Bài giảng Kế toán chi phí - Chương 7: Ảnh hưởng của phương pháp giá thành trong quá trình ra quyết định
Tính toán được giá thành theo phương pháp giá thành khả biến và giá thành sản xuất trong một doanh nghiệp.
Lập báo cáo thu nhập theo phương pháp giá thành khả biến và giá thành sản xuất.
Phân tích sự khác biệt khi lập báo cáo thu nhập theo hai phương pháp.
Ảnh hưởng của các quyết định quản trị khi sử dụng hai phương pháp giá thành.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Kế toán chi phí - Chương 7: Ảnh hưởng của phương pháp giá thành trong quá trình ra quyết định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Kế toán chi phí - Chương 7: Ảnh hưởng của phương pháp giá thành trong quá trình ra quyết định
Chương 7 Ảnh hưởng của phương pháp giá thành trong quá trình ra quyết định TRƯỜNG CAO ĐẲNG VIỄN ĐÔNG Mục tiêu của chương 2 Tính toán được giá thành theo phương pháp giá thành khả biến và giá thành sản xuất trong một doanh nghiệp. Lập báo cáo thu nhập theo phương pháp giá thành khả biến và giá thành sản xuất. Phân tích sự khác biệt khi lập báo cáo thu nhập theo hai phương pháp. Ảnh hưởng của các quyết định quản trị khi sử dụng hai phương pháp giá thành. Nội dung Giá thành khả biến và giá thành sản xuất. Báo cáo thu nhập theo giá thành khả biến và giá thành sản xuất. Sự khác biệt khi lập báo báo thu nhập. Ra quyết định quản trị khi sử dụng hai phương pháp giá thành. Hai phương pháp giá thành Giá thành khả biến (Variable Costing) Giá thành sản xuất (Absorption costing) Giá thành khả biến (Variable Costing) Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Biến phí SXC Giá thành sản phẩm Giá thành sản xuất (Absorption costing) Chi phí NVLTT Chi phí NCTT Biến phí SXC và Định phí SXC Giá thành sản phẩm Ví dụ 1 Tại một DN sản xuất có thông tin về chi phí sản xuất năm 20X0 như sau: Chi phí sản xuất phát sinh: Chi phí NVLTT: 40.000.000 Chi phí NCTT: 210.000.000 Biến phí SXC: 240.000.000 Định phí SXC: 54.000.000 Kết quả sản xuất: trong kỳ hoàn thành 10.000 sp, không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ. Yêu cầu : Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị theo hai phương pháp: Giá thành khả biến (Variable Costing) Giá thành sản xuất (Absorption costing) Giá thành sản xuất Tổng Đơn vị CPNVLTT 40.000.000 4.000 CPNCTT 210.000.000 21.000 CPSXC 294.000.000 29.400 Tổng giá thành 544.000.000 54.400 Hai phương pháp giá thành Giá thành khả biến Tổng Đơn vị CPNVLTT 40.000.000 4.000 CPNCTT 210.000.000 21.000 BPSXC 240.000.000 24.000 Tổng giá thành 490.000.000 49.000 Sản lượng thành phẩm: 10.000 Báo cáo thu nhập theotừng loại giá thành 154 (621 + 622 + BP627 + ĐP627 ) 155 632 Lợi nhuận 154 (621 + 622 + BP627) 155 632 Lợi nhuận ĐPSXC Báo cáo thu nhập theo giá thành sản xuất Báo cáo thu nhập theo giá thành khả biến Lập báo cáo thu nhập Giá thành khả biến (Variable Costing) Giá thành sản xuất (Absorption costing) Báo cáo thu nhập theo giá thành sản xuất Chi phí SXDD (Biến phí sản xuất và Định phí sản xuất) Thành phẩm tồn kho Giá vốn hàng bán Thu nhập Báo cáo thu nhập theo giá thành khả biến Chi phí SXDD (Biến phí sản xuất) Thành phẩm tồn kho Giá vốn hàng bán Thu nhập Định phí sản xuất Ví dụ 2 Tiếp theo ví dụ 1, một số thông tin bổ sung năm thứ nhất: Định phí ngoài sản xuất 30.000.000 Biến phí ngoài sản xuất 16.000.000 Trong kỳ, DN tiêu thụ được 8.000 sản phẩm với đơn giá bán là 71.000 đ/sp. Yêu cầu : Lập báo cáo thu nhập theo hai phương pháp: Giá thành khả biến (Variable Costing) Giá thành sản xuất (Absorption costing) Báo cáo thu nhập Giá thành sản xuất Số tiền Doanh thu 568.000.000 Gi á vốn hàng bán 435.200.000 Lợi nhuận gộp 132.800.000 Chi phí ngoài SX 46.000.000 Lợi nhuận 86.800.000 Giá thành khả biến Số tiền Doanh thu 568.000.000 Gi á vốn hàng bán 392.000.000 Biến phí ngoài SX 16.000.000 Số dư đảm phí 160.000.000 Định phí SX 54.000.000 Định phí ngoài SX 30.000.000 Lợi nhuận 76.000.000 Chênh lệch lợi nhuận = 86.800.000 – 76.000.000 = 10.800.000 ĐPSXC (trong SDCK 154) = 54.000.000/10000*2000 = 10.800.000 Tóm tắt Giá thành khả biến (Variable Costing) CP NVLTT CP NCTT BPSXC Giá thành sản phẩm CP NVLTT CP NCTT BPSXC ĐPSXC Giá thành sản phẩm Giá thành sản xuất (Absorption costing) Chi phí trong kỳ Chi phí trong kỳ Lợi nhuận trong kỳ Lợi nhuận trong kỳ ĐPSXC Sự khác biệt trong việc báo cáo thu nhập giữa hai phương pháp Giá thành khả biến (Variable Costing) Giá thành sản xuất (Absorption costing) Absorption costing Variable costing Phân tích định phí SXC Định phí SXC được tính vào giá thành sản phẩm. Cho rằng sản phẩm sản xuất không thể thiếu nguồn lực là định phí SXC. Định phí SXC được tính vào chi phí thời kỳ. Cho rằng chỉ có biến phí mới thích hợp cho việc ra quyết định. Định phí sản xuất luôn phát sinh cho dù không có sản xuất. Sự khác biệt trong việc báo cáo thu nhập giữa hai phương pháp Absorption costing Variable costing Giá trị tồn kho cuối kỳ Giá trị tồn kho cuối kỳ cao vì định phí SXC được tính vào tồn kho. Giá trị tồn kho cuối kỳ thấp vì chỉ có biến phí SXC. Sự khác biệt trong việc báo cáo thu nhập giữa hai phương pháp Absorption costing Variable costing Báo cáo thu nhập Nếu lượng sản xuất = lượng bán, Lợi nhuận theo AC = Lợi nhuận theo VC. Nếu lượng sản xuất > Lượng bán, Lợi nhuận AC > Lợi nhuận VC. Vì chi phí SXC được hoãn lại trong tồn kho theo AC. Nếu lượng sản xuất < Lượng bán, Lợi nhuận AC < Lợi nhuận VC. Vì chi phí SXC được ghi nhận vào giá vốn hàng bán nhiều hơn theo AC. Sự khác biệt trong việc báo cáo thu nhập giữa hai phương pháp Ví dụ 3 Tiếp theo ví dụ 1, 2. Một số thông tin bổ sung năm thứ hai: Năm thứ hai chi phí đơn vị không thay đổi so với năm thứ nhất. Trong năm thứ 2, DN sản xuất 10.000 sản phẩm và tiêu thụ được 11.000 sản phẩm với đơn giá bán là 71 đ/sp. Yêu cầu : Lập báo cáo thu nhập năm thứ hai theo hai phương pháp: Giá thành khả biến (Variable Costing) Giá thành sản xuất (Absorption costing) Giải thích sự khác biệt. So sánh báo cáo thu nhập giữa hai phương pháp (năm 1) Doanh thu 568000 Giá vốn hàng bán 435200 Lợi nhuận gộp 132800 Chi phí ngoài sản xuất 46000 Lợi nhuận 86800 Doanh thu 568000 Giá vốn hàng bán 392000 Biến phí ngoài sản xuất 16000 Số dư đảm phí 160000 Định phí sản xuất 54000 Định phí ngoài sản xuất 30000 Lợi nhuận 76000 Phương pháp giá thành sản xuất Phương pháp giá thành khả biến So sánh báo cáo thu nhập giữa hai phương pháp (năm 2) Doanh thu 781000 Giá vốn hàng bán 598400 Lợi nhuận gộp 182600 Chi phí ngoài sản xuất 46000 Lợi nhuận 136600 Doanh thu 781000 Giá vốn hàng bán 539000 Biến phí ngoài sản xuất 16000 Số dư đảm phí 226000 Định phí sản xuất 54000 Định phí ngoài sản xuất 30000 Lợi nhuận 142000 Phương pháp giá thành sản xuất Phương pháp giá thành khả biến Lợi nhuận theo giá thành khả biến năm 1: 76.000 Lợi nhuận theo giá thành sản xuất năm 1 : 86.800 Lợi nhuận theo giá thành sản xuất cao hơn 10.800 Tại sao? Sự khác biệt trong việc báo cáo thu nhập giữa hai phương pháp Sản lượng sản xuất năm 1 Với 2.000 sp tồn kho có giá trị là: Giá thành sản xuất: 2.000 × 54.40 = 108.800 Giá thành khả biến: 2.000 × 49.00 = 98.000 Chênh lệch: 10.800 Sự khác biệt trong việc báo cáo thu nhập giữa hai phương pháp Lợi nhuận theo giá thành khả biến năm 2 : 136.000 Lợi nhuận theo giá thành sản xuất năm 2 : 130.660 Lợi nhuận theo giá khả biến cao hơn 5.400 Tại sao ? Sự khác biệt trong việc báo cáo thu nhập giữa hai phương pháp Sản lượng sản xuất năm 2 10.000 – 11.000 = 1.000 giảm tồn kho Giá thành sản xuất: 1.000 × 54,4 = 54.400 Giá thành khả biến: 1.000 × 49 = 49.000 Giá vốn hàng bán cao hơn theo giá thành sản xuất: 5.400 Sự khác biệt trong việc báo cáo thu nhập giữa hai phương pháp Tổng Lợi nhuận 2 năm theo giá thành khả biến: 212.000 Tổng Lợi nhuận 2 năm theo giá thành sản xuất: 217.400 Giá thành sản xuất cao hơn: 5.400 1.000 sp tồn kho × 5,4 = 5.400 Sự khác biệt trong việc báo cáo thu nhập giữa hai phương pháp Thu nhập theo giá thành sản xuất Thu nhập theo giá thành khả biến Định phí sản xuất của tồn kho cuối kỳ theo giá thành sản xuất Định phí sản xuất của tồn kho cuối kỳ theo giá thành sản xuất – = – Sự khác biệt trong việc báo cáo thu nhập giữa hai phương pháp Một số đồng thuận cho hai phương pháp giá thành Đồng thuận đối với giá thành sản xuất Phù hợp với các GAAP và IAS cho mục đích tồn kho và giá vốn hàng bán. Tránh lợi nhuận “ảo”. Trong giai đoạn bán hàng cao, lượng sản xuất nhỏ hơn so với lượng bán hàng, một số định phí SXC được tính vào chi phí và làm cho lợi nhuận cao hơn theo phương pháp giá thành khả biến. Giá thành sản xuất tốt hơn trong việc tránh sự biến động lợi nhuận khi báo cáo so với giá thành khả biến. Một số đồng thuận cho hai phương pháp giá thành Đồng thuận đối với giá thành khả biến Phù hợp hơn để đưa ra quyết định quản trị trong ngắn hạn. Khi năng lực sản xuất còn dư thừa thì giá thành khả biến linh hoạt hơn so với giá thành toàn bộ khi ra quyết định giá bán. Thuận lợi cho việc phân tích điểm hoà vốn và các quyết định quản trị khác. Một số ứng dụng của phương pháp giá thành trong quá trình ra quyết định Giá thành khả biến (Variable Costing) Giá thành sản xuất (Absorption costing) Quyết định về giá trong đơn hàng đặt biệt. Phương pháp VC Đơn vị Doanh thu 10.000 Giá vốn hàng bán 4.000 Biến phí ngoài sản xuất 2.000 Số dư đảm phí 4.000 Định phí sản xuất 1.000 Định phí ngoài sản xuất 1.000 Thu nhập 2.000 Phương pháp AC Đ ơn vị Doanh thu 10.000 Giá vốn hàng bán 5.000 Lợi nhuận gộp 5.000 Chi phí ngoài sản xuất 3.000 Thu nhập 2.000 Công ty có thông tin về giá bán và chi phí đơn vị cho bên dưới. Hiện nay công ty sản xuất xe đạp điện Martin đang bán 1.000 xe mỗi tháng và năng lực sản xuất đang dư thừa. UBND TP yêu cầu DN cung cấp 200 xe đạp điện cho hoạt động khen thưởng học sinh giỏi của TP với đơn giá ưu đãi là 7.000.000 đ/xe. Bạn hãy cho biết Công ty Martin sẽ duyệt cho yêu cầu này không theo hai phương pháp? Giải thích? Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí. Mức độ hoạt động tại điểm hoà vốn, DN không có lợi nhuận. Một số giả định: biến phí đơn vị và định phí đơn vị không thay đổi trong phạm vi phù hợp. Biến phí sẽ gia tăng tỷ lệ thuận với sản lượng sản xuất. Phân tích điểm hoà vốn Phân tích điểm hoà vốn Lợi nhuận = Doanh thu – C hi phí Doanh thu = Biến phí + Định phí + Lợi nhuận Hoặc Tại điểm hòa vốn thì lợi nhuận bằng ZERO Doanh thu = Chi phí + Lợi nhuận Hoặc Phân tích điểm hoà vốn LN = DT – CP => DT = BP + ĐP + LN => DT = CP + LN => DT – BP = ĐP + LN Tại điểm hòa vốn thì LN = 0 => DT – BP = ĐP => GB x Q – BP đv x Q = ĐP => (GB – BP đv ) x Q = ĐP =>Q = ĐP / (GB – BP đv ) DT: Doanh thu BP: Biến phí ĐP: Định phí LN : Lợi nhuận GB: Giá bán Q: Sản lượng Phương pháp giá thành khả biến: Phân tích điểm hoà vốn Điểm hòa vốn sản lượng = Định phí Số dư đảm phí đơn vị Điểm hòa vốn doanh thu = Định phí Tỷ lệ s ố dư đảm phí Phân tích điểm hoà vốn Công ty Hòa Minh có định phí sản xuất hàng năm là 175.000.000 đ , biến phí sản xuất đơn vị là 8.500đ và giá bán một sản phẩm là 12.000đ. Sản lượng hòa vốn của công ty là bao nhiêu? 50.000 sản phẩm Công ty có thông tin về giá bán và chi phí đơn vị cho bên dưới. Hiện nay công ty sản xuất xe đạp Martin đang bán 1.000 xe mỗi tháng và năng lực sản xuất đang dư thừa. Xác định điểm hoà vốn của Martin? Phân tích điểm hoà vốn Phương pháp VC Đơn vị Tổng số Tỷ lệ Doanh thu 10.000 10.000.000 100% Giá vốn hàng bán 4.000 4.000.000 40% Biến phí ngoài sản xuất 2.000 2.000.000 20% Số dư đảm phí 4.000 4.000.000 40% Định phí sản xuất 1.000.000 Định phí ngoài sản xuất 1.000.000 Thu nhập 2.000.000 Hiện nay Martin đang bán 1.000 xe mỗi tháng. Giám đốc bán hàng tin rằng nếu tăng chi phí quảng cáo, tham gia hoạt động cứu trợ và nhà tình thương là 1.000 , đồng thời ấn định giá bán là 10.100 đ/xe thì sản lượng tiêu thụ đạt ở mức 900 xe trong tháng . Công ty Martin sẽ duyệt cho yêu cầu này không ? Phân tích khi chi phí, sản lượng, giá bán thay đổi. Phương pháp VC Đơn vị Tổng số Tỷ lệ Doanh thu 10.000 10.000.000 100% Giá vốn hàng bán 4.000 4.000.000 40% Biến phí ngoài sản xuất 2.000 2.000.000 20% Số dư đảm phí 4.000 4.000.000 40% Định phí sản xuất 1.000.000 Định phí ngoài sản xuất 1.000.000 Thu nhập 2.000.000
File đính kèm:
- bai_giang_ke_toan_chi_phi_chuong_7_anh_huong_cua_phuong_phap.pptx