trước khi phát 
hành cổ phần mới được ghi nhận sau:
Nợ TK 4111 – Vốn cổ phần.
Có TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối.
24
3.2.3. KẾ TOÁN GIẢM VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN (tiếp theo)
b. Kế toán giảm vốn do mua lại cổ phần của cổ đông
• Theo quy định tại Điều 130 Luật doanh nghiệp 2014 công ty cổ phần được mua
không quá 30% tổng số cổ phần phổ thông đã bán, một phần hoặc toàn bộ cổ phần
khác đã bán.
• Công ty cổ phần chỉ được sử dụng nguồn vốn của các cổ đông để mua cổ phiếu quỹ
trong các trường hợp sau:
 Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông.
 Mua lại cổ phần để tạm thời giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành, tăng tỷ lệ lợi
nhuận sau thuế trên một cổ phần và tăng tích lũy vốn của doanh nghiệp.
 Mua lại cổ phần để bán cho người lao động theo giá ưu đãi hoặc thưởng cho
người lao động bằng cổ phiếu theo Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
 Mua lại cổ phần để điều chỉnh giảm vốn điều lệ theo Nghị quyết của Đại hội đồng
cổ đông.
 Mua lại cổ phần để sử dụng cho các mục đích khác nhưng việc sử dụng phải phù
hợp với quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động của công
ty và Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
25
3.2.3. KẾ TOÁN GIẢM VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN (tiếp theo)
b. Kế toán giảm vốn do mua lại cổ phần của cổ đông
• Điều kiện để thực hiện phương án mua lại cổ phiếu:
 Công ty có phương án được Đại hội đồng cổ đông thông qua đối với trường hợp
mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã phát hành; hoặc được Hội đồng quản trị
phê duyệt đối với trường hợp mua dưới 10% tổng số cổ phần đã phát hành.
 Công ty có khả năng tài chính đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa
vụ về tài chính khác của doanh nghiệp.
• Công ty cổ phần không được phép mua cổ phiếu quỹ trong các trường hợp sau:
 Công ty đang kinh doanh thua lỗ.
 Công ty đang làm thủ tục phát hành chứng khoán để huy động thêm vốn.
 Công ty có nợ phải trả quá hạn.
 Tổng số nợ phải thu quá hạn lớn hơn 10% tổng số vốn của các cổ đông.
 Công ty cổ phần chưa hội đủ yêu cầu về tăng vốn điều lệ, vốn pháp định theo
quy định của pháp luật hiện hành.
 Dùng nguồn vốn vay và vốn chiếm dụng từ các tổ chức tài chính, tín dụng, pháp
nhân và cá nhân để mua cổ phiếu quỹ.
26
3.2.3. KẾ TOÁN GIẢM VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN (tiếp theo)
b. Kế toán giảm vốn do mua lại cổ phần của cổ đông
• Công ty cổ phần tự quyết định việc bán cổ phiếu quỹ theo quy định của pháp luật
hiện hành.
• Quản lý và hạch toán cổ phiếu quỹ:
 Cổ phiếu quỹ thuộc sở hữu chung của công ty và được loại trừ không chia cổ tức
cho cổ phiếu quỹ.
 Trị giá cổ phiếu quỹ trên Bảng cân đối kế toán được thể hiện là sự giảm bớt vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kinh doanh.
 Chi phí cho việc mua, bán cổ phiếu quỹ được hạch toán như sau:
 Chi phí mua: Hạch toán vào giá vốn cổ phiếu quỹ.
 Chi phí bán: Hạch toán giảm trừ vào số tiền thu được do bán cổ phiếu quỹ.
 Đại hội đồng cổ đông quyết định việc duy trì, sử dụng hoặc hủy bỏ cổ phiếu quỹ
đồng thời thực hiện điều chỉnh giảm vốn điều lệ tương ứng với số lượng cổ phiếu
quỹ bị hủy bỏ.
27
3.2.3. KẾ TOÁN GIẢM VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN (tiếp theo)
b. Kế toán giảm vốn do mua lại cổ phần của cổ đông
• Tài khoản kế toán sử dụng để hạch toán cổ phiếu quỹ.
 Bên Nợ: Giá thực tế của cổ phiếu quỹ.
 Bên Có: Giá trị thực tế cổ phiếu được tái phát hành hoặc sử dụng hoặc hủy bỏ.
 Số dư Nợ: Giá thực tế của cổ phiếu quỹ hiện có.
• Phương pháp hạch toán
 Khi công ty đã hoàn tất các thủ tục mua lại số cổ phiếu do chính công ty phát
hành theo luật định, kế toán thực hiện thủ tục thanh toán tiền cho các cổ đông
theo giá thỏa thuận mua, bán và nhận cổ phiếu về, ghi:
Nợ TK 419 – Cổ phiếu quỹ: Theo giá mua lại cổ phiếu.
Có TK 111, 112.
 Trong quá trình mua lại cổ phiếu các chi phí phát sinh, kế toán ghi:
Nợ TK 419 – Cổ phiếu quỹ.
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính.
Có TK 111, 112, 331.
28
3.2.3. KẾ TOÁN GIẢM VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN (tiếp theo)
b. Kế toán giảm vốn do mua lại cổ phần của cổ đông
• Khi tái phát hành cổ phiếu quỹ, căn cứ vào giá tái phát hành và giá mua lại trước
đây, kế toán ghi:
 Nếu tái phát hành cổ phiếu quỹ với giá cao hơn giá thực tế mua lại, ghi:
Nợ TK 111, 112: Tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu.
Có TK 419 – Cổ phiếu quỹ: Theo giá thực tế mua lại cổ phiếu.
Có TK 4112 – Thặng dư vốn: Số chênh lệch giữa giá tái phát hành và giá mua 
lại cổ phiếu.
 Nếu tái phát hành cổ phiếu quỹ với giá thấp hơn giá thực tế mua lại, ghi:
Nợ TK 111, 112: Tổng giá thanh toán tái phát hành cổ phiếu.
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn: Số chênh lệch giữa tái phát hành và giá mua lại
cổ phiếu.
Nợ TK 412 – Lợi nhuận sau thuế: Nếu vốn thặng dư không đủ bù đắp phần
chênh lệch.
Có TK 419 – Cổ phiếu quỹ: Theo giá thực tế mua lại cổ phiếu.
29
3.2.3. KẾ TOÁN GIẢM VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN (tiếp theo)
b. Kế toán giảm vốn do mua lại cổ phần của cổ đông
• Khi hủy bỏ cổ phiếu quỹ, căn cứ vào mệnh giá cổ phần và giá mua lại trước đây, kế
toán ghi:
Nợ TK 4111 – Vốn cổ phần: Mệnh giá của số cổ phiếu hủy bỏ.
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn: Số chênh lệch.
Nợ TK412 – Lợi nhuận sau thuế: Nếu vốn thặng dư không đủ bù đắp phần
chênh lệch.
Có TK 419 – Cổ phiếu quỹ: Theo giá trị thực tế mua lại cổ phiếu.
• Khi có quyết định của Hội đồng quản trị chia cổ tức bằng cổ phiếu mua lại:
 Trường hợp thị giá cổ phiếu tại ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu cao hơn giá mua
vào của cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối: Theo thị giá cổ phiếu.
Có TK 419 – Cổ phiếu quỹ: Theo giá trị thực tế mua lại cổ phiếu.
Có TK 4112 – Thặng dư vốn: Số chênh lệch giữa giá mua lại cổ phiếu và thị 
giá cổ phiếu tại ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu.
30
3.2.3. KẾ TOÁN GIẢM VỐN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN (tiếp theo)
b. Kế toán giảm vốn do mua lại cổ phần của cổ đông
 Trường hợp thị giá cổ phiếu tại ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu thấp hơn giá mua
vào của cổ phiếu, ghi:
Nợ TK 421 – Lợi nhuận chưa phân phối: Theo thị giá cổ phiếu.
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn: Số chênh lệch giữa giá mua lại cổ phiếu và thị giá
cổ phiếu tại ngày trả cổ tức bằng cổ phiếu.
Nợ TK 412 – Lợi nhuận sau thuế: Nếu vốn thặng dư không đủ bù đắp phần
chênh lệch.
Có TK 419 – Cổ phiếu quỹ: Theo giá thực tế mua lại cổ phiếu.
• Khi mua lại cổ phần để hủy bỏ ngay, căn cứ vào giá mua và mệnh giá cổ phần kế
toán ghi giảm trực tiếp giá trị vốn cổ phần của công ty:
Nợ TK 4111 – Vốn cổ phần: Mệnh giá của số cổ phiếu hủy bỏ.
Nợ TK 4112 – Thặng dư vốn: Số chênh lệch.
Nợ TK 412 – Lợi nhuận sau thuế: Nếu vốn thặng dư không đủ bù đắp phần
chênh lệch.
Có TK 111, 112: Tổng số tiền đã chi trả theo giá mua thực tế.
31
3.2.4. KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KHÁC
a. Nghiệp vụ tách cổ phần
• Tách cổ phần là việc công ty cổ phần chia nhỏ mệnh giá của một cổ phần hiện tại
đang lưu hành.
• Tách cổ phần làm mệnh giá cổ phần giảm, số cổ phần đang lưu hành của công ty
tăng, tổng số cổ phần và tỷ lệ nắm giữ cổ phần của cổ đông không đổi.
• Tách cổ phần có thể thực hiên theo các tỷ lệ khác nhau phụ thuộc vào từng công ty.
• Chia nhỏ cổ phiếu và chia cổ tức bằng cổ phiếu giống nhau ở điểm chúng đều làm
tăng số lượng cổ phiếu lưu hành nhưng không làm thay đổi quy mô vốn.
• Chia cổ tức bằng cổ phiếu làm tăng cổ phần do giảm lợi nhuận và kế toán phải thực
hiện sự phản ánh sự thay đổi cơ cấu vốn chủ sở hữu.
32
3.2.4. KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KHÁC (tiếp theo)
Gộp cổ phần Gộp cổ phiếu
Là việc làm tăng mệnh giá một cổ phần
của công ty bằng cách gộp mệnh giá
của nhiều cổ phần hiện tại với nhau.
Là việc làm giảm số lượng cổ phiếu
đang lưu hành theo một tỷ lệ nhất định
nào đó mà không làm thay đổi vốn cổ
phần của công ty, có thể thực hiện gộp
cổ phiếu khi một cổ đông sở hữu nhiều
cổ phiếu.
Việc gộp cổ phần không làm thay đổi
tổng vốn cổ phần của công ty và tỷ lệ
nắm giữ cổ phần của cổ đông, tăng giá
giao dịch của cổ phần trên thị trường.
Làm tăng tổng giá trị cổ phiếu theo
mệnh giá mà không làm thay đổi mệnh
giá cổ phần.
Kế toán phải điều chỉnh thông tin về số lượng cổ phiếu từng cổ đông nắm giữ trên
sổ đăng ký cổ đông mà không cần phản ánh nghiệp vụ trên tài khoản kế toán.
b. Nghiệp vụ gộp cổ phần
33
3.3. KẾ TOÁN TĂNG, GIẢM TRONG CÔNG TY HỢP DANH
• Các nghiệp vụ làm tăng, giảm vốn của công ty hợp danh gồm:
 Thành viên hiện tại góp thêm vốn.
 Tiếp nhận thành viên mới.
 Bổ sung vốn từ các vốn chủ sở hữu khác.
 Hoàn trả vốn cho thành viên.
 Dùng vốn góp để bù lỗ.
• Điểm yếu của công ty hợp doanh là việc huy động vốn với quy mô lớn thường khó
thực hiện do hạn chế về số lượng thành viên.
• Công ty bị chấm dứt hoạt động khi: Phá sản, một thành viên bị từ vong hoặc mất
năng lực ký kết hợp đồng.
• Phương pháp kế toán trong các trường hợp tăng, giảm vốn thực hiện tương tự trong
công ty TNHH.
34
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
Trong bài học này, chúng ta đã tìm hiểu các nội dung chính sau:
• Kế toán biến động vốn trong công ty TNHH.
• Kế toán tăng, giảm vốn trong công ty cổ phần.
• Kế toán tăng, giảm vốn trong công ty hợp danh.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_cong_ty_bai_3_ke_toan_bien_dong_von_gop_tr.pdf