Bài giảng Kế toán công - Bài 1: Tổng quan về kế toán công

1.1. Tài chính công và hệ thống quản lý tài chính Nhà nước

1.1.1. Tài chính công

Tài chính công bao hàm toàn bộ các hoạt động thu, chi

bằng tiền của Nhà nước;

Tài chính công phản ánh quan hệ kinh tế dưới hình

thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các

quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiện các chức

năng của Nhà nước với xã hội.

Tài chính công luôn gắn với các hoạt động kinh tế của

khu vực Nhà nước và thể hiện mục tiêu và chức năng của Nhà nước.

1.1.2. Hệ thống quản lí tài chính Nhà nước

Bộ máy quản lí tài chính Nhà nước bao gồm nhiều cơ quan chức năng, và được phân

chia thành nhiều cấp khác nhau, tương ứng với từng cấp tổ chức chính quyền, tổ chức

bộ máy Nhà nước, mục tiêu của hoạt động quản lí Nhà nước nói chung. Hệ thống

quản lí tài chính Nhà nước có thể được xem xét dưới các góc độ sau:

 Quản lí tài chính Nhà nước theo tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước

Các cấp ngân sách:

o Ngân sách trung ương;

o Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;

o Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh;

o Ngân sách xã, phường, thị trấn.

 Quản lí tài chính Nhà nước theo chức năng của các cơ quan Nhà nước

o Cơ quan tài chính từ trung ương đến địa phương;

o Cơ quan kho bạc Nhà nước;

o Cơ quan thu ngân sách Nhà nước;

o Cơ quan sử dụng ngân sách Nhà nước

Bài giảng Kế toán công - Bài 1: Tổng quan về kế toán công trang 1

Trang 1

Bài giảng Kế toán công - Bài 1: Tổng quan về kế toán công trang 2

Trang 2

Bài giảng Kế toán công - Bài 1: Tổng quan về kế toán công trang 3

Trang 3

Bài giảng Kế toán công - Bài 1: Tổng quan về kế toán công trang 4

Trang 4

Bài giảng Kế toán công - Bài 1: Tổng quan về kế toán công trang 5

Trang 5

Bài giảng Kế toán công - Bài 1: Tổng quan về kế toán công trang 6

Trang 6

Bài giảng Kế toán công - Bài 1: Tổng quan về kế toán công trang 7

Trang 7

Bài giảng Kế toán công - Bài 1: Tổng quan về kế toán công trang 8

Trang 8

Bài giảng Kế toán công - Bài 1: Tổng quan về kế toán công trang 9

Trang 9

pdf 9 trang xuanhieu 17620
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Kế toán công - Bài 1: Tổng quan về kế toán công", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán công - Bài 1: Tổng quan về kế toán công

Bài giảng Kế toán công - Bài 1: Tổng quan về kế toán công
 Bài 1: Tổng quan về kế toán công 
TXKTKE02_Bai1_v1.0015104216 1 
BÀI 1 TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN CÔNG 
Hướng dẫn học 
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau: 
 Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia 
thảo luận trên diễn đàn. 
 Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc 
qua email. 
 Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. 
Nội dung 
Bài học này giới thiệu các vấn đề tổng quan về kế toán công, kế toán trong các đơn vị 
hành chính sự nghiệp. 
Mục tiêu 
 Giúp sinh viên hiểu về tài chính công và bộ máy quản lí tài chính Nhà nước; 
 Giúp sinh viên nắm được khái niệm, ý nghĩa các khoản thu, chi ngân sách Nhà nước; 
 Giúp sinh viên nắm được nguyên tắc và quy trình thu, chi ngân sách Nhà nước; 
 Giúp sinh viên nắm được khái niệm kế toán công; 
 Giúp sinh viên nắm được tổ chức kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp. 
 Bài 1: Tổng quan về kế toán công 
2 TXKTKE02_Bai1_v1.0015104216 
Tình huống dẫn nhập 
Làm kế toán cho cơ quan sử dụng ngân sách Nhà nước 
Ông PTL là kế toán viên có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán doanh nghiệp. Đầu 
năm 2015, ông PTL được tuyển dụng vào bộ phận kế toán của một trường đại học công lập, sử 
dụng kinh phí ngân sách Nhà nước cấp, đảm nhận kế toán nguồn kinh phí và sử dụng kinh phí 
của trường 
 Kế toán trong các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước có gì khác biệt so với kế 
toán trong các doanh nghiệp? Kinh nghiệm thực tế ở các doanh nghiệp có giúp 
ích gì cho ông PTL trong công việc mới? 
 Bài 1: Tổng quan về kế toán công 
TXKTKE02_Bai1_v1.0015104216 3 
1.1. Tài chính công và hệ thống quản lý tài chính Nhà nước 
1.1.1. Tài chính công 
Tài chính công bao hàm toàn bộ các hoạt động thu, chi 
bằng tiền của Nhà nước; 
Tài chính công phản ánh quan hệ kinh tế dưới hình 
thức giá trị trong quá trình hình thành và sử dụng các 
quỹ tiền tệ của Nhà nước nhằm thực hiện các chức 
năng của Nhà nước với xã hội. 
Tài chính công luôn gắn với các hoạt động kinh tế của 
khu vực Nhà nước và thể hiện mục tiêu và chức năng của Nhà nước. 
1.1.2. Hệ thống quản lí tài chính Nhà nước 
Bộ máy quản lí tài chính Nhà nước bao gồm nhiều cơ quan chức năng, và được phân 
chia thành nhiều cấp khác nhau, tương ứng với từng cấp tổ chức chính quyền, tổ chức 
bộ máy Nhà nước, mục tiêu của hoạt động quản lí Nhà nước nói chung. Hệ thống 
quản lí tài chính Nhà nước có thể được xem xét dưới các góc độ sau: 
 Quản lí tài chính Nhà nước theo tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước 
Các cấp ngân sách: 
o Ngân sách trung ương; 
o Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; 
o Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; 
o Ngân sách xã, phường, thị trấn. 
 Quản lí tài chính Nhà nước theo chức năng của các cơ quan Nhà nước 
o Cơ quan tài chính từ trung ương đến địa phương; 
o Cơ quan kho bạc Nhà nước; 
o Cơ quan thu ngân sách Nhà nước; 
o Cơ quan sử dụng ngân sách Nhà nước 
1.2. Thu, chi ngân sách Nhà nước 
1.2.1. Thu ngân sách Nhà nước 
1.2.1.1. Khái niệm thu ngân sách Nhà nước 
Thu ngân sách Nhà nước là mọi khoản tiền mà Nhà nước thu được theo các chính 
sách, pháp luật Nhà nước liên quan đến việc tạo lập các quỹ tiền tệ của Nhà nước. Thu 
ngân sách Nhà nước bao gồm: 
 Thực thu ngân sách Nhà nước: các khoản thu mà Nhà nước không có nghĩa vụ 
hoàn trả (thuế, phí, lệ phí). 
 Tạm thu ngân sách Nhà nước: tạm thời sử dụng và phải hoàn trả trong niên độ 
ngân sách (vay Kho bạc, vay ngân hàng Nhà nước). 
 Bài 1: Tổng quan về kế toán công 
4 TXKTKE02_Bai1_v1.0015104216 
1.2.1.2. Nội dung thu ngân sách Nhà nước 
Thu ngân sách Nhà nước thường bao gồm các khoản thu chủ yếu sau: 
 Thu từ thuế, phí, lệ phí; 
 Thu từ các hoạt động kinh tế Nhà nước; 
 Thu từ các khoản đóng góp, viện trợ; 
 Thu khác theo quy định của pháp luật. 
1.2.1.3. Quy trình thu ngân sách Nhà nước 
Các đối tượng tham gia vào quy trình thu ngân sách Nhà nước thường bao gồm: cơ 
quan thu (có chức năng quản lí khoản thu), cơ quan kho bạc Nhà nước (chức năng kho 
quỹ), đối tượng nộp ngân sách (theo nghĩa vụ), ngân hàng (ngân hàng mà đối tượng 
nộp ngân sách mở tài khoản để giao dịch). Quy trình thu cơ bản có thể được khái quát 
qua mô hình sau: 
1.2.2. Chi ngân sách Nhà nước 
1.2.2.1. Nội dung chi ngân sách Nhà nước 
 Chi phát triển kinh tế - xã hội; 
 Chi bảo đảm quốc phòng, an ninh; 
 Chi hoạt động bộ máy Nhà nước; 
 Chi trả nợ của Nhà nước; 
 Chi viện trợ, tài trợ; 
 Chi khác theo quy định của pháp luật. 
1.2.2.2. Điều kiện và nguyên tắc chi ngân sách Nhà nước 
Các khoản chi cần đáp ứng các điều kiện sau để ghi nhận là khoản chi ngân sách Nhà nước: 
 Đã có trong dự toán được giao; 
 Đúng tiêu chuẩn, chế độ, định mức quy định; 
 Đã được duyệt chi bởi thủ trưởng đơn vị; 
 Phải tổ chức đấu thầu, thẩm định giá đối với xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản 
cố định 
 Bài 1: Tổng quan về kế toán công 
TXKTKE02_Bai1_v1.0015104216 5 
Bên cạnh việc đáp ứng điều kiện ghi chi ngân sách, để thanh toán các khoản chi, các 
đơn vị còn phải có đầy đủ hồ sơ, chứng từ hợp pháp, hợp lệ. 
1.2.2.3. Các phương thức chi ngân sách Nhà nước 
 Chi theo dự toán 
o Phạm vi áp dụng: cơ quan Hành chính Nhà nước, Đơn vị sự nghiệp, Các tổ 
chức chính trị - xã hội, nghề nghiệp được Nhà nước hỗ trợ kinh phí, các 
Tổng công ty Nhà nước được hỗ trợ thực hiện một số nghiệp vụ thường xuyên 
theo quy định của pháp luật. 
o Đối tượng áp dụng: các khoản chi thường xuyên của các đơn vị trên. 
Phương thức chi theo dự toán có thể được mô hình hóa như sau: 
 Chi theo lệnh chi 
o Phạm vi áp dụng: các đơn vị trong hệ thống tài chính công. 
o Đối tượng áp dụng: các khoản chi không thường xuyên, các khoản chi cho 
những nhiệm vụ cụ thể, riêng biệt theo từng đối tượng (trả nợ, viện trợ, chi bổ 
sung ngân sách cấp dưới, chi đột xuất). 
Quy trình thực hiện chi ngân sách theo lệnh chi được khái quát như sau: 
1.3. Khái quát về hệ thống kế toán công 
1.3.1. Khái niệm kế toán công 
Kế toán công là Hệ thống thông tin và kiểm tra về hoạt động tài chính của ngân sách 
Nhà nước và các quỹ Nhà nước bằng các phương pháp đặc thù của kế toán (phương 
pháp chứng từ, tính giá, đối ứng tài khoản, tổng hợp – cân đối). 
 Bài 1: Tổng quan về kế toán công 
6 TXKTKE02_Bai1_v1.0015104216 
Kế toán công có thể được hiểu là kế toán dành cho khu vực công, có liên quan đến các 
vấn đề về ngân sách của Nhà nước, có nhiệm vụ theo dõi, phản ánh, báo cáo về tình 
hình tiếp nhận, sử dụng, quyết toán các nguồn kinh phí của Nhà nước trong các đơn vị 
Nhà nước. Kế toán công cũng bao gồm kế toán tài chính và kế toán quản trị. 
1.3.2. Khái quát về hệ thống kế toán công 
Hệ thống kế toán công bao gồm các thành phần cơ bản sau: 
 Kế toán ngân sách Nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước; 
 Kế toán hành chính - sự nghiệp; 
 Kế toán cơ quan thu ngân sách Nhà nước. 
Trong phạm vi môn học, sinh viên sẽ được nghiên cứu về kế toán công trong các đơn 
vị hành chính sự nghiệp. 
1.4. Tổ chức kế toán công trong các đơn vị hành chính sự nghiệp 
1.4.1. Khái niệm, đặc trưng hoạt động của các đơn vị hành chính sự nghiệp 
Khái niệm đơn vị hành chính sự nghiệp: 
Đơn vị hành chính sự nghiệp là các đơn vị do Nhà nước 
thành lập nhằm thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước 
hoặc nhiệm vụ sự nghiệp, nhiệm vụ chuyên môn 
Đặc trưng cơ bản của đơn vị hành chính sự nghiệp: 
Hoạt động của đơn vị hành chính sự nghiệp được trang 
trải bằng kinh phí từ ngân sách Nhà nước theo nguyên 
tắc không bồi hoàn trực tiếp. Các khoản chi tiêu phải 
tuân thủ dự toán và định mức của Nhà nước. 
1.4.2. Phân loại các đơn vị hành chính sự nghiệp 
 Theo quan hệ với việc sử dụng ngân sách Nhà nước: 
o Tổ chức, đơn vị sử dụng hoàn toàn ngân sách Nhà nước: 
o Tổ chức, đơn vị sử dụng 1 phần ngân sách Nhà nước; 
o Tổ chức, đơn vị không sử dụng ngân sách Nhà nước. 
 Theo giác độ quản lý tài chính, các đơn vị hành chính sự nghiệp trong cùng 
ngành theo hệ thống dọc được chia thành: 
o Đơn vị dự toán cấp 1: là các đơn vị chịu trách nhiệm quản lý kinh phí của toàn 
ngành và trực tiếp giải quyết các vấn đề có liên quan đến kinh phí với các cơ 
quan tài chính. Các Bộ ở Trung ương, các Sở ở tỉnh, thành phố, các Phòng ở 
cấp huyện, quận là các đơn vị dự toán cấp 1. 
o Đơn vị dự toán cấp 2: là các đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp 1, đồng thời 
là đơn vị trung gian thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh phí giữa đơn vị dự toán 
cấp 1 với đơn vị dự toán cấp 3. 
o Đơn vị dự toán cấp 3: là các đơn vị dự toán cấp cơ sở trực tiếp chi tiêu kinh phí 
để đáp ứng các nhu cầu hoạt động, đồng thời thực hiện nhiệm vụ quản lý kinh 
phí tại đơn vị dưới sự chỉ đạo của đơn vị dự toán cấp trên. 
o Đơn vị trực thuộc đơn vị dự toán cấp 3. 
 Bài 1: Tổng quan về kế toán công 
TXKTKE02_Bai1_v1.0015104216 7 
Việc phân chia các đơn vị dự toán trong 1 ngành thành 3 cấp như trên chỉ có ý 
nghĩa tương đối. Một đơn vị dự toán thuộc cấp nào sẽ tuỳ thuộc vào mối quan hệ 
giữa đơn vị đó với các đơn vị dự toán khác trong cùng ngành hoặc quan hệ với cơ 
quan tài chính. 
1.4.3. Phương thức quản lí tài chính trong các đơn vị hành chính sự nghiệp 
 Phương thức quản lí 
o Phương thức thu đủ, chi đủ: thường dùng cho các đơn vị có nguồn thu không 
lớn, mọi nhu cầu chi tiêu của đơn vị được ngân sách Nhà nước cấp phát theo 
dự toán đã duyệt, đồng thời, mọi khoản thu trong quá trình hoạt động của đơn 
vị phải nộp vào ngân sách Nhà nước. 
o Phương thức thu, chi chênh lệch: 
thường dùng cho những đơn vị có 
nguồn thu tương đối lớn, thường xuyên 
và ổn định, các đơn vị được giữ lại các 
khoản thu để chi tiêu theo dự toán, 
ngân sách Nhà nước chỉ cấp phát phần 
chênh lệch thiếu. 
o Phương thức quản lý theo định mức: được dùng với mục tiêu tăng cường quản 
lí đối với một hoặc một nhóm các chỉ tiêu kinh tế, theo đó, đơn vị phải tuân thủ 
định mức đối với từng khoản thu, chi cụ thể. 
o Phương thức giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm: đơn vị tự chủ trong việc 
thu, chi ngân sách để chủ động hơn trong hoạt động, nâng cao hiệu quản quản 
lí tài chính, hoàn thành nhiệm vụ. 
 Quy trình quản lí 
Việc tiếp nhận, sử dụng và quyết toán kinh phí của ngân sách Nhà nước tại các 
đơn vị được thực hiện theo quy trình sau: 
o Lập dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước; 
o Tổ chức chấp hành dự toán thu, chi; 
o Quản lý sử dụng tài sản được Nhà nước giao; 
o Chấp hành chế độ kế toán, thống kê; 
o Lập báo cáo quyết toán thu, chi (quý, năm). 
1.4.4. Tổ chức kế toán công trong các đơn vị hành chính sự nghiệp 
 Tổ chức kế toán công trong các đơn vị hành chính sự nghiệp bao gồm: 
o Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán; 
o Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán; 
o Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán; 
o Tổ chức lập báo cáo tài chính; 
o Tổ chức bộ máy kế toán. 
 Tổ chức kế toán công trong các đơn vị hành chính sự nghiệp cần tuân thủ: 
o Các quy định của Luật Kế toán; 
 Bài 1: Tổng quan về kế toán công 
8 TXKTKE02_Bai1_v1.0015104216 
o Các quy định của Bộ Tài chính và các cơ quan quản lí có liên quan; 
o Chế độ kế toán dành cho các đơn vị hành chính sự nghiệp theo quy định hiện 
hành (Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và các văn bản pháp quy khác có 
liên quan); 
o Các quy định của cấp quản lí trực tiếp; 
o Phù hợp với đặc điểm hoạt động của đơn vị; 
o Sinh viên cần tham khảo hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định 
số 19/2006/QĐ-BTC và sửa đổi, bổ sung theo thông tư số 185/2010/TT-BTC). 
 Bài 1: Tổng quan về kế toán công 
TXKTKE02_Bai1_v1.0015104216 9 
Tóm lược cuối bài 
 Tài chính công: các vấn đề, các quan hệ kinh tế - tài chính phát sinh trong quá trình thu, chi 
ngân sách Nhà nước để thực hiện chức năng của Nhà nước. 
 Thu, chi ngân sách Nhà nước: thu ngân sách để tạo lập nguồn tài chính, hình thành quỹ tiền 
tệ cho việc chi tiêu, thực hiện nhiệm vụ của Nhà nước. Chi ngân sách được thực hiện bởi các 
cơ quan Nhà nước nhằm thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước giao. Thu, chi ngân sách cần 
được quản lí và tuân thủ chặt chẽ các quy định của Nhà nước. 
 Kế toán công: hệ thống thông tin kế toán có mục tiêu ghi chép, theo dõi, báo cáo và kiểm soát 
toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế trong quá trình thu, chi ngân sách Nhà nước tại các đơn vị 
thuộc Nhà nước. 
 Kế toán hành chính sự nghiệp: kế toán trong phạm vi các đơn vị hành chính – sự nghiệp, là 
một phần cơ bản của hệ thống kế toán công. Tổ chức kế toán hành chính sự nghiệp cần tuân 
thủ pháp luật hiện hành và các nguyên tắc kế toán chung. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_cong_bai_1_tong_quan_ve_ke_toan_cong.pdf